Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học – công nghệ đã làm nảy sinh ngày càng nhiều nhu cầu, khả năng sản xuất mới, chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, quá trình tập trung và tích tụ vốn sản xuất được đẩy mạn, sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp kể cả tổng công ty nhà nước đều phải có khả năng thích ứng cao với sự biến động của môi trường kinh doanh, không ngừng đổi mới công nghệ, kết hợp một cách hợp lý giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trên thực tế hiện nay, các tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91 đã hết sức chú trọng đến vấn đề đổi mới công nghệ và họ có đủ điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước trong công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời kỳ. Theo đó mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu cụ thể của chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là sản phẩm của sáng tạo, của khoa học và nghệ thuật quản lý. Nó quyết định sự thắng lợi của các Tổng công ty trong cạnh tranh.
2.3.Tập trung nghiên cứu thị trường nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Thường xuyên bám sát thị trường; làm tốt công tác khảo sát, dự báo thị trường để kịp thời đề ra các giải pháp sản xuất – kinh doanh.
Phân công và hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị trong hệ thống ngành, đồng thời xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các bạn hàng truyền thống là cơ sở vững chắc để tạo môi trường kinh ổn định, lành mạnh, bảo đảm hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
Tăng cường khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh thông qua định hướng chiến lược Marketing của doanh nghiệp : Thực tế hoạt động kinh doanh của các Tổng công ty nhà nước trong những năm đầu đổi mới cho thấy: nhiều Tổng công ty chưa nhận thức đầy đủ và coi hệ thống lý thuyết Marketing như là một công cụ để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, vì vậy các Tổng công ty này thường lúng túng, bị động trước những thay đổi cảu thị trường và khách hàng. Do vậy trong thời gian sau đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các Tổng công ty nhà nước đã tổ chức thực hiện tốt ba chiến lược, đó là: chiến lược hướng tới khách hàng, chiến lược cạnh tranh, chiến lược thích nghi thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó chiến lược hướng tới khách hàng được coi là cơ sở của mọi chiến lược. Bởi vì nếu doanh nghiệp không nắm bắt được một cách khách quan nhu cầu đích thực của khách hàng thì nó không thể tồn tại được. Ngoài ra để thành công các Tổng công ty đã hình thành được những chiến lược mang đến cho Tổng công ty lợi thế chiến lược mạnh nhất so với đối thủ cạnh tranh. Nhiệm vụ của chiến lược này là đưa Tổng công ty đến một vị trí cạnh tranh cao hơn so với trước đó.
2.4.Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với cơ chế thị trường và với pháp luật Nhà nước.
Việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với cơ chế thị trường và với pháp luật Nhà nước không phải chỉ là sự hợp nhất một vài bộ phận hoặc cắt bỏ một vài bộ phận. Vấn đề trọng tâm đặt ra khi hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vấn đề tổ chức sắp xếp lại các nguồn lực như thế nào để có thể sử dụng các nguồn lực có hạn một cách có hiệu quả nhất, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhằm tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, nhậy cảm và có tính thích nghi cao với môi trường kinh doanh, tạo ra một cơ chế quản lý đảm bảo nhịp nhàng, đồng bộ trong các hoạt động, phát huy cao độ tính tự chủ và những tài năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận và của mỗi doanh nghiệp thành viên trong việc xử lý các tình huống kinh doanh. Quá trình hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp đã tránh được tình trạng tùy tiện hay thụ động trong việc tiến hành sửa đổi cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý mà đã được tiến hành theo trình tự như sau:
Nhận thức Nhận thức Tổ chức Kiểm
sự cần những thực tra
thiết phải cản trở đối hiện sự đánh
thay đổi với sự thay đổi giá
thay đổi
2.5.Tăng quy mô vốn doanh nghiệp và có biện pháp thiết thực trong việc đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt việc tăng quy mô vốn chủ yếu do vốn góp trong doanh nghiệp.
Để khắc phục tình trạng thiếu vốn trong họt động sản xuất kinh doanh, các Tổng công ty nhà nước đã thực hiện một số giải pháp về vốn như sau:
một là, thực hiện chính sách cổ phần hóa, với biện pháp này các Tổng công ty đã huy động được nguồn vốn đầu tư tiềm tàng mà vẫn duy trì được sự quản lý của Nhà nước ở mức độ cần thiết. Một số Tổng công ty đã thu được kết quả to lớn qua quá trình cổ phần hóa một số đơn vị trực thuộc và rút kinh nghiệm để tiếp tục cổ phần hóa một số đơn vị thành viên khác.
Hai là, đa dạng hóa các kênh tài chính và giải phóng nguồn vốn bên trong Tổng công ty. Các Tổng công ty đã khai thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng tạo nên sự linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn, đơn giản hóa các quy định và thủ tục gây ách tắc cho các nguồn vốn tín dụng.
Ba là, thúc đẩy nhanh quá trình liên kết mạng lưới nội bộ. Các Tổng công ty đã khắc phục tình trạng phân tán và rời rạc, hình thành mạng lưới liên kết nội bộ Tổng công ty và giữa một số Tổng công ty để khai thác thế mạnh vốn có của từng doanh nghiệp.
3.Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thành viên.
3.1.Những thành tựu đạt được:
Theo thống kê cho đến năm 1998 cả nước ta có khoảng 95 Tổng công ty trong đó có khoảng 18 Tổng công ty được thành lập theo quyết định số 91TTg của chính phủ. Trong các Tổng công ty nhà nước có 1392 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập bằng 24% số doanh nghiệp hiện có. Riêng 17 Tổng công ty 91 trong năm 1999 có tới 460 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập chiếm 9% tổng số doanh nghiệp hiện có. Các Tổng công ty nhà nước này đều nằm trong những ngành kinh tế quốc dân quan trọng, trong đó bộ công nghiệp có 19 Tổng công ty nhà nước (7 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90) bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có 18 Tổng công ty nhà nước (4 Tổng công ty 91 và 14 Tổng công ty 90) bộ giao thông vận tải có 15 Tổng công ty (trong đó có 2 Tổng công ty 91 và 13 Tổng công ty 90) bộ xây dựng có 13 Tổng công ty nhà nước (1 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90). Nếu so với toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước thì Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 mặc dù chiếm 24% số lượng doanh nghiệp nhưng lại chiếm tỷ lệ 66% về vốn, 60% về lực lượng lao động, 69% về nộp ngân sách nhà nước. Các Tổng công ty đã thể hiện được vị trí then chốt trong nền kinh tế. Có thể ghi nhận vị trí quan trọng của 17 Tổng công ty 91 qua các con số như sau: các Tổng công ty 91 chỉ chiếm 9% số lượng doanh nghiệp nhưng lại chiếm 54,9% về vốn, 64,2% về lợi nhuận trước thuế, và 54,9% về nộp ngân sách. Từ sau khi thành lập đến nay, nhiều Tổng công ty đã nhanh chóng đi vào ổn định, khắc phục khó khăn, vươn lên đạt kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều Tổng công ty đã phát huy được vai trò chủ lực của mình trong ngành và nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức và tích cực tham gia các chính sách xã hội. Các Tổng công ty đã đạt được mức tăng trưởng được giao về giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thu nộp ngân sách lãi, lỗ, bình quân thu nhập của cán bộ công nhân viên. Kim ngạch xuất khẩu và các chỉ tiêu khác đều tăng qua các năm.
Có một số Tổng công ty ngày càng lớn mạnh, có tiềm lực phát triển, hoạt động có hiệu quả ổn định vững chắc như Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty điện lực. Các công ty này không những đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng mà còn phát triển được thị phần của ngành.
Đa số các Tổng công ty 91 và nhiều Tổng công ty 90 hoạt động trong lĩnh vực thuộc các ngành giao thông vân tải, xây dựng, thuỷ lợi, thương mại, đã hoạt động tương đối tốt ở các khâu: tập hợp được sức mạnh của Tổng công ty trong tham gia đấu thầu, bảo lãnh tín dụng, mua sắm thiết bị công nghệ mới, điều hoà vốn nhàn rỗi của các thành viên cho yêu cầu đầu tư tăng thêm năng lực mới, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn theo cơ chế liên doanh liên kết, tín dụng nội bộ hoặc hỗ trợ cán bộ quả lý có năng lực, chấn chỉnh tình trạng cạnh tranh bừa bãi giữa các doanh nghiệp thành viên trong xuất nhập khẩu, tổ chức các dịch vụ chung, phát huy trí tuệ tập thể và trách nhiệm tập thể trong việc xem xét các chủ trương đầu tư và bảo toàn vốn của Nhà nước. Thời gian qua nếu không có vai trò của Tổng công ty thì không thể khắc phục được tình hình của nhà máy dệt Nam Định, không thể thực hiện chủ trương di chuyển các nhà máy lớn ra khỏi thành phố như nhà may xi măng Hải Phòng, xi măng Thủ Đức...
Có rất nhiều doanh nghiệp để huy động được nguồn lực của toàn bộ Tổng công ty kết hợp huy động các nguồn vốn khác để điều hoà việc thực hiện chủ trương đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài, làm nòng cốt trong việc bảo đảm các cân đối chủ yếu của nền kinh tế về những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, cân đối ngoại tệ góp phần quan trọng vào việc ổn định giá cả và ổn định kinh tế xã hội.
Hệ thống các Tổng công ty đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập trật tự xuất nhập khẩu phát huy vai trò chủ động của doanh nghiệp thành viên ngăn chặn tình trạng các doanh nghiệp cùng cạnh tranh nâng giá mua, hạ giá bán, tăng chi phí giao dịch quốc tế và hạn chế sơ hở trong việc ký kết các hợp đồng thương mại. Các Tổng công ty đã tăng sức mạnh cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh và trong thị trường tiêu thụ trong nước. Một số loại sản phẩm của một số ngành kinh tế do các Tổng công ty sản xuất đã và đang có vị trí đứng ở thị trường nước ngoài, tạo khả năng tự cân đối được kim ngạch xuất nhập khẩu, như các ngành rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, than may mặc và dầu khí. Nhìn chung các Tổng công ty có khả năng và thực lực để thực hiện các nhiệm vụ và chiến lược phát triển ngành do chính phủ giao
3.2.Những hạn chế và nguyên nhân
Từ những kết quả đã đạt được của các Tổng công ty trong thời gian qua cho thấy mô hình Tổng công ty nhà nước phần nào đã phát huy được ưu điểm. Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động của các Tổng công ty nảy sinh nhiều tồn tại và vướng mắc cần phải giải quyết để hoàn thiện hơn nữa mô hình này. Đó là các tồn tại trên các mặt sau:
- Trước hết, như phần trước đã đề cập so với các doanh nghiệp Nhà nước khác, các Tổng công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn về vốn (71,9%) nhưng mới tạo ra được 49,8% về doanh thu. Trong đó các Tổng công ty 91 chiếm 54,9% về số vốn nhưng chỉ đạt được 26,4% về tổng doanh thu, Tổng công ty 90 chiếm 17% về vốn nhưng đạt được 23,2% về doanh thu. Như vậy bên cạnh các Tổng công ty hoạt động tốt, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội còn có những Tổng công ty chiếm số vốn lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số Tổng công ty, mặc dù các chỉ tiêu về kinh tế đều tăng về giá trị tuyệt đối nhưng mức tăng đều giảm qua các năm. Các chỉ tiêu tăng trưởng về vốn, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước của các Tổng công ty 91 trong năm 1998 đều thấp hơn năm 1997. Tỷ lệ thuế lợi tức trong tổng nộp ngân sách của các Tổng công ty 91 giảm dần từ 34,8% năm 1996 xuống 30,5% năm 1998. Trong nửa đầu năm 1999 so với cùng kỳ năm 1998 chỉ có 9 trong tổng số 17 Tổng công ty 91 tăng về doanh thu, 10 trong 17 Tổng công ty 91 tăng về nộp ngân sách. Tổng công ty Cà phê chỉ đạt được 61% về doanh thu và 83,6% về nộp ngân sách so với cùng kỳ năm 1998. Tương tự Tổng công ty lương thực miền nam đạt 83,6% về doanh thu và 51,7% về nộp ngân sác, Tổng công ty xi măng đạt 83,28% về doanh thu và 74,45% về ngân sách.
- Thứ hai, tình hình tài chính của các Tổng công ty 91 gặp nhiều khó khăn, tính đến tháng 6/1999 các Tổng công ty này có tổng số nợ phải trả lên tới 60 ngàn tỷ đồng, tổng lượng tồn kho lên tới 4164 tỷ đồng. Riêng Tổng công ty mía đường I và II đã tồn kho 1000 tỷ đồng, Tổng công ty xi măng tồn kho 500 tỷ đồng, hàng dệt tồn kho 500 tỷ đồng. Năm 1998 Tổng công ty than lỗ 60 tỷ đồng.
Về vấn đề vốn đối với các Tổng công ty cũng là vấn đề lớn phải quan tâm. Các Tổng công ty nhà nước, điển hình là Tổng công ty 91 có mức độ tập chung vốn cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước độc lập và trong một chừng mực nào đó nó góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên vốn của các Tổng công ty nhà nước, mà cụ thể là Tổng công ty 90 cũng như toàn bộ khu vực kinh tế quốc doanh còn nhỏ bé chưa tương xứng với nhu cầu và vị trí chiến lược của chúng.
Trong các Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91 vốn lưu động được cấp còn nhỏ bé trong khi đó nhiệm vụ được giao lớn. Vì vậy tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang là trở ngại, khó khăn cho các Tổng công ty, mặc dù các Tổng công ty này đã được ưu tiên các điều kiện vật chất, nguồn lực để phát triển. Năm 1998 vốn bình quân của Tổng công ty 91 chỉ đạt 3661 tỷ đồng. Trong số 17 Tổng công ty 91 thì có tới 14 Tổng công ty (82%) có mức vốn dưới mức vốn trung bình, trong đó 6 Tổng công ty (35%) có mức vốn dưới 1000 tỷ đồng. Ngoài một số Tổng công ty có trình độ tích tụ và tập chung cao như Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty bưu chính viễn thông, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam có số vốn tương đối lớn vào cỡ vài ngàn tỷ đồng, còn lại có tới 6 Tổng công ty nhà nước chưa đảm bảo được số vốn pháp định tối thiểu (1000 tỷ đồng).
Vốn của các Tổng công ty 90 còn thấp hơn nhiều năm 1998 vốn bình quân của Tổng công ty 90 là 280 tỷ đồng trong số đó có 80% có số vốn nhà nước thấp hơn mức bình quân, hơn 35% có số vốn dưới 100 tỷ đồng, số Tổng công ty 90 có 500 tỷ đồng vốn nhà nước trở lên chỉ chiếm 13%. Như vậy, nếu quy đổi số vốn bình quân của các Tổng công ty 90 ra USD và so với các tập đoàn kinh doanh trong khu vực thì có thể thấy các Tổng công ty của chúng ta còn có mức vôn nhỏ bé. Nhu cầu thị trường và khả năng kinh doanh cho phép mở rộng quy mô kinh doanh, nhưng các Tổng công ty đều bó tay vì không có khả năng huy động vốn hoặc chỉ có thể vay vốn với số lượng hạn chế, dẫn tới khả năng không thể đổi mới được công nghệ, khả năng cạnh tranh yếu và dễ bị các công ty nước ngoài chèn ép.
- Thứ ba, về mặt luật pháp và cơ chế chính sách của nhà nước đối với Tổng công ty. Hiện nay các quy định, quy chế đối với Tổng công ty cần phải sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế. Các hạn chế về mặt cơ chế chính sách, luật pháp và cách thức quản lý, do tính chất thiếu đồng bộ hoặc do triển khai thực hiện cũng gây ra một số tác động bất lợi cho các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Đáng chú ý nhất là cơ chế quản lý tài chính và các quy định liên quan tới tổ chức bộ máy hoạt động của Tổng công ty.
Có một số cơ chế chính sách đối với Tổng công ty nhà nước không còn phù hợp đặc biệt là cơ chế kế hoạch hoá. Doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế về quyền chủ động sáng tạo, còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì chỉ chăm lo tới lợi ích riêng của doanh nghiệp mìmh những doanh nghiệp độc lập ngoài Tổng công ty.
Bộ luật doanh nghiệp nhà nước hiện hành hiện nay, Tổng công ty được xác định là doanh nghiệp Nhà nước, có quyền và nghĩa vụ như các doanh nghiệp khác. Tổng công ty gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về công nghệ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập cũng là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ như một doanh nghiệp Nhà nước khác, từ việc nhận vốn, nhiệm vụ do Tổng công ty giao chứ không phải nhà nước. Các doanh nghiệp này chịu sự ràng buộc của Tổng công ty theo điều lệ trong các vấn đề như kinh doanh phải phù hợp với phương án của Tổng công ty, các dự án đầu tư phải theo nhiệm vụ của Tổng công ty giao, phải nộp kinh phí cho Tổng công ty. Các quy định như trong luật hiện hành rất khó thực hiện. Bởi vì tính độc lập về kinh doanh do đó Tổng công ty không thể chỉ đạo được các doanh nghiệp thành viên nhất là doanh nghiệp hạch toán độc lập. Những quy định này buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp hạch toán độc lập mâu thuẫn với quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, chỉ có một số ít Tổng công ty được thành lập trên cơ sở các doanh nghiệp thành viên gắn bó với nhau về công nghệ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều tổng công ty được thành lập theo ý muốn chủ quan của người sáng lập do đó sự ra nhập Tổng công ty chưa hẳn là tự nguyện. Vấn đề xử lý mối quan hệ chưa dựa trên nền tảng lợi ích kinh tế dẫn tới sự dính kết giữa các đơn vị thành viên và Tổng công ty bị hạn chế, động lực xây dựng Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên bị thả nổi. Mặt khác, cùng với việc các Tổng công ty chưa có thế mạnh về vốn đủ sức chi phối cũng như liên kết các doanh nghiệp thành viên, không ràng buộc được các doanh nghiệp do đó vai trò cuẩ Tổng công ty mờ nhạt, chỉ là hình thức.
Về vấn đề tổ chức cơ cấu bộ máy và việc phân định rõ chức năng của các bộ phận trong Tổng công ty cần thiết giải quyết. Thiếu các quy định rõ ràng về vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, cũng như mối quan hệ của Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong quản lý và điều hành Tổng công ty. Theo điều lệ mẫu của Tổng công ty cơ cấu bộ máy của Tổng công ty bao gồm: Hội đồng quả trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc và các đơn vị thành viên. Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc. Nhưng thực tế thời gian qua, vai trò của Hội đồng quản trị trong các Tổng công ty hầu như rất mờ nhạt. Có một số Tổng công ty đã hoạt động được vài năm rồi mà vẫn chưa đủ số thành viên Hội đồng quản trị, cá biệt có Tổng công ty cho tới năm 1999 mới có chủ tịch Hội đồng quản trị. Qua tình hình hoạt động cho thấy, một số thành viên Hội đồng quản trị không có năng lực vì thiếu am hiểu chuyên môn quản lý, chưa gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Mặt khác, vị trí, chức năng, thẩm quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chưa phân định rõ ràng nên người ta cảm thấy Tổng công ty là "một cơ thể có hai đầu" vừa Hội đồng quản trị vừa Tổng giám đốc, mà quyền lực của Hội đồng quản trị thì cao nhất trên phương diện quản lý còn Tổng giám đốc quyền lực cao nhất trên phương diện điều hành. Thật ra sự tách biệt giữa quản lý và điều hành chỉ là tường đối nhưng cần quy định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi bên. Hiện nay, phần lớn các cán bộ đều chưa phân cấp đầy đủ cho Hội đồng quản trị về quyền quyết định các dự án đầu tư, quyền đề bạt bổ nhiệm cán bộ. Một số đề nghị của Tổng giám đốc mặc dù chưa có ý kiến của Hội đồng quản trị vẫn được lãnh đạo xem xét quyết định. Điều đó làm cho vai trò của Hội đồng quản trị có phần hạn chế. Trong nhiều lĩnh vực có sự tham gia quyết định của cả hai bộ phận Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc sẽ gây ra sự chồng chéo dẫn tới khó xác định trách nhiệm khi gây ra hậu quả bao che bao biện đối với các hành động sai trái của nhau.
- Xét về vấn đề quản lý của các cơ quan nhà nước. Do sự thiếu phân công, phân cấp cụ thể rõ ràng về quản lý nhà nước và thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước giữa chính phủ và các bộ quản lý ngành, bộ chức năng và ủy Ban Nhân dân cấp tỉnh, huyện do đó mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và Tổng công ty rất phức tạp, có quá nhiều đầu mối, trách nhiệm giải quyết công việc không rõ ràng và khó trách nhiệm khi xảy ra hậu quả. Hiện tại, đại diện sở hữu nhà nước được dàn trải ở nhiều cơ quan đại diện làm nảy sinh nhiều vấn đề phiền hà cho các doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ sở trong cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp mà hậu quả khó lường hết cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn cho cả doanh nghiệp.
- Về mặt tính chất sở hữu, các Tổng công ty nhà nước về cơ bản thuộc sở hữu nhà nước thể hiện tính chất đơn sở hữu. Vấn đề cổ phần hoá còn rất hạn chế. Năm 1999 mới có 31 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 91 tiến hành cổ phần hoá. Tốc độ cổ phần hoá chậm đã làm giảm khả năng thu hút các nguồn lực cũng như vai trò Xã Hội hoá của các Tổng công ty.
Cuối cùng, đó là tính chất ngành kinh doanh. Các Tổng công ty hiện nay về cơ bản đã tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nghĩa là đa dạng hoá như đối với các tập đoàn kinh doanh trên thế giới. Nhưng các Tổng công ty ở nước ta thường dựa trên một ngành một lĩnh vực cụ thể mang tính chất xương sống. Mặt khác, các doanh nghiệp thành viên lại có mối quan hệ nhất định với nhau về lĩnh vực kinh doanh nào đó. Vì thế, tính chất đơn ngành thể hiện rõ nét. Sự ra đời của các Tổng công ty làm cho trật tự cạnh tranh được tạo lập song với tính chất đơn ngành cộng với các ưu đãi phát triển đã gây ra tình trạng độc quyền trên một số ngành, lĩnh vực kinh doanh, cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Điều này sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế và hạn chế việc thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, giảm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động. Một số Tổng công ty như Tổng công ty điện lực, Tổng công ty bưu chính viễn thông có hiện tượng độc quyền trong kinh doanh, Tăng giá liên tục gây thiệt hại cho các đơn vị kinh doanh khác và nảy sinh bất bình giữa các doanh nghiệp. Thực tế, các Tổng công ty này hoạt động có hiệu quả không phải do năng lực quản lý điều hành tốt mà có lẽ một phần do sự bảo hộ trực tiếp cho tính độc quyền ở các đơn vị này từ phía chính phủ. Nên chăng phải có liệu pháp hạn chế tính độc quyền trong một số Tổng công ty hiện nay.
Xuất phát từ sự phân tích nêu trên, có thể khái quát một số tồn tại và vướng mắc chính cần phải giải quyết để đưa các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các vướng mắc chủ yếu có thể nhận thấy tập trung vào vấn đề; hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính sách, các luật và hệ thống văn bản pháp quy dưới luật nhằm tạo cho các doanh nghiệp môi trường kinh doanh lành mạnh. Trong đó cần tạo cho Tổng công ty quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh tránh sự can thiệp quá sâu của cơ quan nhà nước. Vấn đề xác định rõ mối quan hệ giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên. Các mặt hạn chế của bản thân các Tổng công ty là vấn đề năng lực tài chính, vốn, công nghệ, mối liên hệ và hiệu quả công việc của các bộ phận trong Tổng công ty.
chương iii
Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước
trong công nghiệp
1.Cơ hội, thách thức và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước trong công nghiệp
1.1.Cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước trong công nghiệp
Tổng công ty nhà nước là một loại hình doanh nghiệp được nhà nước đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển sản xuất kinh doanh cũng như phát triển kinh tế nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp đã có điều kiện hết sức thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong lĩnh vực công nghiệp, cụ thể là :
1.1.1.Có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới vào sản xuất công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học – công nghệ đã làm nảy sinh ngày càng nhiều nhu cầu, khả năng sản xuất mới, chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, quá trình tập trung và tích tụ vốn sản xuất được đẩy mạn, sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt …Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp kể cả tổng công ty nhà nước đều phải có khả năng thích ứng cao với sự biến động của môi trường kinh doanh, không ngừng đổi mới công nghệ, kết hợp một cách hợp lý giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trên thực tế hiện nay, các tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91 đã hết sức chú trọng đến vấn đề đổi mới công nghệ và họ có đủ điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nhờ có quy mô lớn và trong mười năm đổi mới, các tổng công ty nhà nước làm ăn có hiệu quả cho nên quy mô vốn của doanh nghiệp không ngừng được tăng lên.Việc đầu tư cho đổi mới công nghệ nhờ đó thực hiện được một cách dễ dàng và không chỉ có vậy, cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp cũng không ngừng và liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ và tay nghề cho nên so với trước đây, trình độ chuyển giao công nghệ được cải thiện đáng kể. Cán bộ kỹ thuật đã làm chủ được công nghệ, không bị lệ thuộc vào bên chuyển giao. Chính vì lẽ đó mà hiệu quả sản xuất kinh doanh và cũng như là hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp không ngừng được nâng cao, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và nhà nước.
Song song với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ trên thế giới, việc áp dụng công nghệ mới, hiện đại vào nước ta cũng hết sức cần xem xét. Chúng ta có hạn chế là luôn đi chậm hơn một bước trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng ngược lại , chúng ta có một thuận lợi hết sức quan trọng đó là việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại còn có những thiếu xót và bất hợp lý trong việc xác định các điều kiện áp dụng. Chính sự thiếu xót và bất hợp lý ấy giúp chúng ta có kinh nghiệm hơn so vớihọ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, nếu cứ đi sau họ mãi như vậy sẽ dẫn đến ngày càng lạc hậu hơn so với họ, sản phẩm sản xuất tuy có thể tốt hơn trên thị trường thế giới nhu cầu về sản phẩm ấy có thể đã bão hòa. Nếu tiêu thụ được thì chỉ có thị trường trong nước với số lượng nhỏ, do đó hiệu quả kinh doanh không cao. Do vậy, cần có biện pháp thiết thực nhằm tìm kiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34222.doc