Chuyên đề Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc

 

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu - 1 -

1.1. Lý luận chung về xuất khẩu - 1 -

1.1.1.Khái niệm và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế đất nước - 1 -

1.1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu - 1 -

1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế đất nước - 1 -

1.1.2. Các hình thức xuất khẩu - 2 -

1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu - 4 -

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu - 5 -

1.1.4.1. Môi trường chính trị , văn hoá, kinh tế và pháp luật - 5 -

1.1.4.2. Chính sách thương mại - 6 -

1.1.4.3. Các đối thủ cạnh tranh - 6 -

1.1.4.4.Công nghệ về sản xuất và chế biến - 7 -

1.2. Khái quát về xuất khẩu rau quả của Việt Nam - 7 -

1.2.1.Tình hình sản xuất rau quả - 7 -

1.2.2.Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam - 10 -

1.2.3.Đặc điểm hàng rau quả và vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam - 12 -

1.2.3.1.Đặc điểm hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam - 13 -

1.2.3.2. Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam - 15 -

1.2.3. Lợi thế của sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam so với các nước khác - 16 -

1.2.3.1. Lợi thế về chi phí thấp - 16 -

1.2.3.2. Khả năng cung cấp rau quả trai vụ - 18 -

1.2.3.3. Khả năng cung cấp những rau khác lạ - 19 -

Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 20 -

2.1.Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 20 -

2.1.1.Khái quát về thị trường xuất khẩu Trung Quốc - 20 -

2.1.2.Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc - 23 -

2.2. Các rào cản thương mại của Trung Quốc đối với nhập khẩu rau quả - 25 -

Chương 3 :Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc - 39 -

3.1.Phương hướng về phát triển xuất khẩu rau quả - 39 -

3.2.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 42 -

3.2.1. Các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau quả xuất khẩu - 42 -

3.2.2. Chính sách thương mại và khuyến khích xuất khẩu - 46 -

4.2.3.Chính sách phát triển các hiệp hội ngành hàng - 48 -

4.2.4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực - 48 -

Kết luận - 50 -

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sẽ tăng diện tích gieo trồng rau quả trong năm 2007 lên đến 1195 nghìn ha, giá trị xuất khẩu đạt 340 triệu USD và đến năm 2010 diện tích có khả năng trồng rau quả của Việt Nam lến đến 1,6 triệu ha, đạt giá trị xuất khẩu khoảng 600-700 triệu USD. Cũng như Việt Nam, Thái lan cũng là một nước nông nghiệp truyền thống lâu đời với diện tích 514 nghìn km2 (38% đất nông nghiệp, 20% là rừng) tuy nhiên sản lượng sản xuất và xuất khẩu nông sản của Thái Lan rất cao, đặc biệt là xuất khẩu rau quả .Như vậy có nghĩa là tiềm năng sản xuất nông sản và xuất khẩu rau quả của Việt Nam so với các nước trong và ngoài khu vực còn nhiều và chứa được khai thác một cách triệt để. Về khí hậu Khí hâu của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi để trồng nhiều loại cây rau, cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao. Địa hình tương đối phức tạp và có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau đã hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau với những sản phẩm rau, cây ăn quả đa dạng được trồng khắp các vùng trong cả nước. Đối với các loại cây ăn quả có nguôn gốc Á nhiệt đới như: vải , hồng, đào, mơ.. thường được phân bố ở vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Bắc ,Tây Bắc. Còn đối với loại quả có nguồn gốc nhiệt đới như: Măng cụt ,sẩu riêng, chôm chôm…được phân bố từ Bình Định vào đồng bằng Sông Cửu Long. Từ các giống quả đặc sản của địa phương được thị trường ưa chuộng đã hình thành các vùng rau quả tập trung, các vùng quả đặc sản được hình thành như: vùng bưởi đặc sản Nam Sa( Vĩnh Long), Tân Triều (Đồng Nai), Đoan Hùng (Phú Thọ); vùng nhãn lồng Hưng Yên, vải Hải Dương, Bắc Giang… So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam là đất nước được ưu đãi lớn về khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là điều kiện thuận lợi lớn cho sản xuất nông sản và đặc biệt là rau quả với những chủng loại quả đặc trưng và rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới .Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam so với các nước còn nhiều bất cập do chưa khai thác hết được lợi thế về điều kiên tự nhiên. Về lao động Nguồn nhân lực ở Việt Nam được đánh giá là rất dồi dào với tổng số dân gần 83 triệu người trong đó có khoang 50 triệu người lao động.Người dân Việt Nam có phẩm chất tốt: chăm chỉ , cần cù, ham học hỏi…Truyền thống trồng cây công nghiệp lâu đời đã tích luỹ từ hàng nghìn năm nên người dân có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt. Có lợi thế về số lượng lao động so với các nước trong khu vực nhưng lao động của Việt Nam còn nhiều yếu kém về trình độ ,kém về kỹ thuật canh tác chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm do cha ông ta truyền lại. 1.2.3.2. Khả năng cung cấp rau quả trai vụ Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để gieo trồng các loại rau quả, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm phân biệt rõ ràng từ Bắc vào Nam :Một mùa đông lạnh ở Miền Bắc, khí hậu kiểu Tây Nam Á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tao điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hoá các loại cây trồng, có khả năng đáp ứng cung cấp rau tươi quanh năm, đây là một lợi thế để xuất khẩu sang các nước ôn đới và hàn đới ,tận dụng mùa vụ mà nguồn cung cấp nội địa của họ bị hạn chế do thời tiết.Lợi thế này đã được khai thác khá hiệu quả khi ta xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản, EU, Mỹ… 1.2.3..3. Khả năng cung cấp những rau khác lạ Do Việt Nam có hệ thống khí hậu đa dạng trải dài trên khắp cả nước neencó khả năng cung ứng rau quả quanh năm với nhiều chủng loại, có khả năng cung cấp các loai rau ôn đới được sản xuất ở vùng núi phía Bắc và Lâm Đồng cho các thị trường nhiệt đới như Singapore, Malayxia, Trung Quốc… So với các nước trong khu vực thi Việt Nam có khả năng cung cấp những sản phẩm khác lạ, tuy nhiên chỉ dừng lại ở những giống cây trồng truyền thống trong khi các quôc gia trên thế giới ngày càng phát triển, lai tạo được những giống cây trồng mang hương vị đặc trưng được tuyển chọn, vì vậy cần có biện pháp đẩy mạnh sản xuất các chủng loại rau quả đặc trưng, kết hợp tích cực đầu tư nghiên cứu lai tạo ra nhiều loại giống cây trồng mới có năng suât cũng như chất lượng cao hơn. Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 2.1.Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 2.1.1.Khái quát về thị trường xuất khẩu Trung Quốc Trong những năm qua ,cả thế giới đã chứng kiến sự vươn lên thần kỳ của Trung Quốc, được đánh giá sự bành trướng mới của Châu Á. Trung Quốc đã đẩy Canada khỏi vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế mạnh trên thế giới. Hàng hóa Trung Quốc có mặt trên các thị trường quốc tế từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU…đến thị trường các nước đang phát triển trên thế giới. Hàng hoá Trung Quốc đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chấp chận được,phù hợp trên thị trường, giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với hàng hoá nội địa. Điều này như khẳng định sự đúng đắn trên các chiến lược phát triển ngoại thương của Trung Quốc. Trung Quốc đã thành công trong việc chuyển hướng xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Song chiến lược phát triển này của Trung Quốc khác hẳn so với chiến lược về xuất khẩu của các nước đang phát triển ở Đông Á Trung Quốc có diện tích rất lớn khoảng 9.596.965 km2, đứng thứ 3 thế giới và dân số đông nhất thế giới khoảng 1.306.313 người (năm 2004) Trung Quốc trải rộng trên một diện tích lớn, địa hình phong phú đa dạng.Như vậy ngay trên đất nước này, chủng loại rau quả đã rất phong phú, đa dạng.Thêm vào đó, Trung Quốc cũng là một đất nước nông nghiệp như Việt Nam nhưng họ có khả năng về tài chính, công nghệ hơn hẳn chúng ta.Vì vậy nông nghiệp của họ được tiến hành công nghiệp hoá từ rất lấu rồi với công nghệ hiện đại. Đúng như Trung Quốc nhân định, bản thân Trung Quốc cũng là một thị trường rất hấp dẫn với tất cả những mặt hàng nói chung và rau quả nói riêng. Do đời sống người dân Trung Quốc ngày càng được nâng cao và thói quen ẩm thực nên người dân Trung Quốc đòi hỏi một lượng rau quả lớn ,sức tiêu thị ngày càng nâng cao. Với một mức dân số hơn 1,3 tỷ người thì cầu trên thị trường này là một con số khổng lồ cho ngành xuất khẩu rau quả. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là nấm, củ cải, hành tỏi, các loại rau tươi và rau chế biến khác, quýt, táo…Các thị trường xuất khẩu rau quả chính của Trung Quốc là Nhật Bản,Hồng Kông, EU, Nga và các nước Đông Nam Á. Các loại rau quả nhập khẩu chủ yếu là chuối, nho, cam, táo, cần tây, nấm.. nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ, Chilê, các nước Đông Nam Á… Hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán lẻ hiện đại đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua thay thế dần các chợ ngoài trời.Rau quả nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến hơn ở thị trường Trung Quốc. Đã bắt đầu hình thành cửa hàng chuyên doanh rau quả chất lượng cao và rau quả nhập khẩu.Các nhà bán lẻ cũng như các chuỗi cửa hàng bán lẻ thường tổ chức các hình thức hợp tác trong mua gom rau quả nội địa cũng như nhập khâu, ký kết hợp đồng cung ứng với các nhà sản xuất trong và ngoài nước…Các nhà cung cấp nước ngoài có thể xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thông qua các công ty nhập khẩu, phân phối,các công ty mua gom, cũng như cung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn. Nhập khẩu qua Hồng Kông đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh doanh rau quả nhập khẩu của Trung Quốc.Nhiều nhà phân phối rau quả của Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với các công ty thương mại của Hồng Kông. Sơ đồ 1: Kênh phân phối rau quả trên thị trường Trung Quốc Nhà xuât khẩu Cửa hàng hiệp hội giá và các văn phòng mua bán Nhà cung cấp nước ngoài Nhà phân phối của Trung Quốc:Thượng Hải,Quảng Đông Nhà buôn cấp độ 2 Mạng lưới bán lẻ Hải quan và trạm kiểm dịch Trong thời gian qua, có những dấu hiệu đáng mừng của quan hệ mua bán giữa Việt Nam và Trung Quốc.Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, mối quan hệ giao thương này càng có điều kiện phát triển hơn nữa, thể hiện bằng sự tăng trưởng kim ngạch giữa hai nước, 10 tỷ USD là kim ngạch buôn bán song phương mà hai nước đặt ra đến năm 2010.Song mục tiêu này đã hoàn tất ngoạn mục trong năm 2006. Đây là những thành công ngoài dự đoán của hai nước,khiến hai nước thấy rõ tiềm lực ngoại thương của mình để có những chính sách phù hợp. Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc(2000-2006) Năm Kim ngạch ( tr USD) 2001 3023.6 2002 3677.1 2003 5021.7 2004 7192 2005 8.200 2006 10.000 ( Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bộ Thương Mại) 2.1.2.Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả hàng đầu thế giới. Mặc dù là một nước xuất khẩu rau quả lớn, đứng thứ 8 trên thế giới nhưng bình quân Trung Quốc nhập khẩu 620 triệu USD trái cây mỗi năm. Trong đó khoảng 78% trái cây nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Trong thời gian tới, nhập khẩu trái cây của Trung Quốc từ các nước Đông Nam Á sẽ còn tăng lên. Trung Quốc vẫn được coi là thị trường xuất khẩu trái cây hàng đầu của Việt Nam, chiếm gần 60% tổng giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam năm 2000. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tỷ trọng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung quốc đang giảm đi đáng kể, chỉ còn 18% vào năm 2000. Chương trình thu hoạch sớm Việt Nam-Trung Quốc thực hiện trong 5 năm (2004- 2008). Riêng đối với Việt Nam, từ ngày 1/1/2004, Trung Quốc cắt giảm dần 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam và Việt Nam sẽ cắt giảm dần 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc xuống bằng 0% trước ngày 1/1/2008. Mặc dù Trung Quốc được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng, nhưng từ khi thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm đến nay, việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Trung Quốc không tăng lên, mà lại giảm đi. Thách thức đáng lo ngại nhất là hàng nông sản Việt Nam (chủ yếu là rau quả) đang phải cạnh tranh với hàng nông sản của các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan. Trái cây Việt Nam thường đắt hơn so với trái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác. Trong tháng 12/2001, khi sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5 USD/kg, thì sầu riêng trái vụ của ta giá đến 20.000 đ/kg, đắt gấp 3 lần mà chất lượng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Giá thành chuối tươi xuất khẩu được ở các tỉnh ĐBSCL thường ở mức 115-120 USD/tấn chưa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều năm tại các cảng của Philippines cũng ở mức 110-115 USD/tấn với khối lượng lớn và đồng đều. Việt Nam chỉ có lợi thế hơn các nước ASEAN khác vì có chung đường biên giới dài với Trung Quôc. Khoảng cách vận chuyển gần, có nhiều ưu đãi trong buôn bán biên mậu là lợi thế đã được các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam khai thác hiệu quả. Nhưng tình hình đã thay đổi rất nhanh, khi Trung Quôc bãi bỏ dần các ưu đãi biên mậu thì kim ngạch nhiều mặt hàng đã giảm xuống 4-5 lần. Cửa khẩu duy nhất còn lại áp dung các ưu đãi biên mậu là Lào Cai thì gặp nhiều khó khăn về vận chuyển đường bộ, nhất là các mặt hàng tươi sống. Tuy nhiênThái Lan đã và đang tìm các biện pháp để khắc phục bất lợi về khoảng cách địa lý của mình. Thái Lan đã có những biện pháp mà doanh nghiệp Việt Nam chưa hề nghĩ tới như: mỗi ngày, chở đến Côn Minh rau quả tươi, thuỷ sản tươi bằng máy bay và đã được bán giá rất đắt. Thái Lan và Trung Quôc cũng đầu tư rất lớn để cải tạo sông Mêkông thành một đường thủy vận chuyển rất an toàn, chi phí rất rẻ cho những mặt hàng cồng kềnh, đòi hỏi cao về bảo quản như rau quả. Ngày ngày, hàng rau quả, thuỷ sản Thái Lan vẫn đến được với các tỉnh miền Tây xa xôi của Trung Quôc bằng hàng không và đường thuỷ. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam với phương thức vận chuyển bằng xe đông lạnh đã bị bỏ lại rất xa cuộc chạy đua vào thị trường Trung Quôc. Như vậy, có thể nói ngay lợi thế buôn bán mậu biêu và chi phí vận tải của Việt Nam cũng đang ngày càng mất dần trước sự cạnh tranh gay gắt của rau quả của Thái Lan trên thị trường Trung Quốc. Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua Năm Kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước(Tr USD) Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang TrungQuốc(trUSD) Tỷ trọng XK sang Trung Quốc 2001 330 123.6 37.45 2002 200 62 31.0 2003 160 61.2 38.25 2004 140 56.8 40.57 2005 260 97.2 37.38 2006 300 126 42.0 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bộ Thương Mại) 2.2. Các rào cản thương mại của Trung Quốc đối với nhập khẩu rau quả Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) là cơ quan xác định thuế và thu thuế. Thêm vào đó, cơ quan này thu thuế giá trị gia tăng (VAT), thường ở mức trung bình 17% đối với những hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được chia thành hai loại: thuế quan chung và thuế quan tối thiểu (đối với những nước được hưởng tối huệ quốc). Năm đặc khu kinh tế, các thành phố mở, và những khu vực mậu dịch tự do có thể được hưởng ưu tiên giảm thuế hoặc miễn thuế. Các công ty kinh doanh ở những khu vực này nên tham khảo những qui định có liên quan. Định giá thuế quan: Theo qui định thuế quan của Trung Quốc, trị giá hàng hoá nhập khẩu là theo giá CIF, bao gồm cả giá bán thông thường của hàng hoá, cộng chi phí đóng gói, cước chuyên chở, phí bảo hiểm, và hoa hồng cho người bán. Trung Quốc áp dụng các mức thuế nhập khẩu tương đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ. Thuế suất trung bình phổ thông đối với rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suất MFN tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô hoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80% - 90% (nhưng thuế suất MFN vẫn là 13%); nhưng các loại hạt giống rau có thuế suất MFN khoảng 0-8%, các loại đậu, lạc thuế MFN khoảng 30%. Riêng các loại quả tươi, khô có thuế suất cao hơn. Thuế suất MFN trung bình với quả khoảng từ 30%-50% (thuế phổ thông lên tới 100%). Về chính sách phi thuế, Trung Quốc áp dụng chủ yếu các hình thức hạn ngạch, giấy phép hoặc chế độ đăng ký đặc định nhập khẩu. Các Quy Định Chung Điều 1 Để ngăn ngừa sinh vật có hại và thực vật có mang tính nguy hiểm thâm nhập vào nước ta, đảm bảo an toàn cho việc sản xuất hoa quả của trong nước cũng như sức khoẻ con người, căn cứ “Luật kểm dịch động thực vật xuât nhập khẩu nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” và các quy định thực thi có liên quan, nay ban hành bản quy định này. Điều 2 Quy định kiểm dịch này được áp dụng đối với các loại hoa quả tươi và các loại rau thuộc họ quả là cà chua, cà và ớt được nhập khẩu từ các nơi bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Điều 3 Cục kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập khẩu quốc gia (sau đây gọi tắt là Cục kiểm dịch kiểm nghiệm quốc gia) quản lý chung về công tác kiểm tra kiểm dịch hoa quả nhập khẩu của toàn quốc. Các chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập khẩu do Cục kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập khẩu đặt tại các địa phương (sau đây gọi tắt là Chi cục kiểm nghiệm kiểm dịch) phụ trách công tác giám sát và kiểm dịch hoa quả nhập khẩu nơi địa phương được giao quản lý. Điều 4 Nghiêm cấm nhập khẩu các loại hoa quả được sản xuất tại các khu vực hoặc quốc gia đang bị nạn ruồi tại Địa Trung Hải. Đối với các loại hoa quả ngoài vùng dịch nhưng lần đầu tiên nhập khẩu vào Trung Quốc thì chỉ sau khi có báo cáo về mức độ nguy hiểm của sinh vật có hại, đồng thời cùng với nước xuất khẩu ký kết Nghị định thư về kiểm dịch, lúc đó mới cho phép nhập khẩu. Điều 5 Nghiêm cấm mang xách hoa quả theo người hoặc gửi hoa quả qua đường bưu điện. Trừ những loại được luật pháp quy định. Chương II: Kiểm tra kiểm dịch Điều 6 Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền trước khi nhập khẩu hoa quả phi nộp đơn đề nghị được kiểm dịch và trước khi ký các hợp đồng hay tho thuận thương mại nên hoàn tất việc kiểm tra kiểm dịch. Điều 7 Nếu phù hợp các điều kiện sau đây, người đề nghị kiểm dịch sẽ được tiến hành làm các thủ tục kiểm tra kiểm dịch hoa quả nhập khẩu: 1. Nước xuất khẩu hoặc khu vực xuất khẩu không có bệnh dịch nghiêm trọng; 2. Phù hợp với các quy định có liên quan được quy định tại pháp luật về kiểm dịch động thực vật của Trung Quốc; 3. Phù hợp với các Thỏa thuận kiểm dịch có liên quan được ký kết song phương giữa Trung Quốc và nước (khu vực) xuất khẩu (Bao gồm cả Hiệp định kiểm dịch, Bản ghi nhớ…) Điều 8 Trình tự xem xét kiểm dịch hoa quả nhập khẩu 1. Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền trước khi tiến hành nhập khẩu, theo đúng quy định phải điền vào Đơn xin giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu Cục kiểm dịch xuất nhập khẩu Quốc gia nước CHND Trung Hoa và nộp lên Cục kiểm dịch kiểm nghiệm Quốc gia. Đối với các loại hoa quả dùng cho triển lãm, phi được chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm tại địa phương ni tổ chức triển lãm ghi rõ ý kiến; các loại hoa quả được bán hoặc sử dụng trên các chuyến tàu, xe đi xuyên suốt, của hàng miễn thuế đặt tại các cửa khẩu, và tại các khách sạn ở khu vực cửa khẩu, khi bán nhất định phi được chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm đặt tại cửa khẩu nhập khẩu ghi rõ ý kiến mới được phép tiêu thụ. 2. Cục kiểm dịch kiểm nghiệm Quốc gia sẽ tiến hành kiểm tra xem xét, đối với những trường hợp phù hợp với yêu cầu kiểm dịch, sẽ cấp “Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu của Cục kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập khẩu Quốc gia nước CHND Trung Hoa”, đối với các trường hợp không phù hợp với yêu cầu sẽ không cấp cho Giấy phép trên và sẽ thông báo rõ nguyên nhân đối với người đề nghị được kiểm dịch. Điều 9 Sau khi đã hoàn tất thủ tục xin kiểm dịch nhập khẩu, nếu như chủ hàng hoặc người được uỷ quyền thuộc một trong những trường hợp sau thì phi tiến hành lại các thủ tục xin kiểm dịch: 1. Tăng số lượng hoặc thay đổi loại hoa quả nhập khẩu; 2. Thay đổi nước hoặc khu vực xuất khẩu; 3. Thay đổi cửa khẩu nhập khẩu 4. Vượt quá thời hạn có giá trị sử dụng của Giấy phép kiểm dịch. Chưng III: Kiểm dịch nhập khẩu Điều 10 Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền trước khi hoặc khi nhập khẩu hoa quả phải tiến hành khai báo kiểm dịch với Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm nơi cửa khẩu nhập khẩu, đồng thời phải nộp “Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu của Cục kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập khẩu Quốc gia nước CHND Trung Hoa”, và các giấy tờ khác như Hoá đơn, Hợp đồng thương mại, Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động thực vật của nước (khu vực) xuất khẩu cấp… Điều 11 Đối với các loại hoa quả mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động thực vật của nước (khu vực) xuất khẩu cấp hoặc chưa tiến hành kiểm tra kiểm dịch theo luật định, chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm tại cửa khẩu nhập khẩu căn cứ tình hình thực tế mà tiến hành xử lý theo phưng thức trả lại hàng hoặc tiêu huỷ. Điều 12 Cơ sở tiến hành kiểm dịch hoa quả nhập khẩu gồm có: 1. Các văn bản pháp quy, quy định của Trung Quốc về kiểm dịch thực vật; 2. Thỏa thuận song phương được ký kết giữa Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ nước (khu vực) xuất khẩu; 3. Thỏa thuận được ký kết giữa Cục kiểm dịch kiểm nghiệm Quốc gia Trung Quốc và C quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước (khu vực) xuất khẩu (Bao gồm c Nghị định thư, Biên bn ghi nhớ…) 4. Yêu cầu kiểm dịch trong Giấy phép kiểm dịch; 5. Yêu cầu về kiểm dịch được nêu rõ trong Hợp đồng thương mại. Điều 13 Rau, hoa, quả khi nhập khẩu, nhất định phi phù hợp các điều kiện kiểm dịch sau: 1. Phù hợp với Thoả thuận song phương về kiểm dịch được ký kết giữa Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ nước (khu vực) xuất khẩu. 2. Không có các loại sinh vật có hại và thực vật mang tính nguy hiểm mà Trung Quốc nghiêm cấm nhập khẩu; hoa quả không được có cành, lá và đất. 3. Nhập khẩu trong trạng thái đóng gói nguyên trạng và phi ghi rõ ràng nơi sản xuất. 4. Phù hợp với các yêu cầu khác quy định trong Thỏa thuận song phương. Điều 14 Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm khi tiến hành kiểm tra tại chỗ, phải kiểm tra đối chiếu giữa hàng hóa và giấy tờ xem có khớp nhau không, căn cứ vào tình hình vận chuyển hàng hoá mà tiến hành kiểm tra, sau đó theo các trình tự và tiêu chuẩn kiểm tra mà lấy mẫu hoặc tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên, đồng thời lưu vào sổ sách số lượng (khối lượng) và chủng loại được kiểm tra thực tế. Điều 15 Khi tiến hành kiểm dịch trong phòng thí nghiệm thì phải căn cứ nơi sản xuất của hoa quả, chủng loại, khả năng mang sâu bệnh và các trình tự hoặc tiêu chuẩn liên quan tiến hành kiểm dịch. Sau khi hoàn tất việc kiểm dịch, phải điền vào “Báo cáo kiểm dịch tại phòng thí nghiệm”. Điều 16 Sau khi hoàn tất việc kiểm dịch hoa quả nhập khẩu, các trường hợp dưới đây cần xử lý như sau: 1. Nếu kiểm dịch đạt tiêu chuẩn, cấp Giấy thông quan kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập khẩu, cho phép nhập khẩu. 2. Trong quá trình kiểm dịch nếu phát hiện các loại thực vật mang tính nguy hiểm hoặc sâu bệnh hoặc các loại sâu bệnh thông thường nhưng vượt quá quy định cho phép, phải tiến hành diệt trừ, loại bỏ những loại sâu bệnh trên. Xử lý đạt tiêu chuẩn mới cho phép nhập khẩu; kiểm dịch không đạt tiêu chuẩn hoặc không có biện pháp nào có thể xử lý các loại sâu bệnh bị phát hiện thì sẽ trả lại hàng hoặc tiêu huỷ. Chương IV: Giám sát kiểm dịch Điều 17 Cục kiểm dịch kiểm nghiệm Quốc gia sẽ thực hiện chế độ đăng ký đối với các đơn vị kho bãi, chế biến và vườn trồng tại nước ngoài nơi xuất khẩu hoa quả sangTrungQuốc. Cục kiểm dịch kiểm nghiệm Quốc gia căn cứ vào yêu cầu kiểm dịch, đồng thời được sự đồng ý của nước (khu vực) xuất khẩu, sẽ cử chuyên gia kiểm dịch đến nơi sản xuất tiến hành điều tra về dịch bệnh, giám sát đóng gói hoặc tiến hành kiểm dịch trước khi xuất khẩu. Điều 18 Hoa quả có nguồn gốc từ vùng dịch bệnh phục vụ cho triển lãm, trước khi sử dụng phi làm các thủ tục về kiểm dịch cho phép đặc biệt tại Cục kiểm dịch kiểm nghiệm Quốc gia. Trong thời gian trưng bày triển lãm, phải chịu sự quản lý giám sát của chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm, nếu chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch không được tự ý sử dụng, biếu tặng, buôn bán hoặc di chuyển. Các loại hoa qủa bỏ đi thì phải tiến hành xử lý dưới sự giám sát của chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm. Điều 19 Các loại hoa quả nhập khẩu bán trên tàu, thuyền chạy suốt đến Hồng Kông, Ma Cao, sau khi kiểm dịch hợp lệ sẽ được đóng gói trong túi có dấu niêm phong của chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm. Khi hành khách mang theo loại hoa qủa này nhập khẩu nếu là loại túi đóng gói nêu trên thì sẽ không phi chịu sự kiểm tra, nhân viên kiểm dịch cũng có thể tuỳ tình hình thực tế mà tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên. Điều 20 Các loại quả nhập khẩu bán tại các cửa hàng miễn thuế nơi cửa khẩu, chỉ được phép tiêu thụ sau khi đã được kiểm dịch hợp lệ và được đóng gói trong trong túi có dấu niêm phong của chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm, đồng thời phải chịu sự quản lý giám sát của chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm. Điều 21 Các chuyến bay, chuyến tàu, thuyền quốc tế trong thời gian quá cảnh trong lãnh thổ Trung Quốc, các nhân viên phục vụ trên các phương tiện giao thông này và các nhân viên khác không được đem các loại hoa quả mang theo ra khỏi phương tiện giao thông của mình; hạt, vỏ hoặc các thứ bỏ đi của hoa quả do các nhân viên giao thông tự mang theo sẽ được tiến hành xử lý tiệt trùng dưới sự giám sát của chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm. Đối với các chuyến bay, chuyến tàu, thuyền đến từ khu vực đang có dịch bệnh động thực vật, nếu phát hiện các loại hoa quả cấm nhập khẩu thì tiến hành niêm phong và xử lý tiêu huỷ; nếu tiến hành niêm phong, trong thời gian hoạt động hoặc quá cảnh tại Trung Quốc, chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch không được phép dỡ bỏ niêm phong. Điều 22 Cục kiểm dịch kiểm nghiệm Quốc gia căn cứ vào tình hình thực tế, có thể chỉ định cơ quan kiểm dịch hữu quan giám sát kiểm dịch đối với các loại hoa quả đã được phép quá cảnh hoặc trung chuyển qua Trung Quốc. Điều 23 Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm căn cứ tình hình thực tế có thể tiến hành công tác giám sát dịch bệnh tại sân bay, bến tàu, ga tàu hoả, nhà kho, xưởng chế biến…Các đơn vị hữu quan phi có trách nhiệm phối hợp. 2.3. Đánh giá chung về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Hiện nay, chất lượng của nhiều loại rau quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là một vấn đề nổi cộm. Chất lượng của rau quả là hàm số phụ thuộc vào một số biến cơ bản gồm giống, phương pháp canh tác-thu hoạch, bảo quản-chế biến và vận chuyển. Trung Quôc đánh giá trái cây Việt Nam có những điểm hạn chế như sau: Bị bầm dập, xây xước (do thu hái, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp…) Bịsâu bệnh mau hư hỏng không đồng đều ,bao bì xấu quả nhãn bị xông SO2 quá mức qui định, phải trải lại hoặc huỷ Trước tiên, giống trái cây và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất mà đặc biệt là chất lượng quả. Việt Nam tương đối tự hào về các loại giống cây ăn trái bản địa phong phú. Tuy nhiên sự phong phú này đã không được khai thác phát triển một cách thích hợp. Do vậy, nhiều giống rau quả hiện nay của Việt Nam chỉ phù hợp với thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu thị trường quốc tế hay để chế biến. Chúng ta chưa phát triển được bộ giống phong phú các loại rau quả để phục vụ cho thị hiếu đa dạng của thị trường nội địa và xuất khẩu, tiêu dùng tươi hay phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Các giống rau quả của Việt Nam đã không được phát triển và bị lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Như vậy, chúng ta mới dừng ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa chịu khó tìm tòi phát triển những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị hiệu phức tạp của các loại thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32900.doc
Tài liệu liên quan