Chuyên đề Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex

MỤC LỤC

 

Lời tựa

 

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ

 VÀ RỦI RO TỶ GIÁ

 

I/ Khái niệm tỷ giá và rủi ro tỷ giá 1

 

1. Tỷ giá hối đoái 1

2. Rủi ro hối đoái 1

 

2.1 Lý luận chung 1

2.2 Rủi ro hối đoái 2

 

II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 3

 

III/ Các kỹ thuật dự báo tỷ giá 6

1. Mục đích của dự báo 6

2. Các phương pháp dự báo 8

3. Thực trạng áp dụng dự báo tỷ giá trong thời gian qua 10

 

IV/ Phòng ngừa rủi ro tỷ giá 12

 

1. Ý nghĩa của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá 12

2. Lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá 12

 

3. Các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 13

 Phòng ngừa thông qua thị trường kỳ hạn 15

 Nghiệp vụ kỳ hạn (Hợp đồng kỳ hạn) 15

3.1.2 Ưu , Nhược điểm 15

3.1.3 Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn 15

3.1.4. Cơ chế thực hiện giao dịch 16

3.1.5. Thuận lợi của việc sử dụng hợp đồng ngoại hối kỳ hạn 17

 

 Phòng ngừa trên thị trường giao sau 18

 3.2.1. Hợp đồng tiền tệ giao sau 18

3.2.2 Ưu , Nhược điểm 18

3.2.3 Sử dụng hợp đồng tiền tệ giao sau để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 19

 

 3.3 Phòng ngừa trên thị trường các quyền chọn 20

3.3.1 Hợp đồng quyền chọn 20

3.3.2 Các bên tham gia thị trường kinh doanh theo quyền chọn 21

3.3.3 Ưu, Nhược điểm 22

3.3.4 Sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro 22

 

3.4 Phòng ngừa thông qua việc đi vay để cho vay (hoán đổi) 26

3.4.1 Nghiệp vụ hoán đổi 26

3.4.2 Ưu, nhược điểm 26

3.4.3 Phòng ngừa thông qua việc đi vay để cho vay 26

 

3.5 Phòng ngừa thông qua xác định đồng tiền thanh toán 29

3.6 Phòng ngừa thông qua Sourcing 29

3.7 Phòng ngừa chéo 41 30

3.8 Phòng ngừa năng động 30

 

PHẦN II PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU VÀ CHI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX

 

A/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAVIMEX 32

 

1. Lịch sử ra đời và phát triển công ty 32

2. Lĩnh vực hoạt động 34

3. Thành phần sở hữu 34

4. Cơ cấu 35

5. Nghiên cứu và phát triển 36

6. Thị trường 37

 

B/ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 37

 

1/ Phân tích sơ lược về tình hình tài chính công ty 41

 

1.1. Tỷ số thanh toán 41

1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành 41

1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh 42

1.1.3 Tỷ số thanh toán tức thời 43

 

 

1.2 Tỷ số hoạt động 44

1.2.1 Số vòng quay khoản phải thu 44

1.2.2 Số vòng quay hàng tồn kho 44

1.2.3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 45

1.2.4 Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản 45

1.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 45

 

1.3 Tỷ số đòn bẩy 45

1.3.1 Tỷ số nợ /tài sản 45

1.3.2 Tỷ số nợ/vốn cổ phần 46

1.3.3 Khả năng thanh toán lãi vay 46

 

1.4 Tỷ số sinh lợi 47

1.4.1 Tỷ số sinh lợi/doanh thu 47

1.4.2 Tỷ suất sinh lợi/Tổng tài sản 48

1.4.3 Tỷ suất sinh lợi/vốn cổ phần 48

 

 1.5 Tỷ số giá thị trường 48

1.5.1 Thu nhập trên một cổ phần 48

1.5.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 49

1.5.3 Tỷ số giá thị trường/thu nhập (P/E) 49

 

2. Các rủi ro công ty gặp phải trong vấn đề tài chính 50

 

2.1 Rủi ro lãi suất 51

2.2 Rủi ro tỷ giá 52

 

3. Các biện pháp dự báo và phòng ngừa rủi ro đã áp dụng (mức độ ưa chuộng và phù hợp như thế nào?) 53

 

 Các biện pháp dự báo tại công ty Savimex 53

3.2 Những phương pháp phòng ngừa rủi ro đã áp dụng 54

 

4. Những vấn đề còn chưa được giải quyết về mặt tài chính 55

 

PHẦN III GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC KHOẢN THU CHI TẠI CÔNG TY SAVIMEX

 

 

I/ Các đề xuất trong thời gian tới 57

 

1. Gia tăng dự báo và phòng ngừa rủi ro 57

2. Sử dụng đa dạng các công cụ phòng ngừa 58

3. Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng như thế nào? 59

4. Hạn chế những quy định bất hợp lý trong các giao dịch 60

5. Lập kế hoạch tài trợ bằng ngoại tệ USD 61

 

II/ Những hướng gợi mở của tác giả đề tài 63

 

1. Đáp ứng các đề xuất của công ty và những đòi hỏi khách quan của thị trường tài chính 63

 2. Những phương pháp phòng ngừa mới nên được xem xét áp dụng 64

 

PHẦN KẾT LUẬN 66

doc71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại nghiệp vụ này, công ty đi vay sẽ biết trước được số lượng nội tệ đã nợ trong kỳ hạn nhất định và đồng thời cũng nhận về một số lượng ngoại tệ biết trước (do đầu tư). Để minh hoạ cho nghiệp vụ này, chúng ta hãy xem xét ví dụ sau: Giả sử: Công ty A (Việt Nam) có một hợp đồng nhập khẩu quần áo với công ty Mỹ trị giá 1 triệu USD, thời điểm giao hàng và thanh toán ngay là 2 tháng sau đó. Lúc này công ty A sử dụng nghiệp vụ hoán đổi theo các trình tự sau: Vay VND ® mua USD trên thị trường giao ngay® cho vay số ngoại tệ vừa mua này® hoàn trả các khoản nợ bằng nội tệ. Cụ thể: Vay nợ bằng VND (kỳ hạn 2 tháng), giả sử lãi suất cho vay VND : 9,5%/năm Lãi suất cho vay USD: 4,15%/năm Chúng ta sẽ bắt đầu đi ngược lại bài toán. Để có được 1 triệu USD sau 2 tháng nữa (dùng để thanh toán giá trị lô hàng nhập khẩu) thì ngay bây giờ công ty A phải đầu tư một số lượng USD là: 993,119 USD (1/(1+4,15%/12)2 ). Ơû hiện tại, Tỷ giá: VND/USD:15.780. Lúc này công ty A sẽ đi vay : 993,119 USD x 15780 =15.671.417.820 VND để mua 993,119 USD trên thị trường giao ngay và đầu tư số ngoại tệ này với kỳ hạn cũng 2 tháng. Như vậy sau 2 tháng công ty A sẽ phải hoàn trả: 15.920.530.790 VND (15.671.417.820x(1+9,5%/12)2 ). Kết luận: Qua nghiệp vụ này công ty A đã cố định cho khoản chi trả 1 trệu USD của hợp đồng nhập khẩu 2 tháng sau bằng 15.920.530.790 VND. Chiến lược đi vay để cho vay cũng có thể được sử dụng đối với nhà xuất khẩu muốn phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản phải thu bằng ngoại tệ. Chẳng hạn, nếu công ty B có các khoản phải thu bằng ngoại tệ công ty có thể bán kỳ hạn trước lượng ngoại tệ này (hợp đồng kỳ hạn) cũng tương tự như chiến lược sau: Vay nợ bằng ngoại tệ Bán ngoại tệ này trên thị trường giao ngay thu về nội tệ Đầu tư (cho vay) số nội tệ trên ở thị trường tiền tệ trong nước Hoàn trả khoản nợ ngoại tệ bằng các khoản thu do xuất khẩu. Do bởi công ty B sẽ dùng các khoản thu bằng ngoại tệ để hoàn trả nợ vay bằng ngoại tệ nên họ sẽ không gặp phải bất kỳ độ nhạy cảm nào đối với rủi ro tỷ giá. Hãy xem xét ví dụ cụ thể sau: Công ty B có khoản phải thu 12 triệu DEM trong vòng 6 tháng tới. Tỷ giá: 1 DEM=0,6773 USD. Công ty lo sợ DEM sẽ xuống giá trong những ngày tới, do vậy để phòng ngừa rủi ro này công ty sẽ tiến hành các giao dịch sau: Vay DEM trong thời hạn 6 tháng. Số tiền cần vay sẽ bằng hiện giá của 12 triệu DEM, tức là: 12.000.000/(1+0,04) =11.538.461,54 DEM (lãi suất cho vay dem là 8%/năm). Chuyển số DEM này sang USD: 11.538.461,54 DEM x o,6773 =7,815,000 USD. Đầu tư số USD này trong vòng 6 tháng tới với lãi suất(6%/2 = 3%). 6 tháng sau: + Công ty nhận được USD từ hoạt động đầu tư : 7,815,000 x (1+0,03) =8,049,450 USD + Công ty nhận được 12.000.000 DEM từ hợp đồng xuất khẩu. Sử dụng số DEM này trả nợ vay cả vốn lẫn lãi trước đây là 12.000.000 DEM. Như vậy, thông qua thị trường tiền tệ trong nước công ty B có thể cố định khoản thu nhập của mình ở mức 8,049,450 USD, bất chấp sự biến động của tỷ giá trên thị trường. Hơn nữa, ở đây công ty cũng không phải bán DEM theo hơpï đồng kỳ hạn, do đó phương pháp này có thể sử dụng trong trưởng hợp ngân hàng không sẵn sàng thương lượng hơpï đồng có kỳ hạn với công ty. Sau đây xin đưa ra một vài kết quả so sánh tóm tắt khi phòng ngừa rủi ro theo nghiệp vụ hoán đổi so với khi không phòng ngừa. Tỷ giá DEM/USD Giá trị khoản phải thu nếu không phòng ngừa rủi ro Giá trị khoản phải thu nếu có phòng ngừa rủi ro Lãi (lỗ) 0,6773 $ 8,127,600 $ 8,049,450 ( 78,150) 0,6700 $ 8,040,000 $ 8,049,450 $ 9,450 0,6512 $ 7,814,400 $ 8,049,450 $235,050 3.5 Phòng ngừa thông qua xác định đồng tiền thanh toán Ngoài các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tỷ giá như đã trình bày khá chi tiết ở trên, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu còn có thể phòng ngừa rủi ro bằng phương pháp lập háo đơn thanh toán bằng chính đồng tiền nước mình. Trong giao dịch nếu thoả thuận sử dụng đồng tiền thanh toán của một trong hai nước thì nước có đồng tiền được sử dụng giao dịch sẽ không chịu rủi ro tỷ giá và tất nhiên lúc này bên đối tác sẽ gặp rủi ro. Ngoài ra, còn phương pháp khác nhưng ít được sử dụng hơn đó là: đa dạng hoá tiền tệ trong thanh toán nhằm san sẻ rủi ro. Tuy nhiên điều này rất khó áp dụng trong thực tế. Hiện nay, trong kinh doanh quốc tế đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều nhất vẫn là USD, sau đó là các ngoại tệ mạnh khác như: Euro, JPY sỡ dĩ như vậy là vì đây là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi mạnh, các quốc gia này vốn rất phát triển, khối lượng thương mại và đầu tư quốc tế lớn trên thế giới. Còn riêng với VND, đồng tiền chưa có khả năng chuyển đổi vả lại Việt Nam là nước đang phát triển, khối lượng giao dịch hàng năm còn rất nhỏ. Chính vì thế phương pháp phòng ngừa này đối với Việt Nam là rất khó thực hiện. 3.6 Phòng ngừa thông qua Sourcing Một công ty có thể thanh toán các hoá đơn nhập khẩu bằng cùng một đồng tiền như các hoá đơn xuất khẩu. Phương thức này làm cho công ty cân bằng các khoản phải thu dựa trên các khoản phải trả. Dạng phòng ngừa rủi ro như trên được gọi là Sourcing. Chẳng hạn công ty Việt Nam có thể nhập nguyên vật liệu hay máy móc thiết bị bằng chính đồng tiền mà công ty thu về từ xuất khẩu. Ngoài ra công ty này cũng có thể nhập khẩu bằng nhiều loại tiền tương ứng với doanh số xuất khẩu cũng bằng nhiều loại tiền. Ưu điểm: Kỹ thuật giảm thiểu rủi ro bằng việc mua hàng nhập khẩu bằng đồng tiền bán hàng xuất khẩu có những thuận lợi nhất định: Công ty Việt Nam nên nhập nguyên vật liệu nơi rẻ nhất và cũng không nên chi trả nhiều cho hợp đồng nhập khẩu này để tránh rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sau khi nguồn hàng được chọn ở giá tốt nhất, sẽ có sự tự phòng ngừa xảy ra cho đồng tiền đó. Ví dụ như, nếu công ty này mua nguyên vật liệu ở Mỹ là rẻ nhất thì tổng giá trị hàng hoá mà công ty Việt Nam sản xuất ra bán trên thị trường Mỹ sẽ được bù trừ thanh toán song phương (netting) so với việc mua nguyên vật liệu. 3.7 Phòng ngừa chéo Phòng ngừa chéo là một phương thức phổ biến để giảm độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá khi một đồng tiền không thể tự phòng ngừa (như trường hợp phòng ngừa thông qua sourcing). Giả sử công ty Mỹ có khoản phải trả bằng đồng X trong 90 ngày nữa. Công ty đang lo lắng X có thể tăng giá so với USD nên công ty muốn phòng ngừa cho khoản chi trả này. Nếu hợp đồng kỳ hạn và các kỹ thuật phòng ngừa khác không thể thực hiện được, thì công ty nên xem xét phòng ngừa chéo. Bằng phương thức này, đầu tiên công ty cần một đồng tiền Y có thể phòng ngừa và có tương quan xác định cao với X (nghĩa là X và Y chuyển dịch cùng hướng với USD). Sau đó, công ty mua một hợp đồng kỳ hạn 90 ngày cho đồng Y. Khi X và Y tương quan xác định cao với USD thì tỷ giá hối đoái giữa chúng trong chừng mực nào đó sẽ ổn định theo thời gian. Khi mua hợp đồng kỳ hạn 90 ngày cho đồng Y, công ty Mỹ có thể chuyển đồng Y sang X. Như vậy lúc này (ngày đáo hạn) cho dù tỷ giá có biến động như thế nào thì khoản phải trả bằng đồng X đã được cố định thông qua việc mua hợp đồng kỳ hạn đồng Y. 3.8 Phòng ngừa năng động Ngày nay, một số ngân hàng thương mại trên thế giới như Citibank, Chase Manhattan Corp, đã đưa ra chương trình phòng ngừa năng động cho các khoản ký gửi ngắn hạn bằng các loại ngoại tệ. Không giống như các kỹ thuật phòng ngừa khác, phòng ngừa năng động không đảm bảo chắc chắn dòng tiền mặt tính bằng nội tệ từ các đầu tư ra nước ngoài sẽ nhận được trong tương lai. Chiến thuật này thực chất là phòng ngừa tuần hoàn theo đó việc phòng ngừa được thực hiện khi có một kỳ vọng về sự mất giá của các loại tiền mà công ty đang nắm giữ và chuyển sang một trạng thái khác khi mà các loại tiền này dự kiến sẽ tăng giá. Về bản chất, mục tiêu của phòng ngừa năng động là phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong khi vẫn nhận được những lợi ích từ những biến động tỷ giá có lợi cho nhà đầu tư. Đây cũng là ưu thế của phương pháp này so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, thành quả của việc sử dụng phòng ngừa năng động phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư dự đoán chiều hướng biến động của tỷ giá diễn ra như thế nào trong thời gian sắp tới. Hơn nữa phương pháp này phù hợp với những nhà đầu tư tài chính hơn là những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Ví dụ minh họa: Giả sử một nhà đầu tư Mỹ thực hiện phòng ngừa năng động để đầu tư vào đồng GBP. Nếu GBP bắt đầu giảm giá và còn dự kiến giảm giá hơn nữa® anh ta sẽ bán kỳ hạn GBP với thời gian đáo hạn được tính toán lúc mà giá trị GBP kỳ vọng sẽ tăng lên. Nếu anh ta tin rằng GBP sẽ chỉ giảm giá trong ngắn hạn thì hầu hết GBP sẽ được phòng ngừa (do chưa tới hạn như dự đoán). Nhưng bây giờ giả dụ rằng GBP bắt đầu tăng giá trước ngày trên hợp đồng kỳ hạn. Bởi vì hợp đồng sẽ làm giảm những lợi ích tiềm ẩn từ việc tăng giá đồng GBP, anh ta có thể mua kỳ hạn GBP để cân bằng với hợp đồng kỳ hạn bán GBP hiện hữu. Trong trường hợp này, anh ta đã đóng vị thế hợp đồng đang tồn tại(hợp đồng bán GBP trước đây). Tất nhiên nếu tỷ giá kỳ hạn vào lúc mua kỳ hạn lớn hơn tỷ giá kỳ hạn đã bán trước đó thì nhà đầu tư phải gánh chịu một khoản thiệt hại do đóng vị thế hợp đồng. Đây cũng là một trong những hạn chế của phương pháp phòng ngừa này. PHẦN II PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU VÀ CHI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX A Sơ lược về công ty cổ phần Savimex Giới thiệu: Savimex vốn là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 1985 tiền thân là Công ty Đồ Gỗ Bao Bì xuất khẩu WOODPACEX Trụ sở chính tại: 194 Nguyễn Công Trứ, Quận I, TP.HCM ĐT: 8292806 ; 8291215 – FAX: (848) 8299642 Email: savimex@hcm.vnn.vn Web: Vốn điều lệ của công ty là 45 tỷ VND. Trong suốt quá trình phát triển, công ty đã xác lập được uy tín là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đồ mộc gia dụng xuất khẩu có chất lượng cao, trang trí nội thất, địa ốc. 1. Lịch sử ra đời và phát triển công ty: 1985-1986 Khởi nghiệp: Công ty Savimex được thành lập vào ngày 29/8/1985 với chức năng là một công ty xuất nhập khẩu với tên gọi là công ty Hợp Tác Kinh Tế và Xuất Nhập Khẩu với Lào, tên giao dịch tiếng Anh là Saigon – Vientiane Import Export Company (tên viết tắt là Savimex Company), nhằm thực hiện nhiệm vụ mua bán xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Vieentiane – Lào. 1986-1991 Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp: Phát triển và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ván sàn, nông, hải sản xuất khẩu đến các thị trường Liên Xô, Lào, Nhật Bản, Singapore, Hongkong, Đài Loan Các sản phẩm nhập khẩu chủ lực: Hoá chất, hàng tiêu dùng, máy móc chế biến gỗ 1991-2001 Xây dựng và phát triển chuyên sâu vào việc sản xuất và xuất khẩu đồ mộc gia dụng 1991: Chuyển hoạt động của nhà máy Satimex từ sản xuất và xuất khẩu gỗ xẻ sang sản xuất và xuất khẩu hàng mộc tinh chế có chất lượng cao vào thị trường Nhật Bản. 1993: Thành lập nhà máy SaviWoodtech để mở rộng thị phần xuất khẩu đồ mộc gia dụng vào thị trường Nhật Bản. 1995: Thành lập xí nghiệp SaviDecor để khai thác thị trường đồ mộc gia dụng trong nước và nhận thầu thiết kế, trang trí nội thất các công trình xây dựng các khách sạn Omni, Bát Đạt, chung cư cao cấp Sky Garden 1995: Thành lập Trung Tâm Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà nhằm xây dựng và kinh doanh nhà. Đặc biệt Savimex có kinh nghiệm xây dựng những cư xá bán cho người lao động có thu nhập thấp. Từ 1997: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Savimex trở thành một công ty sản xuất đồ mộc gia dụng đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng và duy trì được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 cho các nhà máy chế biến gỗ của mình, xác định cam kết mạnh mẽ của công ty là luôn thoả mãn yêu cầu chất lượng của khách hàng Tháng 6 năm 2001 cho đến nay: Chuyển thành công ty cổ phần: 01/06/2001 là cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hoá hoạt động của công ty. Savimex đã trở thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 09/05/2002. Tên gọi bây giờ là công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu savimex. Đây thực sự là một bước trưởng thành trong quá trình phát triển nhằm huy động nguồn lực mạnh mẽ trong đầu tư phát triển và tạo nên sự năng động, cạnh tranh trong kinh doanh. 2. Lĩnh vực hoạt động: Savimex là công ty Cổ phần có 4 đơn vị trực thuộc: Satimex, Saviwoodtech, SaviDecor, Trung tâm Xây dựng và Kinh doanh nhà (TTXD&KDN). Savimex chuyên hoạt động kinh doanh về: Satimex: - Nhập khẩu: ván nhân tạo (MDF, P/B), gỗ đã tẩm, sấy, veneer, các phụ liệu để chế biến gỗ và các phụ liệu để lắp ráp đồ mộc. - Xuất khẩu: bàn, ghế, giườngbằng gỗ các loại Saviwoodtech: - Nhập khẩu: gỗ đã tẩm, sấy, ván nhân tạo, các phụ liệu dùng cho chế biến gỗ. - Xuất khẩu: bàn ăn, giường, tủ bằng gỗ các loại. Savidecor: - Nhận thầu tư vấn thiết kế, thi công tarng trí nội thất và cung ứng các sản phẩm nội thất cho các văn phòng, nhà hàng TTXD&KDN: - Phát triển xây dựng nhà và cư xá cao cấp, cư xá cho công nhân lao động. 3. Thành phần sở hữu CĐ nhà nước 20,00% CĐ trong cơng ty 22,35% CĐ ngồi cơng ty 57,65% CP Quỹ 4. Cơ cấu: Bộ máy quản lý và khả năng lãnh đạo: Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc công ty bao gồm những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành, từng nắm giữ những vị trí cao trong ngành. Các cán bộ trực tiếp điều hành đều nắm giữ cổ phần của công ty, do đó sẽ gắn bó với lợi ích của công ty. Sơ đồ tổ chức: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Hội đồng quản trị Tổng giám đốc P. Tổng GĐ sản xuất P. Tổng GĐ kinh doanh Chánh Văn Phòng Iso 9001 Iso14001 Nhà máy Satimex Iso 9001 NM SaviWoodtech P.QTNS Tổ chuyên viên P. Kinh doanh Tổ IT P.KTTV Xí nghiệp SaviDecor TTXD&KD địa ốc Ban kiểm soát Iso 9001 Tổng số lao động của Savimex tính đến ngày 31/12/2004 là: 2150 người Trong đó: + Nhân viên có trình độ trên đại học: 8 người (chiếm 0.37%) + Nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng: 257 người (chiếm 12%) + Trình độ trung cấp, kỹ thuật: 210 người (chiếm 9.8%) + Trình độ khác: 1675 người (chiếm 77.83%) Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là vấn đề then chốt, năm 2004 vừa qua công ty đã có 1.500 công nhân được đào tạo nội bộ và 151 cán cộ quản lý được đào tạo nâng cao. Nghiên cứu và phát triển: Công nghệ: Đổi mới công nghệ sản xuất: Là mục tiêu hiện đại hoá hoạt động công ty, không ngừng cải tiến và phát triển chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Trong năm 2000, công ty đã đưa một dây chuyền sơn tĩnh điện với thiết bị phun sơn tự động vào sản xuất, bao gồm cả hệ thống sấy tia cực tím để đảm bảo sự đồng nhất trong chất lượng sơn. Trong năm 2001, để đảm bảo tính đồng nhất trong chất lượng và tính chính xác trong việc gia công các chi tiết tấm panel làm bàn, tủ; công ty cũng đã lắp đặt và đưa một dây chuyền sản xuất tấm panel tự động gia công các chi tiết của tấm panel qua các khâu: cưa, cắt, tạo dáng, khoan chốt, đóng chốt, tạo rãnh, dán cạnh. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý: Hiện nay công ty đang xây dựng và huấn luyện đội ngũ để thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong năm 2004 công ty đã hoàn tất việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho toàn bộ công ty. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO: Vào tháng 3 năm 2002 Satimex trở thành nhà máy chế biến gỗ đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 nhằm bảo vệ môi trường tại nhà máy sản xuất. Phát triển sản phẩm (uy tín): Ngày 23/3/2004 vừa qua, Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm chủ lực của Thành phố đã tiến hành khảo sát, xem xét sản phẩm, công nghệ và hoạt động của 3 nhà máy chế biến gỗ trực thuộc Savimex và Ban chỉ đạo đã thống nhất 100% đưa sản phẩm đồ gỗ của Savimex vào danh sách các sản phẩm chủ lực cuả TP.HCM. Chính sách chất lượng: “ Cam kết không ngừng cải tiến mọi hoạt động nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm để đem lại niềm vui cho khách hàng.” Thị trường: Trong nước: Trong lĩnh vực bán lẻ đồ mộc gia dụng, thiết kế, xây dựng và trang trí nội thất cho các công trình, Savimex đã có: + Cửa hàng đại lư đồ mộc gia dụng Trường An tại 20 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. + Trang trí nội thất cho các công trình trên cả nước như tại các tỉnh: Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội Xuất khẩu: Là công ty hàng đầu trong việc xuất khẩu đồ mộc gia dụng vào thị trường Nhật Bản và đang mở rộng sang thị trường Mỹ và Châu Aâu trong những năm gần đây. B Phân tích tình hình tài chính công ty trong những năm gần đây Tình hình tài chính của một doanh nghiệp (DN) được hình dung như tình hình sức khoẻ của một con người. Phân tích tài chính là nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính hiện tại của một DN để xem, để phân tích thành quả cũng như hạn chế về tài chính đồng thời để biết được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, đặc biệt là thông qua phân tích tài chính còn giúp DN hoạch định chiến lược cho tương lai. Báo cáo thu nhập của công ty Savimex đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Triệu VND Khoản mục 2004 2003 2002 Doanh thu thuần 332.153 288.205 200.088 Giá vốn hàng bán 291.595 256.242 169.265 Lãi gộp 40.559 31.963 30.823 Chi phí hoạt động 22.003 18.047 17.269 Chi phí bán hàng 5.582 5.937 5.922 Chi phí quản lý 16421 12.110 11 Lãi trước thuế và lãi vay 18.556 13.916 13.554 Lãi vay 2.185 906 Thu nhập tài chính 39 173 Thu nhập khác 1.752 3.298 Lãi trước thuế 18.162 16.481 Thuế Lãi ròng 18.162 16.481 14.673 Cổ tức cổ phần ưu đãi Lợi nhuận giữ lại 15.552 13.926 14.673 Số lượng cổ phần thường 4.350.000 4.350.000 4.500.000 Giá trị thị trường mỗi cổ phần 0.0303 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 0,004175 0,003789 0,003261 Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) 0,0016 Bảng 2: Báo cáo thu nhập điều chỉnh hàng năm của Savimex giai đoạn 2002-2004. Bảng cân đối kế toán công ty Savimex đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 Đơn vị tính: Triệu VND Tài sản 2004 2003 2002 Vốn bằng tiền 13.646 13.397 22.920 Đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu 46.568 68.279 42.985 Hàng tồn kho 137.821 116.245 72.476 TSLĐ khác 2.378 2.147 2.182 Tổng TSLĐ 200.413 200.068 140.563 TSCĐ 47.913 43.988 33.391 Đầu tư tài chính dài hạn 70 50 Đầu tư khác 2.539 977 424 TSCĐ và đầu tư dài hạn 50.522 45.015 33.815 Tổng Tài sản 250.935 245.083 174.378 Nguồn vốn 2004 2003 2002 Các khoản phải trả 46.634 21.029 32.187 Vay ngắn hạn 74.896 114.668 61.063 Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ ngắn hạn khác 37.786 29.208 14.188 Tổng nợ ngắn hạn 159.316 164.905 107.438 Nợ dài hạn 10.352 7.826 Nợ khác 1.094 322 91 Tổng nợ dài hạn 11.446 8.148 91 Tổng nợ phải trả 170.762 173.053 107.529 Vốn cổ phần 55.111 55.111 50.244 Nguồn khác 24.511 15.316 15.469 Trong đó: Quỹ Dự phòng Tài chính 1.487 869 319 Quỹ khác 551 1.604 1.135 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 80.173 72.031 66.848 Tổng nợ và nguồn vốn chủ sở hữu 250.935 245.083 174.377 Bảng 3: Bảng cân đối kế toán điều chỉnh hàng năm của Savimex giai đoạn 2002-2004 chỉ số tài chính 2004 2003 2002 A Nhóm tỷ số tăng trưởng 1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần 15,25% 44% 22,41% 2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ròng 10,19% 12,32% 67,16% B Nhóm tỷ số thanh toán 1 Tỷ số thanh toán hiện thời 1,26 1,213 1,308 2 Tỷ số thanh toán nhanh 0,393 0,5083 0,634 3 Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt 0,086 0,0812 0,213 C Nhóm tỷ số hoạt động 1 Vòng quay hàng tồn kho 2,41 2,5 2,76 2 Vòng quay các khoản phải thu 7,13 4,22 4,65 3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6,93 6,55 5,99 4 Hiệu suất sử dụng Tổng TS 1,324 1,18 1,15 5 Hiệu suất sử dụng Vốn cổ phần 6,03 5,23 3,98 D Nhóm tỷ số đòn bẩy 1 Tỷ số nợ / Tổng TS 0,68 0,71 0,62 2 Tỷ số nợ / Vốn cổ phần 3,1 3,14 2,14 2 Tỷ số Tổng TS/Vốn cổ phần 4,55 4,45 3,47 4 Tỷ số nợ dài hạn/ Vốn cổ phần 0,188 0,142 5 Khả năng thanh toán lãi vay 8,5 15,36 E Nhóm tỷ số lợi nhuận 1 Tỷ số lợi nhuần ròng/ doanh thu thuần 5,47% 5,74% 7,33% 2 Tỷ số lợi nhuận ròng/Tài sản (ROA) 7,24% 6,75% 8,41% 3 Tỷ số lợi nhuận ròng/Vốn cổ phần (ROE) 22,65% 23% 21,95% F Nhóm hệ số cổ phiếu (*) 1 Tổng số cổ phiếu đã phát hành 4.350.000 4.350.000 4.500.000 2 Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) 4.175 3.789 3.261 3 Cổ tức mỗi cổ phần 1.600 1.600 1.600 4 Tỷ lệ chi trả cổ tức (3/2) 38,32% 42,23% 49,1% 5 Tỷ số giá thị trường/thu nhập (P/E) 7,26 8 9,29 Bảng 4: Các chỉ số tài chính của công ty Savimex giai đoạn 2002-2004. (*) Dữ liệu tính cho nhóm E được lấy từ bảng 5 dưới đây Thơng số căn bản Vốn thị trường 131,81 Tỉ Giá thị trường 30.300 Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) 1.600 Cổ tức/Giá 5,28% EPS 4.175,1 Chỉ số P/E 7,26 EPS 4 quý gần nhất 4.175,1 P/E 4 quý gần nhất 7,26 Bảng 5: Thông số căn bản của Savimex trên thị trường (nguồn từ: vcbs.com.vn) 1. Phân tích sơ lược về tình hình tài chính công ty Tỷ số thanh toán Tỷ số thanh toán hiện hành: ( a) Thông qua tỷ số này sẽ đo lường khả năng thanh toán của công ty đối với các nghĩa vụ tài chính như: trả lãi vay, nộp thuế, chi trả cổ tức. Nếu tỷ số này qua các năm có xu hướng giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính. Còn nếu tỷ số này cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu nó quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào TSLĐ hay nói cách khác là việc quản lý TSLĐ không hiệu quả (chẳng hạn có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng) Vì thế thế (a) chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Cụ thể: Đi vào chi tiết cho thấy tình hình dự trữ TSLĐ qua các năm (2001-2004) tăng nhanh từ 78.678 tr VND ® 140.563 tr VND ® 200.068 tr VND® 200.413 tr VND (với tốc độ tăng giảm dần : 78.66% (2002)® 42.33% ® 0.17%(2004) ) lẽ ra sẽ làm cho (a) tăng nhưng vì nợ ngắn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyendetotnghiepsua.doc
  • docBIA MUC LUC TAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan