66
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THĂNG LONG
I/Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 2
1.3/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3
1.4/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 16
II/Thực tế công tác kế toán của công ty xây dựng số 2 Thăng Long. 6
2.1/ Tổ chức bộ máy kế toán 6
2.2/Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ 8
2.3/Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 9
2.4/ Tổ chức sổ kế toán của công ty 9
2.5/Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 12
III/ Nhận xét đánh giá chung 12
PHẦN II
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VỚI VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 15
I. Tài sản cố định - đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định. 15
1.1. Khái niệm tài sản cố định 15
1.2. Đặc điểm của tài sản cố định 16
1.3 Nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ 16
II. Phân loại và đánh giá tài sản cố định 16
2.1Phân loại tài sản cố định 16
2.2. Đánh giá tài sản cố định 18
III. Tổ chức hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp 21
3.1. Thủ tục và hồ sơ 21
3.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 21
3.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ 22
3.4 Hạch toán thuê và cho thuê tài sản cố định 37
3.5. Hệ thống sổ sách kế toán tài sản cố định 39
IV. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định 42
4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 42
4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ 44
V. Một số liên hệ với kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán 44
Chương II:
THỰC TẾ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THĂNG LONG 46
I/ Lịch sử hình thành vàđặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lí của Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long. 46
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 46
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 47
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 48
1.4./ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 48
1.5./ Tổ chức công tác kế toán của công ty xây dựng số 2 Thăng Long 49
II/ Thực trạng công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long 53
1. Đặc điểm và tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty 53
1.1. Phân loại và đặc điểm tài sản cố định 53
1.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định 54
2. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty 55
2.1. Thủ tục chứng từ, sổ sách, tài khoán sử dụng và quy trình hạch toán chung 55
2.2. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ 55
2.3.Hạch toán tính hình biến động giảm TSCĐ 61
3.Hạch toán khấu hao TSCĐ 65
4.Kiểm kê TSCĐ 66
5.Hạch toán sửa chữa tài sản cố định 66
6.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 69
Chương III:
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THĂNG LONG. 72
3.1. Đánh giá chung về công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty : 72
3.2.Một số giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 74
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện kế toán tscđ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai:
Chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai trước khi tài sản vô hình được hình thành thoả mãn định nghĩa và các điều kiện ghi nhận TSCĐ .
Nợ TK 142,242 – (Nếu chi phí lớn)
Nợ TK 642 – (Nếu chi phí nhỏ)
Có TK 111,112,152,334,331…
Khi xét thấy tài sản vô hình là kết quả của giai đoạn triển khai đáp ứng được định nghĩa và các tiêu chuẩn đối với TSCĐ .
Các chi phí phát sinh kể từ thời điểm đó liên quan đến việc hình thành tài sản, kế toán ghi:
Nợ TK 241- Xây dung cơ bản dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331…
Khi kết thúc giai đoạn triển khai, bàn giao TSCĐ được hình thành, xác định nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn. được mua cùng với nhà cửa vật kiến trúc trên đất, phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hinh, hữu hình riêng biệt:
Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ HH
Nợ TK 213 – Nguyên giá TSCĐ VH
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,331
Khi mua TSCĐ vô hình dưới hình thức thanh toán bằng vốn cổ phần.
Nguyên giá TSCĐ là hợp lý của các chứng từ được phát hành.
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết vốn góp, thặng dư vốn).
3.3.1.3.Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Kế toán thanh lý TSCĐ hữu hình, vô hình.
TSCĐ thanh lý, nhượng bán là các TSCĐ đã khấu hao hết, hoặc không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ đã lạc hậu về kỹ thuật sử dụng, không hiệu quả, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Khi tiến hành thanh lý TSCĐ , doanh nghiệp phải thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ để tổ chức việc thanh lý TSCĐ.Hội đồng thanh lý phải lập”Biên bản thanh lý TSCĐ “ theo quy định.Biên bản thanh lý là chứng từ để ghi sổ kế toán.
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác, kế toán ghi:
Nợ TK 214-Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811-Chi phí khác (phần giá trị còn lại)
Có TK 211,213-TSCĐ HH,VH (nguyên giá )
Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ :Phế liệu thu hồi hoặc bán phế liệu, ghi:
Nợ TK 111,112,152,153…(Gía trị thu hồi)
Có TK 711…-Thu nhập khác
Có TK 333 – thuế GTGT
Các chi phí thanh lý được coi như chi phí khác, căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 811- Chi phí khác
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ(Nếu có )
Có TK 111,112,141,152,214…
Trong trường hợp việc thanh lý TSCĐ do bộ phận sản xuất phụ của đơn vị thực hiện, kê toán phản ánh chi phí thanh lý.
Nợ TK 811- Chi phí khác
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thanh lý để xác định kết quả thanh lý, kế toán ghi:
Nợ TK 911- XĐKQKD
Có TK 811- chi phí khác
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thanh lý, kế toán ghi :
Nợ TK 711-Thu nhập khác
Có TK 911-XĐKQKD
Xác định và ghi sổ thanh lý TSCĐ .
Nợ TK 911 – XĐKQKD
Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối. (Nếu có lãi )
Nếu kết quả thanh lý là lỗ, kế toán ghi ngược lại.
Trường hợp TSCĐ thanh lý được hình thành bằng nguồn vốn vay ngấn hàng thì số tiền thu được về thanh lý TSCĐ trước hết phải được sử dụng để trả vốn vay cho ngân hàng, chủ nợ khác, kế toán ghi:
Nợ TK 341 – Vay dài hạn
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Có TK 111,112…
Kế toán nhượng bán TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
TSCĐ nhượng bán là những TSCĐ mà doanh nghiệp không cần dùng đến, hoặc xét thấy việc sử dụng không đem lại hiệu quả.
Khi nhượng bán TSCĐ, doanh nghiệp cũng phải thành lập hội đồng để xác định giá bán TSCĐ, tổ chức việc nhượng bán TSCĐ theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ, ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác, kế toán ghi:
Nợ TK 214 – hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)
Có TK 211,213 – (Nguyên giá)
Số tiền thu từ nhượng bán TSCĐ được coi là một khoản thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,138 – (Số thu từ nhượng bán)
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT
Chi phí liên quan đến hoạt động nhượng bán TSCĐ được coi như các khoản chi phí khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 (Tổng giá thanh toán)
Kết quả nhượng bán TSCĐ cũng được tính vào kết quả hoạt động bất thường và được phản ánh như trường hợp thanh lý TSCĐ .
Kế toán góp vốn tham gia liên doanh bằng TSCĐ hữu hình.
Hoạt động góp vốn tham gia liên doanh với các đơn vị khác được coi là một hoạt động đầu tư tài chính – doanh nghiệp sử dụng số vốn tạm thời không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính để đầu tư kiếm lời. Các đơn vị có thể góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền, vật tư…và TSCĐ . Khi sử dụng TSCĐ để góp vốn, các TSCĐ phải được hội động liên doanh đánh giá . Do vậy, có thể phát sinh chênh lệch giữa giá trị vốn góp được chấp nhận và giá trị còn lại của TSCĐ theo sổ kế toán của đơn vị. Chênh lệch đó được hạch toán tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu (TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản) và được xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
*Trường hợp trị giá vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ theo tài liệu kế toán, ghi:
Nợ TK 128,222,(Trị giá vốn góp được hội đồng liên doanh công nhận)
Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn TSCĐ )
Có TK 211,213 (Nguyên giá của TSCĐ )
Có TK 412 (Chênh lệch)
* Trường hợp trị giá vốn góp được đánh giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ thì số chênh lệch được ghi: Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Kế toán chuyển TSCĐ thành CCDC
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng mất giá của đồng tiền (Lạm pháTK) là hiện tượng phổ biến. Do vậy, tiêu chuẩn về giá trị của TSCĐ có thể trở nên khôNguyên giá phù hợp, đòi hỏi phải được thay đổi. Khi có quyết định nhà nước thay đổi tiêu chuẩn TSCĐ (Cả tiêu chuẩn về thời hạn sử dụng và tiêu chuẩn giá trị – chủ yếu là tiêu chuẩn giá trị). Đơn vị phải tiến hành soát xét toàn bộ TSCĐ hiện có để xác định những TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ, căn cứ vào quyết định điều chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ, kế toán phản ánh như sau:
- Nếu giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng nhỏ, thì được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sử dụng TSCĐ trong kỳ (Như trường hợp xuất CCDC sử dụng phân bổ 100%)
Nợ TK 627,641,642…(Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 (Hao mòn TSCĐ )
Có TK 211,213,(Nguyên giá)
- Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần phải tiến hành phân bổ dần vào chi phí nhiều kỳ, kế toán ghi giống trường hợp CCDC phải phân bổ nhiều lần.
Nợ TK 142,242
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 211,213
- Đồng thời, tiến hành phân bổ phần giá trị còn lại vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 627,641,642…
Có TK 142,242
Trường hợp TSCĐ còn mới ( Đang bảo quản trong kho ) khi chuyển thành công cụ dụng cụ ghi:
Nợ TK 153-Công cụ dụng cụ
Có TK 211,213
3.3.2. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
3.3.2.1. Khái niệm và phương pháp tính
3.3.2.1.1. Khái niệm
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này thể hiện dưới 2 dạng:
+ Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, ăn mòn, hư hỏng
+ Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có tính năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, hao mòn la một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
Về phương diện kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh đựoc giá trị thực của TSCĐ, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Về phương diện tài chính: Khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ.
Về phương diện thuế khoá: Khấu hao là một khoản chi phí trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ.
Về phương diện kế toán: Khấu hao là sự ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.
3.3.2.1.2 Phương pháp tính khấu hao
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao là tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao đựoc lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp khấu hao sau:
Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Mức khấu hao
phải trích
bình quân năm
=
Nguyên giá
tài sản cố định
bình quân
X
Tỷ lệ khấu hao
bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Mức khấu hao phải trích
bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12
Nhược điểm: Thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình, không có điều kiện đầu tư trang bị tài sản cố định mới.
Do khấu hao TSCĐ đựoc tính vào ngày 1 hàng tháng (nguyên tắc tròn tháng) để đơn giản cho việc tính toán, quy định những tài sản cố định tăng (hoặc giảm) trong tháng này thì tháng sau mới tính (hoặc thôi tính) khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:
Số khấu hao
phải trích
tháng này
Số khấu hao
đã trích trong
tháng trước
+
Số khấu hao của những
TSCĐ tăng thêm
trong tháng trước
-
Số khấu hao của những
TSCĐ giảm đi trong
tháng trước
=
Mức khấu hao phải
trích hàng tháng
Cần chú ý rằng, với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành, mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức sau:
Giá trị còn lại trước khi nâng cấp + Giá trị nâng cấp
Số năm ước tính sử dụng sau khi sửa chữa x 12
=
Phương pháp tính khấu hao theo sản lượng:
Ưu điểm: Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
Mức khấu hao phải
trích trong tháng
Sản lượng hoàn thành
trong tháng
Mức khấu hao bình quân
trên một đơn vị sản lượng
=
x
Nhược điểm: Mức khấu hao phụ thuộc vào sản phẩm hoàn thành, do vậy nếu sản phẩm sản xuất ra ít thì thu hồi vốn chậm.
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần:
Được tiến hành theo các bước sau:
+: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng ( ban hành kèm theo quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003).
Xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao nhanh
*
Trong đó :
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương * Hệ số điều chỉnh
nhanh (%) pháp đường thẳng
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
x 100
=
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng(%) Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số sử dụng xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh ( lần)
Đến 4 năm ( TK<4 năm )
1.5
Trên 4 năm đến 6 năm ( 4 năm <TK<6 năm
2.0
Trên 6 năm ( t > 6 năm )
2.5
Những năm cuối, khi mức trích khấu hao hàng năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
3.3.2.2. Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định
3.3.2.2.1. Chứng từ sử dụng
Việc tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp được xác định dựa trên khấu hao phải trích của kỳ trước, và sự biến động về TSCĐ trong kỳ này. Do vậy, kế toán sẽ sử dụng các chứng từ: Biên bản giao nhận TSCĐ , biên bản thanh lý, nhượng bán để từ đó kế toán tiến hành xác định mức khấu hao phải trích và lập bảng tính và phân bổ khấu hao
3.3.2.2.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản:
- Tài khoản 214: “Hao mòn tài sản cố định”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê ngắn hạn).
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (nhượng bán, thanh lý).
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ (do trích khấu hao, đánh giá tăng).
Dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Tài khoản 214 đựoc chi tiết thành:
+ 2141 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình.
+ 2142 – Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính.
+ 2143 – Hao mòn tài sản cố định vô hình.
Tài khoản 009: “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao cơ bản TSCĐ .
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm vốn khấu hao cơ bản.
Dư Nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 627, TK 641, 642, 242, 136
TK 627
3.3.2.2.3. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
TK 214
TK 211, 213
Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm
do thanh lý, nhượng bán
Trích khấu haotính vào
chi phí SX chung
TK 641
Trích khấu haotính vào
chi phí bán hàng
TK 642
Trích khấu hao tính vào
chi phí quản lý
TK 4313
Trích hao mòn dùng
cho hoạt động văn hoá phúc lợi
TK 466
Hao mòn TSCĐ dùng vào
hoạt động sự nghiệp , dự án
Sơ đồ :Quy trình hạch toán khấu hao tài sản cố định
3.3.3. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản cho thích hợp.
3.3.3.1. Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng
Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lặt vặt, mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Do khối lượng của công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.
+ Nếu việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau:
Nợ các TK liên quan (627, 641, 642).
Có các TK chi phí (111, 112, 152, 334, 338).
+ Trường hợp thuê ngoài:
Nợ các TK tập hợp chi phí (627, 641, 642).
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK chi phí (111, 112, 331): Tổng số tiền phải trả.
3.3.3.2. Trường hợp sửa chữa lớn mang tính phục hồi
Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn mang tính phục hồi được tiến hành như sau:
Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng công trình:
-Nếu thuê ngoài: Phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao:
Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng.
-Nếu do doanh nghiệp tự làm:
Nợ TK 241 (2413): Tập hợp chi phí sửa chữa.
Có các TK chi phí (111, 112, 152,).
Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành:
Tuỳ theo tính chất sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp:
Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa trong kế hoạch.
Nợ TK 242: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu lớn).
Nợ TK liên quan (627, 641, 642): Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch.
Có TK 241 (2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
3.3.3.3. Trường hợp sửa chữa nâng cấp
Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dung của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ xung thêm một số bộ phận của TSCĐ. Việc hạch toán sửa chữa nâng cấp được tiến hành như sửa chữa lớn mang tính phục hồi, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng công trình qua tài khoản 241 (2413). Khi công trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành, bàn giao, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng bút toán (không phân biệt sửa chữa trong hay ngoài kế hoạch).
Nợ TK 211: Nguyên giá (giá thành sửa chữa thực tế).
Có TK 241 (2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn.
3.4 Hạch toán thuê và cho thuê tài sản cố định.
Do yêu cầu ngày càng phát triển của hoạt động SXKD, DN có thể không cần sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng thêm một số TSCĐ. Khi xét thấy việc mua sắm (hoặc sử dụng) TSCĐ không hiệu quả bằng đi thuê (hoặc cho thuê) hoặc không đủ vốn để đầu tư, DN có thể đi thuê (hoặc cho thuê) TSCĐ. Căn cứ vào thời gian và điều kiện cụ thể, việc đi thuê (hoặc cho thuê) được phân thành thuê (cho thuê) tài chính và thuê (hoặc cho thuê) hoạt động.
3.4.1.Hạch toán TSCĐ thuê tài chính:
Chuẩn mực số 06 ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC quy định: “Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.”
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC quy định: “TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Đối với bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính. Còn bên đi thuê ghi nhận tài sản tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
Việc kế toán TSCĐ thuê tài chính được tiến hành như sau:
Tài khoản sử dụng:
3.4.2.Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động:
Thuê hoạt động là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.
TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn một trong các tiêu chuẩn về thuê tài chính.
Tại đơn vị đi thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động (không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo hiểm và bảo dưỡng) vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suất thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (trả tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau), trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.
Để phản ánh giá trị TSCĐ đi thuê hoạt động, kế toán sử dụng TK001- Tài sản thuê ngoài chi tiết theo từng người cho thuê và từng loại TSCĐ thuê. Khi thuê ghi :
Nợ TK 001, khi trả ghi : Có TK 001.
Khi chi tiền trả nợ thuê hoạt động
Định kỳ trả tiền thuê TS là
thuê hoạt động
Chi tiền
trả tiền thuê
Trả trước
tiền thuê
Thuế GTGT
Chi phí tiền thuê tài sản là thuê
hoạt động phải trả kỳ này
Thuế GTGT
Định kỳ phân bổ số đã
trả trước tiền thuê vào chi phí
Số trả cho kỳ này
TK 111,112,331 TK331 TK241,623,
627,641,642
TK 133
TK142,242
TK133
Sơ đồ kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động
(Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ )
3.5. Hệ thống sổ sách kế toán tài sản cố định.
Sổ sách kế toán là những trang sổ lập theo một quy định có liên hệ chặt chẽ với nhau để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở của số liệu chứng từ gốc. Theo chế độ tài chính hiện nay mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán trong chế độ quy định đó là:
+ Hình thức Nhật ký chung
+ Hình thức Nhật ký – Sổ cái
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ
+ Hình thức Nhật ký chứng từ
IV. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định
4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá:
4.1.1.Chỉ tiêu đánh giá tình hình biến động TSCĐ
Để phân tích tình hình tăng, giảm và đổi mới TSCĐ, cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau:
Hệ số tăng
TSCĐ
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào
sản xuất, kinh doanh trong kỳ
=
+ Hệ số tăng TSCĐ:
Hệ số giảm
TSCĐ
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào
sản xuất, kinh doanh trong kỳ
=
+ Hệ số giảm TSCĐ:
Hệ số đổi mới
TSCĐ
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
=
+ Hệ số đổi mới TSCĐ:
Hệ số loại bỏ
TSCĐ
Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ
=
+ Hệ số loại bỏ TSCĐ:
Các hệ số này phản ánh mức độ tăng giảm thuần tuý chung về quy mô tài sản cố định và mức độ trang bị, loại bỏ. Nó phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang bị của doanh nghiệp.
4.1.2Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu TSCĐ:
Tỷ suất đầu tư
(%)
Giá trị TSCĐ đã và đang đầu tư
Giá trị tổng tài sản
=
x
100
Để đánh giá cơ cấu tài sản cố định người ta dùng chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu và giá trị tổng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp trên giá trị tổng tài sản của đơn vị, từ đó kết hợp với các chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
4.1.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định chính là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cố định, muốn vậy doanh nghiệp phải dựa trên các chỉ tiêu sau để đánh giá:
+ Sức sản xuất của TSCĐ:
Sức sản xuất
của TSCĐ
Tổng doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng doanh thu.
+ Sức sinh lợi của TSCĐ:
Sức sinh lợi
của TSCĐ
Lợi nhuận thuần (lợi nhuận gộp)
Nguyên giá TSCĐ bình quân
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lai mấy đồng lợi nhuận thuần.
+ Suất hao phí:
Suất hao phí
của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Giá trị tổng sản lượng
=
Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu hay một đồng giá trị tổng sản lượng cần bao nhiêu đồng Nguyên giá TSCĐ bình quân.
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu khác như mức độ trang bị TSCĐ, hệ số hao mòn
4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ
Để nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp thì cần phải tiến hành theo các quy định sau:
+ Quản lý chặt chẽ TSCĐ, việc điều động TSCĐ phải có giấy tờ.
+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra TSCĐ.
+ Quản lý TSCĐ cả về nguyên giá lẫn giá trị hao mòn.
+ Việc đầu tư hay thanh lý TSCĐ phải dựa trên sự đánh giá chính xác về mức độ cần thiết và hiệu quả kinh doanh đem lại.
V. Một số liên hệ với kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế TSCĐ là những tài sản có thể sử dụng cho tổ chức trên một năm và có giá trị lớn, chúng được hình thành do mua sắm, xây dựng để sử dụng cho sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán.
Một tài sản được coi là TSCĐ nếu:
-Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản này.
-Chi phí của tài sản cần được tính toán một cách đáng tin cậy từ chính hoạt động giao dịch.
Theo chuẩn mực số 16 “Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị” các phương pháp khấu hao có thể được sử dụng gồm: phương pháp tính ngang bằng, cân đối giảm dần và tổng các đơn vị.Cũng theo chuẩn mực quốc tế số 16, trong việc xác định nguyên giá TSCĐ, các chi phí đưa TSCĐ vào sử dung được phân bổ vào giá phí (nguyên giá TSCĐ) gồm:
-Chi phí chuẩn bị mặt hàng.
-Chi phí lắp đặt.
-Chi phí thù lao môi giới.
Các chi phí sau đây thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ( trừ phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng):
-Chi phí khởi công.
-Chi phí chung và chi phí hành chính.
Tuy nhiên, trong trường hợp mua TSCĐ thanh toán chậm, có phát sinh lãi về tín dụng (như trường hợp thuê mua TSCĐ...), chúng ta xác định nguyên giá TSCĐ là giá trị hiện tại hoá còn phần chênh lệch (tiền lãi tín dụng) được hạch toán vào chi phí trả trước trong suốt thời hạn tín dụng. Nhưng theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 23, số tiền lãi trên các khoản vay dùng vào đầu tư TSCĐ cũng có thể được tính vào nguyên giá TSCĐ.
Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế: Trên thế giới hiện nay đa số các công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để phân bổ khấu hao trong các sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của họ. Một số tài sản được khấu hao theo phương pháp sản lượng. Còn phương pháp khấu hao nhanh được áp dụng cho mục đích tính thuế th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20074.DOC