MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1
I.Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 1
1.Khái niệm về chi phí và giá thành sản phẩm . 1
2.Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : 5
3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 9
II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất : 10
1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất : 10
2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất : 12
3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất : 14
4. Nội dung tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp : 14
III.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm: 31
1.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 31
2.Tính giá thành sản phẩm. 33
IV.Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 41
1-Hình thức Nhật ký - sổ cái : 42
2- Hình thức Nhật ký chung: 42
3- Hình thức Chứng từ - ghi sổ: 43
4.Hình thức Nhật ký - Chứng từ: 43
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 45
I.Đặc điểm khái quát về Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 : 45
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của xí nghiệp : 45
2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh: 44
3. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2 : 46
4. Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 49
5. Tác động của các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành dược đến sự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 55
II.Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 56
1.Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất ở xí nghiệp : 56
2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất : 57
3. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng cho công tác hạch toán chi phí sản xuất : 57
4.Công tác lập kế hoạch sản xuất tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 59
5.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất : 63
III.Thực trạng tính giá thành tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 86
1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành : 86
2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 87
3. Tính giá thành sản phẩm : 88
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TW2 . 94
I. Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp : 94
1.Đánh giá chung về công tác kế toán và tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp : 95
2.Đánh giá công tác hạch toán và công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 96
3.Những tồn tại trong công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm trung ương 2: 98
II. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 101
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp : 101
2.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 : 101
KẾT LUẬN .107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm TW2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
góp 1/5 sản lượng tiêu thụ hàng năm trong tổng sản lượng của 20 thành viên thuộc Tổng Công ty DượcViệt Nam.
Ban đầu, với trang thiết bị do Liên Xô giúp đỡ, xí nghiệp chỉ đáp ứng được 200 triệu thuốc viên/năm, 10 triệu thuốc tiêm/năm. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, xí nghiệp đã tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao công suất thiết bị sẵn có, năng lực sản xuất của xí nghiệp đã tăng lên trên 1 tỷ thuốc viên/năm, 500 triệu thuốc tiêm/năm và hàng tấn hoá chất, tinh dầu phục vụ tiêu thụ khắp cả nước và vươn ra thị trường ngoài nước. Số lượng công nhân của xí nghiệp có hơn 500 người.
Những thành tựu nổi bật trên đã góp phần đưa xí nghiệp trở thành một trong các xí nghiệp đầu đàn của ngành dược Việt Nam, là đơn vị chủ lực trong công tác phân phối thuốc của Bộ Y tế, hàng năm cung cấp ra thị trường một khối lượng lớn các loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Dưới đây là một số chỉ tiêu về năng lực sản xuất của xí nghiệp trong những năm gần đây: (Bảng số 1 trang 42).
Bảng số 1 : Một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần đây:
Đơn vị: 1000 đ
STT
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1
Giá trị tổng sản lượng
20.500.000
56.100.000
65.365.000
80.000.000
95.000.000
90.000.000
84.000.000
2
Doanh thu
62.900.000
57.870.000
60.976.000
75.000.000
85.000.000
80.000.000
73.000.000
3
Lợi nhuận
4.252.000
1.131.000
350.000
1.000.000
1.100.000
600.000
900.000
4
Lợi nhuận/ doanh thu
6.76%
1.95%
0.57%
1.35%
1.29%
0.75%
1.23%
5
Lợi nhuận/ vốn nhà nước
49.77%
13.24%
4.1%
11.7%
12.88%
7.02%
10.4%
6
Tổng số lao động( người)
550
550
550
550
505
505
505
7
Thu nhập bình quân
(người/ tháng)
520
591
681
700
750
780
850
Trong khoảng 5 năm gần đây, xí nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng thấp và không đều. Tỷ suất lợi nhuận giảm đi đáng kể. Lý do hiệu quả sản xuất kinh doanh kém đi xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Luật thuế GTGT ( áp dụng từ 1/1/1999) ảnh hưởng không nhỏ đến vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp vốn đang gặp khó khăn. Trong thời gian bắt đầu luật thuế mới, xí nghiệp phải ứng trên 5 tỷ tiền vốn cho thuế GTGT đầu vào của nguyên vật liệu, hàng hoá dịch vụ mua vào. Mặt khác vốn ngân sách cấp cho doanh nghiệp triển khai chậm làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn cho việc huy động và sử dụng vốn cho sản xuất.
- Giá vật liệu, dịch vụ mua ngoài tăng nhanh trong khi giá cả đầu ra bị giới hạn bởi thị trường.
- Nhân tố thị trường tác động đến tình hình tiêu thụ và lợi nhuận. Trong những năm gần đây, số lượng các công ty TNHH, công ty tư nhân sản xuất và kinh doanh dược phẩm tăng nhanh. Bên cạnh đó, thuốc ngoại tràn ngập thị trường bằng nhiều con đường khác nhau gây khó khăn cho việc tiêu thụ thuốc nội địa dẫn đến sản phẩm bị ứ đọng, bảo quản khó khăn, làm tăng chi phí bảo quản, sản phẩm bị hỏng, kém phẩm chất…Xí nghiệp mất đi một số thị trường trruyền thống.
- Năm 1999 xí nghiệp có hơn 12.000 m2 đất, nhưng đến nay nhà nước đã lấy đi hơn 1000 m2, do vậy ảnh hưởng đến quy hoạch, mặt bằng kinh doanh và bố trí lao động, tổ chức sản xuất trong xí nghiệp. Xí nghiệp vừa phải khôi phục hoàn thiện sản xuất, vừa phải đảm bảo đời sống cán bộ cho công nhân viên.
Tuy doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng đời sống cán bộ công nhân viên vẫn được đảm bảo, thu nhập bình quân vẫn tăng qua các năm. Đó là sự nỗ lực cố gắng lớn của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên xí nghiệp.
Trong định hướng phát triển những năm tới, xí nghiệp cần phải tiếp tục ổn định và phát triển kinh doanh, phát triển thị phần trong nước, từng bước phát triển thị phần ngoài nước, ưu tiên vào công nghệ bào chế theo tiêu chuẩn GMP ( tiêu chuẩn sản xuất thuốc của khối ASEAN), tiêu chuẩn ISO9000. Mặt khác, có khả năng và biện pháp thiết thực triển khai đầu tư hiện đại hoá lĩnh vực phân phối thuốc, quan tâm đầu tư hơn nữa cho hoạt động khoa học công nghệ với các nội dung chủ yếu: nghiên cứu các mặt hàng mới, các nguyên liệu từ tiềm năng của Việt Nam; tiếp thu chuyển nhượng công nghệ mới, mặt hàng mới, tập trung tối đa vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại, sắp xếp lại bộ máy quản lý và sắp xếp lại cơ cấu lao động hợp lý, quy hoạch lại xí nghiệp, thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ, năng lực kiểm nghiệm để đảm bảo chất lượng thuốc.. từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh:
Sản phẩm của ngành dược nói chung là một loại hàng hoá đặc biệt, vừa có tính hàng hoá, vừa có tính phục vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thậm chí cả tính mạng con người. Bởi vậy, nó đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt, khắt khe trong việc đảm bảo quy trình kỹ thuật chế biến cũng như quá trình bảo quản, sử dụng. Sản phẩm ngành dược đa dạng về chủng loại, có khối lượng nhỏ bé ( mg, ml…) nhưng có giá trị lớn.
Những đặc điểm trên đã quy định đặc trưng về công nghệ sản xuất thuốc. Từng khâu cụ thể trong quy trình công nghệ tuy khác nhau nhưng có thể quy về các giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: Là giai đoạn xử lý vật liệu trước khi sản xuất.
Giai đoạn sản xuất : là giai đoạn vật liệu được pha chế, dập viên hoặc vào ống và in nhãn mác ( thuốc tiêm), thực hiện thông qua các công đoạn sản xuất.
Giai đoạn kiểm nhận nhập kho: Là giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm toàn diện và đóng gói.
Quy trình công nghệ từng phân xưởng được khái quát theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 18: Sơ đồ quy trình công nghệ phân xưởng
sản xuất thuốc tiêm:
Sơ đồ 18.1:
Nguyên liệu
Pha chế
Rửa ống
Cắt ống
ống rỗng (1-2 ml)
ủ ống
Đóng ống
Hàn, soi, in
Giao nhận
Đóng gói gộp thành phẩm
Kiểm tra đóng gói
Sơ đồ 18.2:
Nguyên liệu
Pha chế
Rửa ống
ủ ống
Kiểm tra đóng gói
ống 250, 500 ml
Hàn, soi, in
Đóng ống
Giao nhận
Đóng gói gộp thành phẩm
Sơ đồ 19: Sơ đồ quy trình công nghệ phân xưởng
sản xuất thuốc viên:
NVL
Xay, rây
Đóng gói
Vào vỉ,
bao viên
Kiểm tra đóng gói
Pha chế
Giao nhận
Đóng gói gộp thành phẩm
Dập viên
Sơ đồ 20: Sơ đồ quy trình công nghệ
phân xưởng chế phẩm
Nguyên vật liệu
Cô đọng
Xử lý: rửa, xay, chặt
Tinh chế
Chiết xuất
Đóng gói
Đóng gói gộp thành phẩm
Sấy khô
Giao nhận
Có thể thấy tính chất quy trình công nghệ sản xuất dược phẩm là đơn giản theo kiểu chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn và thuộc loại hình sản xuất khối lượng lớn. Trên dây chuyền sản xuất, tại những thời điểm nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất chất lượng nguyên vật liệu và công thức pha chế.
3. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2 :
Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2 hiện nay được chia thành các khối: khối các phân xưởng sản xuất, khối khoa học công nghệ và khối các phòng ban nghiệp vụ, phòng ban chức năng. Đứng đầu là Giám đốc, người điều hành chung các công việc thông qua các phòng ban nghiệp vụ và phụ trách trực tiếp các mảng kinh doanh, thị trường, tài chính. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách khoa học công nghệ và Phó giám đốc phụ trách sản xuất. Sơ đồ bộ máy của xí nghiệp được tổ chức như sau (Sơ đồ số 21 trang 47).
.
Sơ đồ 21: Sơ đồ tổ chức Hệ thống sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý
của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2 :
(Theo mô hình tập trung)
Phòng thị trường
Phòng kế hoạch cung ứng
Phòng Y tế
Phòng tổ chức lao động
Phòng đầu tư XDCB
Phòng bảo vệ
Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính quản trị
Phòng KCS
Phòng đ/bảo chất lượng
Phòng
NC triển khai
Giám đốc
PGĐ phụ trách KH công nghệ
PGĐ phụ trách sản xuất
PX
cơ
điện
PX thuốc tiêm
PX thuốc viên
PX
chế phẩm
Sơ đồ trên cho thấy xí nghiệp tổ chức quản lý theo phương pháp trực tuyến và theo từng cấp. Điều này sẽ được làm rõ hơn khi xem chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Khối các phân xưởng sản xuất: gồm 3 phân xưởng chính là phân xưởng thuốc tiêm, phân xưởng thuốc viên, phân xưởng chế phẩm và một phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ ( phân xưởng cơ điện). Sản phẩm chủ yếu của 3 phân xưởng sản xuất chính là các loại thuốc tiêm, thuốc viên và chế phẩm ( cao xoa, mỡ nước, thuốc nước..). Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất chính ( sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị) và phục vụ điện, nước cho toàn xí nghiệp.
Khối khoa học công nghệ gồm 3 phòng:
-Phòng nghiên cứu triển khai: nhiệm vụ chính là nghiên cứu các mặt hàng xí nghiệp đang sản xuất, theo dõi tuổi thọ các mặt hàng, nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm, phục vụ cho các kế hoạch sản xuất. Mặt khác cùng với phòng thị trường nghiên cứu nắm bắt thị trường, nghiên cứu chế thử các mặt hàng mới.
-Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): có nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, xem nguyên vật liệu có đảm bảo theo tiêu chuẩn dược điển theo quy định của ngành dược không, từ đó quyết định cho phòng kế hoạch cung ứng mua các loại nguyên vật liệu cho sản xuất. Phòng còn có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các thành phẩm, bán thành phẩm đầu ra trước khi nhập kho hoặc đem bán.
-Phòng đảm bảo chất lượng: cùng với phòng KCS và phòng nghiên cứu triển khai xem xét chất lượng thuốc, tập huấn đào tạo cho các cán bộ các tiêu chuẩn về thuốc.
Khối các phòng ban nghiệp vụ và các phòng ban chức năng : gồm các phòng :
-Phòng tổ chức lao động: có các nhiệm vụ: tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự vào các vị trí; xem xét các chế độ chính sách đối với người lao động: lương, thưởng, bảo hiểm, về hưu..; tổ chức lao động tiền lương theo các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, nâng bậc lương, tuyển dụng lao động, đào tạo lao động, xây dựng định mức năng suất lao động; thường xuyên nắm bắt, cải tiến tổ chức sản xuất cho hợp lý.
-Phòng thị trường: có nhiệm vụ tiêu thụ các mặt hàng để thu tiền và thực hiện chế độ chính sách với khách hàng; nắm bắt các tình hình của thị trường.
-Phòng tài chính kế toán: thực hiện đúng các chế độ về mặt tài chính kế toán; hạch toán đầy đủ, thường xuyên báo cáo cho giám đốc về vốn liếng, lợi nhuận.. của xí nghiệp .(sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau).
-Phòng kế hoach cung ứng: có chức năng kiểm nghiệm, đảm bảo các nguyên vật liệu đầu vào: bao bì, chai lọ, túi, nguyên liệu.. ; quan hệ trong và ngoài nước để đảm bảo cho vấn đề cung cấp nguyên liệu.
-Phòng hành chính quản trị: giao tiếp, nhận công văn, giấy tờ, quan hệ đối ngoại, cung cấp các thông tin bên ngoài.
-Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: thường xuyên sửa chữa các hư hỏng của xí nghiệp khi phát sinh; quy hoạch về đầu tư cho xí nghiệp.
-Phòng Y tế: chăm lo sức khoẻ định kỳ, khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên.
-Phòng bảo vệ: bảo vệ tài sản, nơi làm việc của xí nghiệp.
4. Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 :
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán tại xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức thông tin kế toán và phân tích hoạt động kinh tế, thực hiện chức năng tham mưu nhằm sử dụng đồng tiền đúng mục đích, đúng chế độ và hiệu quả nhất. Điểm khác biệt so với các đơn vị khác là phòng còn kiêm thêm chức năng thống kê nhằm cung cấp thông tin toàn diện dưới nhiều khía cạnh, từ đó là cơ sở cho những đề xuất thích hợp với giám đốc, cải thiện sản xuất kinh doanh.
Quy mô và nội dung tổ chức bộ máy kế toán tuỳ thuộc vào quy mô công tác kế toán, hình thức kế toán và nhu cầu thông tin tài chính của đơn vị. Phòng kế toán có liên quan chặt chẽ với các phòng ban phân xưởng khác. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau ( Sơ đồ 21 trang 51).
Phòng tài chính kế toán gồm 13 người, dưới sự quản lý trực tiếp của một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, và một phó phòng kế toán. Ngoài ra còn có 4 nhân viên kinh tế ở 4 phân xưởng. Như vậy, hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp theo kiểu tập trung kết hợp với phân tán, tổ chức mô hình vừa trực tuyến vừa chức năng vì vậy công tác kế toán được tổ chức theo hướng đó.
Mỗi kế toán viên phụ trách một mảng công việc và những mảng này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau qua các nghiệp vụ để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và chặt chẽ của thông tin kế toán.
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có chức năng quản lý hoạt động của phòng kế toán cũng như các phân xưởng, là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán tại Xí nghiệp. Kế toán trưởng là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc, là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc xí nghiệp đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng cấp trên ( Tổng Công ty Dược Việt Nam), chịu trách nhiệm trực tiếp về các báo cáo tài chính trước giám đốc và các đối tượng liên quan ( kiểm toán, ngân hàng, nhà nước, cơ quan tài chính, người lao động trong xí nghiệp .. .).
Phó phòng kế toán : phó phòng kế toán trực tiếp chỉ đạo tổng hợp các thông tin từ các kế toán viên khác, kiểm tra về mặt nghiệp vụ về các phần hành, cuối kỳ lên cân đối, báo cáo. Bên cạnh đó phó phòng còn phụ trách công tác thống kê, các báo cáo thống kê của xí nghiệp, thay mặt kế toán trưởng điều hành công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng.
Kế toán ngân hàng: kế toán ngân hàng phụ trách nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng ( Xí nghiệp hiện có giao dịch với 3 ngân hàng là ngân hàng Công thương, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư phát triển), xem xét hàng ngày việc thu chi của xí nghiệp, cập nhật hàng ngày xem lượng tiền ở các ngân hàng là bao nhiêu.
Thủ quỹ: thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý lượng tiền mặt tại két, thu chi tiền mặt theo các nghiệp vụ phát sinh, cập nhật quỹ, kiểm quỹ và cuối ngày khoá sổ quỹ.
Thu ngân: có nhiệm vụ bán hàng và nộp tiền cho thủ quỹ.
Kế toán lương: kế toán lương phụ trách việc thanh toán lương, thưởng sản phẩm, BHXH, độc hại, chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Kế toán lương có quan hệ chặt chẽ với phòng Tổ chức lao động về các vấn đề BHXH, BHYT.
Sơ đồ 22 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng chế phẩm
Phân xưởng thuốc tiêm
Phân xưởng thuốc viên
Kế toán trưởng
Thu ngân
KT lương
Thủ quỹ
KT ngân hàng
Phó phòng kế toán
KT thanh toán
2 KT tiêu thụ
KT giá thành
3 KT kho
Kho cơ khí
Kho bao bì
Kho vật liệu
Máy tính
Các nhân viên kinh tế phân xưởng
Kế toán kho : Xí nghiệp có 3 kho và tương ứng có 3 kế toán kho.Các kế toán kho theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bao bì. Kế toán kho bao bì còn quản lý một phần XDCB và kế toán kho cơ khí quảm lý phần tăng, giảm tài sản của xí nghiệp, thanh lý tài sản, tính khấu hao tài sản… Cuối tháng các kế toán kho lên tổng hợp xuất, đối chiếu, kiểm tra với sổ sách của thủ kho, kế toán thanh toán.
Kế toán giá thành: Kế toán giá thành có nhiệm vụ tập hợp chi phí để tính giá thành của các loại sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng, quản lý toàn bộ giá thành kế hoạch và giá thành thực hiện của các mặt hàng, các quy cách. Định kỳ kế toán giá thành lập báo cáo giá thành theo khoản mục.
Kế toán tiêu thụ: kế toán tiêu thụ được chia thành 2 phần hành do 2 kế toán viên đảm nhận:
+ Kế toán thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp các chứng từ liên quan đến việc nhập, xuất kho thành phẩm.
+ Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các chế độ với khách hàng của xí nghiệp, theo dõi tiền trả nợ, bản đối chiếu công nợ, các hợp đồng kinh tế về tiêu thụ, số liệu tồn kho thành phẩm và lập báo cáo thuế trước mồng 10 hàng tháng.
Kế toán thanh toán: kế toán thanh toán ghi chép, kiểm ttra các nghiệp vụ thanh toán, nắm các ki-ốt của xí nghiệp. Định kỳ kế toán thanh toán lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào để cùng với báo cáo thuế của kế toán tiêu thụ lập thành báo cáo thuế GTGT phải nộp.
Các nhân viên kinh tế phân xưởng: Bốn nhân viên kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ kiểm tra các khâu sản xuất, theo dõi theo dây truyền sản xuất, quản lý hoạt động, sổ sách về nguyên vật liệu, vật tư, định mức kỹ thuật, tổng hợp cuối tháng nộp cho phòng kế toán, phối hợp với các kế toán kho để lên tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu, với kế toán giá thành để theo dõi chi phí sản xuất, lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang. Các nhân viên kinh tế phân xưởng vừa có sự liên hệ chặt chẽ với phòng kế toán, vừa thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của quản đốc các phân xưởng.
4.2. Tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 :
a. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán:
Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2 sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141 TC/CĐKT ra ngày 1/1/1995 của Bộ trưởng Tài chính. Tuy nhiên nhằm phục vụ yêu cầu quản lý về thông tin, phù hợp với đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh đặc trưng của ngành dược và thuận tiện cho tổ chức công tác kế toán, xí nghiệp đã đăng ký hệ thống tài khoản cấp 2 và cấp 3 để phù hợp với việc theo dõi chi tiết và hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán :
Xí nghiệp là một đơn vị có quy mô lớn, loại hình kinh doanh phức tạp, nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên và đa dạng. Bên cạnh đó trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ phòng kế toán khá vững vàng, khả năng phân công chuyên môn hoá lao động kế toán cao. Chính vì vậy, xí nghiệp áp dụng hình thức sổ Nhật ký - Chứng từ.
Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, phương pháp hạch toán TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều và hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp Thẻ song song.
Hệ thống sổ sách theo hình thức NKCT sử dụng tại xí nghiệp tuân thủ theo đúng chế độ bao gồm các sổ Nhật ký - chứng từ, các Bảng kê, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ lao vụ cho các đối tượng sử dụng, Bảng phân bổ khấu hao TCSĐ, Bảng kê xuất vật tư và các sổ hạch toán tổng hợp, chi tiết khác.
Bảng kê số 6 dùng để theo dõi chi phí phát sinh tại phòng nghiên cứu (TK1421).
Tại xí nghiệp không mở Bảng phân bổ 3 - Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mà mở sổ gọi là Sổ số dư để theo dõi số dư của các TK152,153. Số liệu trên các Sổ số dư sử dụng để ghi vào các Bảng kê 4, 5 và sổ kế toán liên quan đồng thời sử dụng để tính giá thành các sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
5. Tác động của các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành dược đến sự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 :
Thứ nhất : Quy trình công nghệ sản xuất là một chu trình khép kín, liên tục trong đó diễn ra quá trình pha trộn, kết hợp vật liệu với các chất phụ gia để tạo ra sản phẩm. Bởi vậy, nâng cao tính liên tục của sản xuất sẽ kéo theo tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí vật liệu, giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm.
Thứ hai:Trong sản xuất có thể dùng nhiều loại nguyên vật liệu để tổng hợp, chế biến thành một loại sản phẩm và một loại nguyên vật liệu có thể thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Bởi vậy, lựa chọn phương án sản xuất, tổ chức làm giàu nguyên vật liệu trước khi đưa vào chế biến..... có ảnh hưởng đến việc hình thành chi phí sản xuất.
Thứ ba : Sản phẩm của ngành dược bao gồm rất nhiều chủng loại, khác nhau về quy cách, đóng gói và mỗi loại sản phẩm lại có thể có nhiều quy cách đóng gói khác nhau ( ống 1ml, 2ml, 250 ml, 500ml, viên nén, viên bao...).Điều đó tạo nên tính phức tạp của công tác tính giá thành và tính chất gián tiếp trong khâu tập hợp chi phí sản xuất.
Thứ tư: Lao động trong sản xuất dược thường tiếp xúc với hoá chất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Điều đó đòi hỏi phải trang bị các điều kiện đảm bảo an toàn lao động cũng như phụ cấp độc hại thoả đáng cho người lao động.
Các đặc thù trên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành chi phí sản xuất và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp Dược phẩm TW2 :
1.Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất ở xí nghiệp :
Hiện nay xí nghiệp Dược phẩm TW2 sản xuất các loại sản phẩm bao gồm thuốc tiêm (Adrenalin, Gentamycin, Atropin...), các loại thuốc viên (Amoxilin, Ampicilin, Vitamin...) và một số chế phẩm (mỡ mắt, nhỏ mắt, dầu cao..). Trong quá trình sản xuất kinh doanh, xí nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau.
Tại xí nghiệp chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí sau:
- Nguyên vật liệu: bao gồm các loại nguyên, vật liệu mà qua chế biến cấu thành cơ sở vật chất chủ yếu của sản phẩm như các loại nguyên liệu Vitamin C,B, Ampicilin...các loai dược liệu (bột tỏi, nghệ khô...) và các loại tá dược (bột sắn, bột nếp..).
- Vật liệu phụ, động lực: gồm các loại nhãn thuốc, vật liệu bao gói công cụ nhỏ và chi phí động lực(điện, nước...).
- Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương : gồm các khoản lương chính, lương phụ và các khoản có tính chất lương.
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Khấu hao TSCĐ: là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ tại phân xưởng.
- Chi phí sản xuất phục vụ : phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của các phân xưởng chính.
- Chi phí khác bằng tiền.
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí và để thuận tiện cho công tác tính giá thành sản phẩm, các yếu tố trên lại được phân loại theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Khoản chi phí này được mở chi tiết theo từng phân xưởng.
- Chi phí nhân công trực tiếp : được mở chi tiết theo từng phân xưởng, là các loại chi phí lao động sống như lương chính, phụ cấp, lương làm thêm giờ, lương thưởng của công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra còn các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Chi phí sản xuất chung : bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng như chi phí điện nước, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương nhân viên quản lý, chi phí phân xưởng sản xuất phụ phân bổ cho phân xưởng sản xuất chính.... Phần chi phí này cũng được theo dõi riêng cho từng phân xưởng.
2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất :
Tại xí nghiệp, với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, theo kiểu chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, mỗi loại sản phẩm là đối tượng hạch toán chi phí ở một phân xưởng. Như vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo từng phân xưởng và trong mỗi phân xưởng hạch toán chi phí cho từng loại sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng và theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm.
3. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng cho công tác hạch toán chi phí sản xuất :
Do bộ phận kế toán xí nghiệp lựa chọn hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên nên các tài khoản được sử dụng gồm:
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu :
-1521: Nguyên vật liệu chính.
-1522:Vật liệu phụ.
-1523: Nhiên liệu.
-1524: Phụ tùng thay thế.
-1525: Vật liệu xây dựng.
-1527: Bao bì.
Tài khoản 1531: Phụ liệu: quần áo bảo hộ, áo mưa, vải bạt, găng, mũ bảo hiểm, bình cầu, ống thủy tinh...
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng :
-TK6211: Chi phí vật liệu phân xưởng tiêm.
-TK6212: Chi phí vật liệu phân xưởng viên.
-TK6213: Chi phí vật liệu phân xưởng hoá.
Tài khoản 622: Chi phí sản xuất nhân công trực tiếp
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau:
-TK6221: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng tiêm.
-TK6222: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng viên.
-TK6223: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng hoá.
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất sản xuất chung
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau:
-TK6271: Chi phí sản xuất chung phân xưởng tiêm
-TK6271: Chi phí sản xuất chung phân xưởng viên
-TK6273: Chi phí sản xuất chung phân xưởng hoá.
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
-TK1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng tiêm.
-TK1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng viên.
-TK1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng hoá .
Tài khoản 1544: Chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng cơ điện.
Phân xưởng cơ điện là phân xưởng sản xuất phụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất chính như sủa chữa, thay thế, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Ngoài ra phân xưởng còn sản xuất, gia công phụ tùng thay thế, công cụ nhỏ...Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ : Chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí chung tại phân xưởng cơ điện.
Bên có : + Giá trị hàng hoá gia công xong nhập kho
+ Kết chuyển khối lượng lao vụ hoàn thành trong kỳ cho các đối tượng sử dụng.
Tài khoản 1421: Chi phí phát sinh tại phòng nghiên cứu.
Phòng nghiên cứu có hai chức năng là nghiên cứu và sản xuất thử, chủ yếu là các loại thuốc viên để phục vụ phân xưởng th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 890.doc