Chuyên đề Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố ở nước ta

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 5

1. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam sau hơn một năm

gia nhập WTO 5

1.1. Tình hình kinh tế chung 5

1.2. Tình hình kinh tế ngành 6

1.3. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay 8

1.3.1. Tổng kết về xuất khẩu hàng Nông sản của Việt Nam 10 năm qua 8

1.3.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu 15

2. Nông sản phẩm và vai trò của Nông sản phẩm trong xuất khẩu của các địa phương và Thành phố 18

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố và hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển XK hàng nông sản của các địa phương 23

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 23

3.1.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 23

3.1.2. Nhân tố thuộc môi trường ngành 25

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản phẩm Nông sản các địa phương và Thành phố của nước ta hiện nay 26

3.2.1. Các nhân tố tự nhiên 26

3.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 27

3.3. Chỉ tiêu cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 28

3.3.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh (Thành phố): 28

3.3.2. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Tỉnh( Thành phố). 29

3.3.3. Lượng hàng xuất khẩu tăng giảm so với kỳ trước và so với kỳ kế hoạch. 29

3.3.4. Giá trị kim ngạch đạt được của từng mặt hàng, từng thị trường, từng khách hàng, so với kỳ trước và kế hoạch. 29

3.3.5. Mức độ chiếm lĩnh thị trường đối với những mặt hàng, nhóm hàng quan trọng, tăng giảm và nguyên nhân. 29

3.3.6. Các ý kiến phản hồi của khách hàng, của cơ quan quản lý về hàng hoá xuất khẩu. 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 30

1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ 30

1.1. Tổng kim ngạnh xuất khẩu hàng Nông sản 30

1.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO 30

1.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2008 32

1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nông sản Việt Nam 34

1.2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê 34

1.2.2 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam. 36

1.2.3. Gạo và một số mặt hàng khác 38

1.3. Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam 40

2. Phân tích các động thái phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố 43

2.1 Sản phẩm nông sản của các địa phương và thành phố khi Việt Nam gia nhập WTO 43

2.2 Tác động của các chính sách phát triển của các địa phương ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu Nông sản của địa phương 45

2.3. Những thành tựu đã đạt được và những vướng mắc cần tháo gỡ nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản 53

3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố trong thời gian qua 55

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA 63

1. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản phẩm Việt Nam trong những năm tới 63

1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố 64

1.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu 67

1.3. Chuyển hướng xuất khẩu theo cam kết WTO 68

1.4. Ba yêu cầu cho sản xuất và xuất khâu nông sản năm 2008 68

2. Định hướng phát triển xuất khẩu Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố 69

3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố trong những năm tới 74

3.1. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của các cán bộ địa phương, nhằm quản lý có hiệu quả các chương trình và dự án của Nhà nước 74

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của Nông sản các tỉnh và Thành phố 76

3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Đắc Lắc 77

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản thông qua xây dựng các chỉ dẫn địa lý, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm gạo Tám Nam Định 78

3.3. Giải pháp về thị trường xuất khẩu 80

3.4. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tiễn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp trình độ cao 82

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-26,83 228.437 -23,02 Achentina * * 211.598 -57,68 Ấn Độ * * 2.889.118 92,32 Braxin * -100,00 1.887.850 -8,89 UAE -100,00 -100,00 1.518.344 -60,54 Hàn Quốc -100,00 -100,00 6.764.068 10,91 Inđônêxia * * 4.271.128 -4,74 Nauy -100,00 * 440.843 1,27 Nam Phi * -100,00 570.248 -56,10 Phillipine -100,00 * 259.395 * Tây Ban Nha * -100,00 292.363 -68,48 1.2.3. Gạo và một số mặt hàng khác Lượng gạo xuất năm 2007 đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch 1,46 tỷ USD, so với năm 2006 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 14,4% về giá trị. Khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp, có thời điểm đạt mức ngang giá.Giá gạo xuất khẩu bình quân năm nay đạt khoảng 300 USD/tấn, tăng 17,5% so với năm trước. Lượng điều xuất khẩu năm 2007 ước đạt 150 ngàn tấn, kim ngạch 641 triệu USD, so với năm trước tăng 18% về lượng và 27% về giá trị. So với kế hoạch năm, điều xuất khẩu vượt 43% về lượng và 28% về kim ngạch. Để đạt mức xuất khẩu trên, ngành điều đã phải nhập lượng điều thô lớn để đáp ứng cho chế biến xuất khẩu. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm nay đạt khoảng 4.274 USD/tấn, cao hơn năm trước 8%. Là năm được mùa về xuất khẩu nông sản như vậy, nhưng nền nông nghiệp của nước ta vẫn có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thấp so với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm thủy sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc. Biểu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam (triệu USD) 2003 2004 2005 2006 2007 Gạo 564 263 1291 2024 3035 Cà phê 601 1211 1490 1594 2691 Cao su 190 654 785 1012 1165 Chè 614 726 748 1050,5 1546 Điều 426 844 1133 1017 1293 Hồ tiêu 318 415 463 564 838 Nguồn: Niên giám thống kê. WB(b), Kinh doanh Việt Nam, 2007. Trong số 3 nhóm ngành hàng quan trọng nhất là: nông sản, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ - mặt hàng nông sản của VN được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là có tiềm năng XK cao nhất. Song từ trước tới nay, VN vẫn chưa có một chiến lược đủ tầm để tận dụng tiềm năng này. Chưa bao giờ chè VN có vị trí tốt trên thị trường thế giới, vì chưa có thương hiệu, chất lượng thấp, giá trị không cao. Điều này được phản ánh bởi giá chè VN thấp hơn tới 30% so với mặt bằng giá thế giới. Nếu không có một chiến lược cải tiến chất lượng thì XK mặt hàng này của VN sẽ vô cùng khó khăn. Một điều đáng chú ý là XK gạo VN bị xếp vào nhóm "giới hạn" điều này đã gây nhiều bất ngờ. Bởi gạo VN có vị trí tốt trên thị trường thế giới, giá trị XK cũng tăng cao, thậm chí có kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng nông sản XK chủ lực hiện nay. Nhưng các chuyên gia cho rằng, gạo là mặt hàng chủ yếu phục vụ thị trường nội địa của VN, XK chỉ chiếm 25% tổng sản lượng và giá trị gia tăng không cao do chế biến rất hạn chế. Thêm nữa, chiến lược của Chính phủ không cho thấy có bất kỳ sự mở rộng nào về XK gạo. Suốt từ năm 2000 đến nay VN vẫn chỉ XK giới hạn khoảng 4,5 triệu tấn gạo/năm. VN cần phát triển các chủng loại gạo mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả chế biến và đa dạng hoá thị trường XK hướng vào Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand-những thị trường khó tính, nếu không XK gạo sẽ khó khăn trong tương lai.Trong khi đó các mặt hàng hạt tiêu, cao su, hạt điều vẫn bị xếp vào hàng "chiếu dưới" so với gạo lại được đánh giá là có tiềm năng cao..Giống như cà phê,cao su VN tuy có sản lượng và công nghệ không cao, nhưng chi phí sản xuất và XK thấp hơn hẳn so với các nước XK cạnh tranh trong khu vực. Để tận dụng được tiềm năng này, VN nên khai thác khả năng sản xuất các chủng loại cao sự phục vụ nhu cầu cao cấp và xây dựng thương hiệu cho mình.Còn hạt điều, với thị phần 25%, VN đã thiết lập vị trí XK hàng đầu trên thế giới nhờ đạt đến trình độ chế biến khá cao, tạo ra sự khác biệt. Để đẩy mạnh XK chỉ cần VN mở rộng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm chế biến... Biểu năng suất lúa ở một số nước 1997-2005. Nước Năng suất (tấn/ha) Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) 1997 1997 1997-2001 2001-2005 Thailand 1,99 2,21 1,63 0,98 Philippine 2,04 2,89 4,45 0,91 Myanmar 2,08 3,2 6,92 0,99 Viet Nam 2,08 3,69 4,18 3,39 Bangladesh 1,98 2,63 1,91 1,61 India 1,96 2,87 2,41 2,44 Pakistan 2,36 2,78 0,75 2,05 Nguồn: ADB.. 1.3. Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể, từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số mặt hàng đã có khả năng cạnh tranh và chiếm vị thế đáng kể trên thị trường thế giới như: gạo, cà phê, điều, tiêu... và có tỷ lệ xuất khẩu cao: cà phê, điều, tiêu trên dưới 95%, cao su 85%, chè 65%, lúa gạo 20%... Một số thị trường lớn của nông lâm sản xuất khẩu Việt Nam: * Trung Quốc (cả HongKong): Thị trường lớn, gần, tiêu thụ rất nhiều loại nông sản, thị hiếu gần với sản phẩm của nước ta. Kim ngạch xuất sang Trung Quốc thường đạt khoảng 400 - 500 triệu USD/năm. Chủ yếu là cao su trên 100.000 tấn; gạo từ vài chục ngàn tấn đến vài trăm ngàn tấn; hạt điều khoảng 10.000 tấn, rau quả các loại trên 100 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi... * Các nước ASEAN: Gần nước ta về địa lý, nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng nông sản gần gũi với Việt Nam. Gạo là mặt hàng chính xuất sang 3 nước: Indonesia, Malaysia và Philippines từ 1 triệu tới 3 triệu tấn. Các mặt hàng khác: cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê... xuất sang các nước này chủ yếu qua trung gian Singapore, Thái Lan... Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 sang ASEAN đạt gần 500 triệu USD. * Các nước Trung Đông: (Iraq, Iran...) đang tiêu thụ nhiều loại nông sản của ta như: gạo, chè, quế, hồi... Kim ngạch đạt gần 200 triệu USD/ năm. Các nước EU: Với thị trường này, kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 - 350 triệu USD/năm; chủ yếu là cà phê, gạo, cao su, hồ tiêu, đồ gỗ thành phẩm, nhất là đồ gỗ ngoài trời, hạt điều, chè và một số quả nhiệt đới đã chế biến... * Nga và các nước Đông Âu: Hiện nay, xuất khẩu nông sản sang các nước này giảm đi so với trước do rủi ro cao, phải cạnh tranh với nhiều nước như EU, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ... Kim ngạch xuất đạt khoảng 50-60 triệu USD/năm, chủ yếu là gạo, cao su, cà phê, chè, thịt, hồ tiêu, rau quả... Đây là các thị trường truyền thống đã từng tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản Việt Nam, đang phục hồi nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, vì thế chính sách hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường này đối với một số mặt hàng như thịt, rau quả, gia vị, chè... là cần thiết. * Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu mới đạt trên 100 triệu USD/năm, trong đó cà phê, điều, hồ tiêu chiếm khoảng gần 90%. Dung lượng lớn, chủng loại đa dạng và yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng không quá khắt khe như các nước phát triển khác. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ một điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường này. * Nhật: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này mới ở mức 40 - 50 triệu USD/ năm với các mặt hàng chủ yếu là: cà phê, cao su, chè, tơ tằm và một số rau quả chế biến, nấm, điều, lâm sản... Nhật là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh dịch tễ, hàng rào bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp rất cao. Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010 đã đề ra mục tiêu và biện pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; phấn đấu đến năm 2010 có kim ngạch xuất khẩu từ 7 - 8 tỷ USD, nâng cao vị thế của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng nông lâm sản trên thị trường thế giới. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể. Ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, ASEAN, Nga, các nước Đông Âu, hàng hóa nông sản Việt Nam  bước đầu đã thâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng và cũng rất khó tính như EU, Mỹ... Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu chúng ta biết “nuôi dưỡng” thị trường truyền thống và “đột phá vùng đất mới” bằng việc khẳng định thương hiệu, thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ gặt hái được những thành công đáng kể. Trong những năm tới, các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch nhập khẩu. Theo đó, đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ tăng từ 400 - 500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 - 800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn. Đối với thị trường Mỹ, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm sản của chúng ta mới chiếm khoảng 0,4 -0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm sản của nước này. Đây thực sự là một con số khiêm tốn so với tiềm năng hiện có của ngành nông sản Việt Nam cũng như nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Nhận định của ông William Troy, Công ty Thương mại Toàn cầu (Mỹ): “Sỡ dĩ khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của hàng nông sản Việt Nam còn hạn chế, chính là do năng lực cạnh tranh kém". Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN vẫn luôn phập phù, dao động từ 400 - 900 triệu USD/năm với mặt hàng chủ yếu là gạo. Theo dự báo, Hiệp định AFTA sẽ tạo cơ hội để nước ta xuất khẩu cà phê, vật tư, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến sang khu vực này. Hội nhập kinh tế quốc tế là cả một quá trình lâu dài, ở đó cơ hội và thách thức luôn song hành với nhau. Không có con đường nào khác, nếu muốn thâm nhập thị trường quốc tế, hàng nông sản Việt Nam phải khẳng định được khả năng cạnh tranh của mình. Trách nhiệm đó không chỉ phó thác cho những nhà sản xuất, nhà chế biến, mà còn cả những cơ quan hoạch định chiến lược quốc gia. 2. Phân tích các động thái phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố 2.1 Sản phẩm nông sản của các địa phương và thành phố khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới, thế nhưng nền nông nghiệp Việt Nam còn bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn, đặc biệt là trong quá trình sản xuất, khiến giá trị gia tăng hàng nông sản của Việt Nam thấp, sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản chưa cao… Sau một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều lo ngại nhất của nông sản của các địa phương và thành phố nước ta hiện nay chính là an toàn vệ sinh thực phẩm và thương hiệu sản phẩm. Diện tích nuôi cá tra, ba sa mở rộng, cùng với việc đua nhau xây dựng nhà máy chế biến mà không chú ý đến việc xử lý nước thải, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của một số địa phương lại đang đứng trước một nghịch lý, đó là trong khi có thể trồng bắp và đậu nành, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc và tôm cá, thì các địa phương này lại phải nhập khẩu phần lớn thức ăn tổng hợp, nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi. Tình trạng nhập khẩu nguyên liệu chế biến cũng xảy ra đối với ngành chế biến gỗ, với lượng nhập khẩu chiếm tới 80% khối lượng gỗ nguyên liệu. Vì vậy, khi nguồn nhập khẩu diễn biến bất lợi, nguồn cung cấp gỗ từ Lào, Campuchia cạn kiệt dần, giá gỗ nguyên liệu tại Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam) tăng mạnh đã đẩy các doanh nghiệp ngành gỗ vào tình trạng bị động trong sản xuất do thiếu nguồn nguyên liệu. Đó là chưa kể việc Nga tăng thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu, giá xăng dầu trên thế giới tăng khiến cước vận chuyển tăng… cũng đẩy giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu tăng cao. Điểm đáng lưu ý là công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế mà điển hình là mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Do quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề trong cùng ngành hàng, nên Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn của nước ngoài. Bên cạnh đó, khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn yếu, thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại…Đây cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường xuất khẩu. Để tiến tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ còn 10% và lao động sản xuất nông nghiệp giảm 23% vào năm 2020, biện pháp duy nhất là phải cơ giới hoá các khâu sản xuất trong ngành nông nghiệp, đồng thời phải có chính sách nông nghiệp phù hợp trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế. Cái khó khăn hiện nay là trình độ sản xuất của nông dân còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mamh mún chưa mang tính chất sản xuất hàng hóa; chất lượng nông sản phẩm không đồng đều – đây là một thách thức lớn đối với thị trường trong nước và xuất khẩu; nông sản chế biến chịu sức ép nhiều so với nông sản thô do phải giảm thuế ở mức cao; giao thông đi lại khó khăn, thông tin thị trường hạn chế, ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; chưa liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất của nông dân còn chạy theo lợi nhuận đơn thuần; giải quyết lao động dôi ra do cải cách bộ máy hành chính, dẫn đến các tổ ngành công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp phá sản, bị đóng cửa do làm ăn thua lỗ; Tuy nhiên chúng ta có những tiềm năng phát triển nhất định. Có thể nói Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển kinh tế, chủ yếu là nông nghiệp. Từ một nước nhập khẩu thuần, trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu với các sản phẩm chủ yếu như: gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, lạc và thủy sản… Gần đây xu hướng này ngày càng được khẳng định tiềm năng kinh tế của Việt Nam trong việc xuất khẩu nông sản có giá trị cao sang các quốc gia giàu có như: thủy sản, cà phê, rau, hoa quả, hạt điều, hồ tiêu và ngũ cốc… Ngoài ra, các yếu tố như khí hậu thuận lợi, chi phí lao động thấp và đất canh tác 2 vụ cũng là điều kiện tốt để thúc đẩy sản xuất các mặt hàng có giá trị cao nhằm xuất khẩu sang các nước giàu. Điều đó cũng cho thấy chúng ta hoàn toàn có khả năng vượt qua những khó khăn, thách thức để trở thành một thế lực trên thị trường xuất khẩu nông sản. 2.2 Tác động của các chính sách phát triển của các địa phương ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu Nông sản của địa phương Gia Lai là một tỉnh nông nghiệp (nông nghiệp chiếm 49,5% GDP), vấn đề sản xuất và xuất khẩu nông sản (XKNS) giữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Những năm gần đây, Gia Lai đã có những mặt hàng xuất khẩu khá như cà phê, hồ tiêu, cao su… Tuy nhiên, mức độ tác động của XKNS đối với tăng trưởng nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Sản phẩm của nông nghiệp bao gồm nông sản, lâm sản và thuỷ sản, trong đó nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa XKNS với tăng trưởng nông nghiệp, có thể nhìn nhận qua các vấn đề sau: Một là, XKNS tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Khi XKNS tăng, khối lượng nông sản được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khi XKNS tăng còn tạo nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Một trong những đặc điểm rất quan trọng của Gia Lai cũng như cả nước là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất nông sản, từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động. Mặt khác, XKNS tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó nhu cầu lao động bổ sung tăng lên. Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp, thành thị để tìm kiếm việc làm. Ba là, XKNS góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất… Mỗi tỉnh đều có những cách thức khác nhau trong việc sử dụng các nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả nhất và tận dụng hết các lợi thế của vùng. Mỗi vùng khác nhau sẽ có lợi thế về một loại nông sản khác nhau, do đó khi XKNS tăng lên, thị trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là lý do tại sao Gia Lai lại tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực. Bốn là, XKNS góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. CNH-HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Vì vậy, XKNS tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, điều này rất phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Mặt khác, XKNS còn có vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa người sản xuất và thị trường. Năm là, XKNS góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. XKNS tăng làm đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường thế giới. XKNS tăng hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và xoá bỏ dần cách thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trước đây. Từ những vấn đề trên, có thể thấy rằng, về mặt lý thuyết XKNS và tăng trưởng nông nghiệp có mối quan hệ thuận chiều, nhưng trên thực tế các tỉnh (hay quốc gia) có phát huy được mối quan hệ này hay không còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình cụ thể của tỉnh (quốc gia) đó và tăng trưởng nông nghiệp không chỉ chịu tác động của một nhân tố đó là XKNS, ví như năm 1998 tăng trưởng xuất với tăng trưởng nông nghịêp cũng như tăng trưởng chung không thuận chiều. Thực tế, trong những năm qua ngành nông nghiệp Gia Lai đã có những bước chuyển mình, tạo ra sự thay đổi lớn trong sản xuất, cơ cấu, chất lượng, giá cả sản phẩm và uy tín của nông sản trên thị trường quốc tế. Từ việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa XKNS và tăng trưởng nông nghiệp Gia Lai qua một số năm, có thể đưa ra một số nhận xét sau. Thứ nhất, khi nông nghiệp là một ngành kinh tế cơ bản thì XKNS có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng nông nghiệp. Do đó sự biến động của XKNS sẽ kéo theo sự biến động của tăng trưởng nông nghiệp và muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thì cần phải bắt đầu từ các giải pháp thúc đẩy XKNS. Thứ hai, trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO, vấn đề XKNS đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, vì vậy Chính phủ và UBND tỉnh cần có những chính sách hợp lý đối với XKNS để tận dụng những cơ hội, giảm bớt những thách thức và biến thách thức thành cơ hội từ đó thúc đẩy XKNS, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp Gia Lai. Nhận xét về các DN làm xuất khẩu Gia Lai, nhiều ý kiến cho rằng, công tác thu thập thông tin thị trường, dự báo và xúc tiến thương mại còn hạn chế. Năng lực cạnh tranh của nhiều DN còn thấp, khả năng tài chính hạn hẹp, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập. Về mặt chủ quan, trong môi trường kinh doanh đang vận động rất nhanh vẫn còn nhiều DN chậm thay đổi, thụ động, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, nhất là khu vực quốc doanh. Thực tế, vì nhiều lẽ nên nhiều DN sản xuất chưa thể phó thác cho các DN xuất nhập khẩu chuyên nghiệp; hầu hết các DN vẫn tự đi tìm thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng ra nước ngoài cho mình. Lẽ ra những DN chuyên xuất khẩu phải là người đi mở đường, tổ chức tiêu thụ, đồng thời phản ảnh diễn biến thị thường nước ngoài cho các DN trong tỉnh xác định hướng sản xuất kinh doanh. Khu vực tư nhân được đánh giá là năng động nhất, nhưng sau thời gian bị hạn chế kinh doanh nay mới trở lại, đương nhiên chưa mạnh, trong khi khu vực quốc doanh cũng không mấy sáng sủa hơn. Thiết nghĩ, hiện nay việc thiết lập một vài DN (có thể theo mô hình công ty cổ phần) đầu mối chuyên làm công tác xuất khẩu cho các đơn vị sản xuất đứng chân tại Gia Lai, sẽ mang lại nhiều lợi ích bởi tính chuyên nghiệp và tiềm lực tài chính: (1) Kim ngạch xuất khẩu sẽ gia tăng do đơn vị sản xuất chỉ lo tập trung khâu sản xuất, nâng cao chât lượng sản phẩm. (2) Phần tích lũy cho ngân sách tỉnh (qua thuế GTGT) sẽ tăng khoảng 100 tỷ đồng/năm, so với cách các DN sản xuất làm xuất khẩu trực tiếp. Đồng thời còn hạn chế “thất thoát” do các DN nhỏ trong tỉnh bán cho nhà xuất khẩu ở Tp.HCM, Đăk Lắk, Đà Nẵng… Trong nhiều năm qua, Ðắc Lắc khuyến khích nông dân trồng các loại cây có giá trị xuất khẩu cao, song việc tiêu thụ nông sản hàng hóa còn bất cập. Tỉnh đề ra nhiều giải pháp từng bước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây, Ðắc Lắc đã có nhiều dự án, cụ thể hóa những chính sách đầu tư, phương thức huy động vốn của các thành phần kinh tế để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế hàng hóa gắn với thị trường trong và ngoài nước. Sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến, người dân đã lựa chọn những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Ở tỉnh Ðắc Lắc đã hình thành nhiều vùng chuyên canh lớn, tạo ra nhiều nông sản xuất khẩu có giá trị cao. Nếu giai đoạn 1996-2000, kim ngạch xuất khẩu ở Ðắc Lắc chỉ đạt 1.466 triệu USD, thì giai đoạn 2003-2007 kim ngạch xuất khẩu thực hiện được 3.246 triệu USD, trong đó số hàng hóa nông sản chiếm phần lớn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ðắc Lắc có 17 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thu mua xuất khẩu cà-phê, trong đó có 11 doanh nghiệp nhà nước, ba doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với hàng trăm đơn vị trách nhiệm hữu hạn, tư nhân tham gia vào lĩnh vực thu mua nông sản, cho thấy thị trường mua bán nông sản rất sôi động, có nhiều thành phần kinh tế tham gia, bảo đảm tiêu thụ nông sản cho nông dân, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Vấn đề tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng chỉ mới tập trung ở một vài ngành, như bông vải, cao-su, mía, sắn còn lại hầu như thả nổi việc tiêu thụ cho thị trường tự do. Mặt hàng cà-phê chủ yếu do tư nhân tiêu thụ, chiếm đến hơn 70% sản phẩm, cho nên dẫn đến việc ép giá, ép cấp. Do đó, đã làm cản trở đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Ðắc Lắc. Ðẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Ðắc Lắc phải tổ chức tốt việc ký hợp đồng với nông dân về tiêu thụ sản phẩm, xây dựng những vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến, xuất khẩu, có như vậy mới tạo được một lượng hàng hóa xuất khẩu ngày càng cao. Riêng với mặt hàng cà phê, UBND tỉnh đã có những chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu như: Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, phương hướng chính không phải là tăng diện tích, quy mô, doanh số mà phải tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh cũng như ổn định thị trường xuất khẩu cà phê của tỉnh. Một số giải pháp cụ thể mà tỉnh đã đề ra như: * Hoàn thiện việc tổ chức khâu trồng và chế biến cà phê cung cấp cho xuất khẩu. Giải pháp đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê, nhanh chóng quy hoạch và phát triển loại cà phê ARABICA. Đây là một vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê , đảm bảo nguyên tắc hoạt động trong nền kinh tế thị trường là “bán những thứ mà thị trường cần chứ không chỉ bán những thứ mà mình có”. Bên cạnh việc thay đổi chủng loại thì việc đầu tư khoa học kỹ thuật, chăm bón cũng là một vấn đề cần thiết. Hiện nay người nông dân phải tự lo toàn bộ các khâu phân bón, thuốc trừ sâu... nên đã gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất. Do đó tỉnh tổ chức mạng lưới cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất như doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại - dịch vụ, tư nhân đảm bảo cung ứng đủ và an toàn cho sản xuất, tạo sự yên tâm cho sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu. Tỉnh quan tâm nhiều hơn đến công nghệ sau thu hoạch, bằng nhiều biện pháp khác nhau: - Khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt. - Phát triển các hình thức sơ chế, bảo quản tại chỗ nhằm khắc phục tình trạng phải vận chuyển xa, khó bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. - Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra các sản p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10032.doc
Tài liệu liên quan