Các trang trại nông nghiệp trên địa bàn Hải Phòng không những tăng về mặt lượng mà cả về mặt chất lượng, hiệu quả của nó cũng không ngừng tăng qua các năm. Các trang trại đó đã dần đi vào phát triển chiều sâu: giảm dần quy mô, hình thức quảng canh, thay vào đó là tăng dần hiệu quả thông qua hình thức sản xuất – kinh doanh tiên tiến như bán thâm canh và thâm canh, luân phiên, kết hợp nhiều loại cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá các hình thức sản xuất trong trang trại, tập trung sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá chất lượng, có giá trị kinh tế cao như cây cảnh, nuôi trồng tôm hùm,
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-
6757,4
48,1
4665,0
48,55
Nguồn: cục thống kê thành phố Hải Phòng
Qua bản cơ cấu kinh tế của thành phố ta có thể thấy được giá trị công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có giá trị lớn và tăng trưởng qua các năm, nó chiếm 1 tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinhtế của thành phố.
Ngành nông – lâm – thuỷ sản: giá trị co tăng, nhưng tỷ trọng của nó trong toàn bộ ngành kinh tế lại giảm (nếu như năm 2005 chiếm 11,5% thì đến năm 2006 là 10,6%)
Chỉ tiêu nông – lâm – thuỷ sản (2006)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
1. Nông nghiệp (tỷ đồng)
+ Giá trị trồng trọt
1446,5
1483
102,5%
+ Giá trị dịch vụ
765,90
812,0
106,0%
+ Giá trị dịch vụ
55,3
60,5
109,4%
2. Lâm nghiệp
+ Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
25,9
24,0
92,7%
3. Thuỷ sản (tỷ đồng)
699,4
798,0
114,1%
+ GTSX nuôi trồng (tỷ đồng)
312,3
320,0
102,5%
+ Giá trị khai thác (tỷ đồng)
387,1
478,0
123,5%
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác (tấn)
35279,0
34450
97,7%
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (tấn)
34.954,0
38,195,0
109,3%
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng
Trong ngành nông- lâm - thuỷ sản thì giá trịn nông nghiệp là cao nhất. Giá trị trồng trọt trong nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn về mặt giá trị (năm 2006 1483 tỷ đồng).
Ngành lâm nghiệp có giá trị sản xuất nhỏ nhất (24tỷ đồng) đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản là: Ngành thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản 798tỷ đồng (2006) với sản lượng khai thác là 34450tấn (giảm 0,23% so với năm 2005). Mặc dù giá trị mà nó đem lại cũng khá cao, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng, với nhiều bãi biển, sông ngòi, vực …
2.2. Phong tục tập quán và nhân văn ở Hải Phòng.
- Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Người dân Hải Phòng nổi tiếng với tinh thần lao động hăng say và rất chịu khó học hỏi để không ngừng tiến bộ. Đặc biệt là những hộ nông dân, phần lớn họ đều gắn với đồng ruộng đều có ý chí làm giầu trên chính những mảnh đất quê nhà. Nhờ vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư tiền vốn, lao động. Đây chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố. Nhiều mô hình trang trại đã không ngừng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh mang lại thu nhập lớn và giải quyết việc làm cho người lao động. Các chủ trang trại ở Hải Phòng luôn có tinh thân học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức. Đây chính là điều kiện thuận lợi để hình thành mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giữa các chủ trang trại với nhau.
Bên cạnh mặt tích cực, các chủ trang trại còn bị giới hạn bởi tâm lý người sản xuất nhỏ, chưa mạnh dạn đầu tư vốn lớn. Các chủ trang trại chủ yếu là dựa vào phương châm: lấy ngắn nuôi dài , sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nên quy mô có bó hẹp. Nhiều chủ trang trại vẫn giữa lối canh tác truyền thống . Do vậy, hậu quả kinh tế chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của vùng.
II. Thực trạng phát triển kinh tế kinh tế trên địa bàn Hải Phòng
1. Về số lượng trang trại
Theo tiêu chí quy định, toàn thành phố có 1418 trang trại (2006). Trong đó có 50 trang trại trồng trọt (3,5%); trang trại lâm nghiệp có 7 trang trại (0,5%); trang trại chăn nuôi có 584 trang trại (41,2%), trang trại nuôi trồng thuỷ sản là 605 trang trại (42,7%); trang trại kinh doanh tổng hợp là 172 trang trại (12,2%).
Qua đó ta có thể thấy được mức phân hoá về cơ cấu giữa các trang trại: chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loại hình trang trại: trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản; thấp nhất là trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng trọt.
Bảng tổng hợp kinh tế trang trại Hải Phòng năm 2006
TT
Huyện, quận, thị xã
Trang trại trồng trọt
Trang trại chăn nuôi
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
Trang trại kinh doanh tổng hợp
Tổng cộng
Trang trại lâm nghiệp
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Vĩnh Bảo
15
58
19
19
112
1
2
Tiên Lãng
12
35
116
20
183
3
An Lão
4
15
11
10
40
4
Kiến Thuỵ
8
394
45
104
551
5
An Hải
77
77
6
Thuỷ Nguyên
24
57
3
84
7
Cát Hải
1
57
246
8
Đồ Sơn
245
1
9
Kiến An
5
1
11
36
6
10
Lê Chân
5
14
9
11
An Dương
5
53
4
5
79
Tổng số
50
584
16
172
1418
7
Tỷ lệ (%)
3,5%
41,2%
605
42,7%
12,2%
100%
0,3%
Nguồn: sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng
2. Quy mô sản xuất của trang trại
Bảng 2: Bảng phân loại trang trại theo quy mô đất đai bình quân
Diện tích bình quân/trang trại
Số trang trại
Tỷ lệ (%)
<2 ha
624
44
2 – 4 ha
363
25,6
4 – 10 ha
170
12
Trên 10 ha
261
30,4
Tổng số
1418
100
Nguồn: Sở nông nghiệp – phát triển nôngthôn Hải Phòng (2006)
a. Trang trại trồng trọt: Với tổng số 50 trang trại nhận thuê thầu bình quân 1 trang trại là 5,25 ha.
2.3. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản có 605 trang trại với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 3903,05 ha (2006), bình quân một trang trại có 6,45 ha. Như vậy mặt nước bình quân mà trang trại thuỷ sản là không quá lớn ( so với năm 2002 là: 16,25 ha/ trang trại) điều đó cho thấy các trang trại đã và đang từng bước đi vào bán thâm canh và thâm canh trong sản xuất đ hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao hơn.
2.4. Trang trại chăn nuôi có 584 trang trại
Trang trại chăn nuôi lợn sinh sản: bình quân 74 con nái/ 1 trang trại
Trang trại có quy mô lớn nhất là 300 con. Trang trại chăn nuôi lợn thịt siêu nạc bình quân 1 trang trại 210 con. Trang trại gà công nghiệp, mỗi trang trại là 2150 con. Trang trại bò 50 con.
Về số lượng: trang trại chăn nuôi có số trang trại đứng thứ 2 sau trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Điều đó cho thấy rằng: trang trại chăn nuôi ở Hải Phòng cũng khá là phát triển, nhưng chưa đa dạng hoá các loại hình chăn nuôi… hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao, chưa khai thác hết được tiềm năng lợi thế hiện có.
2.5. Trang trại khác
Đều có điểm chung là sử dụng ít diện tích, nhưng có giá trị sản xuất hàng hoá và dịch vụ lớn. Quy mô diện tích sử dụng bình quân của một trang trại ằ 0,3 ha. VD: trang trại trồng cây cảnh, nuôi cá sấu…
3. Lao động của kinh tế trang trại
- Lực lượng lao động của trang trại chủ yếu là lao động gia đình, các trang trại còn sử dụng một bộ phận lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ; do quy mô sản xuất của mỗi trang trại nên mức độ thuê lao động có khác nhau. Đa số các trang trại có số lượng lao động thuê thường xuyên từ 3 - 5 người.
- Trình độ tay nghề của lao động trong các trang trại chủ yếu là lao động phổ thông – giản đơn, chưa qua đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn.
* Các chủ trang trại
- Đa số các chủ trang trại xuất thân từ hộ nông dân. Một số chủ trang trại đã qua đào tạo sơ, trung cấp và một vài chủ trang trại có trình độ đại học, xong đều trái ngành, trái nghề.
Biểu: Thành phần, trình độ văn hoá của chủ trang trại (2003)
Chỉ tiêu
Số lượng
Cơ cấu (%)
1. Thành phần chủ trang trại
1418
100
- Lưu lượng viên chức đang nghỉ hưu
71
75
- Công nhân viên Nhà nước
29
2
- Hộ nông dân
1318
93
2. Trình độ văn hoá của chủ trang trại
1418
100
- Từ lớp 5 – 9
950
67
- Từ lớp 10/10
397
28
- Lớp 12/12
71
5
Đơn vị: trang trại Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng
- Thành phần của chủ trang trại:
Chủ trang trại là người có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Theo số liệu khảo sát thì chủ trang trại ở Hải Phòng đa số là hộ nông dân (chiếm tới 93%), Cán bộ lực lượng vũ trang đang nghỉ hưu là 5% và công nhân viên Nhà nước là 2%.
Điều đó cho thấy sự phân tầng mạnh mẽ giữa các tầng lớp chủ trang trại trên địa bàn Hải Phòng. Có sự phân hoá giữa các tầng lớp giữa các chủ trang trại với nhau. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn tới cách quản lý, phương thức quản lý kinh doanh của trang trại. KTTT trong nông nghiệp đã chưa lôi kéo được nhiều thành phần kinh tế khác tham gia mà ở đây chủ yếu là xuất phát từ nông nghiệp.
- Trình độ văn hoá, chuyên môn của chủ trang trại
Chủ trang trại là những người có ảnh hưởng lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ trang trại. Trong đó, trình độ văn hoá là tiêu chí thể hiện rõ nhất trình độ quản lý…, hiệu quả của trang trại. Nó tỷ lệ thuận với hiệu quả của trang trại.
Nhìn chung, trình độ văn hoá của các chủ trang trại trên địa bàn Hải Phòng còn thấp. Đa số, các chủ trang trại có trình độ từ lớp 5 – 7 (67%) trình độ cấp III (28%).
Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu những kiến thức thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế và áp dụng công nghệ vào sản xuất. ở nhiều nước công nghiệp phát triển; chủ trang trại được Nhà nước công nhận về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, đồng thời có kinh nghiệm qua học tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. Không chỉ có bằng tốt nghiệp về nông học mà cả có sự am hiểu về kỹ thuật, về kinh tế, về thị trường. Các chủ trang trại như vậy đủ đem lại hiệu quả rất lớn trong hoạt động sản xuất của trang trại.
Theo các chủ trang trại trên Hải Phòng, hiện tại các trang trại chưa nhạn được đầy đủ các chính sách ưu tiên của nhà nước trong phát triển các trang trại tại địa phương. Cán bộ phụ trách khuyến nông và cán bộ phụ trách phát triển kinh tế còn hiểu quá ít về kinh tế trang trại. Nội dung tập huấn cho các chủ trang trại vẫn chung chung, chưa tập trung tháo gỡ khó khăn và định hướng phát triển cho trang trại. Vì vậy, thành phố cần quan tâm, khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện cho chủ tr phát triển mạnh cả vê số lượng và chất lượng. Các chủ trang trại chăn nuôi, trình độ kỹ thuật về chăm sóc. Các trang trại khác: trang trại kinh doanh tổng hợp, trang trại lâm nghiệp, trang trại trồng trọt; nên được các cán bộ quản lý chuyên môn cao hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí trong việc phát triển KTTT hiện nay.
4. Vốn của kinh tế trang trại
Các trang trại phần lớn có nguồn vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn tự có của gia đình, tích luỹ qua nhiều năm là chính. Ngoài ra một phần vay của ngân hàng. Theo số liệu năm 2006 tổng số vốn của trang trại là 430,056 triệu đồng, bình quân một trang trại là 303,283 triệu đồng.Như vậy ta có thể thấy được thực trạng nguồn vốn của các trang trại hiện nay, đó là :nguồn vốn thấp, kém tinh đa dang và không linh hoạt .điều đó đã lam hạn chế hoạt đông sản xuất và linh doanh của các trang trại hiên nay, nó đã làm giảm hiệu quả và kìm hãm sự phát triển của các trang trai trên địa bàn thành phố.
5. Cơ cấu, chỉ tiêu chủ yếu của trang trại Hải Phòng (2005)
Bảng chỉ tiêu KTTT của Hải Phòng (2005)
Chỉ tiêu
Loại hình TT
Trang trại trồng trọt
Trang trại chăn nuôi
Trang trại lâm nghiệp
Trang trại NTTS
Trang trại KDTH
Số lượng trang trại (TR/trại)
78
277
6
584
98
Lao động hộ chủ TT
202
614
14
1101
253
Lao động thuê ngoài thường xuyên
161
141
2
1252
145
Lao động thuê ngoài thời vụ
563
90
8
1437
220
Diện tích sử dụng của trang trại (ha)
304,14
17,690
93,8
4407,88
311,72
Số lượng vật nuôi chính (trâu, bò, lợn, gà …)
2362
18265
9
12093
8155
Tổng vốn
12627
29816
180
188424
17565
Thu nhập (triệu)
4494
11435
70
56808
4485
Giá trị hàng hoá
54298
260
116453
15527
DV (triệu đồng)
9586
Lao động trang trại
926
845
24
3790
618
Nguồn: Sở nông nghiệp – phát triển nông thôn Hải Phòng
6. Sự phát triển KTTT trên địa bàn Hải Phòng
Các trang trại trên địa bàn Hải Phòng đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng: số lượng các trang trại nông nghiệp luôn tăng qua các năm. Đặc biệt trong các năm 2002, 2003, 2004.
Năm 2002 là 367 trang trại, đến năm 2003 tăng hơn 2 lần = 805 trang trại và đến năm 2006 đã là: 1418 trang trại.
Tăng mạnh nhất là trang trại thuỷ sản; nếu như 2002 mới có 269 trang trại thì đến năm 2006 là 603 trang trại ( ằ 2,5 lần)
Điều đó cho thấy được: trang trại nông nghiệp ở Hải Phòng đã từng bước phát triển; nó được chú ý đầu tư và được khai thác hiệu quả tương đối cao. KTTT đang là hình thức kinh tế phát triển trong nông thôn ở Hải Phòng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng tổng hợp số lượng KTTT (2002 – 2006)
(Nguồn: Sở NN-PTNT Hải Phòng)
(Cục Thống kê Hải Phòng)
Bảng tổng hợp Kinh tế trang trại (2002 – 2006)
TRANG TRạI
Loại trang trại
2002
2003
2004
2005
2006
Đơn vị
1
Trang trại trồng trọt
49
71
76
78
20
T/trại
- Cây hàng năm
+45
+65
+64
+63
+44
T/trại
- Cây lâu năm
+4
+6
+12
+15
+6
T/trại
- Cây ăn quả
5
6
5
6
7
T/trại
2
Trang trại lân nghiệp
20
182
228
227
T/trại
3
Trang trại chăn nuôi
584
T/trại
-Trâu, bò
T/trại
- Lợn
T/trại
- Gia cầm
T/trại
4
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
269
446
493
584
605
T/trại
- Cá
+353
T/trại
- Tôm
+202
T/trại
5
Trang trại kinh tế tổng hợp
24
100
87
98
172
T/trại
Tổng các trang trại
367
805
889
1043
1418
Các trang trại nông nghiệp trên địa bàn Hải Phòng không những tăng về mặt lượng mà cả về mặt chất lượng, hiệu quả của nó cũng không ngừng tăng qua các năm. Các trang trại đó đã dần đi vào phát triển chiều sâu: giảm dần quy mô, hình thức quảng canh, thay vào đó là tăng dần hiệu quả thông qua hình thức sản xuất – kinh doanh tiên tiến như bán thâm canh và thâm canh, luân phiên, kết hợp nhiều loại cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá các hình thức sản xuất trong trang trại, tập trung sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá chất lượng, có giá trị kinh tế cao như cây cảnh, nuôi trồng tôm hùm,…
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trang trại nông nghiệp ở Hải Phòng đã tăng trưởng không ngừng qua các năm: thu nhập trang trại của năm 2002 là 30285,9 triệu thì đến năm 2006 là 75500 triệu tuy nhiên mức tăng đó lại tăng chậm dần qua các năm.
Diện tích đất đai sử dụng trong các trang trại có tăng trong các năm từ 2002 đến 2005; nhưng lại giảm vào năm 2006; số lao động cũng vậy.
Nếu như năm 2002 số lao động thườn xuyên/ 1 trang trại ằ 10 người thì đến năm 2006 chỉ còn 4 người/ 1 trang trại.
Điều đó cho thấy: các trang trại đã từng bước đi vào chiều sâu giảm quy mô,áp dụng tiến bộ sản xuất, nâng cao hiệu quả trang trại, tăng dần về chất lượng, thâm canh sản xuất do vậy vẫn đảm bảo tăng về hiệu quả của trang trại.
Bảng tổng kết KTTT trên địa bàn Hải Phòng qua các năm
Bảng tổng kết kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng qua các năm (2002 – 2006)
chỉ tiêu
năm
2002
2003
2004
2005
2006
ồ số trang trại
367
805
899
1043
1418
ồ lao động trong trang trại
3593
5439
5942
6203
4403
Lao động thường xuyên/ TT (người)
ằ10
ằ7
7
6
4
S đất đai sử dụng của trang trại (ha)
4314,857
5599,1
5538,68
5172,96
4438,63
S nuôi trồng thuỷ sản (ha)
3818,358
5062,16
1990,87
4576,71
3403,63
ồ số vốn của trang trại (triệu đồng)
134004,0
228257
220893,3
248606
430056
Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ (triệu đồng)
209725
188465
190126
241697
Thu nhập của trang trại (triệu đồn)
32085,9
75092,6
64296,5
77292
75500
Số trang trại thuỷ sản
269
446
493
589
605
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng
III. đánh giá chung về KTTT trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1. Những mặt được
- KTTT trở thành nhân tố mới của kinh tế hộ trong nông nghiệp nông thôn. Bước đầu kinh tế hộ gia đình đã vượt qua mục tiêu sản xuất tự cấp, tự túc bước sang sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô lớn, góp phần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và cho du lịch – dịch vụ, đời sống những vùng ven đô hiện nay đang hình thành những trang trại chăn nuôi (lợn sinh sản, lợn thịt siêu nạc, gà siêu trứng, siêu thịt…) quy mô lớn không phải sử dụng nhiều diện tích canh tác (An Hải, Kiến Thuỵ); vùng nuôi trồng thuỷ sản (An Hải, Cát Hải, Thuỷ Nguyên); sản phẩm phục vụ xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch là chính và phục vụ đô thị.
- KTTT phát triển, đang từng bước trở thành những mô hình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thực phẩm và có sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao, chủ yếu là đặc sản như cá chim trắng, cua biển, tôm sú, lợn siêu nạc,… đang là nhu cầu và thị hiếu trên thị trường thành phố nhất là cho xuất khẩu, du lịch và dịch vụ khách sạn cao cấp. KTTT trên địa ban Hải Phòng đang có xu thế phát triển mạnh mẽ về số lượng quy mô và hiệu quả kinh tế. Qua điểu tra cho thấy: trang trại NTTS và trồng trọt đã sử dụng diện tích đất hoang hoá và coi như hoang hoá chiếm 10,5% diện tích đất canh tác toàn thành phố. Đồng thời trang trại chăn nuôi và trang trại đặc thù (trồng hoa, cây cảnh, nuôi …..) sử dụng ít diện tích canh tác song giá trị hàng hoá và dịch vụ đạt khá cao, đi vào sản xuất thâm canh. Sản phẩm hướng vào xuất khẩu và dịch vụ đô thị. Hiện nay nhiều hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản có diện tích từ 3 ha trở lên đang chuyển từ sản xuất quảng canh sang quảng canh cải tiến hoặc cao hơn và nhiều hộ gia đinh có diện tích từ 1 ha đến xấp xỉ 2 ha đang muốn chuyển sang bán thâm canh và thâm canh trở thành chủ trang trại. Như vậy kinh tế trang trại ngày càng phát triển về số lượng, góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Hiệu quả xã hội của kinh tế trang trại: tăng thu nhập quốc dân tận dụng đất hoang hoá, tái tạo tài nguyên đất đai, cải thiện môi trường sinh thái, hiệu quả lao động, tính ảnh hưởng của KTTT tới cộng đồng khu dân cư. Các trang trại đã và đang sử dụng có hiệu quả về đất đai, tiền vốn, lao động cho sản xuất nông nghiệp. Trang trại trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản sử dụng tổng diện tích: 5679,55 ha, chủ yếu là đất trống, đất mặt nước, đầm trũng, đồi núi trọc, đất hoang hoá ven sông, ven biển do chính quyền địa phương quản lý, nhưng chưa sử dụng, hoặc sử dụng kém hiệu quả: đã thu hút trên 1000 tỷ đồng vốn đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho trên 4000 lao động nông nhàn hàng năm; tạo ra nguồn thu nhập có giá trị hàng hoá và dịch vụ hơn 70 tỷ đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Các trang trại là những đơn vị chú trọng ứng dụng công nghệ mới thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng – hiệu quả sản xuất, dần trở thành những mô hinh sản xuất có quy mô lớn. Nhiều cơ sở có điều kiện hợp tác – liên doanh – liên kết với đối tác trong và ngoài nước để sản xuất hàng nông sản chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Một số trang trại phát triển sản xuất theo mô hình VAC, kinh tế tổng hợp (vườn – ao – chuồng) và kết hợp phương thức lấy ngắn nuôi dài tạo ra hiệu quả kinh tế cao.
2. Những khó khăn và tồn tại cơ bản của KTTT
- Thành phố chưa có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế trang trại do đó, hầu hết diện tích đất đai của chủ trương trang trại hiện nay thuê hoặc thầu cũng không ổn định. Tình trạng này khiến các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị kỹ thuật, đầu tư thâm canh, mà nặng về ư tưởng tận dụng khai thác để có thu nhập ngay là chủ yếu.
- Các hộ gia đình và cá nhân đã đạt tiêu chí KTTT theo thông tư 69. Song chưa được cấp giấy công nhận kinh tế trang trại, nên các chủ trang trại chưa được thừa nhận về mặt pháp lý và chưa có tư cách pháp nhan.
- Mặc dù các trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây hàng năm đã đầu tư cải tạo, biến vùng đất từ bao đời trước không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp và bấp bênh thành vùng thu nhập cao và ổn định. Song giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn quá thấp so với tiềm năng của nó, bởi các trang trại thực hiện sản xuất quảng canh hoặc quảng canh cải tiến là phổ biến, như nuôi trồng thuỷ sản 80% diện tích đất đai sử dụng quảng canh; 20,5% quảng canh cải tiến, 0,57% bán thâm canh và 0,02% thâm canh.
Về trang trại trồng cây hàng năm có 72% quảng canh (lúa – ngư lợi tự nhiên).
Bình quân thu nhập của một trang trại hàng năm đạt khá do nhiều diện tích cộng lại. Song bình quân thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích thì quá thấp, như nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây hàng năm loại quảng canh chỉ > 3,4 triệu đồng/ ha/ năm. Như vậy, giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích thấp thì hiệu quả kinh tế cũng thấp tương ứng.
- Hầu hết các trang trại đều nằm trên vùng đất bãi bồi ven sông, ven biển đồi núi… xa dân cư, xa đường giao thông, xa đường điện và nguồn nước sinh hoạt, nên cơ sở hạ tầng còn rất nhiều khó khăn. Đồng thời trên diện tích thuê thầu đang sử dụng không được cấp đất làm nhà ở hoặc xây dựng công trình phục vụ sản xuất chế biến, nên việc ăn ở sinh hoạt hoặc trông coi bảo vệ sản phẩm và sản xuất chế biến còn nhiều khó khăn đối với các chủ trang trại.
- Về thị trường: Sản phẩm của các trang trại sản xuất ra chưa tinh chế mà mới dừng lại ở dạng sơ chế hoặc tươi sống để phục vụ xuất khẩu thông qua đường tiểu ngạch là chính và thị trường nội địa, nên việc bảo quản và giá cả sản phẩm còn hạn chế. Mặt khác phải thông qua tư thương, nên thường bị ép cấp, ép giá, nhất là thời điểm thu hoạch chính vụ làm các trang trại thua thiệt.
- Do tốc độ phát triển của các khu công nghiệp và khu đô thị nhanh, việc xử lý nước thải chưa được khoa học; làm cho nguồn nước nông, nước ven biển bị ô nhiễm, dẫn tới ngư lợi giảm mạnh và phát triển dịch bệnh ở một số vùng nuôi trồng thuỷ sản. Việc sử dụng một số dụng cụ đánh bắt tôm cá có tính huỷ diệt, đã có lệnh nghiêm cấm như: kích điện, chất nổ… vẫn còn sử dụng nhiều; những tình trạng trên đang làm cạn kiệt nguồn ngư lợi và ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng, giá trị và hiệu quả về việc phát triển kinh tế trang trại của thành phố.
- Do khả năng đầu tư, trình độ thâm canh và quản lý kinh tế của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trang trại trồng cây hàng năm có quy mô sản xuất từ 5 ha canh tác trở lên thì hiệu quả kinh tế và giá trị sản lượng hàng hoá - dịch vụ trên 1 đơn vị diện tích đều thấp hơn những trang trại có diẹn tích từ 2 - 4 ha.
- Hầu hết các chủ trang trại có trình độ văn hoá thấp, chưa qua đào tạo chuyên ngành, kiến thức quản lý kinh tế, năng lực điều hành và tổ chức sản xuất – kinh doanh còn yếu.
- Lao động của trang trại chủ yếu là lao động thủ công, chưa qua tập huấn và đào tạo nên rất hạn chế về chuyên môn.
- nhiều trang trại chăn nuôi(gà, lợn) còn nằm xen trong khu dân cư nên ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh hoạt trong nông thôn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
- Một số trang trại ven sông ven biển chưa đảm bảo hành lang đê điều theo quy định.
* Kết luận:
- Kinh tế trang trại Hải Phòng còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, đơn điệu, trình độ kỹ thuật thấp, mức sản xuất hàng hoá thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn chế(chủ yếu là thi trường nội địa) do vậy thực tế tác động thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp – nông thôn Hải Phòng còn hạn chế.
Chương iii
Phương hướng, giải pháp phát triển kttt trên địa bàn Hải Phòng trong những năm tới (đến năm 2010).
i. phương hướng
1. Định hướng phát triển trang trại trong bối cảnh hội nhập
- Hội nhập KTQT sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho phát triển kinh tế trang trại. Một mặt, nó là cơ hội để các trang trại tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất, mở rộng và đa dạng thị trường tiêu thụ… Mặt khác, nó cũng đặt ra những thách thức trong việc cạnh tranh với hàng nông sản chất lượng cao, giả bán rẻ của các nước nói chung cũng như thành phố Hải Phòng nói riêng đã tạo ra sản lượng hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường, với năng lực sản xuất vượt trội so với kinh tế hộ nông dân. Trước sự biến đổi, môi trường phát triển, các trang trại trên địa bàn Hải Phòng cần được phát triển trên cơ sở định hướng đúng đắn để phù hợp với yêu cầu mới. Cụ thể là:
- Các trang trại phát triển trên cơ sở đầu tư vào những cây trồng vật nuôi giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện hiện có của từng địa bàn, của bản thân trang trại và phải phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Thâm canh tăng năng suất, sản lượng là một xu thế phổ biến của các trang trại hiện nay. Quỹ đất nông nghiệp của tỉnh Hải Phòng còn lại không nhiều và có xu hướng ngày càng giảm do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Việc mở rộng quy mô cho sản xuất trang trại sẽ gặp khó khăn. Do vậy, các chủ trang trại cần tiến hành ứng dụng những giống, cây con vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; đồng thời phải tăng cường và sử dụng có hiệu quả các yếu tố vốn, lao động, đất… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Các trang trại phát triển theo hướng CNH và HĐH để tăng nguồn thu và sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố nguồn lực.
- Phát triển KTTT không thể chỉ dựa vào bản thân từng trang trại đơn lẻ. Mô hình liên kết “4 nhà” ngày càng trở nên phổ biến. Điều đó không những giúp các chủ trang trại có thể học kinh nghiệm sản xuất mà còn chủ động hơn trong việc tiêu thụ, bảo quản, chế biến sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Nhu cầu thị trường nông sản đang có xu hướng đòi hỏi các sản phẩm phải có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao sức khoẻ, tuổi thọ cho người tiêu dùng. Đặc biệt, ở một số nước công nghiệp phát triển, các yêu cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32097.doc