MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 3
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM 3
1. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
2. Thị trường xuất khẩu 7
3. Phát triển thị trường và vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp 14
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM. 15
1. Nội dung của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may 15
1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường để xuất khẩu 15
1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu 19
1.3 Các phương thức thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu 21
1.3.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp 21
1.3.2 Phương thức xuất khẩu gián tiếp 22
1.3.3 Phương thức gia công thuê cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công 22
1.3.3 Phương thức thâm nhập thị trường qua hợp đồng licensing 23
1.3.5 Franchising 24
1.3.6 Phương thức liên doanh liên kết 24
1.3.7 Phương thức thâm nhập thông qua việc đầu tư sản xuất 24
1.4 Hệ thống các chi tiêu đánh giá kết quả phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu 25
1.4.1 Chỉ tiêu tuyệt đối 25
1.4.2 Chỉ tiêu tương đối 27
2. Đặc điểm thị trường sản phẩm dệt may 30
III. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 30
1. Tác động của các nhân tố khách quan 30
1.1 Các công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan của nước nhập khẩu 31
1.2 Các công cụ, chính sách thương mại phi thuế quan 32
1.3 Tiềm năng thị trường và sự chấp nhận hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu 34
2. Tác động của các nhân tố chủ quan 36
2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 36
2.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của doanh nghiệp 36
2.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 37
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM TRONG NHỮNG NĂM QUA 40
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 40
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần May BTM 40
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần May BTM 41
3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần May BTM 42
4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cổ phần May BTM 48
4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty 48
4.2 Đặc điểm tổ chức họat động sản xuất kinh doanh của Công ty và mối quan hệ trong quá trình họat động 49
4.3 Đặc điểm về thị trường 50
4.3.1 Thị trường nội địa 50
4.3.2 Thị trường xuất khẩu 51
4.4 Đặc điểm về công nghệ 52
4.5 Đặc điểm về nguyên vật liệu 54
4.6 Đặc điểm về lao động của Công ty 55
4.7 Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của Công ty 57
5. Tình hình họat động kinh doanh của Công ty Cổ phần May BTM trong những năm gần đây 58
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 61
1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty 61
2. Danh mục các mặt hàng và giá hàng xuất khẩu của Công ty 63
3. Chất lượng và mẫu mã của sản phẩm xuất khẩu 67
III THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 68
1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu của Công ty 68
2. Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần may BTM 73
2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trườngxuất khẩu 73
2.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu 75
2.3 Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường xuất khẩu 77
3. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần May BTM 79
3.1 Phát triển thị trường thông qua phát triển sản phẩm 79
3.2 Phát triển thị trường thông qua các chính sách mở rộng thị trường 80
3.3 Phát triển thị trường thông qua các chính sách về nhân sự 81
3.4 Phát triển thị trường thông qua các chính sách đầu tư, nâng cấp trang thiết bị sản xuất. 81
3.5 Phát triển thị trường thông qua các chính sách mở rộng về quy mô 82
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 83
1. Những ưu điểm trong quá trình mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu may mặc của Công ty 83
2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của Công ty. 88
3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của Công ty Cổ phần May BTM 90
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 93
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 93
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường của toàn ngành Dệt may Việt Nam 93
2. Một số thương hiệu Gia giầy - Dệt may Việt Nam tiêu biểu: 96
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM TRONG THỜI GIAN TỚI. 97
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu xuất khẩu của Công ty May BTM năm 2009 97
2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty 99
III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM. 103
1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 103
1.1 Xây dựng các chiến lược về mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may cả trong ngắn hạn và dài hạn 103
1.2 Đầu tư dào tạo huấn luyện được các chuyên viên cao cấp về thiết kế thời trang 107
1.3 Tích cực đẩy mạnh công tác marketing xuất khẩu hàng dệt may, thực hiện tốt công tác tạo nguồn và điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. 109
1.4 Quan tâm đầu tư hơn nữa đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng may mặc 111
1.5.Công ty có thể mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu từ việc xây dựng cho được một thương hiệu mạnh và quen thuộc trong con mắt của khách hàng 113
1.6 Cần có các chương trình đào tạo kỹ năng điều hành sản xuất và quản lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ của Công ty 114
1.7 Ứng dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào vào họat động sản xuất kinh doanh của Công ty 115
2. Giải pháp về phía nhà nước 118
2.1 Hỗ trợ cho Công ty Cổ phần may BTM trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến và tiếp cận thị trường 118
2.2 Nhà nước phải luôn tạo dựng được một môi trường kinh doanh ổn đinh và thuận lợi cho ngành dệt may. 119
3. Về phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) 121
KẾT LUẬN 123
133 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may BTM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o và chủ yếu là hàng kém chất lượng giá rẻ được may theo dây truyền lạc hậu và quy mô nhỏ lẻ hoặc hàng nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc. Hàng may mặc của công ty cũng chủ yếu d ành cho xuất khẩu với doanh thu hàng năm được thể hiện trên bản thống kê sau:
Bảng 7: Doanh thu Công ty Cổ phần may BTM từ năm 2005 đến năm 2008
Đơn vị: tỷ VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Doanh thu bán hàng
19,741
22,914
25,120
2
Doanh thu hoạt động tài chính
0,506
0.835
1,470
3
Thu nhập khác
0,072
0,201
0,168
Tổng
20,319
23,95
26,758
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu bán hàng thấp nhất năm 2005 với 15,230 tỷ đồng, năm 2006 là 19,741 tỷ đồng và lớn nhất là năm 2008 lên tới 25,120 tỷ đồng . Trong đó doanh thu từ họat động tài chính năm 2006 là 0,506 tỷ đồng, năm 2007 là 0,835 tỷ đồng và năm 2008 là 1,470 tỷ đồng.
Doanh thu tăng làm chi phí cũng tăng lên, tổng chi phí lên tới gần 10 tỷ đồng, trong đó cao nhất là năm 2008 lên tới 3,288 tỷ đồng, năm 2007 là 2,708 tỷ đồng, năm 2006 là 2,198 tỷ đồng.
Bảng 8 : Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM
Đơn vị: tỷ VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Chi phí tài chính
0,118
0,203
0,537
2
Chi phí bán hàng
1,077
1,310
1,216
3
Chi phí quản lý
1,003
1,007
1,432
4
Chi phí khác
0
0.188
0,103
Tổng chi phí
2,198
2,708
3,288
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh – phòng kế toán)
Công ty họat động kinh doanh luôn có lãi lợi nhuận tăng đều mỗi năm:
Bảng 9: Hoạch toán kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM từ năm 2006
Đơn vị: tỷ VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Doanh thu bán hàng
19,741
22,914
25,120
2
Giá vốn hàng bán
17,289
19,018
21,854
Lợi nhuận gộp
2,451
3,895
3,265
4
Doanh thu từ họat động tài chính
0,506
0,835
1,470
5
Chi phí tài chính
0,118
0,203
0,537
6
Chi phí bán hàng
1,077
1,310
1,216
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,033
1,007
1,432
8
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
0,757
1,410
1,550
9
Thu nhập khác
0,72
0,201
0,168
10
Chi phí khác
0
0,188
0,103
Tổng LN kết toán
0,597
1,024
1,163
(Nguồn: Tổ hợp kết quả kinh doanh – phòng kế toán)
Lợi nhận năm 2005 chỉ có 0,597 tỷ đồng đến năm 2007 lợi nhận đã tăng gấp đôi lên tới 1,024 tỷ đồng, năm 2008 là 1,163 tỷ đồng. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty luôn phát triển, lợi nhuận thu về là khá lớn so với quy mô hiện tại. Và khả năng trong những năm tới lợi nhuận của Công ty còn tiếp tục tăng nhiều hơn nữa. Do nhu cầu đòi hỏi của thị trường và xu hướng tăng cường khả năng sản xuất và xuất khẩu của Công ty.
Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng trong khi đó hàng hóa hàng hóa sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu nên tình hình kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào thị trường bên ngoài. Thị trường lại thường xuyên biến đổi không ngừng đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho toàn ngành dệt may trong đó có Công ty Cổ phần may BTM. Ví dụ trong 6 tháng cuối năm 2008 vừa qua, xẩy ra suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh tới các thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may như Mỹ, Đức, Anh, ... Đây là tiếng chuông báo tử cho nhiều doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ trong nước. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc vẫn tăng trưởng nhanh năm 2008 đã thu về gần 1,5 triệu USD ngay trong giai đoạn khó khăn nhất là một minh chứng về cuộc chạy đua xuất khẩu dệt may Việt Nam. Công ty Cổ phần may BTM chủ yếu xuất khẩu sang Đức, Balan, Séc với đồng xuất khẩu ngoại tệ EURO nên ít chịu biến động sụt giá của đồng Đôla từ Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của Công ty vẫn ở mức cao, tiêu thụ 769,668 bộ/chiếc tương đương với 1.482.000USD.
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Từ những năm hoạt động cho tới nay Công ty Cổ phần may BTM đã không ngừng phát triển và thu được những kết quả rất đáng mừng. Công ty vốn là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Vì vậy ngay từ khi thành lập Công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.Kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân 12%/năm. Đặc biệt là năm 2007 đã tăng lên 15,8% so với năm 2006 vượt mức kế hoạch đặt ra hồi đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty được thể hiện dưới biểu đồ sau:
(Nguồn: phòng Kế toán – Xuất nhập khẩu)
Qua biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty tăng chậm trong giai đoạn từ năm 2004 – 2006, năm 2005 tăng 5,2% so với năm 2004, năm 2006 tăng hơn một chút vào khoảng 6% so với năm 2005.Nguyên nhân của sự tăng chậm kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này là do Công ty mới đi vào hoạt động kinh doanh độc lập, chưa có nhiều kinh nghiệm và bạn hàng, thị trường tiêu thụ còn khá mới mẻ nên đã gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa kim ngạch cũng bị hạn chế bởi nguồn vốn đầu tư ban đầu ít ỏi và đang trong giai đoạn Công ty tìm hiểu và xây dựng bạn hàng truyền thống cho mình. Vì vậy ở giai đoạn này Công ty duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng là kết quả rất đáng mừng đem lại những thuận lợi bước đầu, làm bàn đạp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh sau này. Năm 2007 Việt Nam gia nhập vào WTO, thị trường quốc tế trở nên thông thoáng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho toàn ngành Dệt may Việt Nam. Do đó, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng mạnh so với năm 2006 và năm 2008 tăng 13% so với năm 2007 . Đặc biệt năm 2009 được dự báo là năm đầy khó khăn cho toàn ngành Dệt may Việt Nam bởi ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế nhưng 3 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn ở mức cao, ở mức xuất khẩu khoảng hơn 300 nghìn bộ tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là các loại quần áo ngủ, áo phông và váy ngủ. Sở dĩ nó tăng cao là do nền kinh tế bị suy thoái, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và có xu hướng tiêu dùng những mặt hàng rẻ hơn với giá cả phải chăng. Vì thế Công ty mới có nhiều cơ hội xuất khẩu những mặt hàng bình dân sang các thị trường châu Âu truyền thống Đức, Ba lan, Séc và ở một vài nước lân cận. Những kết quả mà Công ty đạt được đã thể hiện được năng lực sản xuất kinh doanh đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và sự nỗ lực của Công ty trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường mới.
2. Danh mục các mặt hàng và giá hàng xuất khẩu của Công ty
Sản phẩm sản xuất và xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các mặt hàng may mặc như áo phông, quần dài, quần áo thể thao, bộ pyjama, áo đầm. Ngoài ra Công ty còn sản xuất các một số loại phụ liệu như chỉ, sợi, cúc, và khuy áo.
Sản lượng tiêu thụ từ năm 2006 đến nay không ngừng tăng cụ thể:
Bảng 10 : Tổng sản lượng tiêu thụ từ năm 2006 đến Nay
Thứ tự
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Sản lượng
Tổng
2006
2007
2008
1
Áo phông
Chiếc
138.632
173.290
186.075
497.997
2
Bộ pyjama
Bộ
75.180
93.977
145.290
314.447
3
Quần dài
Chiếc
186.730
233.412
241.255
661.397
4
Áo đầm
Chiếc
59.400
74.267
100.190
233.857
5
Bộ thể thao
Bộ
50.125
62.652
96.858
209.635
Tổng
Bộ/chiếc
510.067
637.598
769.668
1.917.333
(Nguồn: Số liệu lưu tại phòng Xuất nhập khẩu)
Tính đến nay số lượng sản phẩm sản xuất ra rất lớn khoảng 3 -4 (triệu) sản phẩm lớn nhỏ, được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước. Tính ra từ năm 2006 đến hết 2008 Công ty đã xuất khẩu được 497.997 chiếc áo phông, 314.447 bộ pyjama nam nữ, 661.397 chiếc quần dài, 233.875 chiếc áo đẩm và 209.635 bộ quần áo thể thao. Hiện sản phẩm của Công ty đã có mặt trên nhiều nước trong đó có Đức, Ba lan và Séc. Năm 2009 dự kiến tiệu thụ khoảng 1.000.000 bộ/chiếc có giá trị khoảng 30 tỷ đồng, trong đó tập trung vào việc tăng sản lượng xuất khẩu quần dài, bộ pyjama và mở rộng sản xuất cung ứng các loại hàng may mặc cao cấp như váy dạ hội, quần áo công sở.
Năm 2006, Công ty đã xuất khẩu được 138.632 chiếc áo phông, 75.180 bộ pyjama, 186.730 chiếc quần dài, 59.400 chiếc áo đầm, 50.125 bộ thể thao. Lượng sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang Đức và Séc, đã đem lại những bước đầu thành công cho Công ty. Nhờ nguồn ngoại tệ này Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư thêm công nghệ máy móc và thuê thêm nhân công. Năm 2007 Công ty đã xuất khẩu được 173.290 chiếc áo phông, 233.412 chiếc quần dài, 74.267 chiếc áo đầm, 62.652 bộ thể thao và 93.977 bộ pyjama. Đặc biệt năm 2008, một năm được đánh giá là rất khó khăn cho dệt may Việt Nam nhưng Công ty vẫn xuất khẩu được 186.075 chiếc áo phông, 145.290 bộ pyjama, 241.255 chiếc quần dài, 100.190 chiếc áo đầm, 96.858 bộ thể thao. Vì vậy, kế hoạch xuất khẩu 1.000.000 bộ/chiếc năm 2009 Công ty hoàn toàn có khả năng.
Một thí dụ điển hình về tình hình sản xuất của Công ty qua quý IV năm 2008, đã đạt được hiệu quả tương đối cao thể hiện sự nỗ lực phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ rất khả quan:
Bảng 11: Tình hình sản xuất và xuất khẩu quý IV năm 2008
Thứ tự
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Sản xuất
Xuất khẩu
Kể hoạch
Thực hiện
Kế họach
Thực hiện
1
Áo phông
Chiếc
79.980
80.550
81.000
80.250
2
Bộ Pyjama (nam,nữ)
Bộ
73.932
74.160
70.500
73.500
3
Áo đầm
Chiếc
39.420
42.300
39.000
42.300
4
Quần thể thao(nam,nữ)
Chiếc
45.000
45.075
45.000
45.075
Cộng
Bộ/ chiếc
238.332
242.085
235.500
241.125
(Nguồn báo cáo tài chính quý IV/2008 – Công ty Cổ phần may BTM)
Như vậy trong quý này hầu hết sản xuất và xuất khẩu đều vượt kế hoạch, riêng có áo phông thì sản xuất vượt kế hoạch 570 chiếc và tiêu thụ chưa hoàn thành kế hoạch 750 chiếc nhưng so với lượng sản xuất ra thì chỉ còn tồn kho 300 chiếc. Đặc biệt áo đầm và quần áo thể thao, lượng sản xuất ra đã được xuất khẩu 100%, và quần áo thể thao sản xuất được 45.075 bộ thì cũng xuất khẩu được 40.075 bộ hoàn thành vượt mức kế hoạch. Bộ pyjama hoàn thành kế hoạch nhưng vẫn còn tồn kho 660 bộ. Do Công ty sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng nên thành phẩm tồn kho là rất ít, lượng tồn kho mỗi quý thường được tiêu thụ hết trong quý tiếp theo.
Về mặt giá cả không có biến động nhiều, tùy theo từng mẫu mã, quy cách kiểu dáng và chất lượng vải mà mỗi loại khác nhau có giá khác nhau. Thông thường áo phông có giá 1,2 EURO/1chiếc, váy đầm có giá 1,57EURO/1 chiếc, bộ pyjama giá 2,15EURO/1bộ, bộ thể thao có giá 2,25EURO/1bộ nam và 2,05EURO/1bộ nữ, quần dài có giá 0,98/1chiếc, theo điều kiện giá FOB Hải Phòng. Năm 2006,2007 Công ty chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện giao hàng CIF HAMBURG-GERMANY, phương thức thanh toán T/T và chỉ đến năm 2008 khi thuê tàu trong nước gặp nhiều khó khăn Công ty mới chuyển sang xuất khẩu theo giá FOB Hải Phòng. Tỷ giá đồng EURO thường vào khoảng 23.000 – 24.000VNĐ/EURO.
Theo hóa đơn giá trị gia tăng năm 2008 thì giá cả một số loại như sau:
Bảng 12: Đơn giá một số sản phẩm của Công ty Cổ phần may BTM
Thứ tự
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Đơn giá(EURO)
1
Bộ pyjama nữ PW/17-D
Bộ
2,15
2
Bộ pyjama nữ PW/16-D
Bộ
2,13
3
Bộ pyjama nam PM/16-D
Bộ
2,08
4
Bộ pyjama nam PM/15-D
Bộ
2,05
5
Áo phông dài tay PL/42-CL
Chiếc
1,20
6
Áo phông dài tay PL/43-CL
Chiếc
1,25
7
Áo phông dài tay PL/01- D
Chiễc
1,03
8
Bộ thể thao nam PM/16 –D
Bộ
2,08
8
Bộ thể thao nam M46
Bộ
2,25
9
Bộ thể thao nữ M/54
Bộ
2,05
10
Váy đầm DW/14- D
Chiếc
1,57
11
Váy đầm DW/10 - D
Chiếc
0,86
12
Quần dài Q/32-CL
Chiếc
0,92
13
Quần dài Q/04.05- D
Chiếc
1,02
14
Quần dài Q/24- Q/M- 7/8
Chiếc
0.98
15
Quần dài Q/09- 7/8
Chiếc
1.20
(Nguồn: Bảng báo giá thành sản phẩm hàng May mặc)
3. Chất lượng và mẫu mã của sản phẩm xuất khẩu
Công ty Cổ phần May BTM đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới. Sản phẩm sản xuất ra đều đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng về chất liệu vải, trình độ kỹ thuật cùng tay nghề. Trong đó tiêu chuẩn chất lượng châu Âu chú ý nhiều về hình thức mà không đi sâu vào hình thức bên trong nên chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân. Chính vì vậy khi xuất khẩu hàng may mặc sang các thị trường này Công ty luôn đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của khách hàng. Hàng hoá xuất khẩu của Công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng và chất lượng phù hợp với kỹ thuật may sắc sảo, mượt mà với giá cả phải chăng. Những hàng mới sản xuất ra đều có nhãn mác rõ ràng, gần gũi với người tiêu dùng và luôn được cập nhật, cải tiến một cách thường xuyên cho phù hợp với xu thế thời trang của thế giới. Hiện sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trên thế giới biết đến không chỉ bởi chất lượng tốt mà mẫu mã đa dạng hấp dẫn và thường xuyên đổi mới đã kích thích nhu cầu mua sắm ngày một tăng của người tiêu dùng. Theo thống kê sáu tháng đầu năm 2008 ngành dệt may Việt Nam đã xuất ra thị trường thế giới (Mỹ 55%, Châu Âu 15%, Nhật 12%, khác 18%) đạt kim ngạch xuất khẩu 4,19 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2007. Trong đó Công ty Cổ phần may BTM đã xuất được 975 nghìn USD, tăng 3,7 % so với cùng kỳ năm 2007. Đây thực sự là những kết quả rất đáng mừng cho tập đoàn dệt may Việt Nam và công ty Cổ phần BTM nói riêng.
III THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu của Công ty
Dệt may Việt Nam đã được biết đến ở nhiều nước trên thế giới, đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình như may Nhà Bè, May 10 hay may Việt Tiến. Thế giới cũng còn biết đến cái tên may BTM với những sản phẩm mẫu mã đặc trưng, chất lượng tốt. Hiện sản phẩm của Công ty Cổ phần may BTM đã có mặt phổ biến ở Đức, Séc, Balan (Châu Âu) và hiện nay Séc là thị trường xuất khẩu mạnh nhất của Công ty.Kim ngạch xuất khẩu tại Séc thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trọng năm với 58,4% năm 2006, 52.4% năm 2007 và 58,5% năm 2008.
Từ năm 2006, tổng giá trị xuất khẩu của công ty trên thị trường thế giới lên tới trên 4 triệuUSD. Trong đó lớn nhất ở thị trường Séc là 2.310.000USD, Đức là 1.367.000USD, Balan là 463.000USD.
Bảng 13: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu trên thị trường thế giới của Công ty may BTM (từ năm 2006 – 2008)
Đơn vị KN: 1000USD
Thứ tự
Thị trường xuấtkhẩu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng cộng
KN
TT
(%)
KN
TT
(%)
KN
TT
(%)
KN
TT
(%)
1
Đức(Germany)
454
36,4
501
35
412
27.5
1.367
32.7
2
Séc(CZech Republic)
685
54,8
750
52.4
875
58.5
2.310
55.3
3
Ba lan(Poland)
98
7,8
170
11,9
195
13
463
11.1
4
Thị trường khác
12
1
10
0,7
15
1
37
0.9
Tổng cộng
1.249
100
1.431
100
1.497
100
4.177
100
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm – Phòng kinh doanh)
Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm từ 1.249 nghìn USD năm 2006 lên 1.431 nghìn USD năm 2007 tăng 182 nghìn USD, năm 2008 tăng 66 nghìn USD so với năm 2007. Cao nhất tại thị trường Séc chiếm 55,3%, thứ hai là Đức với 37,2%, thức ba là Balan 11,1% và thị trường khác chỉ chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu 3 năm. Riêng năm 2005 do mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên giá trị hàng xuất khẩu tại các thị trường trên chưa cao chủ yếu ở Đức với 320 USD chiếm khoảng 41%, Séc là 459 nghìn USD chiếm khoảng 59%. Tuy nhiên qua mấy năm hoạt động việc mở rộng thị trường của Công ty chưa được phát triển lắm vẫn chỉ xuất khẩu chủ yếu sang Đức, Séc, Balan. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên 3 thị trường này chiếm hơn 99% và khoảng 1% rất nhỏ trên các thị trường khác. Chính vì vậy, năm 2009 Công ty dự định sẽ tăng khối lượng tiêu thụ hàng may mặc trên các thị trường truyền thống, dự kiến giá trị hàng xuất khẩu ở Đức vào khoảng 850 nghìn USD, ở Séc là 1 triệu USD và Balan là 500 nghìn USD và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới vào Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường mới này hơn nữa. Để đạt được kết quả này năm 2009 Công ty dự định mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là đẩy mạnh công tác xúc tiến, marketing, nghiên cứu để phát hiện và tìm kiếm đối tác mới đáp ứng được mục tiêu bành trướng thị trường thế giới của Công ty.
Châu Âu vốn là thị trường xuất khẩu chính của Công ty nên việc EU ban hành quy định mới về hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP) đối với hàng hóa trong đó có Dệt may đã khiến hoạt động xuất khẩu Dệt May của Công ty vào thị trường này có lúc bị chững lại. Trước tình hình đó, Công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh, lựa chọn những mặt hàng có thế mạnh để sản xuất và chuyển sang sản xuất các loại hàng sử dụng những nguyên liệu cao cấp để tăng giá trị hơn là các mặt hàng bình dân có giá trị thấp. Ngoài ra, Công ty cũng cần chuẩn bị tốt về vật tư, kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ để đẩy nhanh tốc độ giao hàng, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Công ty Cổ phần May BTM sang một số nước từ năm 2006
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Vì vậy để tăng kim ngạch xuất khẩu Dệt May vào các thị trường này Công ty cần lực hơn nữa trong việc kết hợp giữa giá cả và thị trường, chất lượng sản phẩm cùng uy tín trong kinh doanh. Trong tương lai Châu Âu vẫn được xác định là thị trường nhập khẩu Dệt may đầy tiêm năng của Công ty.
Một số đánh giá khả năng phát triển thị trường của công ty May BTM:
Thị trường Châu Âu:
Đặc biệt là Đức, Séc, Balan thì tiềm năng về nhu cầu hàng Dệt may vẫn rất lớn. Theo Dự thảo của Bộ Công Thương thì nhu cầu nhập khẩu đệt may ở EU những năm gần đây khoảng 180 tỷ USD/năm, thế nhưng xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 chỉ chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu của khu vực này. Các doanh nghiệp Dệt may trong nước đang phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ này lên 2% tương đương với kim ngạch trên 2,8 tỷ USD. Do đó tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn, Công ty hoàn toàn có cơ hội tăng lượng xuất khẩu và bạn hàng trên thị trường truyền thống này. Tuy nhiên Công ty cũng cần lưu ý việc từ năm 2008 EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc nên điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu Dệt may của Việt Nam sang thị trường này nói chung và đối với Công ty Cổ phần May BTM nói riêng.
Việc EU áp đặt thuế chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam cũng có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của Công ty. Và có thể xẩy ra tình trạng một số đối tác chuyển hợp đồng sang các công ty của Trung Quốc, Italia,…
Bên cạnh việc EU áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh thì các nước này còn sử dụng hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP) nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước đang phát triển và kém phát triển. Trong đó quy định các nước xuất khẩu sang EU phải chịu mức thuế bằng 2/3 mức thuế thông thường. Đặc biệt năm 2008 EU đã ban hành một quy định mới về GSP sẽ gây nhiều bất lợi lớn đối với Dệt may Việt Nam vì theo họ thì Dêt may Việt Nam đã có đủ sức cạnh tranh trên thị trường EU nên việc xem xét ưu đãi GSP đối với mặt hàng này đang được cân nhắc kỹ. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của Công ty.
Ngoài ra Công ty còn gặp không ít khó khăn về hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, vấn đề về môi trường, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Trong đó một vấn đề rất quan trọng là Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được thị trường EU công nhận là nền kinh tế trường nên vẫn bị phân biệt đối xử và nguy cơ phải đối mặt với các vụ kiện hay tranh chấp thương mại rất lớn. Vì thế để có thể tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường nay Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của thị trường về nhãn mác, công nghệ, môi trường nhằm tiếp tục ổn định và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU đặc biệt là Đức, Séc, Balan và Công ty cần tiếp tục tìm kiếm, mở rộng hơn nữa ra các thị trường Đông Âu và các thị trường khác để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường truyển thống.
Thị trường Mỹ: Mặc dù Công ty xuất khẩu sang thị trường này không đáng kể nhưng đây được đánh giá là thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng Dêt may lớn nhất vào khoảng 100 tỷ USD/năm. Năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 4,3% kim ngạch xuất khẩu của nước này và dự kiến phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ này lên 7% tương đương với 7,6 tỷ USD. Đặc biệt năm 2008 Mỹ công bố sẽ không khởi động điều tra chống bán phá giá hàng Dệt may Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp Dệt may nước ta yên tâm ổn định phát triển sản xuất và khả năng thu hút và giữ chân được nhiều đối tác. Do đó, việc công ty có kế hoạch mở rộng đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi và rất tiềm năng. Bên cạnh đó nước Trung Quốc cung cấp hàng hóa xuất khẩu lớn nhất cho thị trường này chiếm tới 31% thị phần nhập khẩu may mặc của Hoa Kỳ đang mất dần vị thế. Nguyên nhân là do kinh tế Mỹ suy giảm mà đồng nhân dân tệ tăng giá đã đẩy chi phí sản xuất tăng cao. Vì vậy Mỹ đang cần tìm nguồn cung cấp mới trong đó có Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho ngành Dệt may trong đó có Công ty Cổ phần may BTM có khả năng tămg trưởng hơn nữa trong giai đoạn 2009- 2010.
Thị trường Nhật Bản:
Đây cũng được đánh giá là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng của ngành Dệt may thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may những năm gần đây đạt khoảng gần 25 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu Dêt may vào Nhật Bản năm 2007 chỉ đạt 2,8% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Và dự kiến đến năm 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 5% tương đương với 1,5 tỷ USD. Đặc biệt hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VIEPA) được ký kết sẽ giúp hàng dêt may của nước ta xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0%. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa hoặc được nhập khẩu từ Nhật hay các nước ASEAN thì mới được hưởng mức thuế này. Mặc dù vậy, những điều đó thực sự là những điều kiện rất tốt cho việc Công ty có kế hoạch mở rộng xuất khẩu may mặc sang thị trường này. Và khả năng công ty có thể thâm nhập thành công vào thị trường này là rất lớn vì nguyên liệu liệu được sử dụng để sản xuất chủ yếu được cung cấp từ các doanh nghiệp trong nước và có nhập khẩu từ Nhật Bản. Bên cạnh đó Công ty cũng cần nghĩ đến việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có sức mua lớn khác như Canađa, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ khác đóng vai trò là các trung tâm mua sắm của Hồng Kông, Thụy Sĩ, Singapore, Anh…vốn đầy hấp dẫn.
2. Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần may BTM
2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trườngxuất khẩu
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Cho nên hoạt động nghiên cứu thị truờng luôn được mỗi doanh nghiệp triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động nghiên cứu thị trường là nội dung đầu tiên quan trọng hàng đầu đối với hoạt động phát triển và mở rộng thị trường của mỗi công ty. Ở mỗi công ty khác nhau sẽ có mức độ quan tâm khác nhau đến họat động nghiên cứu thị trường. Công ty Cổ phần may BTM là một điển hình trong các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may còn yếu trong công tác nghiên cứu thị trường. Bởi vì có tới 85% hoạt động sản xuất kinh doanh là hình thức mua đứt bán đoạn, là một trong những hình thức gia công quốc tế. Công ty sản xuất và cung cấp theo đơn đặt hàng có sẵn của bạn hàng, mua nguyên vật liệu và bán lại thành phẩm cho đối tác cho nên tính chủ động trong nghiên cứu thị trường của Công ty còn thấp chưa tiếp cận được trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó, công tác marketing của Công ty mới chỉ do phòng xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa đảm nhận nên hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường còn rất hạn chế. Hiện tai Công ty thường áp dụng chủ yếu hình thức nghiên cứu tại bàn – thông qua sách báo, ấn phẩm thương mại như niên giám thống kê tình hình xuất nhập khẩu của các nước, bản tin Reuter… hay qua Trung tâm thương mại quốc tế ITC hoặc thông qua Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài. Bên cạnh hình thức nghiên cứu tại bàn, Công ty cũng đã có sự tiếp xúc trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm, liên lạc qua điện thoại, fax và e- mail… với các đối tác nước ngoài đã giúp Công ty có cơ hội tạo dựng mối quan hệ và tìm kiếm duy trì bạn hàng của mình. Trong đó các số liệu thống kê là một trong những nguồn thông tin quan trọng được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cúu thị trường của Công ty. Nó bao gồm các số liệu thống kê về sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu thụ, giá cả, hay dự trữ… Thông qua đó, Công ty có được một cách nhìn bao quát về dung lượng và xu hướng phát triển của từng thị trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường chủ yếu qua hình thức nghiên cứu tại bàn tuy đỡ tốn kém về chi phí và nhân lực, cho kết quả nhanh nhưng những số liệu thu được có độ chính xác không cao đã làm giảm khả năng hiểu biết, đánh giá chính xác về thị trường nghiên cứu của Công ty. Từ đó hoạt động phát triển và mở rộng thị trường của Công ty còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao.
Hiện tại thị trường Châu Âu được đánh giá là thị trường xuất khẩu có triển vọng nhất đối với sản phẩm của Công ty. Trong đó nổi bật là Đức, Balan Và Cộng hòa Séc với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là quần áo thể thao, váy đầm, áo phông… Nhu cầu tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21555.doc