Chuyên đề Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

Tín dụng là một trong những hoạt động chính yếu nhất của VPBank, mang lại mức lợi nhuận cao song đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các hoạt động khác của ngân hàng. Vì vậy, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộc kiểm soát lẫn nhau, thông tin được tập trung đầy đủ, chính xác và kịp thời. Nguyên tắc hoạt động tín dụng phải đảm bảo sự cân nhắc thận trọng song song với sự linh hoạt, không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với các khách hàng.

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h viên Ban kiểm soát; xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng; quyết định tổ chức lại và giải thể lại ngân hàng; quyết định sửa đổi bổ sung Điều lệ ngân hàng, trừ trường hợp điều chỉnh vốn do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán tại Điều lệ ngân hàng; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; thông qua định hướng phát triển của ngân hàng. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hiện nay, chủ tịch Hội đồng quản trị của VPBank là ông Lâm Hoàng Lộc. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng: đều có nhiệm vụ xem xét, phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn mức tín dụng khác nhau. Ban kiểm soát : có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng; báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quan trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông. Hội đồng ALCO : có nhiệm vụ quản lý tài sản Nợ - Có của ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của VPBank. Cơ cấu các phòng ban trong mỗi chi nhánh cấp I bao gồm: Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Chức năng chủ yếu của phòng này là kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng, kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả. Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân): có các chức năng nhiệm vụ sau: Hướng dẫn, triển khai, thực hiện các sản phẩm dịch vụ cá nhân thống nhất trong toàn chi nhánh; lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay; thực hiện nhiệm vụ cho vay và kiểm tra tín dụng cá nhân của chi nhánh cấp dưới và các phòng giao dịch trực thuộc; chỉ đạo đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn với các khoản vay cá nhân trong toàn chi nhánh; đề xuất điều chỉnh các quy định về hợp đồng tín dụng cho phù hợp với thực tế trên địa bàn chi nhánh… Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O doanh nghiệp): thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị, sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng; tư vấn, hướng dẫn khách hàng; thu thập thông tin và tổ chức theo dõi sự biến chuyển ngành nghề của khách hàng đồng thời có chức năng kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Phòng thẩm định tài sản đảm bảo: thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản cầm cố, thế chấp; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài sản cầm cố thế chấp; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực trong việc định giá tài sản cầm cố thế chấp cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn cho toàn ngân hàng; lập các hợp đồng thế chấp cầm cố bảo đảm nợ vay và thực hiện công chứng; định kỳ đánh giá lại tài sản cầm cố thế chấp, thường xuyên có kế hoạch kiểm tra các tài sản cầm cố thế chấp và có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng. Phòng giao dịch kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng như: chào đón, giới thiệu, tư vấn, tiếp nhận tiền gửi của khách hàng, tiền huy động vốn của ngân hàng, thu đổi ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến dải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn; quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch khách hàng. Phòng kế toán ngân quỹ: tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ, vốn tập trung trong ngân hàng; thực hiện hạch toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Phòng thu hồi nợ: lập kế hoạch và thực hiện thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt; liên hệ với các cơ quan, toà án, viện kiểm soát, phòng thi hành án công an, luật sư...trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề thu hồi nợ của chi nhánh; tiếp nhận và quản lý các hồ sơ vay, bảo lãnh có vấn đề hoặc các khoản nợ quá hạn do phòng A/O cá nhân và A/O doanh nghiệp chuyển lên; thẩm định, đề xuất các ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn cho chi nhánh. Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối: thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế như tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện, thanh toán séc…; định kì phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế và kiều hối trong toàn chi nhánh. Phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh: có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban của ngân hàng để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực; công tác văn thư, hành chính, lễ tân; đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn. * Cơ cấu tổ chức quản lý của VPBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm được khái quát dưới sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức quản lý của VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm Giám đốc Phòng giao dịch Phòng kế toán Phòng phục vụ kho quỹ giao dịch khách hàng Trong đó: Giám đốc : có nhiệm vụ lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhân viên, lập kế hoach kinh doanh cho chi nhánh và chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch của toàn thể nhân viên trong chi nhánh. Phòng giao dịch kho quỹ và phòng kế toán giao dịch thực hiện đầy đủ các chức năng của phòng giao dịch kho quỹ và phòng kế toán giao dịch của chi nhánh cấp I. Phòng phục vụ khách hàng : thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng là cả cá nhân và doanh nghiệp, đề xuất chính sách tiếp thị, sảm phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng , thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay và thực hiện cho vay, đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn của các khoản vay, đề xuất điều chỉnh các quy định về hợp đồng tín dụng cho phù hợp với thực tế trên địa bàn chi nhánh. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Năm 2007 là một năm rất thành công của ngân hàng VPBank với các mức tăng trưởng trên mọi mặt hoạt động. Vốn điều lệ của VPBank tính đến thời điểm 31/12/2007 là 2000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 18,2 ngàn tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPBank trên toàn hệ thống, lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006. Một trong những bước tiến nhảy vọt trong công nghệ của ngân hàng VPBank năm 2007 là dự án phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 đã chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007. Hiện đại hóa hệ thống Core Banking là xu thế tất yếu của tất cả các Ngân hàng và VPBank cũng đã nhận thức rằng đây là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế. T24 Core Banking là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài chính - ngân hàng trên thế giới. T24 Core Banking là 1 giải pháp mang tính tùy biến cao, sẽ cho phép VPBank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường. T24 có thể tự động hóa các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng... sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống. Hệ thống này sẽ giúp cho VPBank quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực: Quản trị rủi ro về thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp với 9 mức quản lý khác nhau. Ngoài ra, với T24, ngân hàng có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.  Với hệ thống mới này, có thể tin tưởng rằng VPBank sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh của VPBank trên thị trường. Các kết quả hành động cụ thể của VPBank trong thời gian qua như sau: * Hoạt động huy động vốn Đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VPBank trong năm 2007. Trong điều kiện thuận lợi về mạng lưới các chi nhánh và các phòng giao dịch rộng khắp trên toàn quốc, VPBank đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả để thu hút tiền gửi của khách hàng bao gồm: - Tích cực đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trực tiếp đến khách hàng là tổ chức kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể với các dịch vụ ngân hàng trọn gói và hấp dẫn để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội. - Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như để giúp cho khách hàng trong việc quản lý và điều hành tài khoản một cách thuận lợi và có hiệu quả. - Thường xuyên duy trì một phong cách dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên ngân hàng. - Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt với chế độ ưu đãi hợp lý. Đặc biệt, cuối năm 2007, trước tình trạng khan hiếm tiền đồng của thị trường liên ngân hàng, ban quản trị của ngân hàng VPBank đã quyết định tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đặc biệt, một sản phẩm mang tính ưu việt được VPBank đưa ra là “ Tiền gửi bù lạm phát”. Trong thời điểm Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát để bình ổn giá cả, ổn định cuộc sống cho người dân thì việc VPBank đưa ra sản phẩm “Tiền gửi bù lạm phát” là động thái ủng hộ chủ trương của Chính phủ và giúp người dân tin tưởng vào giá trị của đồng tiền Việt Nam. Trên thị trường hiện nay, VPBank là ngân hàng duy nhất triển khai hình thức huy động vốn này. Nhờ đó, ngân hàng đã đạt được kết quả huy động vốn rất khả quan với tổng số huy động vốn của VPBank tính đến 31/12/2007 là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của tổ chức kinh tế và dân cư đạt 12.941 tỷ đồng, tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006. * Hoạt động sử dụng vốn Đến 31/12/2007 tổng tài sản Có của VPBank là 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN là 1.491 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006; Tiền gửi tại các TCTD khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với cuối năm 2006; Tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với cuối năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần vào các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 (tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán – 500 tỷ đồng); Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2006; Tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng,, tăng 157% so với cuối năm 2006. Trong xu thế tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, hoạt động cho vay của VPBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong năm 2007. VPBank đã chủ động tăng trưởng tín dụng bằng việc củng cố và tăng cường quan hệ tín dụng với các khách hàng truyền thống đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới. Là một ngân hàng bán lẻ, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp, khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nỗ lực vượt bậc trong công tác điều hành, tiếp thị, hoạt động tín dụng của VPBank đã đạt mức tăng trưởng cao với chất lượng tốt. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó, dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt mức 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Ngân hàng chủ động lựa chọn các khách hàng có uy tín tín dụng trên cơ sở phân tích và thẩm định chi tiết các hồ sơ xin vay theo quy trình nghiệp vụ và thẩm quyền xét duyệt cho vay hoàn chỉnh, với sự giám sát của kiểm soát viên nội bộ., nhờ vậy. Chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục được duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0.4%. Các tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng (đến 31/12/2007) Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước: + Tỷ lệ an toàn vốn là 21% (mức qui định của NHNN tối thiểu là 8%). + Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% (mức qui định tối thiểu là 25%); + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%). * Hoạt động dịch vụ - Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “ Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “ Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006. Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn tăng trưởng đều đặn, trị giá L/C nhập khẩu mở trong 6 tháng đầu năm đạt 36,5 triệu USD tăng 9,6 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số chuyển tiền TTR 6 tháng đạt gần 75 triệu USD, tăng hơn 48 triệu USD so với 6 tháng đầu năm 2006. Thu phí dịch vụ luỹ kế 6 tháng đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006. - Hoạt động kiều hối Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006. * Hoạt động của Trung tâm thẻ Trong thời gian qua, VPBank là một ngân hàng đã hoạt động rất tích cực để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Bằng chứng là Lễ ký kết hợp đồng cung cấp 1000 máy ATM lớn nhất tại Việt Nam giữa tập đoàn Diebold Hoa Kỳ và VPBank. Đây được coi là một bước đột phá trong thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam, không chỉ ở số lượng máy cung cấp mà còn đặc biệt ở chủng loại máy đã được lựa chọn cho dự án này - loại máy ATM Opteva tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Trong tháng 7 vừa qua, VPBank đã được ghi tên vào Sách kỷ lục Guiness Việt Nam là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ Platium EMV Master Card tại Việt Nam. Đây là loại thẻ sang trọng nhất, cung cấp các giá trị gia tăng và chính sách ưu đãi cao nhất cho chủ sở hữu thẻ trong phạm vi toàn quốc và trên toàn khu vực. Với thẻ VPBank Platinum MasterCard EMV và hệ thống ATM Opteva, VPBank hiện đang trở thành một trong những ngân hàng tiên phong trong quá trình phát triển kinh doanh thẻ và mạng lưới ATM rộng lớn tại Việt Nam. Đến nay, VPBank đã phát hành 5 loại thẻ, mỗi loại thẻ đều hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm: thẻ ghi nợ nội địa Auto link, thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard debit và credit, thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard debit và credit. Bốn loại thẻ quốc tế là các loại thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam với độ bảo mật và tính an toàn cao. Với hướng đi này, VPBank ngày càng đón nhận được sự thành công cả về doanh số khách hàng cũng như uy tín và hình ảnh của mình trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam và khu vực. * Hoạt động của Công ty chứng khoán Trong tháng 8/2007 Công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 Công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng. * Công tác xây dựng thương hiệu Trong năm 2007, VPBank đã thực hiện việc thay đổi đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu (biển hiệu, nội thất...) tại tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống. Có thể nói, đến nay hệ thống nhận diện mới đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp cho VPBank. Năm 2007, VPBank đã thực hiện tài trợ cho một số chương trình truyền hình lớn chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng: chương  trình “Doanh nghiệp 24H” trên VTC, chương trình game show “Nhà đầu tư tài ba” của Đài truyền hình Việt Nam và một số chương trình thời sự quốc tế,... Thương hiệu VPBank đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank. * Kết quả kinh doanh Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh năm 2006 – 2007 Đơn vị : Triệu VNĐ Năm kết thúc 31/12/2007 Năm kết thúc 31/12/2006 Thu nhập 1.499.471 833.011 Chi phí 1.145.948 676.203 Lợi nhuận trước thuế 313.523 156.808 Thuế thu nhập doanh nghiệp (86.802) 43.388 Lợi nhuận sau thuế 226.721 113.420 Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2007 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VPBank 2.2.1. Tổ chức tín dụng của VPBank Tín dụng là một trong những hoạt động chính yếu nhất của VPBank, mang lại mức lợi nhuận cao song đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các hoạt động khác của ngân hàng. Vì vậy, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộc kiểm soát lẫn nhau, thông tin được tập trung đầy đủ, chính xác và kịp thời. Nguyên tắc hoạt động tín dụng phải đảm bảo sự cân nhắc thận trọng song song với sự linh hoạt, không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với các khách hàng. Bắt đầu từ năm 2002, hoạt động tín dụng tại VPBank đã có chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng do việc xét duyệt cho vay được thực hiện theo cơ chế 3 cấp: Nhân viên tín dụng – Phòng phục vụ khách hàng – Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng tùy theo quy mô cho vay. Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo được tách độc lập hoàn toàn với phòng tín dụng, nhờ vậy hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Trước đây, VPBank có 3 cấp cho vay là: Hội sở chính, chi nhánh cấp I và chi nhánh cấp II. Tuy nhiên kể từ ngày 04/01/2005, chi nhánh cấp I Hà nội ra đời trên cơ sở tách ra từ bộ phận trực tiếp kinh doanh của Hội sở, do đó Hội sở chính không còn chức năng cho vay nữa mà tập trung hoạt động tín dụng về các chi nhánh. Dựa trên mô hình của chi nhánh Hà Nội, có thể khái quát cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của VPBank như sau: Hội đồng tín dụng, Ban Tín dụng, Phòng phục vụ khách hàng cá nhân, Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng thẩm định tài sản đảm bảo, Phòng thu hồi nợ. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp tại VPBank Ngày 13/05/2002, Hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank ban hành quyết định số 427/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng bao gồm 8 bước như sau: SƠ ĐỒ 2.3 : Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp 1.Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ NV A/O DN tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. - Khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn. Tiếp nhận hồ sơ vay - NV A/O DN làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng. - NV A/O DN chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phòng Thẩm định tài sản đảm bảo và xem xét BCTC 3a. NV A/O DN thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ TSBĐ 3b. Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình. 4. Tập hợp hồ sơ trình ban TD/ Hội đồng TD NV A/O DN tập hợp hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình Ban TD/ Hội đồng tín dụng quyết định. 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng - Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhân bàn giao tài sản(nếu có). - NV A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ, sau đó lập và trình hồ sơ TD để ban TGĐ hoặc GĐ chi nhánh ký duyệt. 6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng Giải ngân/ Phát hành bảo lãnh/ Mở L/C 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay - NV A/O DN chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng. - Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ. - A/O DN theo dõi thu gốc, lãi, phân tích, rủi ro theo từng đối tượng, khu vực khách hàng. -Kiểm tra lai việc thu lãi( số tiền, thời hạn) giao phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. 8.Tất toán hợp đồng tín dụng Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ - Trao đổi với khách hàng để nắm bắt thông tin +) Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng +) Các thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức và hoạt động của khách hàng +) Tình hình hoạt động kinh doanh, thuận lợi, khó khăn của khách hàng trong giai đoạn hiện nay (của ngành nghề nói chung và khách hàng nói riêng) +) Nội dung dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án, khái niệm hoàn trả nợ vay +) Nhu cầu vay vốn (số tiền, thời hạn, lãi suất) +) Dự kiến phương án bảo đảm tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) +) Các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh và dự án, phương án kinh doanh của khách hàng - Thông báo cho khách hàng về các thông tin : lãi suất, điều kiện cho vay, các dịch vụ ngân hàng, các thông tin khác về ngân hàng - Sau khi trao đổi, nếu điều kiện và nhu cầu của khách hàng phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng thì nhân viên phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp chuyển cho khách hàng bản danh mục hồ sơ tài liệu mà khách hàng cần hoàn thiện để khách hàng xét cho vay. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn - Kiểm tra hồ sơ về số lượng hồ sơ tài liệu, tính hợp lệ của hồ sơ. - Bàn giao hồ sơ cho phòng thẩm định tài sản đảm bảo để tiến hành thẩm định. Cần thực hiện ngay khi khách hàng cung cấp để rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ. Bước 3 : Nhân viên A/0 Doanh nghiệp thẩm định khách hàng Bước 3a : Nhân viên A/0 Doanh nghiệp thẩm định khách hàng Thẩm định khách hàng là khâu quan trọng nhất trong việc xét duyệt cho vay của VPBank. Để nhân biết những rủi ro có thể sảy ra khi cho vay, VPBank yêu cầu cán bộ tín dụng thường xuyên tiến hành xem xét khách hàng và phướng án vay vốn trên những khía cạnh khác như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay. - Kiểm tra hồ sơ vay vốn Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng chỉ được coi là đầy đủ, hợp lệ khi bao gồm các tài liệu sau: Giấy đề nghị vay vốn: trong đó nêu rõ mục đích vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay. Hồ sơ pháp lý: gồm các tài liệu chứng minh về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như: giấy chứng minh thư nhân dân, quyết định thành lập doanh nghiệp, giây chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề… Hồ sơ tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính…. Hồ sơ về khoản vay: trong đó trình bày phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dự án đầu tư…. Hồ sơ đảm bảo tiền vay: bảng kê khai về tài sản đảm bảo tiền vay, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và đầy đủ đối với tài sản đảm bảo, các văn bản chứng nhận giá trị tài sản đảm bảo của các cơ quan thẩm định độc lập. Ngoài ra còn có thể có một số giấy tờ liên quan khác đến việc vay vốn. Bên cạnh việc kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải xem xét sự thống nhất về số liệu trên tất cả các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp cũng như tính chân thực của các số liệu này. Ngoài ra cũng cần đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành để chắc chắn rằng các tài liệu là hợp pháp, không vi phạm quy định của pháp luật. - Phân tích tình hình tài chính của khách hàng Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng cả trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai. Việc phân tích dựa vào các tài liệu như: báo cáo tài chính, các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính khác, các công ty khác đã và đang hoạt động trong cùng ngành nghề.. Tình hình tài chính của khách hàng thể hiện qua các yếu tố như: quy mô tài sản, tình hình công nợ và các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Các khoản mục tài sản Để đánh giá thực trạng tài sản của khách hàng, đối với khách hàng là doanh nghiệp, VPBank dựa vào bảng cân đối kế toán, còn đối với khách hàng là hộ gia đình hay cá nhân, VPBank thường dựa trên tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Các khoản mục về tài sản cho thấy quy mô tài chính của khách hàng đồng thời đây cũng là các vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Các khoản mục tài sản được xem xét chủ yếu bao gồm: +) Ngân quỹ: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong két và các khoản phải thu. Các khoản vay ngắn hạn liên quan chặt chẽ tới tình hình ngân quỹ của khách hàng , đặc biệt, thời hạn cho vay có thể tính toán dựa trên số ngày kỳ thu tiền của khách hàng. Trong đó, cán bộ tín dụng xem xét kỹ các khoản phải thu để loại trừ những khoản bán chịu không thu được, khó thu được hoặc đã bán lại cho người khác. +) Các chứng khoán có giá: là các tài sản tài chính của doanh nghiệp. Các tài sản này làm tăng nguồn thu và có thể mang bán khi cần thiết để chi trả. +) Hàng hoá trong kho: Rất nhiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank).DOC
Tài liệu liên quan