Về nguồn nhập quả tươi của Hà Nội đã tiến hành điều tra 5 cụm đầu mối, có thể coi là cửa ngõ Hà Nội về nhập quả vào, là các cụm sau:
- Cụm đầu mối Đồng Xuân - Long Biên.
- Cụm Láng - Cầu Giấy.
- Cụm Thanh Xuân.
- Cụm Cửa Nam.
- Cụm Thanh Trì - Thường Tín.
Số lượng các đại lý nhập quả vào ở các cụm đầu mối này cho thấy trong 5 cụm đầu mối điều tra thì cụm Đồng Xuân - Long Biên là cụm đầu mối lớn nhất về số lượng các đại lý cũng như số các đại lý lớn có số lượng nhập một lần trên 10 tấn quả. Tại cụm này, chủng loại nhập quả cũng nhiều, bao gồm cả táo, cam Trung Quốc đặc biệt là các loại quả từ vùng đông Bắc của Miền Bắc. Ngoài ra, ở cụm đầu mối này, quả chuối cũng được nhập vào từ các tỉnh ven sông Hồng cũng như các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vận chuyển bằng đường sông tại bến cảng Chương Dương.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01,6
6
Vải thiều
51,6
78,6
82,7
76,6
54,1
59,4
7
Nhãn
76,8
110,5
111,0
90,4
88,9
100,5
8
Hồng N. hậu
21,6
17,1
61,4
39,2
56,8
31,5
9
Na dai
48,1
39,3
93,8
46,6
56,5
54,4
10
Đu đủ
312,0
350,0
300,0
210,0
235,0
301,2
11
Quýt
127,3
61,3
353,3
110,0
184,8
219,4
12
Chuối
30,0
27,4
20,0
26,6
47,2
29,2
13
Xoài
0,0
14
Táo
128,6
202,4
259,6
132,4
112,1
167,8
- Diện tích kinh doanh cây ăn quả theo các độ tuổi toàn thành phố năm 2001 như sau:
Biểu12: Diện tích cây ăn quả tính theo độ tuổi
ĐVT: ha
Hạng mục
Tuổi từ 6 - 10 (KD1)
Tuổi từ 10 - 15 (KD2)
Trên 15 tuổi (KD3)
1. Cam Canh
16,8
21,0
10,5
2. Bưởi
96,8
85,7
54,6
3. Hồng xiêm
46,3
103,8
84,0
4. Vải thiều
40,7
46,1
10,4
5. Nhãn
195,5
190,9
83,4
6. Hồng
5,4
3,4
1,5
7. Na dai
44,7
30,6
4,8
8. Đu đủ
44,8
9. Chuối
691,2
10. Quýt
8,9
19,6
4,4
11. Cam khác
11,8
9,4
1,0
12. Táo
115,9
51,3
33,6
Như vậy, cây ăn quả ở độ tuổi kinh doanh 1 (KD1) từ 6 - 10 tuổi, chiếm khoảng 40,7% (không tính đu đủ và chuối); độ tuổi kinh doanh 2 (KD2) từ 11-15 tuổi - chiếm khoảng 39,2%; còn lại ở độ tuổi kinh doanh 3 (KD3) trên 15 tuổi - chiếm 20,1%. Kết quả phân loại độ tuổi kinh doanh cây ăn quả ở Hà Nội cho thấy: đa số các vườn cây ăn quả còn trẻ, còn có tiềm năng năng suất cao hơn trong các thời kỳ tới.
2. Bố trí sản xuất cây ăn quả
Những kết quả điều tra cụ thể cho từng loại cây ăn quả chính ở ngoại thành Hà Nội được xử lý tổng hợp và trình bày theo thứ tự của các loại cây ăn quả như sau:
* Cây Bưởi: là cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam châu á, thuộc họ cây có múi, được trồng ở địa bàn Hà Nội từ lâu và hiện tại chúng chiếm 13,4% tổng diện tích trồng cây ăn quả của thành phố. Nó được coi là cây ăn quả trồng có tính phổ biến trên địa bàn tất cả 5 huyện điều tra.
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, tổng diện tích trồng bưởi của toàn thành phố 413,2 ha; trong đó diện tích trồng các giống bưởi khác (bưởi địa phương, ĐHNNI, Đài Loan) chiếm ưu thế là 330,3 ha, tập trung ở Sóc Sơn, Đông Anh và Gia Lâm. Giống bưởi Diễn chỉ chiếm diện tích thấp là 82,9 ha, tập trung ở huyện Từ Liêm và Đông Anh. Sự phân bố của cây bưởi chủ yếu ở Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm và trong từng huyện thì chúng được trồng ở vùng đất cao có liên quan nhiều đến đất thổ cư tức là chủ yếu trồng trong vườn nhà, quanh nơi ở của các hộ nông dân.
* Cây cam chanh: mặc dù tên gọi là cam nhưng được xếp vào nhóm quýt bởi lá có eo rất nhỏ, hạt tròn, vỏ quá dễ tách và là cây yêu cầu điều kiện ẩm, chịu lạnh không cao. Có nhiều giống khác nhau được trồng ở Việt Nam, song những giống quýt chín muộn không nhiều và phần lớn là các giống đã chọn lọc lâu đời, hình thành những giống nổi tiếng như cam chanh.
Qua thống kê toàn Hà Nội hiện có 82,5 ha trồng cam chanh. Số diện tích trồng phân bố ở Từ Liêm (29,6 ha), Đông Anh (20,3 ha), Sóc Sơn (12,9 ha), Gia Lâm (10,6 ha), thấp nhất ở Thanh Trì chỉ có 1,7 ha và ở 3 quận là 7,4 ha.
Về phân bố trên diện tích toàn thành phố thì có thể coi Từ Liêm và Đông Anh là 2 vùng cam của thành phố, song xét trên địa bàn ở một số huyện thì cam chanh phân bố ở các xã có địa hình cao trung bình như Mai Đình, Tiên Dược của Sóc Sơn, Trâu Quỳ, Dương Xá của Gia Lâm... tức là những chân đất đảm bảo tầng dầy lớp đất cũng như chế độ nước cho cây.
* Cây cam quýt: Thực tế thì các giống quýt đã được khuyến cáo trồng từ lâu ở địa bàn Hà Nội, bao gồm các giống quýt Tích Giang, quýt Bố Hạ, Cam Bù (một dạng quýt), cam chanh. Đặc điểm sinh học của giống quýt này là yêu cầu đất thoáng, tiêu thoát đồng thời giữ nước tốt, mức phân bón cao và đầy đủ đặc biệt là phải tiến hành thâm canh, phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu, kịp thời. Chính những yêu cầu đặt ra như vậy cho nên đã nhiều năm qua nhưng diện tích trồng chưa nhiều, mặc dù có sự chú ý của các chủ vườn.
ở Hà Nội các giống quýt được trồng với diện tích không nhiều: 48,9 ha tập trung ở Sóc Sơn và Đông Anh (mỗi huyện trên 10 ha) và ở từng huyện thì các giống quýt được trồng ở các vùng đất bằng trong đê của các xã, đó là các chân đất loại tốt của huyện như: Minh Phú, Hồng Kỳ, Khánh Xuân của Sóc Sơn, Đa Tốn, Trâu Quỳ, Thạch Bàn của Gia Lâm.
Về cây cam thì nhìn chung tình hình trồng trọt cây cam các giống khác nhau, bao gồm cam Xã Đoài, cam chua Động Đình... ở Hà Nội cũng tương tự như hiện trạng trồng trọt cây quýt các loại.
Tổng diện tích các loại cam trồng ở Hà Nội là 28,2 ha, trong đó vùng trồng cam ở Hà Nội chủ yếu là Sóc Sơn và Gia Lâm. Cây cam cũng như cây quýt đang gặp phải những vấn đề khó khăn trong phát triển diện tích là: sâu bệnh, giống và kỹ thuật chăm sóc, bón phân.
* Cây Hồng xiêm: Hồng xiêm là cây trồng khá phổ biến ở các vườn quả của các hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội. Với bản chất là cây nhiệt đới, song Hồng xiêm có tính thích ứng rộng, năng suất ổn định, ít sâu bệnh nên một thời ở địa bàn Hà Nội đã nổi lên phong trào trồng Hồng xiêm.
Toàn thành phố hiện tại có 259,7 ha trồng Hồng xiêm, với giống Hồng xiêm Xuân Đỉnh, trong đó diện tích trồng tập trung ở huyện Từ Liên 60,4 ha, Đông Anh 64,7 ha sau đó là Thanh Trì, Gia Lâm. Sự phân bố của Hồng xiêm Xuân Đỉnh phổ biến là ở các vườn nhà, vườn trong khu dân cư, trồng ở vườn không nhiều ngay cả ở xã có diện tích vườn khá rộng ở các huyện như Sóc Sơn, Đông Anh.
* Cây vải thiều: Vải thiều được xếp vào nhóm cây ăn quả á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu đặc trưng là khô, hạn vào mùa đông xuân, ẩm vào mùa hè, thu. ở nước ta, vải trồng ở vùng đồng bằng (Thanh Hà - Hải Dương) và vùng đồi núi trung du phía Bắc (Lục Ngạn - Bắc Giang) và ngay cả ở miền Trung. ở địa bàn Hà Nội, cây vải thiều cũng là một cây ăn quả được các chủ vườn quan tâm, đặc biệt là các hộ nông dân ở vùng đồi núi phía Bắc của thành phố.Toàn thành phố hiện có 280 ha trồng vải trong đó diện tích trồng vải được tập trung ở huyện Sóc Sơn (203,5 ha), huyện Đông Anh (53,2 ha), các huyện còn lại diện tích không nhiều từ 3 -12 ha. Như vậy có thể nói, hiện nay ở Hà Nội, vùng vải tập trung ở các huyện phía Bắc, đây là nơi có điều kiện khá thuận lợi về đất đai và khí hậu cho cây vải, đặc biệt đất có địa hình cao, thoát nước tốt và tầng đất dày.
* Cây nhãn: Nhãn được coi là cây ăn quả có khả năng thích ứng khá rộng với nhiều vùng ở nước ta, tuy nhiên các giống nhãn ở miền Bắc trồng là những giống xuất phát từ vùng á nhiệt đới. ở Hà Nội, nhãn là cây ăn quả khá phổ biến ở cả 5 huyện và được trồng từ lâu với nguồn gốc giống từ giống nhãn của Hưng Yên.
Cây nhãn phân bố chủ yếu ở các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm; hai huyện Thanh Trì và Từ Liêm có diện tích tương đương nhau và chiếm số lượng không nhiều. Điều này có thể lý giải là các huyện trồng nhiều nhãn cũng chính là những huyện có lợi thế về diện tích phát triển cây nhãn, như các vùng đất dọc các con sông, đất bãi và các vùng đất có khả năng trồng rau màu, lương thực khó khăn. Tổng diện tích nhãn toàn thành phố đạt 832,6 ha, trong đó Đông Anh 326,3 ha, chiếm khoảng 40% diện tích, sau đó đến Gia Lâm, Sóc Sơn và Từ Liêm, Thanh Trì.
* Cây hồng quả: Mặc dù là cây ăn quả quý và được mến mộ song ở địa bàn Hà Nội thì cây hồng quả chỉ là một cây mới đưa vào trồng và mới được khuyến cáo trong vài ba năm trước đây cho vùng đất đồi và bạc màu của 2 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, bởi vì hồng quả là cây trồng khá chịu khô hạn, ít sâu bệnh và năng suất ổn định. Những giống hồng được khuyến cáo trồng ở Hà Nội phần lớn là giống hồng Thạch Thất cho vùng đồi và giống hồng Nhân Hậu cho vùng đất thấp có mực nước ngầm cao.
Diện tích trồng hồng quả trên địa bàn Hà Nội không đều do đây là cây mới được chú ý và khuyến cáo. Tổng diện tích đạt 14,6 ha, trong đó tập trung ở Sóc Sơn 4,3 ha, Gia Lâm 3,7 ha và Đông Anh 2,7 ha. Các huyện còn lại diện tích không đáng kể.
Đối với cây hồng, trồng ở địa bàn Hà Nội là một lợi thế, nhất là đối với các giống hồng chín, vừa là cây ăn quả, vừa là cây cảnh, đồng thời có thể trồng xen nhiều loại cây, thích hợp ở đất xấu, đất đá sỏi, vì vậy cây hồng vẫn là một cây được chú ý, nhất là đối với vùng Sóc Sơn và Đông Anh.
* Cây na dai: Trong họ na dai thì cây na dai là cây được các chủ vườn quan tâm hơn cả do quả ngọt và có hương thơm đặc biệt, nhất là đối với các dân tộc ở Đông Nam á. Khả năng chống chịu khô hạn của na dai rất tốt do có khả năng rụng lá khi điều kiện bất thuận cho sinh trưởng. Vì vậy na dai được trồng phổ biến ở vùng đồi núi trung du của miền Bắc Việt Nam. ở Hà Nội cây na dai cũng được chú ý phát triển trong mấy năm trở lại đây và có thể thấy nhiều vườn quả của ngoại thành Hà Nội.
ở Hà Nội cây na dai được phân bố chủ yếu ở 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh. Trong tổng số 92,1 ha trồng thì 2 huyện này đã chiếm hơn 80 ha, với Sóc Sơn 61 ha, Đông Anh 20 ha.
* Cây đu đủ: Là cây trồng rất được quan tâm phát triển của các hộ nông dân ở hầu hết các huyện, do những ưu thế của cây đu đủ là nhanh cho thu hoạch, sản lượng cao, chiếm diện tích không nhiều, có thể trồng xen với cây ăn quả khác, quả được bán khá chạy ở các thị trường.
Mặc dù là cây được các chủ hộ nông dân ở Hà Nội quan tâm trồng trọt song có những vấn đề về sâu bệnh, giống mà người trồng chưa khắc phục được, nên diện tích trồng đu đủ mới ở mức thấp. Toàn thành phố mới có 53,1 ha, phân bố chủ yếu ở Sóc Sơn(30,2 ha), sau đó là Đông Anh (9,8 ha). Như vậy có thể thấy rằng vùng trồng đu đủ của Hà Nội tập trung ở Sóc Sơn và Đông Anh, các huyện còn lại diện tích không nhiều. Hai huyện này có lợi thế về diện tích trồng, địa hình đất cao, ít bị ngập nước là khá thích hợp với cây đu đủ, song do đất chủ yếu là đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nên cần phải chú ý bón phân cho đu đủ.
* Cây chuối: Cây chuối là cây ăn quả nhiệt đới rất phổ biến ở các vùng kinh tế nước ta và được coi là loại quả dân dã, hợp thị hiếu của nhiều người. ở Hà Nội chuối được trồng rất phổ biến ở các huyện, song so với nhu cầu, quả chuối vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và một phần lớn sản phẩm quả chuối vẫn do các vùng lân cận cung cấp. Hiện tại ở Hà Nội có 691,2 ha trồng chuối, được trồng tập trung ở Sóc Sơn (69,7% diện tích), sau đó là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, ít nhất là huyện Từ Liêm (28,1% diện tích) và đây cũng là diện tích chuối kinh doanh của Hà Nội. Vùng phân bố trồng trọt ở địa bàn toàn thành phố là Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và trong từng huyện thì chuối được trồng nhiều ở các xã dọc các con sông hoặc các vùng đất không quá cao, đất bãi ngoài đê... Như Đông xuân, Bắc Sơn của Sóc Sơn, Kim Sơn, Giang Biên, Yên Viên của Gia Lâm. Đó là những vùng đất đủ ẩm, sâu màu và khá đầy đủ các chất dinh dưỡng.
* Cây táo quả: Cây táo quả có nguồn gốc nhiệt đới và được trồng lấy quả ăn từ lâu, song mãi đến khi có những tiến bộ trong công tác chọn giống thì cây táo mới được trồng rộng mang tính hàng hoá. Với ưu thế sinh trưởng khoẻ, nhanh cho thu hoạch, thời gian mang quả không dài, lại có thể đốn cắt để làm thêm một vụ cây ngắn ngày, cây táo đã đi vào cơ cấu giống của nhiều vườn đồng ở các huyện Hà Nội. Diện tích trồng táo ở Hà Nội là 278,1 ha, tập trung nhiều ở Từ Liêm và Đông Anh, sau đó đến Gia Lâm, Sóc Sơn, cây táo được trồng trong mô hình trồng xen với các loại rau vụ Đông Xuân khi đã thu quả và đốn táo.
Biểu13: Vùng phân bố cây ăn quả chủ yếu ở Hà Nội
STT
Chỉ tiêu
Sóc Sơn
Gia Lâm
Đông Anh
Thanh Trì
Từ Liêm
1
Cam Canh
Mai Đình, Tiên Dược
Trâu Quỳ, Dương Xá
Cổ Loa, Đông Hội
Vạn Phúc
Minh Khai, Thuỵ Phương
2
Cam khác
Hồng Kỳ, Bắc Phú, Hiền Ninh
Dương Xá, Giang Biên
Đông Hội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc
Hoàng Việt, Liên Minh, Tả Thanh Oai
Mỹ Đình, Xuân Phương
3
Bưởi Diễn
Nam Sơn, Tiên Dược
Lệ Chi, Trâu Quỳ
Việt Hùng, Vĩnh Ngọc
Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương
4
Bưởi khác
Tiên Dược, Phú Cường, Trung Giã
Kim Sơn, Dương Xá, Lệ Chi
Đông Hội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc
Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc
Tây Mỗ, Xuân Phương
5
Hồng xiêm
Phú Cường, Xuân Giang
Trâu Quỳ, Thạch Bàn
Việt Hùng, Vĩnh Ngọc
Thanh Oai, Ngọc Hồi
Xuân Đỉnh, Minh Khai, Xuân Phương
6
Vải thiều
Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Phú
Dương Xá, Trâu Quỳ, Phú Thuỵ
Bắc Hồng, Đông Hội, Uy Nỗ
Yên Mỹ, Vĩnh Tuy
Xuân Đỉnh, Vườn quả
7
Nhãn
Nam Sơn, Minh Phú, Phù Ninh
Trâu Quỳ, Kim Lan, Long Biên
Bắc Hồng, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc
Thanh Oai, Lĩnh Nam, Thanh Trì
Vườn quả, Tây Mỗ Đông Ngọc
8
Hồng Nhân hậu
Xuân Giang, Thanh Xuân, Đông Xuân
Trâu Quỳ, Yên Thường, Kim Sơn
Vân Nội, Tiên Dương
Tả Thanh Oai
Cổ Nhuế
9
Na dai
Phù Ninh, Nam Sơn, Xuân Giang
Đa Tốn, Kim Sơn, Yên Viên
Bắc Hồng, Nam Hồng, Vĩnh Ngọc
Tả Thanh Oai, Tam Hiệp
Xuân Đỉnh
10
Đu đủ
Nam Sơn, Mai Đình, Phù Ninh
Đa Tốn, Trâu Quỳ, Thạch Bàn
Bắc Hồng, Đông Nội, Vĩnh Ngọc
Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Thanh Trì
Phú Diễn, Mễ Trì
11
Quýt
Phú Minh, Hồng Kỳ, Thanh Xuân
Đa Tốn, Trâu Quỳ, Thạch Bàn
Cổ Loa
Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy
Mỹ Đình, Thuỵ Phuơng
12
Chuối
Bắc Sơn, Đông Xuân, Nam Sơn, Tân Minh
Kim Sơn, Yên Viên, Giang Biên
Đông Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc
Thanh Trì, Vạn Phúc, Đại áng
Đông Ngọc, Đại Mỗ, Xuân Phương, Tây Mỗ, Vườn quả.
13
Táo
Phù Linh, Sóc Sơn, Minh Phú
Cự Khôi, Đông Dư, Trâu Quỳ
Đông Nội, Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc
Thanh Trì, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy
Vườn quả, Tây Mỗ, Yên Hoà, Minh Khai
3. Các biện pháp thâm canh sản xuất cây ăn quả.
Thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm.
Thâm canh nông nghiệp là con đường kinh doanh sản xuất chủ yếu, là giải pháp chính để tăng sản lượng nông nghiệp. ở Hà Nội, trong những năm đổi mới, vốn đầu tư trong nông nghiệp nói chung là vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng lên, số lượng máy móc nông nghiệp, lượng phân bón trên đơn vị diện tích tăng lên, hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp tăng nhanh. Trong những năm đổi mới trình độ thâm canh nông nghiệp được nâng lên cao và đem lại hiệu quả to lớn.
Mục đích yêu cầu của giải pháp là áp dụng được các yêu cầu kỹ thuật, từ trồng trọt đến chăm sóc, bảo vệ thực vật đến kỹ thuật, thu hút sản phẩm trên cả diện tích đã có và diện tích trồng mới trên phạm vi toàn thành phố.
Nội dung của giải pháp:
- Ngoài các yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu, đất đai, cây ăn quả đòi hỏi có kỹ thuật trồng trọt và trình độ thâm canh nhất định mới đạt được hiệu quả mong muốn. Để phục vụ cho việc trồng mới và cải tạo, vấn đề đặt ra cho việc cung cấp giống tốt, kịp thời đảm bảo đúng tiến độ phát triển cây ăn quả là hết sức cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội phải tổ chức được hệ thống cung cấp giống cho người sản xuất nhằm chủ động được nguồn cây giống, chọn lọc được các loại cây giống bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó trước hết làm tăng khả năng thích ứng của cây đặc sản ( hồng xiêm Xuân Đỉnh, bưởi Diễn...) trên vùng phát triển cây ăn quả, giảm giá thành cây giống, cung cấp cho người trồng. Để đảm bảo những mục tiêu cần tiến hành như sau:
+ Xây dựng và nâng cấp cơ sở sản xuất giống.
+ Xây dựng một số vườn giống gốc.
+ Tổ chức nhân giống.
Các vùng dự kiến phát triển cây ăn quả chủ yếu là vùng đất dốc, gò đồi, chính vì vậy khi tiến hành phát triển cây ăn quả ở những vùng này chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật canh tác để cây trồng trên đất dốc có thể sinh trưởng và phát triển được.
Điều cần lưu ý trước khi trồng cây ăn quả là phát triển kế vườn trồng, vì nếu để một thiếu sót hoặc sai lầm ngay từ khâu thiết kế vườn trồng cũng gây không ít khó khăn trong khâu chăm sóc bảo vệ và thu hoạch, thậm chí phải trả giá đắt cho những sai lầm thiếu sót trong suốt chu kỳ kinh tế của cây ăn quả dài hàng năm.
- Trong thời kỳ chăm sóc và thu hoạch phải quan tâm đến việc tổ chức tỉa những cành vô hiệu, tập trung dinh dưỡng cho những cành hữu hiệu đồng thời tạo điều kiện cho công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh.
- Trong tổ chức thâm canh phải lưu ý đến phân bón. Bón phân hợp lý cho cây ăn quả lâu năm là một công việc tương đối phức tạp vì yêu cầu dinh dưỡng của cây con mới trồng khác khi cây đã trưởng thành và ra hoa kết quả, hoặc khi đã già cỗi. Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ trong đất và phân bón, kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp tạo thành sản phẩm của mình. Cho nên sản phẩm th hoạch phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây. Bón phân cân đối phù hợp với yêu cầu của cây có thể làm tăng chất lượng sản phẩm. Bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu đều làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Nước cùng với phân bón là hai yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng lớn nhất tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả, nói cách khác chủ động tưới hay tháo nước để cho đất có độ ẩm thích hợp là một biện pháp rất cơ bản để tăng sản lượng và chất lượng của cây trồng. Vì vậy trong những năm tới, phải cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương theo hướng bê tông hóa, khảo sát, tính toán nhu cầu nước tưới cho cây ăn quả. Cần xây dựng thêm và hoàn chỉnh những công trình trung thuỷ nông để có đủ lượng nước tưới cho cây. Chú ý xây dựng những hồ đập nhỏ, tổ chức phát triển các trạm bơm điện, trạm bơm Diezen, khoan giếng theo hình thức ngân sách hỗ trợ một phần vốn hoặc cho vay vốn ưu đãi để có thể một cụm dân cư hay một nhóm hộ hợp tác với nhau xây dựng các công trình phục vụ tưới cục bộ, trang trí thêm các phương tiện cơ giới hoá bơm nước và cần tiếp cận phương pháp tưới nước tiên tiến.
4. Tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả
Ngoài nỗ lực của bản thân là nâng cao năng suất và chất lượng quả cũng như đầu tư cho khâu chế biến bảo đảm vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp, mặt hàng phong phú, giá bán rẻ, song nếu không có thị trường tiêu thụ thị không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói yếu tố chất lượng, thị trường và giá cả là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại của ngành rau quả Việt Nam.
5.1Hệ thống buôn bán quả tươi ở Hà Nội.
Mạng lưới nhập và bán quả tươi ở Hà Nội.
Về nguồn nhập quả tươi của Hà Nội đã tiến hành điều tra 5 cụm đầu mối, có thể coi là cửa ngõ Hà Nội về nhập quả vào, là các cụm sau:
- Cụm đầu mối Đồng Xuân - Long Biên.
- Cụm Láng - Cầu Giấy.
- Cụm Thanh Xuân.
- Cụm Cửa Nam.
- Cụm Thanh Trì - Thường Tín.
Số lượng các đại lý nhập quả vào ở các cụm đầu mối này cho thấy trong 5 cụm đầu mối điều tra thì cụm Đồng Xuân - Long Biên là cụm đầu mối lớn nhất về số lượng các đại lý cũng như số các đại lý lớn có số lượng nhập một lần trên 10 tấn quả. Tại cụm này, chủng loại nhập quả cũng nhiều, bao gồm cả táo, cam Trung Quốc đặc biệt là các loại quả từ vùng đông Bắc của Miền Bắc. Ngoài ra, ở cụm đầu mối này, quả chuối cũng được nhập vào từ các tỉnh ven sông Hồng cũng như các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vận chuyển bằng đường sông tại bến cảng Chương Dương.
Sau cụm đầu mối Đồng Xuân - Long Biên là cụm đầu mối Thanh Trì kéo dài sang cả địa phận Thường Tín (Hà Tây), có số lượng đại lý và lượng nhập quả nhiều, chủ yếu là các loại quả từ phía Nam như xoài, chôm chôm, dưa hấu, ngoài ra còn một phần quả từ các tỉnh phía Bắc như Hà Tây (chuối), Hoà Bình (dưa hấu). Ba cụm đầu mối còn lại có số lượng đại lý nhập không nhiều và loại quả nhập chủ yếu từ vùng Tây Bắc như mận, cam, dưa hấu, xoài Sơn La.
Từ mạng lưới nhập quả của Hà Nội cho thấy, quả nhập vào Hà Nội chủ yếu bằng phương tiện ô tô và tập trung ở hai cụm đầu mối phía Đông Bắc (Đồng Xuân- Long Biên) và phía Nam (Thường Tín - Thanh Trì). Sử dụng bằng phương tiện đường sắt (cụm phía Nam) để nhập quả vào Hà Nội còn rất hạn chế, thể hiện ở số lượng các đại lý cũng như chủng loại quả nhập. Dường như chỉ các loại quả sản xuất ở rất xa Hà Nội mới được nhập vào theo phương tiện này và việc nhập lượng quả lớn vẫn còn chưa được các nhà buôn bán quả đặt ra. Khi trao đổi với các đại lý bán ở cụm này, họ đều cho rằng không có vốn lớn, vả lại nhập nhiều cần phải bán ngay vì quả dễ hỏng, do đó họ chỉ nhập các loại quả bảo quản được lâu như Thanh Long, mận; đối với xoài, nho chỉ lượng ít, không nhiều.
Qua thống kê 20 chợ cho thấy, trung bình ở vùng nội thành, một chợ có 24 điểm (quầy) bán quả cố định và 31 quầy bán quả lưu động đang bán quả tươi. ở các chợ trung tâm của nội thành hoặc các trung tâm sầm uất thì số quầy bán quả tươi nhiều hơn so với các chợ ở vùng hoặc quận ít sầm uất. Lượng quả bán trên quầy cố định trung bình đạt 50 - 60 kg quả các loại và ở quầy lưu động là 20 - 25 kg. Điều này nói lên tính chất riêng biệt của việc buôn bán quả tươi là có tính đặc thù nhỏ, ít, đặc biệt thấy rõ ở các hộ bán rong (quầy lưu động) có lượng quả từ 15 - 40 kg, trung bình là 20 - 25 kg quả các loại.
Đối với vùng ngoại thành, số lượng các quầy bán cố định có ở mỗi chợ ít hơn so với nội thành, đạt trung bình một chợ có 15 quầy cố định và 20 quầy bán rong. Tuy nhiên cũng thấy rằng lượng quả bán trên quầy cố định thường lớn, nhiều chủng loại quả hơn so với nội thành và ngược lại các quầy bán rong lại có lượng quả bán trên quầy ít hơn, chủng loại quả cũng đơn giản hơn chỉ có 1 - 2 loại quả.
Lượng quả tươi bán ra ở các quầy ở Hà Nội.
- Lượng quả tươi bán ra ở các quầy cố định.
* Khu vực nội thành: điều tra theo đợt ở các quầy cố định bán quả ở 5 chợ trung tâm của khu vực nội thành Hà Nội cho thấy, lượng quả bán ra ở các quầy cố định theo thời gian là khác nhau.
Từ tháng 4 - 5, lượng quả bản ra được ít hơn và giá bán quả của từng loại quả cũng cao hơn so với các đợt trong tháng 6, 7, 8. ở thời gian này lượng quả bán ra trung bình một ngày là 67,5 kg/quầy với loại quả bán chủ yếu là mận, dưa hấu sau đó là xoài miền Nam, cam Hà Giang. Các loài quả khác lượng bán không nhiều, 2 - 4 kg/ ngày ở mỗi quầy.
Trong tháng 5 - 6, lượng quả bán ra trung bình một ngày của một quầy là 104,5 kg và loại quả bán ra chủ yếu là vải, mận, dưa hấu , xoài. Về giá cả của đợt này không biến động nhiều trong từng loại quả và có xu thế giảm thấp so với đợt tháng 4 - 5, tuy nhiên các loại quả ngoại nhập và có tính khan hiếm như măng cụt, nho giá bán vẫn ở mức cao.
Trong tháng 6 - 8, lượng quả bán ra tăng rõ rệt, đạt ở mức 132,5 kg khác quả bán trong 1 ngày/quầy và loại quả bán nhiều là nhãn, na, các, xoài, vải. Đáng chú ý là đợt này lượng quả bán ra ở các điểm điều tra là khác nhau, trong khi đó thì ở các đợt này lượng quả bán ra ở các điểm là khá đều nhau, trong khi đó thì ở các đợt trước lượng quả bán ra ở các điểm là không đều. Đây cũng là đợt mà các loại quả ở Việt Nam thời vụ chín rộ và do vậy giá bán quả là khá phù hợp với đại đa số người tiêu dùng, kể cả khi mua những loại quả cao thấp, ngon như nhãn, vải, cam.
Như vậy, ở khu vực nội thành theo thống kê điều tra chỉ riêng ở 15 chợ chính có 360 quầy bán quả cố định. Nếu tính trung bình cho một quầy cố định qua 3 đợt điều tra, lượng quả bán ra một ngày là 101,5 kg quả các loại thì một tháng ở 15 chợ này, lượng quả bán ra là 3045 kg/ quầy/ tháng, trong 360 ngày sẽ là 1096,2 tấn quả các loại trong một tháng và trong một năm nếu ước tính toàn Hà Nội có khoảng 3600 quầy bán lẻ cố định (10 lần lớn hơn mức điều tra) ở các chợ, đường phố, khu dân cư, khu tập thể thì trong một tháng lượng quả bán ra ở các quầy cố định là 10,960 tấn quả và một năm sẽ là 129600 - 131520 tấn quả các loại (1).
* Lượng quả bán ở quầy cố định khu vực ngoại thành: số liệu điều tra ở 5 chợ cho thấy lượng quả ăn ra ở các quầy cố định cũng tăng dần từ đợt 1 (tháng 4 - 5) đến đợt 3 (tháng 6 - 8) và nhìn chủng loại quả bán ra của các quầy này ở các huyện đều ít hơn so với nội thành. Tính trung bình cho cả 3 đợt thì lượng quả bán ra trong một ngày một quầy đạt 77,2 kg và như vậy trong một tháng khoảng 2316 kg quả các loại. Nếu chỉ tính cho 5 chợ trung tâm điều tra với số quầy cố định là 15 quầy mỗi chợ thì lượng quả bán ra ở các quầy cố định ở ngoại thành một tháng bán ra 34,74 tấn quả/ tháng và ước khoảng 10 chợ (mỗi huyện có 2 chợ chính) thì lượng quả bán ra trong tháng ở ngoại thành lượng quả đạt 347 tấn quả các loại và trong một năm khoảng 4164 tấn quả (2).
Từ lượng quả bán ở các quầy cố định nội và ngoại thành trong một năm ước khoảng lượng quả bán ra là:
131.520 tấn (1) + 4.164 tấn (2) = 135.684 tấn quả.
129.600 tấn + 4.164 tấn = 133.764 tấn quả.
- Lượng quả tươi bán ra ở các quầy lưu động Hà Nội.
* Khu vực nội thành: Số liệu điều tra lượng quả tươi bán ra ở các quầy lưu động qua các đợt điều tra cho thấy:
Trong thời gian từ tháng 5 - 6 cho thấy, quầy bán rong ở 5 chợ trung tâm của nội thành có chủng loại bán là những loại quả bình dân và được bán nhiều là mận, dưa hấu, vải, cam Hà Giang. Các loại quả cao cấp như nho, táo ngoại nhập số lượng bán không nhiều. Trung bình tính cho một quầy bán trong một ngày lượng quả là 16,6 kg quả.
Đợt điều tra trong tháng 6 - 8 cho thấy, ở quầy bản rong, lượng quả bán ra tăng lên rõ và chủng loại cũng phong phú hơn đợt trước song chủ yếu vẫn là loại quả bình dân hoặc quả đang mùa thu hoạch. Loại quả bán ra nhiều trong đợt này là na, ổi, nhãn, chuối. Trung bình một ngày một quầy bán ra lượng qua là 42,4 kg quả các loại.
Như vậy, ở khu vực nội thành tính trung bình cho các đợt điều tra thì lượng quả bán ra của một quầy lưu động trong một ngày đạt 20 kg và như vậy trong 1 thán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100657.doc