Công ty Cơ Khí Hà Nội, tên giao dịch quốc tế HAMECO ( Hà Nội –Mechanic-Company), đăng ký kinh doanh số 108898, trụ sở đặt tại số 24 đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân, Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp ( MIE), Bộ Công nghiệp .
Ngày 12 / 4 / 1958 , sau ba năm xây dựng, Nhà Máy Cơ Khí đầu tiên của Việt Nam đã ra đời với quy mô ban đầu gồm có 6 phân xưởng Mộc, Đúc, Rèn, Cơ Khí, Lắp ráp,Dụng cụ và 9 phòng ban ( phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra, phòng cơ điện, phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng cung cấp, phòng cán bộ và lao vụ, phòng bảo vệ , phòng hành chính quản trị ). Nhà máy Cơ Khí Hà nội ra đời đánh dấu sự kiện trọng đại của nền cơ khí nước nhà .
Bốn mươi bốn (1958-2002) xây dựng và phát triển, công ty có một bề dày lịch sử với đầy gian truân, thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào .
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhật ký chứng từ kế thừa ưu điểm của hình thức kế toán ra đời trước đó, hình thức này có chuyên môn hoá cao, khối lượng ghi chép giảm đi dáng kể. Mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng và ban hàng thống nhất tạo kỷ cương cho việc ghi chép sổ sách, dảm bảo cung cấp thông tin và lập báo cáo kịp thời. Tuy nhiên, hình thức này có kết cấu, qui mô, loại sổ lớn phức tạp. Do vậy, có khó khăn trong việc cơ giới hoá máy tính và xử lý sổ liệu.
Hình thức này phù hợp các loại hình doanh nghiệp phức tạp, quy mô lớn, những đơn vị có trình độ quản ý và kế toán cao, có nhu cầu chuyên môn hoá sâu lao động kế toán thủ công.
IV-Hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ:
1-Khái niệm và ý nghĩa của dự phòng:
Dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ kế toán của nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ chưa chắc chắn , từ đó phản ánh giá trị thực của vật liệu-công cụ dụng cụ tại thời điểm cuối niên độ kế toán.
Việc lập dự phòng có ý nghĩa quan trọng cả phương diện kinh tế và phương diện tài chính. Trên phương diện kinh tế, việc lập dự phòng giúp doanh nghiệp phản ảnh chính xác hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp. Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận trước thuế , do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên phương diện tài chính, dự phòng có tính chất như một nguồn tài chính của doanh nghiệp, tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực thụ. Nếu doanh nghiệp tích luỹ được một số đáng kể , số này được sử dụng dể bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và tài trợ cho các khoản chi phí khi các chi phí này phát sinh ở niên độ sau.
2- Phương pháp xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành ngày 01- 01-2002, dự phòng giảm giá hàng tồn nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính năm nhằm ghi nhận bộ phận giá trị nguyên vl-dự tính giảm giá so với giá gốc của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn.
Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu –công cụ dụng cụ được lập cho từng loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất các loại vật tư, hàng hoá, mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá thị thuần có thể thực hiện được . Giá trị nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ lúc này được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Mức dự phòng giảm giá NVL-CCDC
=
Số lượng NVL-CCDC tồn kho
*
Chênh lệch giữa giá ghi trên sổ kế toán và giá thị trường
Giá thị trường của các loại vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm là giá cả có thể mua hoặc bán trên thị trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hoá bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thực tế nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ cuối năm đó. Trường hợp cuói kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ cuối kỳ kế toán năm trước thì só chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc. Còn nếu khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ cuối kỳ kế toán lớn hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ năm trước thì trích lập thêm dự phòng vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
3- Phương pháp hạch toán:
Tài khoản hạch toán:
Tài khoản 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 159 Dùng để phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khi có những bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng tồn kho ở doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản
Bên nợ: hoàn nhập dự phòng.
Bên có: lập dự phòng
Dư có: dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Sau khi xác định khoản dự phòng giảm giá cần phải lập kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 642 ( 6426 ) mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu
Có TK 159 công cụ dụng cụ
Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hàng tồn kho xác định lại mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần lập. Nếu khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ năm kế hoạch thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào thu nhập khác số chêng lệch giữa khoản dự phòng đã trích lập năm trước với số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch.
Nợ TK 159 Số chênh lệch
Có TK 721
Ngược lại, nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch cao hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước thì doanh nghiệp phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước.
Nợ TK 642 số chênh lệch
Có TK 159
V- Phân tích tình hình hạch toán nguyên vật liệu –công cụ dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả vốn lưu động trong các doanh nghiệp sản xuất
1-Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
v Khả năng sinh lợi của vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động:
Sức sản xuất của vốn lưu động
=
Giá trị tổng săn lượng
Vốn lưu động bình quân
Sức sản xuất của vốn lưu dộng cho biết một đồng vốn lưu động mang lại mấy đồng giá trị tổng sản lượng. Chỉ tiêu này càng cao thì sức sản xuất của vốn lưu động càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Sức sinh lời của vốn lưu động:
Sức sinh lời của vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Tỉ suất này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu động . tỉ suất này càng cao thì lợi nhuận doanh nghiệp càng lớn, do đó hiệu quả của vốn lưu động được nâng cao
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vủa vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu dồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Khi phân tích và so sánh ba chỉ tiêu nàu giữa hai thời kỳ mà ba chỉ tiêu cùng tăng lên điều đó có nghĩa là việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được cải thiện và có chiều hướng tốt.
v Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động:
Số vòng quay của vốn lưu dộng
Số vòng quay của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu số vòng càng cao thì khả năng luân chuyển của vốn lưu dộng cao và ngược lại. Đâu là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thời gian của một vòng luân chuyển :
Thời gian của 1 vòng luân chuyển động
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động
Tỉ suất này cho biết để quay được một vòng, vốn lưu động cần thời gian là bao lâu. Thời gian lưu chuyển ngắn thì vốn lưu động sử dụng được càng nhiều lần, do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động liên tục, thường xuyên. Do đó tốc độ luân chuyển vốn nhanh thì doanh nghiệp càng sử dụng được nhiều vốn, góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Trong toàn bộ công thức ở trên , vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp được xác định bằng các công thức:
Vốn lưu động bình quân tháng
=
Vốn lưu động đầu tháng
+
Vốn lưu động cuối tháng
2
Vốn lưu động bình quân quý
=
Vốn lưu động bình quân 3 tháng
3
Vốn lưu động bình quân năm
=
Vốn lưu động bình quân 4 quý
4
2-Mối quan hệ giữa quản lý và hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn là một trong những điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp rất cần vốn để trang trải các khoản chi phí. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thì số vốn dùng được càng nhiều. Vì vậy, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại trong cơ chế thị trường.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp là số vốn cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động( dự trữ tài sản lưu dộng sản xuất, dự trữ tài sản lưu động lưu thông, ..) nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có cao hay không tuỳ thuộc vào tình hình dự trữ tài sản lưu động của doanh nghiệp có phù hợp không, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, vừa đảm bảo tiếc kiệm vốn.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một bộ phận của tài sản lưu động dự trữ của doanh nghiệp. Khoảng mục nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động trên Bảng cân đối kế toán. Do dó hiệu quả sử dụng vốn chịu tác động không nhỏ của tình hình quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Công tác quản lý nguyên vật liệu. Công cụ dụng cụ bao gồm từ khâu thu mua, sử dụng và dự trữ.
v Quá trình cung cấp nguyên vật liệu:
Quá trình cung cấp là giai đoạn khởi dầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo đầy đủ yếu tố đầu vào. Việc cung cấp đủ số lượng, đúng chất lượng vật liệu, công cụ dụng cụ như kế hoạch cho quá trình sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất được liên tục cũng như việc bảo đảm quản lý chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận. Để hoạt động cung cấp đạt hiệu quả thì quá trình cung cấp luôn đối chiếu với các tiêu chuẩn , quy định trong hợp đồng về mặt số lượng và chất lượng để xem nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đã đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như tiêu chuẩn chất lượng.
Ngoài ra, tổ chức tốt quá trình thu mua góp phần nâng cao tính chặt chẽ của hoạt động quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ, thông qua việc thiết lập hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ.
Quá trình dự trữ và bảo quản :
Dự trữ là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. Tuy nhiên dự trữ quá lớn đẫn đến ứ đọng vốn, tăng các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, công cụ dụng cụ. Nhưng nếu dự trữ quá ít thi sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt, không đảm bảo tính liên tục của quá trình hoạt động sản xuất, gây lãng phí công suất máy móc thiết bị. để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ thấp nhất ở mức cho phép và luôn kiểm tra việc thực hiện các định mức đó.
Bên cạnh đó, công việc kiểm kê cũng như sự đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán vật tư có tác dụng kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt hay dư thừa vật liệu, công cụ dụng cụ, hạn chế sự biến mất của vật liệu, công cụ dụng cụ.
Quá trình xuất và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ :
Sử dụng tiếc kiệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố cơ bản để giảm chi phí , hạ giá thành sản phẩm , tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đánh giá sự ảnh hưởng của tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động , người ta thường xét chỉ tiêu:
Hệ số quay kho của NVL-CCDC
=
Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ
Giá trị nguyên vật liệu tồn kho bình quân
Giá trị NVL-CCDC tồn kho bình quân
=
Giá trị NVL-CCDC tồn kho đầu kỳ
+
Giá trị NVL-CCDC tồn kho cuối kỳ
2
Chỉ tiêu này càng cao thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ít ứ đọng.
Bởi vậy, hạch toán tốt quá trình này sẽ đảm bảo nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được xuất đúng mục đích, đầy đủ và kịp thời, đồng thời nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng tiếc kiệm hiệu quả
Phần hai:
thực trạng tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ
dụng cụ tại công ty cơ khí hà nội
I-Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh :
1-Lịch sử hình thành phát triển Công ty Cơ Khí Hà Nội :
Công ty Cơ Khí Hà Nội, tên giao dịch quốc tế HAMECO ( Hà Nội –Mechanic-Company), đăng ký kinh doanh số 108898, trụ sở đặt tại số 24 đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân, Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp ( MIE), Bộ Công nghiệp .
Ngày 12 / 4 / 1958 , sau ba năm xây dựng, Nhà Máy Cơ Khí đầu tiên của Việt Nam đã ra đời với quy mô ban đầu gồm có 6 phân xưởng Mộc, Đúc, Rèn, Cơ Khí, Lắp ráp,Dụng cụ và 9 phòng ban ( phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra, phòng cơ điện, phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng cung cấp, phòng cán bộ và lao vụ, phòng bảo vệ , phòng hành chính quản trị ). Nhà máy Cơ Khí Hà nội ra đời đánh dấu sự kiện trọng đại của nền cơ khí nước nhà .
Bốn mươi bốn (1958-2002) xây dựng và phát triển, công ty có một bề dày lịch sử với đầy gian truân, thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào .
Trước năm 1975, đất nước ta bị chia thành hai miền , nhà máy phải kết hợp sản xuất và chiến đấu . Trong thời gian ban đầu , nhà máy chỉ lắp ráp máy công cụ dụng cụ và sản xuất thí nghiệm. Cùng với tinh thần không ngừng học hỏi , vượt qua khó khăn và được sự giúp đỡ của anh em Liên Xô, nhà máy đã chế tạo những loại máy phức tạp như khoan K525, máy tiện T18A,.. .phục vụ sự phát triển của miền bắc và chiến đấu ở miền nam.
Sau năm 1975, nhà máy có thay đổi lớn: thị trường được mở rộng trong cả nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt bị điều động bớt vào trong nam, nhà máy vẫn liên tục thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần một (1957-1980), 5 năm lần hai (1980-1985) cũng như tham gia xây dựng nhiều công trình lớn: công trình phân lũ sông Đáy, công trình xây dựng lăng Bác, …Đến năm 1980, nhà máy được đổi tên thành nhà máy Chế Tạo Công Cụ số một . Chỉ trong vòng ba năm , năng suất lao động của nhà máy tăng 8.26%, giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 11.08%.
Năm 1986, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn Đội ngũ quản lý ưa thích nghi dược đòi hỏi của cơ chế thị trường, thiếu vốn hoạt động, thiếu mặt hàng định hướng , sản phẩm làm ra bị ứ đọng, nhà nước phải bù lỗ, lao động phải nghỉ việc do không có việc làm, ... .
Chấp nhận cạnh tranh, khắc phục khó khăn, nhà máy Chế tạo Công Cụ số một đã chủ động sắp xếp lại sản xuất và bộ máy quản lý cho phù hợp, đề ra những biện pháp sử dụng vốn cho sản xuất hợp lý, … . Năm 1994, lần đầu tiên sản phẩm của nhà máy đã xuất khẩu ra nước ngoài. Tiếp tục áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, đổi mới cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường , đặc biệt liên doanh với các công ty nước ngoài ( liên doanh với hãng SHIROKY của Nhật Bản về chế tạo khuôn mẫu), đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển thúc đấy nội lực, công nhà máy đã đặt những viên gạch vững chắc chắn cho sự phát triên sau này.
Năm 1995, để phù hợp với vận hội và thời cơ mới, ngày 30/ 10/ 1995, bộ trưởng công nghiệp nặng đã ký quyết định đổi tên nhà máy thành Công ty Cơ Khí Hà Nội, tên quốc tế là HAMECO.
Hiện nay, Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề, sở hữu một hệ thống quản lý được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO - 1992. Sản phẩm của công ty ngày càng dược đánh giá cao trên thị trường. Giá trị tổng sản lượng bình quân tăng 10-20 %, thu nhập bình quân công nhân viên tăng 15-20 %. Hơn thế nữa, công ty đang được nhà nước đầu tư nâng cao năng lực sản xuất với tổng số vốn 150 tỷ. Sau đây là kết quả sản xuất cảu công ty trong năm 2000, 2001 :
Chỉ tiêu
Năm báo cáo
So sánh
2000
2001
N2001/N2000
số TĐ
%
1.Tổng GT sản lượng
45.908
47.422
10.488
111,7
2.Tổng doanh thu
-DT SXCN
49.908
46.405
58.388
52 .282
8480
116
5877
112,6
3.Tổng chi phí
43.196
49.285
6089
114
4.Tổng lợi nhuận
391
436,764
45,764
110.47
6.Đâu tư XDCB
23.500
23.570
70
100,3
Trải qua 43 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Thành quả và kinh nghiệm hơn 40 năm qua , đặc biệt trong 10 năm đổi mới, sẽ là điểm tựa vững chắc để Công ty Cơ Khí Hà Nội tiếp tục vươn lên mạnh mẽ .
2-Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty:
Hiện nay, sản phẩm của công ty có hai luồng chế tạo. Đó là chế tạo trong kế hoạch và chế tạo theo hợp đồng. Đối với sản phẩm nằm trong kế hoạch thì các máy, thiết bị, công cụ dụng cụ được phòng kế hoạch lên dự kiến hàng năm để tiến hành sản xuất. Phòng kỹ thuật sẽ thiết kế và các phân xưởng sẽ sản xuất theo các bước sản xuất của bản thiết kế . Còn đối với sản phẩm theo hợp đồng, hợp đồng sẽ được chuyển qua phòng kỹ thuật xem xét và đưa ra các bước sản xuất để lên kế hoạch về nguyên vật liệu, giờ công và thời gian thực hiện.
Sản phẩm của của công ty có quy trình phức tạp, được tạo thành do lắp giáp cơ học các chi tiết, các bộ phận yêu cầu kỹ thuật cao, mỗi chi tiết có thể khái quát qua một số bước thực hiện theo sơ đồ sau:
sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm
Nhập kho thành phẩm
Lắp ráp
KCS- kiểm tra sản phẩm
Đúc
Phôi mẫu
Gia công lắp ráp
Gia công cơ khí chi tiết
Nhập kho bán thành phẩm
3-Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ Khí Hà Nội :
3.1-Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty:
Tổ chức một bộ máy hiệu quả đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của bất cứ một công ty nào. Tổ chức một bộ máy sản xuất tốt thì công ty mới có thể sản xuất ra những sản phẩm đại chất lượng cao. Đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy, công ty luôn tự hoàn thiện cơ cấu tổ chức cuả mình.
Do đặc điểm của quy trình sản xuất , để quả lý có hiệu quả, Công ty Cơ Khí Hà Nội áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, dựa trên chế độ tập trung dân chủ . Hình thức tổ chức này mang đặc tính của sản xuất công nghiệp chuyên môn hoá qua các giai đoạn Vì vậy ở mỗi cấp quản lý các quyết định về chức năng đều tập trung cho lãnh đạo trực tuyến , các lĩnh vực chuyên môn của thể trong từng bộ phận cụ thể đều do lãnh đạo chức quản lý.
Để đảm bảo chuyên môn hoá cao, bộ máy máy quản lý của công ty được tổ chức thành bốn cấp quản lý chính là giám đốc , phó giám đốc, các trưởng phòng, các xưởng trưởng. Cụ thể là:
Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc, giám đối là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Để giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc thường trực. Phó giám đốc thường trực thực hiện các công việc điều hành chung hàng ngày của công ty dưới sự uỷ quyền của giám đốc; Xây dựng chiến lược phát triển của công ty , xây dựng các dự án hợp tác và liên doanh liên kết trong và ngoài công ty
3.2-Tổ chức sản xuất trong công ty:
Do đặc điểm của quy trình công nghệ, công ty tổ chức thành hai cấp sản xuất. Trong đó bộ phận sản xuất chính tạo ra và lăp ráp các bộ phận chính máy, các bộ phận sản xuất phụ gia công, sản xuất các chi tiết phục vụ cho bộ phận sản xuất chính. Bao gồm bộ phận sản xuất của công ty
Xưởng máy công cụ là xưởng sản xuất chính với nhiệm vụ là sản xuất các loại máy công cụ như máy tiện, máy khoan. Xưởngnày được chia thành các phân xưởng nhỏ như: phân xưởng đúc gang, phân xưởng đức thép.
Xưởng đúc: là một bộ phận sản xuất chính có nhiệm vụ tạo phôi, thép, gang đúc, đúc các chi tiết máy, các phụ tùng cơ khí phục vụ cho các xưởng khác.
Xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện là một bộ phận sản xuất phụ có chức năng gia công cacá chi tiết phục vụ cho các phân xưởng cơ khí như trục máy tiện,vỏ bao che các thiết bị, .. .
Xưởng cơ điện là nhiệm vụ quản lý, điều phối cung cấp điện cho toàn công ty, sửa chữa lớn các thiết bị.
Xưởng cán thép làm chức năng cán các loại thép xây dựng.
Xưởng bánh răng chuyên cung cấp bánh răng, trục răng và các mân cặp cho xưởng máy công cụ và cho các đơn đặt hàng.
4-Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cơ Khí Hà Nội :
4.1-Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán thống kế tài chính có quy mô là 14 người , có trình độ đại học, nghiệp vụ chuyên môn cao, có kinh nhiệm, mỗi người đảm nhiệm một công việc nhất định và dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng.
Kế toán tiền mặt
Kế toán tiền gửi ngân hàng
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư- công cụ dụng cụ
Kế toán chi phí và giá thành
Kế toán tiêu thụ
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Bộ máy kế toán được phân công lao động như sau:
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán tại công ty, giúp giám đốc công ty tính toán hợp đồng kinh tế để đưa ra quyết định ký duyệt vàkiểm tra tài sản cố định.
Dưới kế toán trưởng là kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu về tiền lương, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tài sản cố định, lập bảng biểu kế toán, lập bảng kê tổng hợp só 4.
Thủ quỹ làm nhiệm vụ cấp phát tiền và cân đối quỹ đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với ngưòi bán, phụ trách tài khoản 331” phải trả khách hàng” và lập sổ quỹ.
Kế toán tiền mặt phụ trách toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 111” tiền mặt “, viết phiếu thu, phiếu chi và hạch toán đúng theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi tiền gửi ngân hàng về tinh hình thu, chi hàng ngày qua báo cáo uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, theo dõi khoản vayngân hạn, dài hạn qua ngân hàng, tính toán tiền lãi phải trả . Kế toán tiền gửi phụ trách theo dõi TK 112 “ tiền gửi ngân hàng”, TK 311 “nợ ngán hạn “ TK 341” nợ dài hạn”, TK 315 ”nợ dài hạn đến hạn trả “
Phần hành kế toán vật tư do ba người phụ trách theo dõi tình hình xuất nhập vật tư hàng ngày. Hàng tháng thực hiện phân bổ vật tư,. Kế toán vật tư phụ trách TK 152 -nguyên vật liệu, TK 153- công cụ dụng cụ , TK 154- bán thành phẩm
Kế toán tiền lương mở sổ theo dõi quỹ lương và thực hiện việc trích lập các quỹ theo chế độ lao động tiền lương.Hàng tháng, kế toán tính và phân bổ quỹ lương, theo dõi việc thanh toán lương cho công nhân viên chức . Kế toán tiền lương phụ trách TK 334 “ phải trả công nhân viên “, TK 338 ”phải trả khác “ ( 3382,,3383,3384)
Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình biến động tài sản trong công ty, phụ trách việc tình và phân bổ khấu hao. Ngoài ra còn theo dõi nguồn vốn cố định của công ty.
Phần hành kế toán tiêu thụ gồm hai người làm nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ của công ty, theo dõi nợ phải thu cũng như tính toán thuế GTGT đầu ra.
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gồm bốn người theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành phân xưởng cho từng sản phẩm.
Để thực hiện tốt chức năng của mình, phòng kế toán được còn được trang bị phần hành kế toán Acpro với một hệ thống mạng nội bộ gồm 4 máy tính có thế liên kết với nhau được. Hệ thống kế toán máy đã giúp công việc hạch toán được thuận tiện hơn và chính xác hơn.
4.2-Tổ chức công tác kế toán
v Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán:
Toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty đều được phản ánh qua các chừng từ kế tóan pháp lý, chứng từ mệnh lệnh, ... cũng như các chứng từ kế toán dùng ghi sổ. Các chứng từ gốc là cơ sở để kế toán phần hành tiến hành nhập sổ liệu vào máy, lên sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký – chứng từ.
Để hệ thống hoá thông tin, công ty tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tổng hợp theo đúng quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT từ năm 1995 và các thông tư bổ sung từ đó đến nay. Ngoài ra , để phù hợp đặc thù công ty , phòng kế toán còn xây dựng thêm một số tài khoản chi tiết như tài khoản 621” chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ được chi tiết thành tiểu khoản TK 621.1” Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp “ TK 621.2” Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp ”, 621.3” chi phí nhiên liệu trực tiếp “ 621.4 “ Chi phí phế liệu trực tiếp “
v Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất lớn ,tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ phát sinh, và có trình độ kế toán khá cao và có điều kiện phân công lao động kế toán nên công ty áp dụng hình thức hạch toán kế toán nhật ký chứng từ.
Theo hình thức này, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán viên tính toán và tập hợp vào bảng phân bổ hoặc ghi trực tiếp vào các sổ chi tiết , bảng kê, nhật ký chứng từ. Một số bảng kê chỉ được ghi vào cuối thàng dựa vào bảng phân bổ , số chỉ tiết,. Cuối tháng, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng sổ số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng trên các Nhật ký – chứng từ để ghi vào Sổ cái.
Sau mỗi quý, kế toán trưởng thường tập hợp số liệu trên sổ cái tài khoản và một số chỉ tiêu chi tiết trong các Nhật ký chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tải chính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký – chứng từ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội được khải quát theo sơ đồ sau:
Bảng kê
Nhật ký- chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ gôc và các bảng phân bổ
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
II-Thực trạng tổ chức kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội:
1-Nhận xét chung về đặc điểm vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội:
Công ty Cơ Khí Hà Nội là công ty chuyên sản xuất những sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao như máy công cụ, máy nông nghiệp, và thiết bị điện, kết c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100210.doc