Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

 

MỤC LỤC

Mở đầu.1

 Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.4

1 Vai trò và đặc điểm của kinh tế trang trại.4

 1.1 Khái niệm và đặc trưng của trang trại.4

 1.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.7

 1.2.1 Vai trò của chăn nuôi.7

 1.2.2 Vai trò của trang trại chăn nuôi.8

 1.3 Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại chăn nuôi.10

 1.4 Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng.11

 1.5 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại và trang trại chăn nuôi ở Việt Nam.13

 

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển Trang trại chăn nuôi ở Việt Nam.16

 2.1 Nhân tố tự nhiên.17

 2.2 Nhân tố kinh tế xã hội.18

 2.3 Đường lối chính sách và chủ trương của Đảng.20

 2.4 Hội nhập và vấn đề đặt ra cho phát triển thị trường.21

Chương 2: Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.21

1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam đàn ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi.21

 1.1 Vị trí địa lí.21

 1.2 Tài nguyên khí hậu ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi.22

 1.3 Tình hình sử dụng đất đai. .23

1.4 Tình hình dân số lao động.25

1.5 Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng .27

1.5.1 Thuỷ lợi.27

1.5.2 Giao thông nông thôn.27

1.5.3 Hệ thống điện.28

1.6 Công tác y tế giáo dục.28

1.7 Tình hình phát triển kinh tế của huyện.30

2 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn.31

2.1 Thực trạng chung về phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn.31

2.2 Các loại hình trang trại chăn nuôi.32

2.3 Tình hình về chủ trang trại chăn nuôi.35

2.4 Các yếu tố sản xuất.37

2.5 Tình hình đầu tư thâm canh.41

2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi.43

3 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn.43

3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh.44

3.1.1 Giá trị sản xuất.44

3.1.2 Giá trị sản phẩm hàng hoá.44

3.2 Chi phí vật chất của các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn.46

Chương 3 Phương hướng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam đàn.52

1 phương hướng phát triển kinh tế của mô hình kinh tế trang trại.52

1.1 Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tới.52

1.1.1 Phát triển kinh tế trang trại gắn với tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu thực tế của sản phẩm sản xuất.52

1.1.2 Phát triển các loại hình kinh doanh của chủ trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá.52

1.1.3 Phát triển trang trại phải gắn với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.53

1.1.4 Phát huy nội lực trong nông nông nghiệp.53

1.1.5 Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lí của nhà nước.54

1.2 Phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.54

2 Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An.55.

2.1 Phương hướng chung và mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn.55

2.1.1 Khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng, từng địa phương để phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá.56

2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôii cần hướng tới gắn kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chương trình khép kín.56

2.1.3 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn cần gắn kết với các hình thức liên kết kinh tế .56

 2.1.4 Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.57

2.2 Mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi đến năm 2010.58

3 Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn trong thời gian tới.58

3.1 Tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trang trại .58

3.2 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về quản lí đất đai tạo điều kiện pháp lí cho trang trại và trang trại chăn nuôi phát triển.60

3.3 Giải pháp về vốn đầu tư .60

3.4 Giải pháp về đào tạo và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.61

3.5 Từng bước nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản .63

3.6 Giải pháp về thức ăn.65

3.7 Giải pháp về thị trường.66

3.8 Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng .67

3.9 Giải pháp về chính sách.68

Kết luận và kiến nghị .69

Danh mục tài liệu tham khảo.71

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị sản xuất nông lâm thuỷ sản. Biểu số 2.3 Giá trị sản xuất Theo giá cố định năm 1994 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng giá trị sản xuất 468655 509854 570232 647580 766804 867660 I Nông lâm thuỷ sản 305400 353238 394245 437181 508618 534820 1 Nông nghiệp 185200 330207 366549 405435 476570 500895 - Trồng trọt 115400 129500 214167 221627 268415 275721 - Chăn nuôi 4800 5400 145740 177058 200155 216164 - D ịch vụ 8000 8172 6642 6750 8000 9000 2 Lâm Nghiệp 14100 14859 8416 9226 9258 9148 3 Thuỷ sản 19280 22520 22790 24787 Theo số liệu thống kê của UBND huyện Nam Đàn Năm 2006 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từng bước tăng trưởng nhanh. Trên địa bàn đã thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân năm là 23,5% năm. 2 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn. 2.1 Thực trạng chung về phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn. Tại huyện Nam Đàn hoạt động sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại đẫ có từ lâu đời nhưng nói chung nhỏ lẻ, manh mún hoạt động sản xuất chủ yếu thiên về tự phát chưa có kế hoạch cụ thể sản xuất chưa gắn với thị trường. Nên các mô hình kinh tế trang trại tại huyện Nam Đàn chưa đem lại lợi ích rõ rệt về mặt kinh tế cũng như xã hội. Nhìn nhận được vấn đề cấp thiết đó tổ chức lãnh đạo tại địa phương đã có sự tổ chức hoạt động sản xuất trong Nông Nghiệp có tổ chức và được sự ủng hộ như cho vay vốn, kỹ thuật,... nên trong những năm gầp đây hoạt động sản xuất từ các trang trại trong nông nghiệp đã có bước phát triển hơn cả về số lượng và chất lượng. Và hơn hết trong hoạt động sản xuất tại các trang trại nông nghiệp thì mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi có xu hướng phát triển rõ rệt và tạo ra sự cân bằng trong trồng trọt và chăn nuôi. Đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân tại địa phương. Chăn nuôi là một thế mạnh kinh tế của vùng, trong những năm qua hoạt động đưa giá trị sản xuất của nghành chăn nuôi từ 129,5 tỷ đồng năm 2001 lên 197 tỷ đồng năm 2004 tăng 67,5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 13% và chiếm 43% giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản . Chăn nuôi là một thế mạnh của huyện Nam Đàn.Với sự hình thành và phát triển trang trại tại huyện Nam Đàn theo diễn biến chung của từng vùng miền và cả nước đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng của huyện. Hiện nay toàn huyện có 255 trang trại có quy mô 1 ha trở lên và các loại hình trang trại nhỏ. Có 153 trang trại chăn nuôi với tổng diện tích 190,5 ha và 102 trang trại trồng trọt và trang trại trồng trọt chăn nuôi kết hợp với 248,7 ha. Tổng vốn đầu tư 23,51 tỷ đồng thu hút 590 lao động làm việc thường xuyên. 2.2 Các loại hình trang trại chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi tại địa bàn huyện Nam Đàn đang là một thế mạnh lớn trong công tác đổi mới kinh tế tại địa phương, trong các trang trại chăn nuôi có nhiều loại hình chăn nuôi như chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, dê, ... tương ứng vơi những đặc thù và nguồn lực của địa bàn. Biểu số 2.4 Loại hình trang trại chăn nuôi tại huyên Nam Đàn Đơn vị : Con Loại hình 2003 2004 2005 2006 SL % SL % SL % SL % Tổng trang trại  150 100  170 100   208 100  255 100 Trang trại chăn nuôi  70 46,6   90  52,9 120  57,6 153 60 1 Đại gia súc 9 12,9  14 15,6  21  17,5  24 15,6 - 10-20 con  9  14 19  21 - 20- 40 con  0  0  2 3 2 Lợn  14 20  15  16,5   18 15  19  12,4 - 20- 50 con  12 13  12  13 - 50-100 con  2  2  6 6 3 Gia cầm  16 22.8  20  22,2   26 21,6  30  19,6 - 500- 1000 con  16  19  22 26 - 8000 con  0 1  4  4 4 Chăn nuôi dê  14 20  18 20   25 20,8  29 18,9  - 10- 40 con  10  11  9 11 - > 40 con  4 7  16  18 5 Chăn nuôi cá  8 11,4   11 12,3   11 9,16  13 8,5  Theo số liệu thống kê _ UBND huyện Nam Đàn Ghi chú: Tỷ lệ phần trăm tổng trang trại chăn nuôi so với tổng trang trại. Tỷ lệ phần trăm của từng loại trang trại chăn nuôi so với tổng trang trại chăn nuôi. Nhìn chung tình hình trang trại ở địa phương huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng loại hình trang trại chăn nuôi tại Nam Đàn chỉ tập trung chủ yếu vào các loại đầu gia súc, gia cầm có tính phổ biến điều này có rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận và phục vụ cho nhu cầu của huyện là chính chủ yếu tiêu thụ trong vùng với mức giá tương ứng với thu nhập của nông hộ. Nhưng những trang trại chăn nuôi chưa có sự tiếp cận với nhu cầu mới mẻ, chưa thực sự cho giá trị kinh tế cao và tiếp cận với thị trường cao cấp, chưa có bước đột phá trong việc sáng tạo ra phương thức sản xuất mới mà từ đó có mô hình cho giá trị kinh tế cao hơn. Theo số liệu điều tra thì trang trại chăn nuôi tập trung đã cơ sự chuyển biến tích cực. Số lượng trang tại chăn nuôi đã tăng hơn 2 lần sau 4 năm từ 2003 đến 2006. Sự gia tăng của trang trại chăn nuôi đã đưa số trang trại hơn nửa số trang trại, chiếm từ 46,6% năm 2003 lên 60% năm 2006. Sự chuyển dịch này theo chiều hướng gia tăng bởi theo quy luật của sự phát triển nhu cầu của người dân ngày càng cao khi đời sống ngày càng được cải thiện dần. Từ năm 2003 nhờ chính sách hỗ trợ phát triển bò lai sind chất lượng cao nên số lượng các trang trại chăn nuôi bò tăng cao đến năm 2006 thì có đến 13 trang trại bò lai sind sinh sản với quy mô từ 10- 20 con. Từng bước chuyển đổi tạo ra nền tảng cơ bản cho vấn đề nhân rộng mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi bò có giá trị kinh tế cao. Về mặt số lượng của từng loại trang trại chăn nuôi có sự gia tăng nhanh mạnh về tổng số nhưng vì có sự xuất hiện của các loại trang trại chăn nuôi kết hợp như trang trại chăn nuôi cá và gà, lợn và cá,... Sự gia tăng của các trang trại chăn nuôi về tương đối nhưng về mặt tuyệt đối có sự giảm một số ít. Sự phát triển của các trang trại chăn nuôi gia cầm cũng có bước đột phá đáng kể nhất là sự xuất hiện của quy mô trang trại gia cầm với quy mô trên 8000 con với diện tích 6ha, vốn đầu tư trên 2tỷ đồng, thời gian mỗi lứa từ 45-55 ngày đưa thu nhập từ 60-70 triệu đồng/ năm/trang trại. Mô hình kinh tế trang trại tại huyện Nam đàn tương đối phát triển ở các mô hình trang trại chăn nuôi lợn, các trang trại đã dần chuyển dịch theo hướng nạc hoá đàn lợn nhằm cung cấp cho thị trường. Và các trang trại chăn nuôi cá, dê cũng phát triển đáng kể so với những trước đây. Loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn còn có một số sự kết hợp trong các trang trại chăn nuôi kết hợp như lợn+ cá, lợn + cá+ vịt, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt,... Nhìn chung mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Nam đàn đã và đang dần dịch chuyển theo hướng phát triển theo chiều sâu tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Và ngày càng được mở ra nhân rộng với sự đầu tư có kế hoạch của nhà nước, tỉnh và huyện nhà. 2.3 Tình hình về chủ trang trại chăn nuôi. Hoạt động sản xuất tại các trang trại chăn nuôi luôn đòi hỏi người chủ trang trại là những người có ý‏‎ chí va có năng lực tổ chức quản lí, có kinh nghiệm kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và là người chủ trực tiếp quản lí trang trại. Đây là một nét đặc trưng cơ bản của hoạt động của trang trại. Trong tổng số 1418 trang trại khảo sát trong cả nước có tới 92,82% số chủ trang trại là nam giới, đại đa số các chủ trang trại là người kinh chiếm 98,89% là người kinh.Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại chủ yếu là từ hộ nông dân chiếm 57%. Một số ít chủ trang trại xuất thân từ cán bộ về hưu, bộ đội xuất ngũ,...chiếm 29% còn số công chức đang đương chức và cán bộ xã có trình độ tương đối chiếm một lượng rất nhỏ chỉ chiếm 4,5%. Cùng đó các trang trại tại huyện Nam Đàn cùng phát triển dưới sự quản lí của những người chủ trang trại biết làm ăn. biết được cách thức tổ chức sản xuất và nhạy bén với nhu cầu thực tiễn. Tham gia vào phát triển kinh tế trang trại tại huyện Nam Đàn nhìn chung là các nông hộ xuất phát từ mục đích phát triển kinh tế gia đình một. Biểu số 2.5 Trình độ văn hoá Đơn vị : Người Chủ trang trại Số TTKS Trình độ văn hoá C1 C2 C3 Khác SL % SL % SL % SL % Số chủ TT chănnuôi 81 5  6,17 51  62,9 25  30,8 0  0 Chủ CN đại gia súc  15 1 7 7  0  Chủ CN lợn  10 0  8   2 0 Chủ CN gia cầm  26 4  12  10  0  Chủ chăn nuôI cá  10 0  7  3  0  Chăn nuôi dê  20 0  17  3  0  Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn Trình độ văn hóa của các chủ trang trại tại huyện Nam Đàn ở mức trung bình và ngày có chiều hướng gia tăng theo thời gian số chủ trang trại được qua đào tạo ngày càng khả quan và ngày càng có sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật Như vậy trình độ văn hoá của các chủ trang trại ở huyện Nam đàn ở mức bình thường đại đa số chủ trang trại đều học hết cấp 2, cấp 3: 62,9% số chủ trang trại học hết cấp 2 và 30.7 % số chủ trang trại học hết cấp 3 , còn lại là có trình độ cấp1 chiếm chủ yếu là chủ trang trại chăn nuôi gia cầm. Biểu số 2.6 trình độ chuyên môn Đơn vị : Người Chủ trang trại Số TTKS Trình độ chuyên môn ĐH CĐ TC Khác SL % SL % SL % SL % Số chủ TT chănnuôi 81 1  1,23 1  1,23 2  2,47 4 4,97 Chủ CN đại gia súc  15  1 0  0  1  Chủ CN lợn  10 0   0 1  0  Chủ CN gia cầm  26 0  1  0  2  Chủ chăn nuôI cá  10 0  0  0  1  Chăn nuôi dê  20 0   0 1  0  Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn Trình độ chuyên môn Số lao động được qua đào tạo chỉ chiếm một sô lượng rất nhỏ chỉ có 9,9% trong tổng số lao động và hơn 90% số lao động chưa qua đào tạo chủ yếu các chủ trang trại phát triển kinh tế bằng kinh nghiệm bản thân hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, các khoá ngắn hạn theo các chương trình khuyến nông của huyện. Song ngay cả vậy cũng còn rất hạn chế, y thức về trình độ chuyên môn chưa được quan tâm nhiều hoặc chưa có đủ điều kiện để thực hiện một cách đầy đủ, hiểu biết về quy luật cũng như cơ chế thị trường còn ở mức thấp, học vấn chưa thực sự chú trọng để có thể nâng lên thành điều kiện cân đối với phát triển mở rộng quy mô sản xuất. Trong số 81 trang trại điều tra thì chỉ có 1 chủ trang trại có trình độ đại học Nông nghiệp 1, 1 chủ trang trại có trình độ cao đẳng, 2 chủ trang trại có trình độ trung cấp, 2 chủ trang trại có trình độ sơ cấp hoặc tương đương. Như vậy trình độ của chủ trang trại còn ở mức trung bình thấp, Điều này đòi hỏi cần có một chính sách đào tạo cho đội ngũ chủ trang trại có trình độ để có thể tiếp cận với môi trường mới cũng như sự tiếp nhận một cách nhanh nhất sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như nhạy bén trước sự biến động của cơ chế thị trường. 2.4 Các yếu tố sản xuất. Tình hình sử dụng đất tại các trang trại chăn nuôi. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thay thế được, có y nghĩa quyết định đối với việc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Nam Đàn là một huyện đồng bằng và đồi núi. Dựa vào địa hình đặc thù của huyện mà đất đai của huyện được sử dụng vào xây dựng mô hình kinh tế trang trại phù hợp vơi địa hình đó. Hiện nay quỹ đất được sử dụng của các chủ hộ trang trại có nguồn gốc phong phú nhưng tập trung chủ yếu từ những nguồn sau: - Đất nông nghiệp được nhà nước khoán giao cho thuê, đất khoán của các nông lâm trường, thuê của chính quyền địa phương, đất trống đồi trọc, bãi bồi ven sông, mặt nước chưa thuộc quy hoạch được các hộ đầu tư bỏ vốn khai hoang cải tạo. Hiện nay toàn huyện có 153 trang trại chăn nuôi với tổng diện tích là 190,5 ha như vậy bình quân một trang trại sử dụng 1,245ha để xây dựng trang trại. Trong đó các trang trại chăn nuôi bò sử dụng 38,5 ha đất chủ yếu ở các xã miền núi của huyện. Các trang trại chăn nuôi bò chủ yếu là xây dựng chuồng trại, còn một số nhỏ là dùng để trồng cỏ làm nguyên liệu thức ăn cho gia súc. Một số trang trại chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô lớn với quy mô diện tích đất lên tới 1,5-1,7 ha. Với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 500 triệu đồng. Theo quy mô đất bình quân, căn cứ vào số liệu thực tế điều tra tại các trang trại chăn nuôi của Phòng Kinh Tế huyện Nam Đàn được phân loại thành các nhóm sau đây: Biểu số 2.7 Phân loại trang trại theo quy mô đất đai Đơn vị : Trang trại và % Theo bảng trên ta thấy các trang trại chăn nuôi tại huyện với mức đất đai diện tích đất đai trên dưới 1ha là chủ yếu chiến 39,5 % trong tổng các trang trại, các trang trại từ 1-2 ha chiếm nhiều nhất trong tổng các trang trại với 45% tổng số trang trại khảo sát. Những trang trại cho chăn nuôi, với số lượng đầu vật nuôi có thể lớn mà không cần nhiều diện tích. Các trang trại diện tích trên 2 ha có 14 trang trại chiếm 13,8% tổng số trang trại khảo sát, các trang trại này chủ yếu là các trang trại chăn nuôi đại gia súc. Sự hình thành nguồn vốn của trang trại chăn nuôi. Nguồn vốn là yếu tố cần thiết để có một mô hình sản xuất hoàn thiện tạo được nền tảng cơ bản mà từ đó có được cơ sở vật chất đẩy đủ tạo điều kiện phát triển cho công tác chăn nuôi. Nguồn vốn là yếu tố để cho chủ trang trại chủ động trong công tác tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất. Có vốn chủ trang trại chăn nuôi mới có điều kiện kinh tế để thuê đất, có vốn để thuê lao động, để tạo ra nguồn giống vật nuôi dồi dào, ... Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn hiện nay cơ bản cơ chế chính sách thông thoáng đã tạo điều kiện cho vay vốn phát triển kinh tế trong nông dân mà từ đó cải thiện sự phát triển trong kinh tế. Biểu số 2.8 nguồn vốn của chủ trang trại Đơn vị : Triệu đồng Trang trại Số TT TổngNV Bq/1TT Trong đó Vốn tự có Vốn vay Khác Số chủ TT chănnuôi 81 15792 194,9 Chủ CN đại gia súc  15 5100 340 2602 1490 1100 Chủ CN lợn  10 1787 178,7 1250 250 287 Chủ CN gia cầm  26 4925 189,4 3500 870 555 Chủ chăn nuôI cá  10 680 68 500 180 0 Chăn nuôi dê  20 3300 165 2650 450 200 Tổng 10502 3240 2142 Bình quân/ TT 129,65 40 26,4 Cơ cấu(%) 66,5 20,5 12,3 Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn Tính tại thời điểm điều tra, tổng số vốn mà trang trại là 14876 triệu đồng, bình quân một trang trại có 183,7 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của chủ trang trang trại chủ yếu là vốn tự có chiếm tới 70,6% tổng số vốn. Nguồn vốn đi vay rất đa dạng nhưng cũng chỉ chiếm tới 17,4%, còn lại vốn khác chiếm 11,9%. Trong tổng nguồn vốn mà chủ trang trại vay nguồn vốn chủ đạo cho vay là ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, vay của các dự án. Trong những năm gần đây thì tại Huyện Nam Đàn hình thức kinh tế trang trại được quan tâm sát sao tạo điều kiện cho vay vốn tại các dự án như bò lai sind sinh sản, lợn nái ngoại, ... Để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, ngoài các yếu tố về đất đai, kỹ thuật, lao động các chủ trang trại phải đầu tư lượng vốn tương đối lớn. Do vậy nhiều người trên địa bàn huyện có kiến thức và ý chí làm giàu nhưng chưa đủ điều kiện để phát triển kinh tế trang trại. Nếu giải quyết tốt nguồn vốn vay thì chắc chắn kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn sẽ phát triển một bước cao hơn. Vấn đề cấp giấy chứng nhận cho trang trại để được vay vốn còn nhiều bất cập, chưa nhất quán để tạo động lực phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. Lao động của trang trại. Lao động của trang trại bao gồm lao động của chủ hộ và lao động thuê ngoài. Lao động của chủ hộ bao gồm cả chủ trang trại vừa trực tiếp quản lí và lao động trực tiếp. Quan khảo sát thực tế cho thấy: Biểu số 2. 9 Lao động của các trang trại Đơn vị: Người Trang trại số TTKS số khẩu LĐ chủ hộ LĐ thuê ngoài Thường xuyên Thời vụ(công) Số chủ TT chăn nuôi 81 Chủ CN đại gia súc 15 87 45 18 180 Chủ CN lợn 10 48 25 8 220 Chủ CN gia cầm 26 117 75 17 170 Chủ chăn nuôI cá 10 56 20 0 210 Chăn nuôi dê 20 108 58 0 150 Bình quân 5,13 2,753 0,53 Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn Lao động của chủ hộ bao gồm cả chủ trang trại vừa trực tiếp quản lí và lao động trực tiếp. Qua khảo sát 81 trang trại tổng số nhân khẩu 416 khẩu, bình quân mỗi khẩu có 5.13 người trong đó số lao động trực tiếp sản xuất là 223 lao động tận dụng được 53,6% sức lao động của gia đình. Như vậy lao động của trang trại cao hơn so với mặt bằng chung lực lượng tham gia lao động của xã hội. Mức tham gia vào lao động sản xuất của chủ trang trại là tương đối cao nên qua thực tế khảo sát khối lượng công việc của các chủ trang trại rất lớn, hầu hết thời gian lao động cho trang trại như các hoạt động chăm sóc, thức ăn cho các con vật nuôi. Lao động thuê ngoài: Theo số liệu thống kê thì lao động thuê ngoài của các trang trại chăn nuôi ở mức bình thường, các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và có kỹ thuật cao thường có từ 1-2 lao động làm thuê. Trong các trang trại khảo sát thì các trang trại không có lao động từ 3 lao động trở lên. Lao động thuê ngoài thường xuyên ở các trang trại có 43 người bình quân một trang trại 0.53 người với tiền công bình quân khoảng 400- 450 nghìn đồng. Lao động thuê ngoài theo thời vụ trong năm đạt 930 công, bình quân mỗi trang trại 11,5 công/ trang trại/năm. Tiền công bình quân thời vụ thường từ 25-30 ngàn đồng. Một số trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và có sự áp dụng mô hình kinh tế mới thường thuê ngày công của những cán bộ kỹ thuật kiểm tra vào các đầu vụ và định kỳ chăm sóc. Đây là sự tiến bộ trong công tác chăn nuôi của huyện cần được xem xét và phát huy. Nói tóm lại các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại của huyện nói chung là phong phú và khá thuận lợi. Các nguồn lực tự nhiên và lao động luôn đảm bảo cho nhu cầu phát triển của các trang trại. Cần phải có những biện pháp tích cực phát triển kinh tế trang trại trong những năm tới để tận dụng một cách thiết thực hơn các nguồn lực vào hoạt động sản xuất cũng như giải quyết được các vấn đề của xã hội. Giải quyết việc làm ở nông thôn đang là vấn đề cấp bách khi mà lực lượng lao động dồi dào nhưng lại đang ở trạng thái thất nghiệp và bán thất nghiệp. 2.5 Tình hình đầu tư thâm canh. Công tác thú y bảo vệ vật nuôi. Các chủ trang trại nhận thấy được tầm quan trọng của công tác thú y. Được sự chỉ đạo sát sao với mạng lưới thú y rộng khắp trong toàn huyện. Các xã đều có ban thú y xã. Trong huyện công tác tiêm phòng dịch đứng thứ 2 trong tỉnh về thành tích tiêm phòng cho gia súc. Dựa trên thế mạnh được sự quan tâm của huyện về công tác thú y bảo vệ vật nuôi nên các vật nuôi tại các trang trại cơ bản được tiêm phòng một cách khá đầy đủ và chặt chẽ. Nhờ vậy trong những năm gần đây tại địa bàn huyện nói chung và các trang trại chăn nuôi nói riêng vật nuôi đã ngăn chặn được một số bệnh truyền nhiễm thường xẩy ra như tụ huyết trùng, dịch tả, lép tô, đặc biệt là bệnh long móng lở mồm ở gia súc, không để bệnh gia cầm xẩy ra. Công tác thú y bảo vệ thực vật tạo nền tảng cho các trang trại đạt kết quả cao cả về năng suất và chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó công tác thú y còn một số yếu kém cần được khắc phục như tình trạng kiểm tra giết mổ và vệ sinh thú y, thu phí dịch vụ thú y,... Cần có biện pháp đặt ra để khắc phục tình trạng trên cần phải có cơ chế chính sách phù hợp với công tác thú y mà từ đó tạo điều kiện cho công tác chăn nuôi tại các trang trại ngày càng đạt kết quả cao. Vấn đề về giống gia súc: Mô hình kinh tế trang trại là mô hình hoạt động có sự áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bởi vậy cho nên các trang trại chăn nuôi đã mạnh dạn áp dụng các giống mới như nuôi lợn siêu nạc, bò lai sind sinh sản, ... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề thức ăn: Thức ăn tại các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn được các gia đình chủ yếu là trồng các thức ăn như cỏ, rau cung cấp cho chăn nuôi. Kết hợp với thức ăn như cám,... 2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi. Hoạt động sản xuất tại các trang trại với mục đích trước tiên là sản xuất ra sản phẩm hàng hoá cung ứng cho thị trường. Ngày nay khi cơ chế thị trường mở cửa thì điều tất yếu là người sản xuất sản xuất ra cái gì mà thị trường cần. Do đó sản xuất sản phẩm ra và tiêu thụ như thế nào là vấn đề cần được xem xét trong quá trình lập kế hoạch xây dựng phương án cho trang trại. Hiện nay các sản phẩm của trang trại chăn nuôi tại địa bàn huyện Nam Đàn phục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương là chủ yếu được buôn bán tại các chợ của các xã và một số chợ đầu mối như chợ vinh, chợ cầu canh Bắc và các chợ lân cận trong nội thành phố, một số sản phẩm tại các trang trại lớn có quy mô thì có sự thu mua tập trung của các nhà máy chế biến nhưng chiếm một lượng rất nhỏ. 3 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi tại Huyện nam đàn Tuy là một trong những loại hình sản xuất kinh doanh còn khá mới mẻ tại nước ta nhưng nhìn chung kinh tế trang trại là một loại hình có xu hướng phát triển mạnh và phuc hợp với cơ chế kinh tế mới của nước ta. Phần lớn các trang trại đều đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Đang chập chững thử nghiệm với mô hình kinh tế mới. Tuy vậy, kinh tế trang trại ở Nam Đàn cũng đã bước đâu thu được những kết quả khả quan nhất là từ trước đến giờ Nam đàn là một huyện thuần nông với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún vì thế mô hình kinh tế trang trại đã bước đầu mở ra phương thức sản xuất kinh doanh mới tạo ra những sản phẩm đưa lại giá trị kinh tế thiết thực. 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh. 3.1.1 Giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất bình quân một trang trại khảo sát đạt 144,02 triệu đồng. Với các hình thức sản xuất khác nhau đem lại những nguồn thu tương ứng với kết quả sản xuất đem lại. Với mô hình sản xuất của các trang trại chăn nuôi bò đem lại giá trị sản xuất cao nhất bình quân 249,1 triệu đồng/ trang trại, trong khi đó đối với trang trại cá thì chỉ có 51,2 triệu đồng/ trang trại. Nhìn chung sự phát triển của các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam đàn có những bước chuyển dịch đáng kế khi mà các trang trại chăn nuôi được sự quan tâm sát sao chỉ đạo để có được kết quả như ngày nay. Sự nỗi trội của hình thức phát triển của các trang trại chăn nuôi đại gia súc, lợn, gà, dê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy giá trị sản xuất của các trang trại phụ thuộc vào vào phương thức sản xuất kinh doanh. Nhìn chung các trang trại kinh doanh với mức đầu tư vốn cao, kỹ thuật tiên tiến sẽ đem lại những kết quả cao. Sự phát triển của trang trại chăn nuôi mở ra một phương hướng sản xuất khả quan cho những bà con nông dân có y chí làm giàu khi được sự quan tâm và tạo điều kiện cho sản xuất. 3.1.2 Giá trị sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Từ nền kinh tế hộ tự cung, tự cấp tiến lên sản xuất hàng hoá nhỏ, các hộ nông dân đã và đang chuẩn bị điều kiện về vốn và tích luỹ lượng vốn đáng kể( trong đó vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn) đất đai, kiến thức và kinh nghiệm, công nghệ, thì trường, ... để chuyển lên sản xuất hàng hoá lớn. Để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau: Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá và tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá. Giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân / trang trại tại huyện Nam Đàn là 108,25 triệu đồng / trang trại. Trong đó giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại chăn nuôi bò đạt 176,86 triệu đồng,lợn 132,84 triệu đồng/ trang trại, ... Tỷ suất hàng hoá bình quân đạt 75,1% giá trị sản phẩm hàng hoá ở mức trung bình đối với một cơ sở sản xuất kinh doanh với mục tiêu là sản xuất hàng hoá. Điều này đặt ra cho chính quyền địa phương cũng như yêu cầu đặt ra cho các chủ trang trại là sản xuất tiếp cận với thì trường ở mức cao hơn. Bảng 2.10 Tổng giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá Đơn vị: Triệu đồng Số liệu khảo sát trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn năm 2007 Theo kết quả điều tra các chủ trang trại, ngoài một sô sản phẩm phục vụ cho gia đình, thất thoát trong quá trình thu hoạch thì sản phẩm của các chủ trang trại làm ra chủ yếu được đem bán cho tư thương và thị trường tự do trên địa bàn huyện và tỉnh. Việc tiêu thụ các sản phẩm của trang trại trên địa bàn huyện được thực hiện chủ yếu qua một số hình thức sau: - Các sản phẩm bò, dê được bán cho hoạt đầu mối thu gom tại gia đình. - Các sản phẩm lợn hơi của các trang trại chăn nuôi lợn được cung cấp trực tiếp cho các chủ thầu( có kế hoạch trước và trong lúc sản xuất), đơn vị kinh doanh đầu mối thu gom của các cơ sở chế biến đóng thịt hộp, đồng thời đáp ứng nhu cầu tại chô cho nhân dân trong vùng. - Sản phẩm của các trang trại chăn nuôi gà được bán buôn là chính, một phần còn lại bán cho người tiêu dùng trên địa bàn. - Sản phẩm chă nuôi cá chủ yếu tiêu dùng trong vung. Thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm từ các trang trại chăn nuôi đặt ra yêu cầu đối với người sản xuất phải có mối liên kết đặt ra trong kế hoạch sản xuất của mình nhằm đem lại kết quả cao hạn chế tối đa những vấn đề như sản xuất ra mà không có thị trường tiêu thụ, ... 3.2 Chi phí vật chất của các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn. Hoạt động sản xuất tại các trang trại là tổng thể các mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu. Mối liên kết đó được tính toán chặt chẽ trong công tác chăn nuôi. Theo số liệu khảo sát năm 2007 thì chi phí sản xuất bình quân của trang trại chăn nuôi bò là cao nhất với bình quân 200,8 triệu đồng / trang trại. Thấp nhất là chăn nuôi cá với chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32110.doc
Tài liệu liên quan