Là một doanhnghiệp kinh doanh tổng hợp công ty Minexport được hoạt động trên các lĩnh vực.
v Về xuất khẩu: Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng sau:
+ Khoáng sản: quặng và tinh quặng, gang các loại, Inmenite, thiếc thỏi, sodium,.
+ Hàng thủ công mỹ nghệ như tơ tằm và các sản phẩm từ tơ tằm, hàng may mặc, giầy dép. hàng tiêu dùng, túi sách, gỗ,.
+ Các sản phẩm về hoá chất, CaHPO4,NaSiF6, tinh dầu, bột baite.
+ Máy đóng gói, lưới câu, đá xay.
v Về nhập khẩu: Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng sau:
+ Khoáng sản: nhôm thỏi, thép các loại, kim loại mầu.
+ Các loại máy móc: máy may công nghiệp, máy giặt, máy xúc, máy khâu, máy cuốn sợi.
+ Các loạI thiết bị về y tế, PCCC, điện.
+ Hoá chất: phân bón (DAP, MAP, lân, kali, SA, Urê, NPK, CaHPO4, mầu thành phẩm)
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu khoáng sản - Minexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với hàng hoá).
Làm thủ tục hải quan.
Tất cả hàng hoá XNK, quá cảnh, chuyển khẩu (kể cả phương tiện vận tải quá cảnh) đều phải làm thủ tục hải quan – là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của Nhà nước để ngăn chặn các hành vi buôn lậu. Làm thủ tục hải quan gồm có: Khai báo hải quan (theo mẫu tờ hải quan) đưa hàng đến nơi kiểm tra, tính thuế và nộp thuế hải quan.
Giao hàng lên tầu.
Thực hiện điều kiện giao hàng trong hợp đồng, đến thời hạn giao hàng, bên xuất khẩu phải làm thủ tục và giao hàng cho bên mua. Phần lớn hàng hoá XNK ở nước ta được vận chuyển bằng đường biển, đường sắt hoặc container. Nếu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các công việc sau:
Lập bản đăng ký và chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng.
Trao đổi với cơ quan điệu độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tầu.
Lấy biên lai thuyền phó và đổi lấy vận đơn đường biển…
Mua bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hoá là việc chủ hàng phải nộp cho các công ty bảo hiểm một khoản tiền nhất định để được đền bù trong những trường hợp xẩy ra rủi ro về hàng hoá thuộc phạm vi được bảo hiểm.
Quyền mua bảo hiểm được xác định trong điều kiện cơ sở giao hàng trong cuốn Incoterm – 1990. Người mua bảo hiểm sẽ ký hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng: Hợp đồng bảo hiểm chuyến, ký cho từng chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao, ký cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng bảo hiểm gồm các nội dung chủ yếu sau:
Tên công ty bảo hiểm và chủ hàng (người được bảo hiểm)
Điều kiện bảo hiểm.
Giá trị và số tiền bảo hiểm
Phí bảo hiểm
Địa điểm và cơ quan giám định tổn thất.
Làm thủ tục thanh toán.
Đây là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh thương mại quốc tế. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài nên thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều so với kinh doanh buôn bán trong nước do ràng buộc bởi nhiều điều kiện và phương thức thanh toán. ở đây xin nêu một số phương thức thanh toán thông dụng:
Phương thức chuyển tiền : Là phương thức khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định của mình cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền cho khách hàng nhu cầu.
Phương thức ghi sổ (open account): Người bán mở một tài khoản (hay một quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) người mua trả tiền cho người bán.
Phương thức nhờ thu (collection of payment): Là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng uỷ thác, cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán đặt ra.
Phương thức tín dụng chứng từ (letter of credit): Là sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một khoản số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Giải quyết tranh chấp (nếu có).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, nếu một bên thấy không nhận đầy dủ các quyền lợi như trong hợp đồng thì cần lập ngay hồ sơ khiếu nại để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại.
Trong trường hợp này, cả hai bên phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét các tình huống xẩy ra. Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời và có lý. Nếu việc khiếu nại không đi đến thoả thuận, hai bên có thể kiện nhau tại Hội đồng trọng tài (nếu có thoả thuận trong hợp đồng) hoặc toà án.
Chương II
thực trạng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Minexport.
Tổng quan về công ty Minexport:
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty XNK Khoáng sản được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước: số 331 TM/TCCB, ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Thương mại.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước: số 10837, ngày 21 tháng 03 năm 1993 tại Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Giấy đăng ký kinh doanh: số 11600/GP, ngày 25 tháng 5 năm 1993 của Bộ Thương mại. Công ty XNK Khoáng sản với tên giao dịch Quốc tế là: VIETNAM NATIONAL MINERALS IMPORT - EXPORT ORPORATION
Tên viết tắt: MINEXPORT.
Trụ sở chính: số 35 Hai Bà Trưng – quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội – Việt Nam.
Chi nhánh tại TPHCM 35-37 bến Trưng Vương –quận1-TPHCM.
Với tên: MINEXPORT- SAIGON.
Đại diện giao nhận tại Hải Phòng: 13 đường Cù Chính Lan- Hải Phòng.
Với tên: MINNEXPORT-HAIPHONG.
Công ty XNK Khoáng sản là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo qui định của Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOM BANK) và ngân hàng XNK (EXIMBANK). Các mặt hàng kinh doanh XNK nằm trong danh mục hàng hoá đã được Bộ Thương mại phê duyệt và phù hợp với chính sách qui định của Nhà nước về XNK.
Trước đây Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản là đơn vị kinh tế Quốc doanh trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập vào ngày 05 tháng 03 năm 1956, là một trong những đơn vị được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sớm nhất trong ngành ngoại thương Việt Nam. Tổng kim ngạch XNK chiếm 2/3 tổng kim ngạch XNK của Bộ ngoại thương, là một công ty lớn nhất của Bộ ngoại thương. Trong giai đoạn đầu công ty có 350 cán bộ, công nhân viên.
Những năm đó công ty hoạt động với vai trò phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Vào thời gian này công ty có quan hệ buôn bán chủ yếu với các nước XHCN như Liên Xô cũ, Trung Quốc, Rumani, Tiệp Khắc,. . . Bạn hàng lớn nhất của công ty là Trung Quốc và Liên Xô cũ. Phạm vi và qui mô hoạt động kinh doanh của công ty rất lớn, có thể nói lớn nhất, các mặt hàng kinh doanh bao gồm tất cả các lĩnh vực: Than, xăng dầu, hoá chất, phân bón, xi măng, khoáng sản, sắt thép, tân dược, thiết bị y tế. . . Có thể nói đây là thời kỳ “vàng son” nhất, uy tín và vị thế của công ty không ngừng được nâng cao trên thị trường Quốc tế và trong nước. Kim ngạch XNK hàng năm lên tới 800 - 900 triệu USD, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành Thương Mại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Quốc dân nói chung, được Nhà nước tặng nhiều huân chương lao động, cờ luân lưu, cờ thi đua.
Nhưng từ năm1982 chấp hành chủ trương của Nhà nước, công ty có những biến đổi lớn:
- Năm 1982: mặt hàng than chuyển sang Bộ mỏ và than.
- Năm 1986: mặt hàng dược chuyển sang Bộ y tế.
- Năm 1988: mặt hàng xi măng chuyển sang Bộ xây dựng
- Năm 1988: mặt hàng sắt thép chuyển sang Bộ vật tư
- Năm 1989: mặt hàng phân bón chuyển sang Bộ Nông nghiệp.
- Năm 1990: mặt hàng hoá chất chuyển sang Tổng Công ty hoá chất Việt Nam
Năm 1993: Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản đã đăng ký lại và được Bộ thương mại chấp thuận cho thành lập lại.
Mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:
Mục đích:
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu nâng cao số lượng, chủng loại và chất các mặt hàng do công ty kinh doanh phù hợp với thị trường trong và ngoài nước, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Chức năng:
- Tổ chức XNK trực tiếp các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh của công ty và phù hợp với qui chế hiện hành của Nhà nước.
- Tổ chức tiêu thụ hàng hoá NK ở trong nước.
- Liên doanh liên kết, đầu tư cho sản xuất các mặt hàng đã đăng ký trong giấy với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
Nhận XNK uỷ thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
2.3 Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành phù hợp.
- Tạo nguồn vốn hỗ trợ cho kinh doanh XK, quản lý khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý XNK.
- Thực hiện các chính sách về thuế, nộp ngân sách Nhà nước.
- Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao chiến lược và gia tăng khối lượng hàng XK, mở rộng thị trường Quốc tế.
Thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế theo đúng pháp luật.
2.4 Quyền hạn:
Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, thực hiện các quy định về ngoại hối của Nhà nước.
Được ký kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế…
Được đàm phán. ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu với Nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
Được mở rộng cửa hàng buôn bán sản phẩm do mình kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
Được đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty ở trong và ngoài nước, được thu thập và cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường thế giới.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp:
Công ty XNK Khoáng sản có tổng số nhân viên 120 người, tuổi đời trung bình là 40 và có khoảng 95% có trình độ Đại học, cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ dồ sau:
Sơ đồ tổ chức của công ty
Phó giám đốc
Khối KD
Giám đốc
Các phòng
NV XNK1
XNK2
XNK3
XNK4
XNK5
XNK6
Cửa
hàng
Xí
nghiệp
sx phân bón qua lá
tại Gia Lâm
Phòng tổng hợp, hành chính,tổ chức cán bộ
Đại diện
giao nhận
tại TPHCM
Chi nhánh
Cty ở
TP HCM
Phòng kế toán tài vụ
Phó giám đốc
Khối Quản lý
* Ban Giám đốc công ty: bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc do Bộ thương mại bổ nhiệm. Ban Giam đốc điều hành về hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu mọi trách nhiệm của công ty trước Bộ Thương mại và Nhà nước. Trong đó, Phó giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp và tư vấn cho Giám đốc về các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty.
Dưới đó là các phòng ban trực thuộc được chia thành hai khối: khối kinh doanh và khối quản lý.
* Khối kinh doanh bao gồm:
+ Các phòng nghiệp vụ XNK.
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đại diện của công ty tại Hải Phòng.
+ Ngoài ra công ty có một cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện tử liên doanh với SONY Việt Nam.
+ Một xí nghiệp sản xuất chế phẩm phân bón lá cho nông nghiệp ở Gia Lâm do 1 Tiến sĩ phụ trách.
* Khối quản lý: bao gồm 2 phòng: Phòng tổng hợp và phòng kế toán tài vụ. Phòng tổng hợp bao gồm 2 bộ phận tổ chức cán bộ và hành chính quản trị.
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
Mặt hàng kinh doanh của công ty:
Là một doanhnghiệp kinh doanh tổng hợp công ty Minexport được hoạt động trên các lĩnh vực.
Về xuất khẩu: Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng sau:
Khoáng sản: quặng và tinh quặng, gang các loại, Inmenite, thiếc thỏi, sodium,...
Hàng thủ công mỹ nghệ như tơ tằm và các sản phẩm từ tơ tằm, hàng may mặc, giầy dép. hàng tiêu dùng, túi sách, gỗ,...
Các sản phẩm về hoá chất, CaHPO4,NaSiF6, tinh dầu, bột baite.
Máy đóng gói, lưới câu, đá xay.
Về nhập khẩu: Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng sau:
+ Khoáng sản: nhôm thỏi, thép các loại, kim loại mầu.
+ Các loại máy móc: máy may công nghiệp, máy giặt, máy xúc, máy khâu, máy cuốn sợi.
+ Các loạI thiết bị về y tế, PCCC, điện.
+ Hoá chất: phân bón (DAP, MAP, lân, kali, SA, Urê, NPK, CaHPO4, mầu thành phẩm)
+ Bình chứa khí Amoniac, bình thép chứa ôxy, bình khí Sunfua.
+ Các sản phẩm hàng tiêu dùng, sản phẩm giấy, vật liệu xây dựng, vật liệu kết dính...
Hoạt động kinh doanh nội địa:
Ngoài các đơn vị chi nhánh tại ba miền, công ty còn có một hệ thống các đơn vị trực thuộc tập trung chủ yếu tại địa bàn Hà Nội nhằm phục vụ kinh doanh trên thị trường nội địa như:
Kinh doanh sản phẩm điện tử liên doanh với Sony Việt Nam và cuối năm 1999 công ty cải tạo thêm và cho LG thuê gian hàng ở phía 35 Hai Bà Trưng, hai cửa hàng ở phía đường Bà Triệu công ty kinh doanh sản phẩm điện tử TLC của Trung Quốc và JVC.
Tham gia hoạt động sản xuất như xây dựng một xí nghiệp sản xuất chế phẩm phân bón qua lá cho nông nghiệp ở Gia Lâm do một tiến sĩ phụ trách.
Nhìn chung trong hoạt động của mình, công ty dã và đang thực hiện đa dạng hoá các loại hình kinh doanh nhằm mục tiêu tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có đưa công ty phát triển cân đối và bền vững. Trong hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động kinh doanh XNK chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu với tỷ trọng 70 - 80% tổng doanh thu. Các hoạt động còn lại nhằm tận dụng hết tiềm lực về thiết bị, nhà xưởng, con người hỗ trợ tích cực các hoạt động XNK.
Thị trường của công ty
Thị trường của công ty bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế:
Thị trường trong nước của công ty trải dài khắp đất nước với các chi nhánh trên cả ba miền đóng tại những trung tâm kinh tế lớn. Với hoạt động buôn bán là chủ yếu, công ty đã xây dựng được nhiều mối kinh doanh với các công ty thương mại địa phương mà nhờ đó hoạt động tiêu thụ được đảm bảo hơn. Trên những thị trường có sức tiêu thụ mạnh như Hà Nội, Hải Phòng. TP Hồ Chí Minh, công ty đã tổ chức các điểm bán lẻ phục vụ tiêu dùng của nhân dân.
Thị trường ngoài nước gắn liền với hoạt động XNK của công ty. Về các thị trường truyền thống phải kể đến các thị trường trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương, Tây Âu, Đông Âu, song hiện nay thị trường Đông Âu không còn giữ mức kim ngạch như trước do sự tan rã của Liên Xô và của nhiều nước XHCN khác.
Sau khi Việt Nam tham gia khối ASEAN, thị trường mới này sẽ có xu hướng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Nhật Bản, Nics. Cho dù chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, thị trường khu vực này rất có nhiều triển vọng trở thành thị trường quan trọng nhất của công ty.
Đối thủ cạnh tranh của công ty
Trong nền kinh tế thị trường đa thành phần kinh tế như hiện nay, mức độ cạnh tranh là rất quyết liệt. Theo số liệu không chính thức, hiện nay có khoảng 800 doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trong toàn quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp có cùng chức năng và phạm vi kinh doanh như công ty Minexport. Ngoài ra,công ty còn phải cạnh tranh với các công ty XNK chuyên doanh, các công tyliên doanh, các công ty nước ngoài. Việc cạnh tranh diễn ra trong các hoạt động thu mua lẫn hoạt động tiêu thụ. Để đảm bảo nguồn hàng, trong khâu thu mua lẫn hoạt động tiêu thụ. Để đảm bảo nguồn hàng, trong khâu thu mua đòi hỏi công ty Minexport cần tạo ra quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất, thiết lập các điều khoản thu mua hợp lý để tạo nguồn hàng liên tục và ổn định, đồng thời giữ được khách hàng ổn định, lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình.
Bên cạnh các công ty trực tiếp cạnh tranh, khi dưa sản phẩm ra thị trường, công ty còn chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại (cùng công dụng, cùng chất lượng).
Như vậy, mức độ cạnh tranh đối với công ty là rất lớn và cùng với việc mở rộng quyền kinh doanh XNK cho các thành phần kinh tế, tiến hành đấu thầu hạn ngạch theo nghị định 57/CP, công ty Minexport chắc chắn sẽ gặp phải những cạnh tranh gay gắt hơn vào năm tiếp theo.
Qua một số phân tích mang tính tổng quát trên đây về một số mặt của hoạt động kinh doanh của công ty, mặt hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, ta có thể rút ra một số mặt thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty Minexport hiện tại.
5. Đánh giá tình hình kinh doanh của Minexport:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả của công ty
năm 2000, 2001, 2002.
Đơn vị tính: triệu đồng
T
T
Chỉ tiêu
Đvt
2000
2001
2002
So sánh (%)
01 / 00
02/01
1
D.thu thực tế
Triệu
150.000
230.000
284.500
153,33
123,7
2
Chi phí
Triệu
149.400
229.180
283.552
153,4
123,72
3
Ln trước thuế
Triệu
600
820
948
136,67
115,61
4
Nguồn vốn
Triệu
91.838
103.745
117.854
112,97
113,6
Tỷ suất:
5
Ln/vốn KD
%
0,65
0,79
0,804
6
Ln/chi phí
%
0,4
0,358
0,33
7
Ln/D. thu
%
0,4
0,356
0,33
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty.
Theo số liệu bảng 1 ta nhận thấy:
Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm qua, thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng. Doanh thu năm 2002 đạt 284,5 tỷ đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra là 114,5 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch đặt ra là 67,35% và bằng 123,7% doanh thu năm 2001.
Tổng mức chi phí của công ty năm sau cao hơn năm trước và tỷ lệ huận với mức doanh thu tăng lên là phù hợp. Về mặt chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận của công ty được tính bằng cách lấy doanh số trừ đi chi phí, đây là lợi nhuận thực hiện (lợi nhuận trước thuế). Trong những năm qua, giá trị lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, năm 2002 lợi nhuận thực hiện của công ty đạt ở mức chưa từng có là 948 tỷ đồng bằng 115,61% năm 2001, trong khi kim nghạch lại giảm chỉ bằng 86,76% năm 2001. Kết quả này thể hiện sự cố gắng vượt bậc của công ty trong tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn.
Biểu 1: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty
2000- 2001
1999 2000 2001 2002 Năm thực hiện
Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm đi liên tục, năm 2000 đạt 0,4% thì đến năm 2001 chỉ đạt 0,358% và năm 2002 còn 0,33%. Điều này chứng tỏ sức sinh lợi của mỗi đồng chi phí bỏ ra đã giảm đi, hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian này không đạt hiệu quả cao, tốc độ gia tăng có chiều hướng giảm sút và nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm mạnh chỉ đạt 0,33 là tỷ lệ cần được cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới,
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh để đánh giá khả năng sinh lợi của đồng tiền, năm 2000 chỉ tiêu này đạt 0,65%, năm 2001 đạt 0,79% và năm 2002 đạt 0,8% cho thấy khả năng sinh lợi của vốn ngày một tăng không chỉ phù hợp với mức tăng của chi phí mà còn chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Về chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc 1000 đồng bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng 1 trên nhận thấy tỷ suất doanh lợi của công ty giảm qua từng năm, mức giảm đều liên tục thể hiện sự khó khăn trong kinh doanh những năm qua.
Như vậy, từ góc độ khách quan đánh giá, hiệu quả kinh doanh phản ánh qua hai chỉ tiêu: tỷ suất doanh lợi và tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bỏ ra là không cao, chưa tương xứng mức độ và phạm vi của công ty.
Từ việc phân tích trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua có chiều hướng xấu đi. Nguyên nhân những năm qua nền kinh tế và thị trường nước ngoài ở một số thị trường trong khu vực Châu á mà công ty chuyên xuất khẩu đang có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi mà hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào sự thăng trầm của những thị trường này, bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ với đủ các thành phần kinh tế để giành thị trường xuất khẩu và thu hút khách hàng nhập khẩu.
6. Đánh giá các mặt thuận lợi và khó khăn của công ty:
Thuận lợi:
Thuận lợi về mặt chủ quan
6.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, hoạt động kinh doanh XNK của công ty Minexport còn gặp rất nhiều khó khă, trở ngại. Mặc dù các chính sách liên tục được sửa đổi, ban hành nhưng vẫn chưa đồng bộ và triệt để, chưa sát được thực tế hoạt động kinh doanh, đặc biệt là thủ tục hải quancòn phức tạp, mất nhiều thời gian.
Về chính sách tài chính, trong khi hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều đã hình thành thị trường chứng khoán, thực hiện cổ phần hoá công ty tạo cho các thành phần kinh tế sự chủ động về vốn thì các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, thường xuyên phải sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng (thời gian hạn chế, lãi suất cao) do đó hạn chế việc mở rộng hoạt động của công ty nhất là trong thực hiện các hợp đồng lớn.
Thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, đặc biệt là thị trường truyền thống như Đông á, ASEAN chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng khu vực đến nay vẫn chưa hồi phục. Thị trường trong nước cũng chịu một sức ỳ lớn khiến công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt. Số lượng các đơn vị kinh doanh XNK ngày càng tăng dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, ép giá trên thị trường thế giới, mặt khác bản thân các đơn vị sản xuất cũng tham gia XNK phục vụ sản xuất của mình, các công ty cũng xây dựng những cơ sở liên doanh càng làm cho công tác XNK của công ty khó khăn hơn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật như: nhà xưởng, kho, phương tiện vận tải, phương tiện thông tin…của công ty đã lạc hậu không theo kịp yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Cơ chế chính sách Nhà nước có nhiều thay đổi song chưa thống nhất, đồng bộ. Đặc biệt chính sách thuế còn chưa rõ ràng, căn cứ tính thuế thiếu nhất quán, nhiều loại thuế chồng chéo, từng địa phương có quy định khác nhau về cùng một loại hàng...khiến công ty gặp nhiều khó khăn.
ii. thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng tại công ty minexporrt:
Kim ngạch xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu của công ty Minexport được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu (1998 – 2002)
1998 1999 2000 2001 2002 Năm thực hiện
Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
Qua biểu 1 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm qua có sự biến động đáng kể. Năm 1999 là năm đạt kim ngạch xuất khẩu là thấp nhất, đây là năm mà công ty gặp nhiều khó khăn nhất do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực và thế giới đã để lại những dấu ấn nặng nề. Tình hình cung vượt cầu ngày càng trầm trọng ảnh hưởng sâu sắc đến sức tiêu thụ và giá cả hàng hoá dịch vụ. Ngoài ra đây là năm mở rộng quyền kinh doanh XNK cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu, do đó tăng thêm tính cạnh tranh vốn dĩ đã không ít gay gắt. Trước tình hình đó tập thể công ty XNK Khoáng sản đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và các phương thức kinh doanh và giải pháp thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh trong những năm tới. Kết quả năm 2000, 2001 kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi. Nguyên nhân một số thị trường truyền thống của công ty (Nhật, Hàn Quốc, EU) là những bạn hàng lớn nhập nhiều mặt hàng của công ty dang trong tình trạng nền kinh tế thị trường của những nước này đang suy giảm mạnh làm ảnh hưởng sức mua của người tiêu dùng. Do đó một số mặt hàng tiêu dùng, may mặc xuất khẩu sang thị trường này hiện nay tạm ngừng hoặc không có khả năng xuất khẩu nữa, đồng thời một số mặt hàng khác cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh ngoài nước (Trung Quốc…) đã cướp đi một số thị trường rộng lớn của công ty (thị trường EU). Vì vậy năm 2002, giá trị xuất khẩu của công ty giảm nhiều so vớí các năm trước đó.
Mặt hàng xuất khẩu:
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng của Minexport.
Đơn vị: USD.
T
T
Mặt hàng / Năm
2000
2001
2002
Tổng kim ngạch xuất khẩu
2.856
3.323
2.811
1
Khoáng sản và kim loại
953,4
1107,7
2370
+
Quặng Wolframite
596,497
318,491
-
+
Intemite
8,080
10,210
7,630
+
Sodium
13,460
-
-
+
Gang
88,665
142,005
206,474
+
Thiếc thỏi
328,974
636,994
1447,659
+
Thép
-
-
708.441
2
Hoá chất, tinh dầu
869,3
1.114,717
109,8
+
CaHPO4
842,8
1.090,461
109,8
+
Na2SìF4
-
24,256
-
+
Tinh dầu.
26,5
-
-
3
Hàng tiêu dùng, may mặc
692,679
1.100,6
-
+
Sản phẩm từ tơ tằm
504,409
-
-
+
Túi sách
71,373
182,951
-
+
áo sơ mi
116,897
602,570
-
4
Các loại khác (gỗ, dây chun)
340,621
315,079
330,996
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty.
Nhìn chung trong 3 năm qua, chỉ có các mặt hàng khoáng sản đều tăng về giá trị xuất khẩu nhất là các mặt hàng như thiếc thỏi, gang các loại. Đây là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2000, giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng này chỉ đạt 328.974 USD và 88.665 USD; nhưng đến năm 2002 con số này đã tăng đạt 1.447.659 USD (tăng 4,4 lần) và 296.474 USD (tăng 2,3 lần).
Khách hàng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của công ty là Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Đây là một lợi thế mà công ty đã đạt được và cần phát huy trong thời gian tới, đặc biệt là thị trường Anh, Nhật Bản luôn có nhu cầu lớn về mặt hàng này. Tuy nhiên mặt hàng của ta nhiều khi chất lượng không ổn định, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, giá thành lại cao không có tính cạnh tranh trong khi giá quốc tế không ổn định và liên tục giảm. Bên cạnh đó, về cơ chế mặt hàng khoáng sản chịu sự quản lý của Bộ công nghiệp, để xin được giấy phép xuất khẩu mất rất nhiều thủ tục và thời gian nên nhiều khi bỏ lỡ thời cơ bán cho nước ngoài.
Mặt hàng hoá chất, hàng tiêu dùng, may mặc cũng được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Song nếu như năm 2001 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tăng cao rõ rệt đạt 1.114,717 USD (tăng 1,28 lần so với năm 2000) thì năm 2002 những mặt hàng này giảm mạnh kim ngạch chỉ còn 109,8 USD (chỉ bằng 0,098 năm 2001). Nguyên nhân những mặt hàng này giảm do thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.. trong những năm gần đây nền kinh tế bị suy giảm mạnh khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng Trung Quốc khiến công ty hiện nay mất hoàn toàn thị trường EU về hàng may xuất khẩu. Hiện nay hoạt động xuất khẩu mặt hàng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 178.doc