Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi nhánh khu vực Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần 1: Cơ sơ lý luận chung về BHTG. 2

I- Sự cần thiết khách quan của BHTG. 2

1. Vai trò, chức năng của BHTG. 2

2. Sự cần thiết khách quan của BHTG. 3

3. Quá trình hình thành phát triển của BHTG ở Việt Nam. 4

II- Nội dung Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. 6

1. Đối tượng bảo hiểm. 6

2. Phạm vi bảo hiểm. 7

2.1. Các rủi ro được bảo hiểm. 7

2.2. Các rủi ro loại trừ. 9

3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. 9

3.1. Số tiền bảo hiểm. 9

3.2. Phí bảo hiểm. 9

4. Số tiền chi trả bồi thường. 10

5. Nguyên tắc và quy trình chi trả. 11

II- Vai trò của nghiệp vụ giám sát khách hàng tham gia BHTG. 12

1. Các nghiệp vụ chính của BHTG. 12

1.1. Nghiệp vụ Kiểm tra tổ chức tham gia BHTG. 12

1.2. Nghiệp vụ giám sát tổ chức tham gia BHTG. 12

1.3 . Nghiệp vụ chi trả tiền BHTG và theo dõi sau chi trả. 13

1.4. Nghiệp vụ tuyên truyền, quảng cáo. 13

2. Vị trí của nghiệp vụ giám sát từ xa khách hàng tham gia BHTG. 14

3. Nội dung hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTGVN. 15

3.1. Nội dung hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG. 15

3.2. Phương pháp phân tích làm cơ sở cho việc giám sát từ xa . 18

Phần II. Triển khai nghiệp vụ giám sát từ xa khách hàng tham gia BHTG tại chi nhánh Hà Nội. 20

I- Vài nét về tổ chức chi nhánh BHTG Hà Nội. 20

II- Tổ chức giám sát từ xa khách hàng tham gia BHTG tại chi nhánh Hà Nội. 22

1. Phân tích khách hàng tham gia BHTG tại chi nhánh Hà Nội. 22

2. Tổ chức giám sát từ xa khách hàng tham gia BHTG tại chi nhành Hà Nội. 23

3. Quản lý khách hàng tham gia BHTG tại chi nhánh Hà Nội. 24

III- Những kết quả đạt được từ hoạt động nghiệp vụ giám sát từ xa khách hàng thời gian qua tại tổ chức BHTGVN chi nhánh Hà Nội. 25

3.1.Những kết quả thu được của công tác giám sát từ xa tại tổ chức BHTG chi nhánh Hà Nội. 25

3.1.1. Giám sát từ xa về việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG VN. 25

3.2 Giám sát về việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng. 30

3.2.2. Những chỉ tiêu khác thể hiện việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. 32

3.3 Xử lý sau giám sát. 41

IV. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác giám sát tại BHTG VN chi nhánh Hà Nội. 43

Phần III. Phương hướng phát triển và hoàn thiện công tác giám sát BHTGVN chi nhánh Hà Nội. 47

I- Định hướng phát triển của BHTG VN trong thời gian tới (2006 – 2015). 47

II. Định hướng hoạt động của Chi nhánh khu vực Hà Nội 51

III- Giải pháp và kiến nghị. 52

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát 52

2. Kiến nghị 59

2.1. Kiến nghị với tổ chức BHTG VN. 59

2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. 62

2.3. Kiến nghị đối với quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. 62

Kết luận 64

Danh mục tài liệu tham khảo 66

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi nhánh khu vực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình đăng ký tham gia BHTG năm 2005 Loại hình tổ chức được bảo hiểm Số tổ chức đăng ký tham gia ( tổ chức) Số tổ chức được cấp giấy chứng nhận BHTG ( Tổ chức) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) = [(3)/(2)]*100% 1. NHTM quốc doanh 5 5 100 2. Chi nhánh NH nước ngoài 20 20 100 3. Ngân hàng liên doanh 4 4 100 4. NHTM cổ phần NHTM đô thị NHTM nông thôn 42 23 19 42 23 19 100 100 100 5. Công ty tài chính 6 5 83.3 6. QTDND - QTDND TƯ - QTDND khu vực - QTDND cơ sở 962 1 21 940 957 1 21 935 99.5 100 100 99.5 Tổng cộng 1.039 1.033 99.4 Như vậy, hầu hết các TCTD đăng ký tham gia BHTG đã được cấp giấy chứng nhận BHTG 100% như Ngân hàng thương mại quốc doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần ... Trong số các TCTD đăng ký tham gia BHTG thì hệ thống QTDND là TCTD có số lượng đăng ký nhiều nhất 940/1039 TCTD, tuy nhiên mới chỉ có 99,5% được cấp giấy chứng nhận và trong số 6 công ty tài chính xin đăng ký tham gia BHTG mới chỉ có 83,3% được cấp giấy chứng nhận. Như vậy, trong số 1039 TCTD đăng ký tham gia còn có 6 TCTD chưa được cấp giấy chứng nhận gồm 5 QTDND và một công ty tài chính. Qua Giám sát cuẩ BHTG Hà Nội thỉ nguyên nhân chủ yếu là: Các QTDND cơ sở này đã nộp đầy đủ hồ sơ nhưng do hoạt động yếu kém, chưa nộp phí theo quy định và công ty tài chính mặc dù đã được chấp nhận tham gia BHTG nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận BHTG là do chưa thực hiện hoạt động tiền gửi của dân cư. 3.1.1.2. Tình hình tính và nộp phí BHTG : Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, BHTG chi nhánh khu vực Hà Nội luôn chú trọng công tác thu phí bảo hiểm đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tính và nộp phí, bảo đảm nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, thu đúng quy định. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động (tính đến 26/1/2006), có 199 đơn vị đã nộp phí BHTG , trong đó: Có 198/209 đơn vị nộp phí đúng hạn và trước hạn, chiếm 94,74%; có 11/209 đơn vị nộ chậm phí BHTG, chiếm 5,26%. Tổng số phí BHTG chi nhánh Hà Nội thu được 15.007.929 ngàn đồng, trong đó: Số tiền phí BHTG quý I/2006 là : 13.998.116 ngàn đồng (trong đó số phí của 12 tổ chức TGBHTG phải nộp tại Hội sở nhưng nộp tại chi nhánh là 13.634.400 ngàn đồng, số phí thực thu của các tổ chức TGBHTG do Chi nhánh trực tiếp thu là 363.716 ngàn đồng); Nộp bổ sung phí thiếu quý trước là: 1.010.464 ngàn đồng; khấu trừ phí thừa quý trước là: 651 ngàn đồng. Trong kỳ giám sát có 20 đơn vị báo cáo có nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội, nhưng đứng tên cá nhân gửi vì vậy đơn vị đã tự loại trừ khỏi số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm khi tính phí. Đối với các đơn vị này Chi nhánh tạm thời chấp nhận theo số liệu báo cáo của đơn vị. Tình hình tăng, giảm số phí BHTG phải nộp của các tổ chức tham gia BHTG qua 2 quý IV/2005, quý I/2006 số liệu được phản ánh trên bảng sau: Đơn vị: Nghìn đồng. STT Loại hình TCTGBHTG Số phí phải nộp Kỳ này QI/2006 Kỳ trước QIV/2005 Tăng(+) Giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) 1 NHTM Nhà nước 57.721.186 50.172.235 2.548.951 2 NHTM Cổ phần 4.797.234 4.202.750 594.484 3 NH Nước ngoài 137.139 141.476 -4.337 4 NH Liên doanh 60.154 51.420 8.734 5 Công ty Tài chính 14.029 15.407 -1.379 6 QTDND TW 420.230 401.132 19.098 7 QTDND Cơ sở 354.073 341.900 12.173 Tổng cộng 58.504.045 55.326.320 3.177.725 Bảng số liệu chỉ rõ: Tổng phí bảo hiểm quý sau cao hơn so với tổng phí bảo hiểm quý trước. Trong đó NHTM Nhà nước có phí tăng qua các quý cao nhất là 2.548.951 ngàn đồng. Điều đó cho thấy số dư tiền gửi ở NHTM Nhà nước là rất cao, hoạt động có hiệu quả nhất. Khả năng huy động vốn tốt nhất so với các loại tổ chức khác và đây cũng chính là những ngân hàng nằm vai trò chủ chốt trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Còn các Công ty tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh mặc dù là các TCTD có nguồn vốn lớn nhưng vẫn chưa huy động được lượng tiền gửi trong dân chúng lớn là do một phần lòng tin của người gửi tiền ở các tổ chức này chưa cao. Mặc dù hệ thống QTDND là tổ chức có số lượng đông nhất nhưng thực sự lượng phí đóng góp vào tổng thu được không lớn, nguyên nhân là do các QTDND có quy mô hoạt động nhỏ, phạm vi hẹp, nguồn vốn huy động được nhiều trong khi hoạt động cho vay là chủ yếu. Đối với việc nộp phí: Ngoài những phát hiện ra những tồn tại trong việc tính phí BHTG , trong thời gian hoạt động, bộ phận giám sát còn thấy được những tồn tại ngay trong việc nộp phí của các tổ chức tham gia BHTG, kể từ khi chính thức khai trương tổ chức BHTG chi nhánh Hà Nội thì tình hình nộp phí bảo hiểm của các tổ chức tín dụng đã có sự thay đổi từ thói quen nộp phí cho BHTG VN, hay nộp phí qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, hiện nay hầu hết các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn đã nộp phí trực tiếp cho chi nhánh Hà Nội. Nhìn chung các đơn vị tham gia BHTG đã nộp phí trực tiếp theo đúng quy định của chi nhánh, song có một số đơn vị còn chưa chấp hành theo đúng quy định đó, vẫn còn khá nhiều đơn vị nộp chậm so với quy định cụ thể là: Bảng 3: Số quỹ tín dụng nhân dân nộp chậm phí Đơn vị :QTDND Quý Năm I II III IV 2003 2004 2005 - 1 7 54 4 9 5 2 12 17 16 13 Qua bảng trên cho thấy số lượng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở nộp chậm tiền phí BHTG cho chi nhánh vẫn còn khá cao. Chi nhánh đã có biện pháp cảnh báo, đốc thúc kịp thời. Tuy nhiên tình trạng đó vẫn tiếp diễn, có quỹ không chỉ vi phạm một lần mà còn nhiều lần lặp lại. Qua tìm hiểu cán bộ chi nhánh phát hiện thấy nguyên nhân của tình trạng trên là do: Chuyển sai tên đơn vị nhận tiền là BHTG VN; chậm trễ do bưu điện; khó khăn về tài chính và nguyên nhân chủ phạm là do bản thân quỹ đó cố tình. Đối với những nguyên nhân do cố tình vi phạm thì chi nhánh cần có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời và áp dụng xử phạt theo mức quy định hiện nay của BHTG VN là: Số tiền phạt = 0.001 x Số tiền nộp chậm phí x số ngầy nộp chậm 3.1.1.3 Về việc nộp báo cáo thời kỳ. Theo quy định này thì vào mỗi kỳ, mỗi năm, mỗi đơn vị phải gửi báo cáo cho BHTG theo đúng quy định. Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG gửi báo cáo chậm, thiếu hoặc không gửi thì đơn vị đó coi như đã vi phạm quy định về gửi báo cáo của BHTG VN. Kể từ ngày mới khai trương, học tập kinh nghiệm của các chi nhánh BHTG ra đời trước , chi nhánh Hà Nội đã có công văn hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn nên từ chỗ có thói quen gửi báo các cho BHTG VN thì ngay từ quý II/2002 đa số các tổ chức tham gia BHTG khu vực đã gửi báo cáo cho chi nhánh. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại: Nộp báo cáo chậm hơn so với quy định điều này xảy ra phổ biến nhất vào năm 2005 như sau: Bảng 4: Số báo cáo nộp chậm năm 2004 Đơn vị: QTDND Quý I II III IV Số lượng 213 135 224 224 Thực tế cho thấy hầu hết các thông tin về tổ chức tham gia BHTG hiện nay có được đều thông qua các báo cáo nhận được từ các đơn vị tham gia BHTG, vậy mà số lượng báo cáo nhận được còn rất chậm trễ và kéo dài liên tục. Mặc dù chi nhánh đã trực tiếp gửi công văn xuống các quỹ, các cán bộ được phân công theo dõi đã thường xuyên liên lạc điện thoại thông qua kiểm tra trực tiếp để đôn đốc đồng thời cũng có công văn đến ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp cùng đôn đốc nhắc nhở các tổ chức tham gia BHTG chấp hành nghiêm chỉnh các quy đình của pháp luật. Song tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến quý IV năm 2005 vẫn có 25 báo cáo nộp chậm. Những vi phạm này là do các đơn vị chưa làm báo cáo kịp trong những trường hợp nhầm lẫn về số liệu kế toán hoặc do kênh truyền dẫn thông tin hay đó là do sự chậm trễ từ bưu điện.. . Ngoài những nguyên nhân khách quan như trên còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía những đơn vị tham gia BHTG đó là do đơn vị đó cố tình vi phạm. Đối với những trường hợp do vi phạm cố tình này thì chi nhánh cần có sự kiểm tra trực tiếp đơn vị đó và từ đó đưa ra những hình phạt thích đáng có như vậy tình trạng trên mới dần được xoá bỏ. 3.2 Giám sát về việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động của các TCTD mang những nội dung hoạt động cơ bản của một ngân hàng. Vì vậy cũng rất dễ bị đe doạ bởi những rủi ro phổ biến của một ngân hàng như: rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro về hoạt động tín dụng, rủi ro về lãi suất, tài sản … Với ý nghĩa là bảo hiểm cho những rủi ro trong tương lai trên nguyên tắc số đông bù số ít, BHTG có nhiệm vụ bảo hiểm toàn bộ số tiền gửi cá nhân bằng VNĐ tại các TCTD tham gia BHTG. Trong khi các hoạt động của các TCTD luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan và chủ quan luôn đe doạ đến sự tồn tại của các tổ chức tín dụng thì nhiệm vụ của BHTG càng trở nên quan trọng hơn. Để đẩy mạnh công tác phòng ngừa rủi ro, BHTG chi nhánh Hà Nội đẫ tích cực thực hiện kiểm tra, giám sát các TCTD Tham gia BHTG, đặc biệt là giám sát từ xa việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng ở các TCTD tham gia bảo hiểm và đã đạt được một số kết quả nhất định sau: 3.2.1. Vốn tự có Vốn tự có là giá trị tiền tệ do NH tự tạo lập nên và thuộc sở hữu NH. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thập nhưng quyết định sự hình thành và duy trì hoạt động NH, có tính ổn định cao. Nguồn vốn này có vai trò đảm bảo an toàn trong hoạt động NH, được sử dụng cho mua sắm tài sản, mở rộng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được trong nội dung giám sát của BHTG. Thời gian qua, các tổ chức tham gia BHTG vi phạm quy định về vốn tự có giảm đáng kể và tính đến thời điểm này thì hầu như các tổ chức tham gia BHTG đều tăng vốn tự có lên rất nhiều, tuân thủ đầy đủ quy định của NHNN về vấn đề này Qua bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây của các tổ chức tham gia BHTG thuộc khu vực Hà Nội cho thấy, vốn tự có tăng liên tục phản ánh quy mô hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn có xu hướng tăng, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn thể hiện các tổ chức này phần nào đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động. Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của các tổ chức tham gia BHTG địa bàn Hà Nội Đơn vị:Triệu VND Năm Cơ cấu NV 2002 2003 2004 2005 Vốn tự có 47. 691 4.000.710 42.529.460 - Vốn huy động 480. 603 31.709.184 422.256.256 - Vốn vay 129.972 4.406.868 34.727.172 - Vốn khác 54. 577 7.401.959 30.368.122 - Nguồn: Báo cáo giám sát của Chi nhánh khu vực Hà Nội (2002-2005) Về nguồn vốn và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy tổng nguồn vốn của các quỹ tín dụng ngày càng tăng từng quý của mỗi năm, trong đó nguồn vốn huy động và vốn khác tăng dần còn nguồn vốn vay ngày càng giảm đi. Đây là một kết quả rất đáng mừng bởi nguồn vốn huy động thuộc đối tượng được bảo hiểm tăng nhanh liên tục, đây chính là kết quả mà tổ chức BHTG VN nói chung và BHTG chi nhánh Hà Nội nói riêng đã mang lại cho các tổ chức tín dụng này. ĐIều đó càng thể hiện rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức BHTG VN bởi hoạt động của tổ chức đã luôn tạo ra tâm lý an toàn cho các đối tượng gửi tiền và tạo ra uy tín cho các tổ chức tín dụng. Đứng ở một góc độ khách quan chúng ta đều nhận thấy rằng vốn mà các TCTD hay cụ thể hơn đó là các QTDND cơ sở huy động được chủ yếu là từ các cá nhân với số tiền nhỏ. Song nếu như xét trong đIều kiện kinh tế xã hội hiện nay của nước ta thì những khoản tiền đó là cả một tàI sản của bất cứ một cá nhân nào nên trước khi gửi tiền hay đầu tư vào một lĩnh vực nào đó họ luôn phảI đắn đo suy tính bởi nếu không may mà có rủi ro xảy ra thì họ sẽ mất trắng tất cả chính vì vậy mà niềm tin đối với họ là rất quan trọng. ĐIều đó cho thấy sự cần thiết của công tác tuyên truyền quảng cáo nhằm đưa vai trò của BHTG đến với công chúng. Ngoài chỉ tiêu giám sát trên công tác giám sát từ xa tại chi nhánh BHTG VN khu vực Hà Nội còn chú trọng vào những chỉ tiêu sau 3.2.2. Những chỉ tiêu khác thể hiện việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. 3.2.2.1 Về vốn đIều lệ: Theo nghị định số 82/1998/NĐ-CP của chính phủ ngày 3/10/1998, nguồn vốn pháp định của các QTDND là 100 triệu VNĐ, song trên thực tế cho thấy tổng vốn đIều lệ của các quỹ tín dụng đều đã vượt quá so với quy định và tăng dần qua các năm, cụ thể chỉ xét riêng trong năm 2004 tổn nguồn vốn pháp định của quý I năm 2004 là 33929 triệu đồng bình quân một quỹ là 202 triệu đồng, đến quý II thì nguồn vốn này đã tăng lên tới 51390 triệu đồng và bình quân tăng 28 triệu đồng đối với mỗi một quỹ tín dụng. Nguồn vốn này đã không ngừng gia tăng cho đến quý IV/ 2005 tổng vốn đIều lệ của các quỹ tín dụng đã tăng lên tới 55924 triệu đồng, đIều này cho thấy quy mô hoạt động của các quỹ ngày càng tăng lên theo chiều hướng tích cực bởi vốn đIều lệ luôn đóng vai trò là đảm bảo hoạt động cho các tổ chức tín dụng, từ việc gia tăng đều đặn trên cho thấy mức độ rủi ro là rất thấp đối với các tổ chức tín dụng này. Đây là một thông tin vô cùng quan trọng cho tổ chức BHTG vì những rủi ro đối với bất kỳ tổ chức tín dụng nào cũng là rủi ro đối với chính tổ chức BHTG. Và hơn nữa đIều đó còn thể hiện vai trò của công tác giám sát tại chi nhánh. 3.2.2.2. Chất lượng tài sản có: Giám sát chỉ tiêu này là việc phân tích để theo dõi một cách thường xuyên nhằm đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử phạt thích hợp. Chất lượng tài sản có được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn, nếu tỷ lệ này vượt quá 3% tổng dư nợ là phảI nhắc nhở nếu trên 10% là phảI quan tâm theo dõi thường xuyên, phẩi nhắc nhở cho các quỹ tín dụng đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong cho vay. Quá trình giám sát từ xa của chi nhánh cho thấy: Chất lượng tín dụng của các QTDND chi nhánh quản lý có chiều hướng ngày càng cao nợ quá hạn giảm dần và nợ cho vay vẫn không ngừng tăng lên thể hiện qua kết quả sau: Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn. Năm Quý 2004 2005 Tổng số ( Tr.đ) Tỷ lệ(%) Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ (%) I 1.050 0.625 3.250 0.370 II 3.833 0.550 3.287 0.190 III 3.514 0.470 1.658 0.170 IV 3.267 0.400 1.562 0.162 ( Nguồn: Báo cáo giám sát từ xa BHTG VN chi nhánh Hà Nội) Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng ngày càng giảm dần. Tuy nhiên qua giám sát, chi nhánh vẫn còn phát hiện thấy các trường hợp vi phạm tỷ lệ này song đó chỉ là những trường hợp cá biệt và chi nhánh cũng đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. 3.2.2.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Đây là một chỉ tiêu giám sát rất quan trọng đối với tất cả các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp nhất tính rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và cũng là một tỷ lệ có khá nhiều quỹ trong địa bàn còn vi phạm. Theo Quyết định số 297/1999 - QĐ-NHNN5 ra ngày 25/8/1999 của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ này các tổ chức tín dụng phải duy trì ở mức tối thiểu là 8%. Qua kết quả giám sát cho thấy: Số lượng các tổ chức tín dụng tham gia BHTG và đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu dưới 8% là tương đối cao và vẫn còn xu hướng tăng về số lượng trong đó có những đơn vị liên tục nhiều quý trong các năm đã có tỷ lệ trên nhỏ hơn 8% mặc dù đã có sự cảnh bảo của chi nhánh. Mà nguyên chính dẫn đến việc huy động vốn để cho vay nhằm mục tiêu chạy theo lợi nhuận trong khi đó không có biện pháp để tăng cường vốn đIều lệ phù hợp. Hơn nữa, theo Quyết định số 720/NHNN TDHT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Những quỹ tín dụng nhân dân thành lập trước ngày 30/4/2002 mà đến ngày 1/7/2003 chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thì đơn vị phải tím mọi biện pháp để tăng cường tỷ lệ này lên ở mức đảm bảo chậm nhất là ngày 30/4/2004 thì bắt buộc phải bảo đảm theo quy định 8%. Mục tiêu của quy định nhằm giúp các quỹ tín dụng nhân dân có lộ trình phù hợp để hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, quyết định đó đã được các quỹ tín dụng nhân dân sử dụng giống như là “ phao cứu hộ” cho hoạt động tồn tại rất nhiều rủi ro trong kinh doanh của mình. Điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn đối với công tác giám sát của chi nhánh cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các QTDND , chi nhánh NHNN tỉnh để có những xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm nêu trên nhằm củng cố và phát triển hơn nữa môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. 3.2.2.4 Giám sát về kết quả kinh doanh. Kết quả thu, chi tài chính hiện tại của mỗi tổ chức tham gia BHTG cũng dự báo triển vọng phát triển của chính những tổ chức này trong tương lai. Việc thua lỗ kéo dài của một NH cũng chính là dấu hiệu cho sự đổ vỡ mà các cơ quan quản lý cần phải xem xét và có biện pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời những đơn vị này. Giám sát các nguồn thu, chi phải phân tích và so sách các nguồn thu, chi chủ yếu của đơn vị, mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí của từng nghiệp vụ, từ đó xác định loại hình kinh doanh nào mang lại lợi nhuận chính cho đơn vị. Đặc biệt cần có sự quan tâm thích đáng tới những khoản chi lớn nhưng không rõ ràng, ví dụ như các khoản "chi khác". Hầu hết các tổ chức tham gia BHTG thuộc địa bàn quản lý đều có số thu lớn hơn chi, nhất là đối với các NHTM cổ phần đô thị. Theo báo cáo giám sát năm 2005 thì cả 7 NHTM cổ phần có chênh lệch thu lớn hơn chi là 812.173 triệu VND, trong đó NHTM Kỹ thương có số chênh lệch thu chi lớn nhất (286.220 triệu VND). Đây là dấu hiệu đáng mừng đánh giá khả năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tuy nhiên khi phân tích sâu hơn về khả năng sinh lời thì tỷ lệ này lại thấp, nhất là loại hình QTDND cơ sở. Kết quả giám sát thời gian qua tại chi nhánh BHTG VN khu vực Hà Nội cho thấy : Mặc dù các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận song họ vẫn luôn thu được lãi cao trong thời gian qua. Cụ thể: Theo kết quả bảng dưới đây cho thấy: Tính đến 31/12/2005, cả 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước có chênh lệch thu lớn hơn chi với số tiền là 4.291.428 triệu đồng, trong đó: Ngân hàng Ngoại thương có chênh lệch thu chi lớn nhất (1.816.780 triệu đồng); Ngân hàng công thương có chênh lệch thu chi thấp nhất (585.787 triệu đồng). Cả bẩy ngân hàng CPTM đều có chênh lệch thu lớn hơn chi với số tiền là 812.173 triệu đồng, trong đó: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương có số chênh lệch thu chi lớn nhất (286.220 triệu đồng); Ngân hàng TMCP Hàng Hải có số chênh lệch thu chi thấp nhất (45.081 triệu đồng). 09/09 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là 328.076 triệu đồng. Có 179/183 đơn vị có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí với số tiền là 23.789 triệu đồng, trong đó: QTDND Dương Nội – Hà Tây có số chênh lệch thu chi lớn nhất là 635 triệu đồng. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG đều có hiệu qủa rất cao. Việc giám sát kết quả kinh doanh đối với các tổ chức tham gia BHTG nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của những đơn vị này, qua đó cho thấy chất lượng hoạt động kinh doanh và khả năng kinh doanh của quỹ, trên cơ sở đó có những biện pháp nhằm theo dõi sát sao những đơn vị mà có thu nhỏ hơn chi cùng với các đơn vị có kết quả kinh doanh có xu hướng giảm dần, đồng thời đưa ra những biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị này. Ngoài những chỉ tiêu giám sát trên đây công tác giám sát tại chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội còn thực hiện giám sát những chỉ tiêu sau: 3.2.2.5 Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dàI hạn. Công tác giám sát cho thấy tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dàI hạn tại các tổ chức tín dụng là rất thấp. Nhưng trong thời gian gần đây đang gia tăng tình trạng này hơn nữa còn có nhiều những trường hợp vi phạm tỷ lệ này bởi guyên nhân chủ yếu là do họ đã sử dụng nguồn vốn ưu tiên nhận từ chính phủ hoặc nhận cho vay trung và dàI hạn từ các tổ chức tín dụng khác, nhưng thực tế cho thấy những khoản cho vay theo uỷ thác lại chưa được phản ánh một cách chi tiết và đầy đủ về số lượng trong bảng cân đối kế toán, từ đó tạo ra những khó khăn cho công tác giám sát. 3.2.2.6 Giám sát việc mua sắm tài sản cố định. Chi nhánh khu vực Hà Nội đang giám sát tỷ lệ mua sắm tài sản cố định theo Quyết định số 696/2003/QĐ-NHNN ngày 02/7/2003 của Thống đốc NHNN. Kết quả giám sát cho thấy các đơn vị thực hiện chỉ tiêu này khá tốt, hầu như không có đơn vị nào vượt quá mức quy định cho phép. Cho đến nay, chỉ còn một số QTDND cơ sở vẫn vi phạm quy định này. Trong quý 4/2005, có tới 07 QTDND cơ sở vi phạm quy định, đặc biệt tỷ lệ mua sắm, đầu tư và tài sản cố định của QTDND cơ sở Tuân Chính (Vĩnh Phúc) lên tới 75,41%. Bảng 7:Tình hình đầu tư và mua sắm TSCĐ Đơn vị: Triệu đồng. stt Tên tổ chức tham gia BHTG Tỷ lệ đầu tư, mua sắm TSCĐ Vốn tự có Giá trị còn lại TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ/ vốn tự có. 1 NHTM Nhà nước 21.948.143 4.645.666 21.17% 2 NHTM Cổ phần 2.993.510 444.018 14.83% 3 NH nước ngoài 2.475.759 44.407 1.79% 4 NH Liên doanh 362.521 8.797 2.43% 5 Công ty tài chính 509.142 12.077 2.37% 6 QTDND TW 176.450 45.552 25.82% Tỗng cộng 28.465.525 5.200.517 18.27% Bảng số liệu trên chỉ ra rằng, không có đơn vị nào sử dụng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định vượt mức quy định của nhà nước. 3.2.2.7 Tỷ lệ góp vốn mua cổ phần Đây là chỉ tiêu được các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn chấp hành rất tốt. Các đơn vị đều góp vốn, mua cổ phần trong mức cho phép theo quy định của NHNN Việt Nam. Bảng 8: Tổng hợp tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG Quý IV-2005 Đơn vị: Triệu đồng. STT Tên tổ chức tham gia BHTG Tổng thu nhập Tổng chi phí Chênh lệch ( thu nhập – chi phí) Tổng số Thu về hoạt động tín dụng Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Thu từ các hoạt động khác Tổng số Chi về hoạt động huy động vốn Chi khác Tổng số Thu lãI cho vay Tổng số Thu lãI tiền gửi Tổng số Thu lãI góp vốn Tổng số Trả lãI tiền gửi Trả lãI tiền vay Trả lãI phát hành giấy tờ có giá 1 NHTM Nhà nước 75.939.993. 58.228.746 57.352.210 10.502.238 9.530.794 5.391.650 3.896.494 71.648.565 50.415.919 24.906.413 23.884.535 1.624.970 21.232.549 4.291.428 2 NHTM Cổ phần 4.723.002 2.562.555 2.138.714 1.473.478 1.348.635 506.638 381.418 3.910.829 2.614.023 2.374.519 217.462 22.043 1.296.805 812.173 3 NH nước ngoàI 1.635.109 871.904 803.062 498.565 388.157 247.809 139.118 1.307.033 796.727 536.957 259.771 - 510.306 328.076 4 NH liên doanh 175.758 72.374 70.399 93.378 77.397 10.007 5.776 143.290 89.51888.674 844 - 53.772 32.468 5 Công ty tàI chính 564.705 248.390 242.764 215.203 215.203 91.519 79.601 527.789 411.338 191.177 183.382 36.780 116.451 36.915 6 QTDND TƯ 350.018 315.502 314.616 24.858 24.816 4.864 4.835 333.219 227.907 132.735 95.173 - 105.312 16.799 7 QTDND Cơ sở 167.219 157.203 157.045 7.982 7.897 427 273 143.496 94.325 70.024 24.301 - 49.171 23.723 Tổng cộng 83.555.804 62.456.673 61.078.809 12.815.701 11.592.899 6.252.914 4.507.514 78.014.222 54.649.758 28.300.498 24.665.467 1.683.793 23.364.367 5.548.582 ( Nguồn Báo cáo tình hình giám sát tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn khu vực Hà NôI, quý IV/2005) 3.2.2.8 Về giới hạn cho vay đối với khách hàng: Trên cơ sở Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN thì tổng dư nợ cho vay của một TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã tiến hành giám sát tại các TCTD và đã cho thấy phần lớn các TCTD trong khi giám sát đều đảm bảo tốt giới hạn cho vay đối với một khách hàng theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số QTDND vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, giới hạn cho vay vẫn trên 15% theo quy định. Cụ thể trong số 48 QTDND cơ sở được giám sát tại 7 tỉnh, thành phố có 4/48 QTDND chiếm tỷ lệ 8.3% số QTDND được tiến hành giám sát vi phạm giới hạn cho vay: 2/9 QTDND ở Vĩnh Phúc là Đình Chu và Chấn Hưng có một khách hàng vay vượt quá 15% vốn tự có của QTDND tại thời điểm giám sát. 2/9 QTDND ở Bắc Ninh cũng vượt 15% vốn tự có của QTDND . Tuy nhiên, qua giám sát thấy ở 4 QTDND này tỷ lệ vượt trên 15% vốn tự có thấp, không đáng kể (15.1%,15.2%) nhưng để hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay ở TCTD trên, BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã yêu cầu 4 QTDND vi phạm trên điều chỉnh, thu hồi số tiền cho vay vượt mức quy định trên. 3.2.2.9 Tỷ lệ về khả năng chi trả: Khả năng chi trả, khả năng thanh toán là một trong những nhân tố phản ánh tình hình hoạt động của các QTDND, khi các tổ chức tín dụng không đảm bảo được khả năng chi trả, mất khả năng chi trả và bị chấm dứt hoạt động thì cũng là lúc BHTG VN chi nhánh Hà Nội tiến hành chi trả cho người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng này theo quy định.Để đề phòng và hạn chế tổn thất có thể xảy ra, BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã tiến hành giám sát tỷlệ về khả năng chi trả của các QTDND. Qua giám sát tại 48 QTDND cơ sở, ta thấy 100% quỹ tín dụng luôn duy trì và đảm bảo khả năng chi trả theo tỷlệ tối thiểu hoặc vượt mức quy định là 1. Tỷ lệ này > = 1 thì được xem là đảm bảo an toàn và càng cao càng tốt. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán ngay của quỹ tín dụng càng được bảo đảm. Mặc dù 100% quỹ tín dụng được giám sát luôn duy trì và đảm bảo tỷ lệ về khả năng ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32277.doc
Tài liệu liên quan