MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 4
I. Cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành 4
1. Các khái niệm cơ bản 4
1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế 4
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6
2. các tính chất cơ bản của cơ cấu kinh tế 7
2.1. Tính khách quan khoa học của cơ cấu kinh tế 7
2.2. Tính lịch sử xã hội của cơ cấu kinh tế 9
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 11
1. Cơ cấu ngành nông nghiệp 11
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành nông nghiệp 11
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp 11
2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 13
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm phát huy được các lợi thế của vùng và địa phương. 14
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là cách thức chuyển giao công nghệ 14
2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống, giảm nghèo 15
III. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Lập – Phú Thọ 16
1. Điều kiện tự nhiên 16
1.1. Vị trí địa lý 16
1.2. Địa hình 16
1.3. Khí hậu, thủy văn và sông ngòi 17
1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 18
1.5. Cảnh quan môi trường 22
2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
2.1. Dân số và nguồn lao động 22
2.2. Điều kiện về thị trường 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2006 25
I. Tổng quan về hoạt động kinh tế- xã hội Huyện Yên Lập giai đoạn 2001-2006 25
1. Đánh giá chung về thực hiện các mục tiêu kinh tế 25
1.1. Những mục tiêu chung được xác định cho giai đoạn 2001-2005 25
1.2. Tăng trưởng kinh tế 26
1.3. Gíá trị sản xuất bình quân đầu người 28
1.4. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện 29
2. Đánh giá thực hiện mục tiêu xã hội của Huyện 30
II. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Yên Lập- Phú Thọ 32
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm ,thủy sản 32
2. Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp 33
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trồng trọt và chăn nuôi 33
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chăn nuôi 44
III. Đánh giá chung . 45
1. Những thành tựu 45
1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập đã phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch chung của cả nước 45
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Huyện 46
1.3. Chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người 47
1.4. Chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc hình thành cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững 48
2. Những hạn chế và nguyên nhân 48
2.1. Hạn chế 48
2.2. Nguyên nhân 49
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015 51
I. Một số quan điểm chủ đạo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Yên Lập-Phú Thọ 51
1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nước 51
2. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi tỉnh Phú Tho. 52
3. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi huyện Yên Lập-Phú Thọ. 54
II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ tới năm 2015 55
1. Phương hướng phát triển kinh tế nói chung của huyện Yên Lập-Phú Thọ tới năm 2015 55
1.1. Phương án tăng trưởng I 56
1.2. Phương án tăng trưởng II 57
1.3. Phương án tăng trưởng III 58
2. Luận chứng lựa chọn phương án tối ưu 59
2. Phương hướng cơ cấu kinh tế ngành Huyện Yên Lập đến năm 2015 59
2.1. Cơ cấu kinh tế ngành 59
2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 63
3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Lập-Phú Thọ tới năm 2015 63
3.1. Phương hướng và mục tiêu chung phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản 63
3.2. Xác định tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản 65
3.3. Xác định cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 70
3.4. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp 71
III. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ tới năm 2015 74
1.Nhóm giải pháp về chính sách 75
1.1.Đất đai 75
1.2. Đầu tư tín dụng 78
1.3. Thị trường 80
2. Nhóm giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản 80
3. Nhóm giải pháp đầu tư và mở rộng việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và trong sản xuất nông nghiệp 82
4. Một số giải pháp khác 85
4.1. Công nghệ chế biến 85
4.2. Phát triển dịch vụ trong nông nghiệp 85
4.3. Đào tạo lao động 86
4.5. Tăng cường công tác khuyến nông mở rộng mô hình tổ chức sản xuất 86
4.6. Sản xuất sản phẩm có giá trị cao 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dịch cơ cấu trong nội bộ nhóm cây thực phẩm thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 11: Sản lượng nhóm cây thực phẩm huyện Yên Lập
Đơn vị : Tấn , %
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
A.Sản lượng
Cây rau xanh
2566,3
2529,5
2848,2
3579,7
4163,4
4709,9
5978,9
Cây đậu đỗ
90,5
130,5
110
180,3
166,4
151,1
155,3
B.Tỷ trọng
Cây rau xanh
96,59
95,09
96,28
95,2
96,16
96,89
97,47
Cây đậu đỗ
3,41
4,91
3,7
4,8
3,84
3,11
2,53
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của các cây trong cơ cấu nhóm cây thực phẩm có sự chênh lệch rõ rệt : Cây rau xanh vẫn là cây trồng chính chiếm đến trên 95% trong cơ cấu nhóm cây thực phẩm. Tỷ trọng cây rau xanh có sự tăng giảm không ổn định cho tới năm 2004, nhưng từ năm 2004 trở đi sự tăng giảm này ổn định hơn. Điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu nhóm cây thực phẩm đã có định hướng rõ ràng . Qua bảng số liệu và phân tích ở trên ta thấy nhóm cây thực phẩm vẫn mang tính đơn độc thiếu sự phong phú về chủng loại. Trong những năm tới Huyện cần phát triển thêm các cây lương thực mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cây khoai tây , giảm dần tỷ trọng cây rau xanh, tăng dần tỷ trọng của các cây thực phẩm khác , phát triển cây rau xanh theo phương hướng chiều sâu ( rau sạch)
2.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây công nghiệp ngắn ngày
Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện Yên Lập chủ yếu là các loại cây như : Cây đậu tương, cây lạc, cây vừng . Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện được thể hiện dưới bảng sau
Bảng 12: Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập
Đơn vị : Tấn,%
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
A.Sản lượng
Cây đậu tương
28,6
38,9
150,8
213,8
145,7
32,2
80,5
Cây lạc
1550,3
1458,4
1376,8
1361,3
1475,7
1423,3
1359,8
Cây vừng
1,9
2.8
8
4.1
2.7
5.2
6.8
B.Tỷ trọng
Cây đậu tương
1,809211
2,59316
9,820266
13,5385
8,971122
2,204423
5,56285
Cây lạc
98.0706
97.22019
89.65877
86.20187
90,86263
97,43958
93,96724
Cây vừng
0,120192
0,186654
0,520969
0,259625
0,166246
0,355994
0,469905
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng biểu ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của nhóm cây công nghiệp ngắn ngày tăng giảm không ổn định : Cây lạc chiếm tỷ trọng cao nhất điều này chứng tỏ cây lạc là cây trồng chính trong nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của huyện. Tỷ trọng cây lạc tăng giảm bất ổn, so với năm 2000 thì cho tới năm 2003 tỷ trọng của cây lạc có chiều hướng giảm dần, cho tới năm 2004, 2005 thì tỷ trọng cây lạc lại có chiều hướng tăng lên và rồi lại giảm tỷ trọng vào năm 2006. Điều này chứng tỏ huyện vẫn chưa có bước đi rõ ràng trong chuyển dịch cơ cấu cây lạc. Bên cạnh sự tăng giảm bất ổn của cây lạc tình hình chuyển dịch cơ cấu cây đậu tương và cây vừng cũng không có kết quả khả quan hơn : Cây đậu tương tỷ trọng tăng rất nhanh vào năm 2003 ( Tăng 11,7% so với năm 2000), nhưng lại có chiều hướng giảm dần các năm 2004,2005 rồi lại tăng vào năm 2006; Cây vừng cũng có sự tăng giảm bất ổn qua các năm nhưng những năm gần đây đang có sự ổn định gần trở lại và có chiều hướng tăng dần. Nói tóm lại chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập đã đi theo đúng yêu cầu đặt ra của Huyện là giữ vững tỷ trọng của các cây hoa màu (đặc biệt là cây lạc ), giảm dần tỷ trọng của các loại cây khác ( vì tỷ trọng ít nên không đưa vào bảng số liệu), nhưng sự chuyển dịch này cẩn rõ ràng hơn để đưa chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện đi theo đúng quĩ đạo chung của toàn tỉnh.
2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây lâu năm
Trong vài năm gần đây Huyện Yên Lập đã và đang chú trọng vào một số cây trồng lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây chè, cây sơn và cây ăn quả. Sự biến đổi trong cơ cấu nhóm cây này được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 13: Sản lượng nhóm cây lâu năm Huyện Yên Lập
Đơn vị : Tấn, %
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
A.Sản lượng
*Cây chè
1784.8
2211.1
2399.6
2413.2
3187.8
3913.6
5035.9
*Cây sơn
0
0
0
0
3.6
6.3
6.8
*Cây ăn quả
4935.6
5258.8
4995.1
5025
4728.5
5818.4
5349
B.Tỷ trọng
*Cây chè
26.56
29.6
32.45
32.44
40.25
40.18
48.46
*Cây sơn
0
0
0
0
0.045
0.06
0.065
*Cây ăn quả
73.44
70.39
67.55
67.56
59.7
59.75
51.47
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng cây lâu năm của Huyện Yên Lập chủ yếu tập chung vào cây chè và cây ăn quả, ngoài ra còn có cây sơn nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cây chè từ bao năm nay vẫn là cây công nghiệp chiến lược của huyện, sản lượng chè tươi làm ra không chỉ cung cấp cho hai nhà máy lớn ở huyện mà còn mang bán sang các vùng lân cận. Qua bảng số liệu ta cũng thấy tỷ trọng cây chè không ngừng tăng lên qua các năm ( so với năm 2000 cho tới năm 2006 tỷ trọng cây chè tăng 21,9% ). Có được kết quả như vậy là do Huyện đã có định hướng rõ ràng ( Tăng dần tỷ trọng của cây chè, giảm dần tỷ trọng của các loại cây khác), và đầu tư cây chè theo hướng chiều sâu ( mở rộng diện tích trồng chè, đưa khoa học kỹ thuật vào trồng và thu hoạch chè ). Bên cạnh cây chè thì cây ăn quả cũng là cây trồng chính của Huyện ( Chiếm trên 50% tỷ trọng cây công nghiệp lâu năm của Huyện ). Nhưng qua bảng số liệu ta thấy : Tỷ trọng cây ăn quả đang có xu hướng giảm dần điều này chứng tỏ Huyện đang có chủ trương giảm dần tỷ trọng của loại cây này và tăng dần tỷ trọng cây chè và cây sơn . Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của Huyện Yên Lập đang có chiều hướng tốt, sự chuyển dịch của nhóm cây này đã có định hướng và những bước đi rõ ràng và trong những năm tới đây cây chè vẫn là cây trồng chủ đạo của Huyện.
Qua sự phân tích ở trên ta có thể đưa ra kết luận rằng trước năm 2004 chuyển dịch cơ cấu trồng trọt còn không rõ nét và thiếu tính ổn định, sau năm 2004 trở đi chuyển dịch cơ cấu trồng trọt của Huyện Yên Lập đã dần có xu hướng cụ thể và hiệu quả hơn trước. Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu trồng trọt đã đáp ứng được một số mục tiêu sau :
- Đảm bảo an toàn lương thực, đảm bảo cho cuộc sống thiết yếu và sản xuất nông sản hàng hóa như lúa, rau, cây ăn quả, cây chè . . . đều đạt chỉ tiêu đề ra và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các loại cây như đậu đỗ, đậu tương, sắn, vừng có sự tăng giảm không ổn định nên khó có đủ điều kiện dự đoán chiều hướng phát triển.
- Ngành trồng trọt năm qua chuyển hướng sản xuất tập chung, nâng cao chất lượng sản xuất nông sản hàng hóa, sản xuất nông sản thiết yếu và nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
- Sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong Huyện. Tuy vẫn còn một số những tồn tại đề ra trong qui hoạch, kế hoạch cụ thể về công tác bảo vệ thực vật, công tác tiêu thụ sản phẩm, công tác giống … để nâng cao hiệu quả cây trồng.
- Cơ cấu của các loại cây tuy chưa được hợp lý nhưng đang đi dần vào ổn định, ngay mỗi nhóm cây trồng cũng có sự phù hợp hơn trước. Điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu cây trổng diễn ra mạnh mễ nhất trông cơ cấu trồng trọt của ngành nông nghiệp.
Thực tế có sự chuyển dịch cơ cấu trong trồng trọt của Huyện Yên Lập là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế của Huyện Yên Lập va cũng đang là ngành mang lại hiệu quả cao cho người lao động . Tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm trên 30% trong cơ cấu ngành nông nghiệp và đang đứng ở vị trí thứ hai sau ngành trồng trọt. Trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi đang có sự chuyển dịch để phù hợp với sự phát triển chng của Huyện và sự chuyển dịch đó được thể hiện cụ thể dưới bảng sau :
Bảng 14: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Yên Yập
Đơn vị : Con, %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
A.Qui mô
*Trâu
12575
12950
13168
13407
13777
13615
*Bò
3866
4090
4114
4353
4866
5628
*Lợn
32849
35166
41626
39961
50295
46828
*Gia cầm
413600
562100
693050
528560
601000
511880
B.Tỷ trọng
*Trâu
2,72
2,11
1,75
2,29
2,06
2,36
*Bò
0,84
0,67
0,55
0,74
0,73
0,97
*Lợn
7,1
5.,72
5,54
6,82
7,51
8,11
*Gia cầm
89,35
91,5
92,17
90,15
89,71
88,56
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng biểu ta thấy nhóm gia cầm chiếm số lượng và tỷ trọng lớn nhất, điều này thể hiện tầm quan trọng của nhóm gia cấm trong cơ cấu ngành chăn nuôi . Từ năm 2001 cho tới năm 2003 tỷ trọng ngành gia cầm không ngừng tăng, nhưng cho tới năm 2004 trở đi tỷ trọng của ngành này có chiều hướng giảm xuống nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây bệnh dịch hoành hành ( Đặc biệt là bệnh cúm gia cầm ), đã tiêu hủy rất nhiều số lượng gia cầm làm tỷ trọng ngành này có chiều hướng đi xuống. Khi tỷ trọng ngành gia cầm đi xuống thì số lượng gia súc lại tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng để đáp ứng nhu cầu thi trường thiếu gia cầm nghiêm trọng. Nói tóm lại trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi nhóm gia cầm vẫn chiếm vị trí quan trọng. Cơ câu ngành chăn nuôi hay bị biến động bởi ngày càng nhiều bệnh dịch ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi ( Bò điên, long món, lở mồm, cúm gia cầm….). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần diễn ra theo đúng xu hướng chung của toàn tỉnh, xác định được chỗ đứng của mình trong cả tỉnh. Và sự chuyển dịch cơ cấu cấu toàn ngành là sự đóng góp trong sự chuyển dịch của từng bộ phận nhỏ trong nội bộ ngành nông nghiệp.
III. Đánh giá chung .
1. Những thành tựu
1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập đã phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch chung của cả nước
Trong 7 năm qua ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập đã và đang có hướng thay đổi theo hướng khả quan và hướng vào tăng tính hiệu quả. Một số những hướng thay đổi trong thời gian qua là :
- Thứ nhất, trong ngành nông – lâm – thủy sản đã có sự chuyển dịch đúng hướng tuy tốc độ còn chậm và ngành nông nghiệp thuần chiếm tỷ trọng còn cao.
- Thứ hai, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi thì hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷ trọng của chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp.
- Trong ngành trồng trọt đã có dấu hiệu của việc tăng tỷ trọng của cây lâu năm và cây thực phẩm, giảm tỷ trọng của cây CNNN và cây lương thực. Tuy vậy, có một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như : cây ăn quả, cây hoa màu, cây hoa, cây cảnh,… đã có xu hướng tăng dần.
- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Huyện Yên Lập, ngành chăn nuôi đã có sự gia tăng của đàn bò và đàn trâu.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Huyện
Chuyển dịch cơ cấu là một nội dung quan trọng của phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu đúng hướng là cơ sở cho kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh, ổn định. Khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đúng hướng sẽ đặt nền kinh tế ở thế linh hoạt, mọi tiểu ngành, lĩnh vực được quan tâm đúng mức với tiềm năng cùng với việc tăng tính chủ động của chính các yếu tố đó và phát huy cao nhất lợi thế của Huyện. Từ đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là đòn bẩy cho sự tăng trưởng và phát triển của Huyện. Đó là những nét cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tác động tới tăng trưởng kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập trong giai đoạn 2000-2005 là 10,92% đã thúc đẩy kinh tế Huyện tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 12,72% . Như vậy có thể khẳng định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và sự chuyển dịch ngành nông nghiệp nói riêng đúng hướng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng mạnh và ổn định
1.3. Chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người
Trước tiên, phân công lao động là yếu tố ban đầu cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nó cũng phản ánh được bộ mặt nông thôn cũng như sự phát triển của ngành nông nghiệp đồng thời chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình phân công lao động diễn ra nhanh hơn. Huyện Yên Lập số người làm việc trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( Toàn Huyện có 42.174 số người trong tuổi lao động, thì lao động trong nông nghiệp là 38.085 chiếm 92,21% trong tổng số lao động trong độ tuổi ). Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đúng hướng sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển và điều quan trọng là nó giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người dân địa phương đặc biệt là những địa phương có cơ cấu dân số như Huyện Yên Lập ( lao động trong độ tuổi làm nông nghiệp chiếm tới 92,21%). Trong những năm gần đây nhờ sự chuyển dịch đúng hướng giữa các ngành và nội bộ các ngành nên đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng cao, Nên mặc dù dân số tăng khá cao ( bình quân tăng 1,07%/năm ) nhưng giá trị sản xuất bình quân đầu người ( tính theo giá cố định ) năm 2006 vẫn đạt 2,6 triệu đồng, tăng 0,1 triệu đồng so với mục tiêu đề ra và tăng 1,088 triệu đồng so với năm 2000.
Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là cần thiết vì tạo ra sự tác động tổng hợp cho sự phát triển và giải quyết một số vấn đề xã hội là nền tảng ổn định kinh tế cả nước nói chung và kinh tế toàn Huyện Yên Lập nói riêng
1.4. Chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc hình thành cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững
Do có nền tảng lâu đời và sự tăng trưởng nhanh trong các ngành kinh tế, nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực ngành nông nghiệp thuần và trồng trọt mà trong đó lại chủ yếu diễn ra chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và khẳng định một số loại sản phẩm hàng hóa có giá trị ngày càng cao và năng suất, sản lượng tăng. Từ đó, hình thành các vùng nông sản tập trung với cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế như các sản phẩm hàng hóa tương đối tập trung là lúa gạo, đậu tương, rau xanh, hoa, bò thịt,…Cùng với tác động của tiến bộ khoa học – kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông – lâm – thủy sản. Tạo ra sự thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, Huyện Yên Lập vẫn còn những hạn chế khó tránh khỏi. Sau đây là một số hạn chế cơ bản và nổi bật nhất cần khắc phục là:
Một là: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm và không đồng bộ, tỷ trọng trồng trọt còn cao và lĩnh vực thủy sản còn nhỏ trong cơ cấu. Ngành lâm nghiệp không tăng tỷ trọng mà còn giảm về cả qui mô và tốc độ. Ngành không có mặt hàng đặc trưng có giá trị cao. Việc khai thác đất đai còn hạn chế, giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác chưa cao.
Hai là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn mang nặng tính độc canh lúa, chậm chuyển đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường. Việc chuyển đất lúa hiệu quả thấp sang sản xuất các cây trồng, cây trồng có giá trị hàng hóa cao là hoàn toàn thụ động và thấp. Những sản phẩm vừa là lợi thế vừa là sản phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp như lúa, rau xanh, ngô, hoa, dâu, lợn, tôm, gia cầm,…đều còn ở thời kỳ sản xuất hàng hóa nhỏ, chất lượng thấp. Lĩnh vực thủy sản chưa trở thành ngành có có tỷ trọng cao trong nông nghiệp do còn hạn chế về diện tích nuôi trồng, chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, phương thức nuôi, sản phẩm tiêu thụ khó khăn và hiệu quả sản phẩm thấp.
Ba là: Tính cạnh tranh của nông sản Huyện Yên Lập không cao. Do đó, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong và ngoài Tỉnh còn thấp. Chủ yếu có hiện tượng này là do qui mô sản phẩm nhỏ, chất lượng thấp, giá thành sản phẩm cao, xúc tiến thương mại kém, đó là khó khăn thường xuyên trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản ngay cả thị trường trong và Tỉnh. Đây là hạn chế mang tính bao trùm, cản trở sản xuất nông nghiệp chưa phát triển nhanh.
2.2. Nguyên nhân
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập diễn ra chậm như vậy do một số nguyên nhân chính sau:
Một là:Bình quân ruộng đất thấp, manh mún, chia thành nhiều ô, thửa, hạn chế khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa với qui mô lớn, khó khăn thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp.
Hai là: Trình độ khoa học công nghệ trong nông nghiệp tuy đã được chú trọng nhưng còn thấp so với yêu cầu phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc, bảo quản, chế biến sau thu hoạch,… do chi phí cho sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm thấp và giá trị sản xuất hàng hóa ít, tính cạnh tranh hạn chế.
Ba là: Tập quán sản xuất nhỏ, mang nặng tính tự cấp, tự túc, một phần còn trông chờ ỷ lại, ngại thay đổi của người sản xuất đã tạo ra sức ì nặng nề trong quá trình tổ chức sản xuất nên hạn chế sức sản xuất phát triển. Công tác kiểm dịch, phòng dịch cho gia súc, gia cầm chưa tốt, chưa ngăn chặn và kiểm soát khi dịch còn ở phạm vi hẹp, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.
Bốn là: Hệ thống cơ sở vật chất có qui mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ hiệu quả và tác dụng còn chưa cao. Vốn đầu tư quá thấp chưa khai thác được nhiều nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp như vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của xã hội và vốn đầu tư nước ngoài.
Năm là: Công tác quy hoạch chưa rõ ràng, sản xuất vẫn còn chạy theo “phong trào” nên nguồn lực (đất đai, tài chính, lao động .v.v.) chưa được sử dụng hợp lý, còn lãng phí. Cơ cấu kinh tế chưa thích nghi với kinh tế thị trường.
Sáu là: Thông tin thị trường đến với người dân còn hạn chế, chưa có cơ quan đứng ra làm đầu mối để thu nhập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin thị trường tới người sản xuất. Các giải pháp về thị trường còn nặng tính tình thế, sự vụ.
Cuối cùng là một số nguyên nhân như: Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản đang giảm dần do các lợi thế so sánh ban đầu về điều kiện tự nhiên, nhân lực rẻ đang mất dần trong khi chưa khai thác được các lợi thế khác về giá trị gia tăng (chế biến, bảo quản, đóng gói…). Hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp còn yếu nên chưa bảo vệ được quyền lợi cho người sản xuất khi có tranh chấp xảy ra. Việc quản lý nhập khẩu giống cây trồng, con nuôi còn kém gây thiệt hại cho người sản xuất (ví dụ nhập bò sữa giống kém chất lượng).
Tóm lại, cần tập trung vào giải quyết những hạn chế nhằm đem lại kết quả cao trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015
I. Một số quan điểm chủ đạo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Yên Lập-Phú Thọ
1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nước
Với mục tiêu mở rộng và tạo điều kiện phát huy tiềm năng chưa được khai thác, đảm bảo tự do kinh doanh của người dân, đảm bảo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nông thôn ở nước ra đòi hỏi phải phát triển một số quan điểm sau:
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp dựa trên quan điểm hiệu quả kinh tế.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của quá trình hội nhập.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất phải nhằm vào khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và tiểu vùng, tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải nằm trong định hướng quy hoạch tổng thể chung gắn với phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải được thực hiện trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải ưu tiên cho ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế cùng tham gia.
2. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi tỉnh Phú Tho.
Dựa trên cơ sở quan điểm chung của cả nước, thực trạng kinh tế - xã hội và điều kiện cũng như tiềm lực của Tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 phải dựa trên quan điểm sau:
- Cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh phải đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và hướng tới xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian tới để tích lũy ngoại tệ.
- Nông nghiệp của Tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Cần đẩy mạnh việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao nhanh đời sống nông dân.
- Cải thiện mối quan hệ sản xuất giữa các ngành, các khối cần được cải thiện như giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, giữa kinh tế nông nghiệp và công nghiệp – dịch vụ nông thôn, trên cơ sở phát triển nông – lâm – ngư nghiệp thể hiện xu thế hội nhập giữa nông nghiệp nước ta và nền nông nghiệp các nước trong điều kiện vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong quá trình đưa nền kinh tế nước ta hòa nhịp với nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Trong quá trình phát triển nông nghiệp vừa xây dựng kinh tế nông thôn, vừa phải khuyến khích những vùng có nhiều lợi thế được phát huy mọi tiềm năng để phát triển với tốc độ cao, tạo điều kiện để dẫn dắt toàn nền kinh tế cả nước phát triển. Đồng thời, cần chăm lo tạo điều kiện cho những vùng khó khăn vươn lên thoát khỏi nghèo túng, để mọi người dân cùng được hưởng thụ thành quả tăng trưởng kinh tế.
- Quá trình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống nông dân ngày càng văn minh.
- Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cùng với phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng được thế cân bằng sinh thái mới phát triển bền vững nông thôn Việt Nam.
- Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng nông thôn mới chủ yếu dựa vào sức dân nhưng nhất thiết phải có tác động lớn của nhà nước thông qua các chủ trương chính sách định hướng, điều tiết và hỗ trợ.
- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng tạp trung hóa, chuyên môn hóa sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, chăn nuôi, chăn nuôi thủy sản, giảm tỷ trọng cây lương thực. Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, tăng sản lượng nông sản hàng hóa và tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Phát triển ngành nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tỉnh Phú Thọ
* Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, với sự đa dạng và cơ cấu hợp lý các loại sản phẩm có chất lượng và giá trị lớn phù hợp với nền kinh tế thị trường.
* Thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp với công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng nông sản và tỷ trọng sản phẩm trong nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Trong các lĩnh vực: thủy lợi, giao thông nông thôn, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cần tăng cường. Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, diện tích hóa và thông tin liên lạc,..
3. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi huyện Yên Lập-Phú Thọ.
Là một đơn vị hàng chính trực thuộc, sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện Yên Lập là bộ phận cấu thành nền kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ. Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với định hướng chung của tỉnh.
+ Phải đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân
+ Nông nghiệp của Huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Cần đẩy mạnh việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao nhanh đời sống nông dân.
+ Cải thiện mối quan hệ giữa các ngành, các nghề trong toàn Huyện
+ Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng khai hoang những vùng mới chủ yếu dựa vào sức dân nhưng nhất thiết phải có tác động lớn của nhà nước thông qua các chủ trương chính sách định hướng, điều tiết và hỗ trợ.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sư phát triển kinh tế của Huyện nhanh nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội
+ Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống kết cấu hạ tầng đê tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và mạnh mẽ
+Trong quá trình chuyển dịch và phát triển kinh tế cần phải đi đôi với phát triển văn hóa, giữ vững bản sắc truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em trong Huyện. Tăng cường ổn định chính trị, an ning quốc phòng bảo đảm giữ gìn, nâng cấp các di tích lịch sử.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên phát huy các tiềm năng và thế mạnh của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Huy động tối đa nội lực đồng thời tăng cường các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư và khoa học công nghệ.
II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ tới năm 2015
1. Phương hướng phát triển kinh tế nói chung của huyện Yên Lập-Phú Thọ tới năm 2015
Các phương án tăng trưởng được xây dựng dựa trên cách tiếp cận theo mục tiêu, căn cứ vào các nguồn lực phát triển của Huyện, phát huy được các lợi thế của địa phương và phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh Phú Thọ, của vùng và của cả nước. Luận chứng và lựa chọn phương án phát triển sẽ xuất phát từ mục tiêu giảm bớt khoảng cách chênh lệch về phát tiển kinh tế và mức sống của ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10053.doc