Hiện nay, trẻ em vào học lớp 6 đã được trang bị một chút kiến thức Mĩ thuật về tạo hình do được học ở mẫu giáo và bậc tiểu học: cây, nhà, ô tô, con người, chim, gà, cá, mặt trời Chỉ còn một số ít trẻ thì vẫn bỡ ngỡ trong việc xây dựng hình bằng nét vẽ .
Để HS biết cách vẽ nét, tôi hướng dẫn cụ thể bằng cách cho học sinh xem những bức tranh có nét vẽ rõ ràng, mạch lạc đối lập với những bức tranh có nét vẽ loằng ngoằng, khó nhìn, khó hiểu. Đồng thời hướng dẫn những em vẽ đẹp hơn dạy cho bạn. Do đó các em vẽ được nên tự tin hơn và hứng thú hơn trong các bài vẽ tiếp theo.
- Khi cách nhận thức về vẽ hình của học sinh đã tương đối đồng đều thì phải giúp các em đi sâu tìm hiểu về cách vẽ tranh đề tài, cụ thể là sắp xếp bố cục hợp lí để nêu bật được trọng tâm, chủ đề của bức tranh.
- Cách vẽ hình trong bài vẽ tranh đề tài tương đối mạnh dạn ở một số HS, giáo viên phải biết cách phát huy, khen ngợi những em có nét vẽ đẹp, ngộ nghĩnh đồng thời tỏ ra chưa vừa lòng khi có học sinh chê bạn vẽ xấu, không giống thật.
Ví dụ: Trong tiết 13, bài 13: Vẽ tranh “Đề tài bộ đội” một học sinh vẽ chân dung chú bộ đội, bạn ngồi bên cạnh thấy không giống nên chê bai làm em đó sợ hỏng bài vội xoá hình đi. Lúc này giáo viên phải tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh và kịp thời khen ngợi, hướng dẫn HS sửa chữa như vậy đã giúp học sinh đó cảm thấy tự tin hơn, và học sinh chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phương pháp giúp học sinh lớp 6 vẽ hình tự tin, tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 VẼ HÌNH TỰ TIN, TẠO BỐ CỤC THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình giáo dục mĩ thuật ở bậc THCS mục đích không phải là đào tạo học sinh trở thành hoạ sĩ, mà với tiêu chí giúp HS làm quen với môn mĩ thuật – cụ thể là với ngôn ngữ của mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc ). Do đó giáo viên dạy mĩ thuật, nhất là giáo viên dạy học sinh lớp 6 càng phải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ ở HS hơn. Hướng cho HS vẽ đẹp song phải thật tự nhiên; tạo cho HS kĩ năng vẽ hình phù hợp khổ giấy, nét vẽ khoáng đạt, thể hiện đuợc nội dung đề tài định vẽ.
Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp HS lớp 6 càng ngày vẽ càng tự tin hơn, đạt hiệu quả. Phù hợp mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật: Giúp HS có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp HS học tốt các môn học khác.
1. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 6 trường THCS Cao Chương năm học 2015 – 2016
2. Cơ sở lí luận
Tôi nghiên cứu đề tài này chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi với mong muốn phần nào giúp HS lớp 6 điều chỉnh cách vẽ hình cho thật đẹp, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn học.
Dựa vào các kiến thức đã học ở trường Cao đẳng tôi thấy mình có nhiệm vụ phải truyền thụ lại phần nào cho học sinh cách vẽ hình, làm bố cục tranh, nét vẽ khoáng đạt, tự tin, hình vẽ được sắp xếp phù hợp với tờ giấy. Mục đích làm HS yêu thích và hào hứng với bộ môn.
3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay học sinh lớp 6 ở trường THCS Cao Chương đã được làm quen với môn Mĩ thuật từ tiểu học song do cách tư duy tưởng tượng của các em vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững, chỉ một số ít học sinh có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy, còn đa số học sinh bỡ ngỡ chưa làm quen được với cách học của bậc THCS, các em vẽ hình bằng chì, hình vẽ thường nhỏ, hay tẩy xoá, không tự tin khi vẽ hình, bố cục trống trải không đẹp mắt dẫn đến khó tô màu, khó biểu đạt nội dung đề tài.
Nhiều em vẽ rất đẹp ở tiểu học nhưng lên lớp 6 lại lúng túng không tìm được cách thể hiện bài vẽ thoải mái dẫn đến nhiều bài vẽ hình vẽ đẹp song lại quá bé không phù hợp tờ giấy hoặc tâm lí sợ vẽ không đúng với thực tế.
Ví dụ : Khi vẽ con gà, các em muốn là phải thật giống, nếu vẽ sai sợ cô giáo chê, hoặc khi vẽ người các em vẽ người có chân tay dài hơn thật, khi bị bạn chê vội tẩy xoá ngay hoặc giấu đi. Vậy để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 6 ngay từ ngày đầu cấp học đã có thiện cảm với môn Mĩ thuật, luôn muốn được vẽ, được hoạt động phù hợp tâm lý HS. Tôi đưa ra một cách làm mà theo tôi là khá hiệu quả, giúp HS vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hình hợp khuôn khổ giấy vẽ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tâm lí trẻ lớp 6
Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi lớp 6 tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết. Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích. Do đó, khi dạy vẽ học sinh lớp 6, ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình. Trong mỗi tiết học vẽ cần tạo ra sự hứng thú cho các em đối với những đề tài, không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, đồ dùng trực quan hợp lí, ấn tượng, bám sát chủ đề, các mẫu tranh vẽ là tranh của thiếu nhi, nhất là của chính học sinh lớp 6 để các em dễ hiểu hơn.
Ví dụ: Trong tiết 6, bài 9: Vẽ tranh “Đề tài học tập” các em rất thích giáo viên mô tả lại các hoạt động học tập của các em trên lớp, giờ ra chơi một cách say sưa lôi cuốn, cho các em xem tranh các bạn vẽ lại các hoạt động và nêu bằng lời cách vẽ các dáng ngồi, đi, đứng
Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên có lợi cho việc dạy HS vẽ những sự vật, hiện tượng quanh ta một cách tổng quát, hồn nhiên theo cảm quan của các em.
Về tư duy, tính trực quan cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế cho nên đồ dùng trực quan đưa ra phải đẹp, phong phú về thể loại (tranh vẽ, ảnh, video,) hoặc vật thật. Mục đích cho học sinh lớp 6 tiếp xúc nhiều với những sự vật hiện tượng sắp được vẽ. Tranh vẽ đẹp của các bạn năm trước được giới thiệu sẽ làm cho các em yêu thích, ngưỡng mộ mà vẽ bài hứng thú hơn. Ngoài ra giáo viên vẽ minh họa lên bảng, lên giấy sẽ giúp học sinh nhận biết cách vẽ nhanh hơn, dễ hơn nhiều so với chỉ dạy trên ĐDDH.
Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi cho nên tranh vẽ theo đề tài của các em còn đơn giản về các hoạt động, ít chi tiết, bố cục chưa đẹp. Do đó người giáo viên chú ý tập cho các em kĩ năng vẽ hình đơn giản song cô đọng, dạy cách sắp xếp hình ảnh hợp với khuôn khổ giấy vẽ qua nhiều tiết học.
Dạy lớp 6, giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài vẽ tranh đề tài. Khuyến khích học sinh chủ động, tự tin khi vẽ bài. Người giáo viên có vai trò hướng dẫn giúp đỡ chứ không áp đặt, làm thay các em, hướng dẫn cho các em cách vẽ hình tự tin, tạo bố cục thuận mắt trong các giờ thực hành
2. Khái niệm vẽ tranh đề tài .
Đây là một phân môn của Mĩ thuật trong chương trình dạy học ở bậc THCS. Học sinh được vẽ những đề tài về cuộc sống xung quanh: Thiên nhiên, sinh hoạt của con người, thế giới động vật
Qua cách học vẽ tranh đề tài, giúp trẻ khám phá thêm về thế giới xung quanh, thêm yêu cuộc sống, quê hương, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô qua các bài vẽ của chính mình. Rèn luyện óc quan sát, tưởng tưởng, kĩ năng cầm bút, giúp các em học tốt các môn học khác.
3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài.
a. Vẽ hình:
Tạo nét vẽ để thể hiện một đề tài nào đó như những hoạt động, hình dáng của các nhân vật, sự vật xung quanh theo chủ quan của người vẽ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Các chất liệu để tạo nét trên bức tranh: chì, chì màu, sáp màu, dạ màu, bột màu nói chung là màu vẽ.
b. Tạo bố cục.
Tập hợp các nét, hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài cùng với mảng, màu sắc, khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức tranh đẹp, mô tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh.
4 . Nội dung nghiên cứu .
- Hiện nay, trẻ em vào học lớp 6 đã được trang bị một chút kiến thức Mĩ thuật về tạo hình do được học ở mẫu giáo và bậc tiểu học: cây, nhà, ô tô, con người, chim, gà, cá, mặt trời Chỉ còn một số ít trẻ thì vẫn bỡ ngỡ trong việc xây dựng hình bằng nét vẽ .
Để HS biết cách vẽ nét, tôi hướng dẫn cụ thể bằng cách cho học sinh xem những bức tranh có nét vẽ rõ ràng, mạch lạc đối lập với những bức tranh có nét vẽ loằng ngoằng, khó nhìn, khó hiểu. Đồng thời hướng dẫn những em vẽ đẹp hơn dạy cho bạn. Do đó các em vẽ được nên tự tin hơn và hứng thú hơn trong các bài vẽ tiếp theo.
- Khi cách nhận thức về vẽ hình của học sinh đã tương đối đồng đều thì phải giúp các em đi sâu tìm hiểu về cách vẽ tranh đề tài, cụ thể là sắp xếp bố cục hợp lí để nêu bật được trọng tâm, chủ đề của bức tranh.
- Cách vẽ hình trong bài vẽ tranh đề tài tương đối mạnh dạn ở một số HS, giáo viên phải biết cách phát huy, khen ngợi những em có nét vẽ đẹp, ngộ nghĩnh đồng thời tỏ ra chưa vừa lòng khi có học sinh chê bạn vẽ xấu, không giống thật.
Ví dụ: Trong tiết 13, bài 13: Vẽ tranh “Đề tài bộ đội” một học sinh vẽ chân dung chú bộ đội, bạn ngồi bên cạnh thấy không giống nên chê bai làm em đó sợ hỏng bài vội xoá hình đi. Lúc này giáo viên phải tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh và kịp thời khen ngợi, hướng dẫn HS sửa chữa như vậy đã giúp học sinh đó cảm thấy tự tin hơn, và học sinh chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt.
Vẽ hình bằng bút chì là cách vẽ hình truyền thống của cả trẻ em lẫn người lớn khi tạo nét cho tranh vẽ. Tuy nhiên đối với học sinh, vẽ hình bằng chì đa số cho kết quả là các bài vẽ có hình vẽ nhỏ do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy làm cho bài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên. Kết quả được một bức tranh có bố cục trống, rất khó thể hiện màu.
Trong một số tiết vẽ, những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng thì phát hiện thấy nét vẽ của các em khoẻ, tự nhiên và bố cục hợp lí. Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả lớp quan sát, đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp. Theo tôi, đó chính là do chất liệu. Phấn có nét to cho nên trẻ vẽ hình to, rõ hơn (do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõ hình). Sau đó, tôi thử nghiệm cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu, sáp màu để vẽ bài thì thấy đạt hiệu quả tương đương như các em vẽ trên bảng.
Ví dụ :
Tranh vẽ bằng nét chì nhỏ
Tranh vẽ bằng nét bút dạ to
Học sinh lớp 6 rất hay quên, do đó việc tạo thói quen cho trẻ một trong cách vẽ hình bằng bút có nét to, rõ được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các tiết học. Tôi luôn động viên các em học sinh yếu nên dùng bút có nét to, đậm (màu nâu, đen , xanh, tím ) để vẽ. Việc vẽ hình bằng chất liệu trên đã giúp các em thêm tự tin vào chính bản thân mình, không tẩy xoá hình vẽ nữa. Điều đó đã giúp bài vẽ của các em ngộ nghĩnh, tự nhiên và đáng yêu. Cảm xúc của các em được bộc lộ trên bức tranh. Sau khi học sinh đã quen với cách dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình thì việc dạy các em cách tạo bài vẽ bằng chì có bố cục chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn, hướng cho các em sắp xếp bố cục theo chuẩn mực của cái đẹp.
Cách làm như vậy góp phần không nhỏ để tạo cho học sinh một có kĩ năng vẽ hình to, rõ ràng giúp các em cách nhìn hình, bố cục hợp lí. Học sinh vẽ hình đơn giản, chỉ cần vẽ ba bốn hình là đủ tạo thành một bố cục tranh. Trong tiết Mĩ thuật, để giúp học sinh làm quen với cách tạo bố cục bằng nét vẽ to, rõ tôi luôn khen ngợi trước lớp bài của các em có bố cục đẹp. Khuyến khích các em vẽ chì cố gắng hơn nữa để có được bài đẹp như các bạn kia.
Khi học sinh đã vẽ được bố cục tốt thì việc tô màu trở nên dễ dàng, hình có mảng to, dễ nhìn. Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra trước mắt lôi cuốn HS.
Phương pháp này ngoài những ưu điểm trên còn có một số hạn chế: Một số học sinh vẽ theo phương pháp tôi hướng dẫn trên có nhận thức chậm hoặc không có năng khiếu nên vẽ chưa đẹp vẽ bài có bố cục dàn hàng ngang hoặc hình người trong tranh giống nhau về động tác, một số em thích gì vẽ nấy dẫn đến bố cục tranh lộn xộn. Một số em không thích sử dụng bút to để vẽ vì không tẩy xóa được.
III. KẾT QUẢ KIỂM CHỨNG
Môn Mĩ thuật – môn học giúp HS thư giãn sau các giờ học khác, các em được chơi, được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua từng nét vẽ, mảng màu, đề tài khác nhau. Với đề tài này, tôi đã giúp HS yêu thích môn Mĩ thuật, hạn chế cảm giác lo sợ vì không biết vẽ. HS biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác.
Phương pháp vẽ hình trên giúp học sinh say sưa, hứng thú vẽ cho nên tiết học vẽ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình trong bài tranh đề tài. Học sinh tạo được những bố cục, hình vẽ ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt. Óc quan sát, so sánh ở các em được bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên.
Kết quả cụ thể:
Lớp
Tổng số HS
Tỷ lệ HS vẽ hình tự tin, tạo bố cục đẹp
Ghi chú
Đầu năm
Cuối Học kỳ I
Cuối Học kỳ II
6
23
10%
30%
IV. KẾT LUẬN
Tôi thực hiện chuyên đề “ Phương pháp giúp học sinh lớp 6 vẽ hình tự tin, tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài” không ngoài việc thực hiện mục tiêu của Giáo dục THCS (nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản về các môn học; giáo dục óc thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo học tập cho học sinh). HS hoạt bát, tự tin, cởi mở với giáo viên với bạn bè. Phương pháp dạy học sinh lớp 6 vẽ hình bằng bút vẽ có nét to, rõ đã bộc lộ cách vẽ ngộ nghĩnh, hồn nhiên như chính cuộc sống của các em qua các bài vẽ tranh đề tài. Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi THSC, cụ thể là lứa tuổi học lớp 6 tôi cố gắng giúp các em có sân chơi bổ ích và lí thú thông qua đề tài này. Việc đó đã góp phần làm cho HS khám phá được ngôn ngữ riêng của Mĩ thuật khác với môn học khác.
V. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Không có
Trên đây là chuyên đề mà tôi đã nghiên cứu và đang tiếp tục thực hiện. Xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh lớp 6 trong trường THCS của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Cao Chương, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Ý kiến phê duyệt của Tổ chuyên môn
Người viết
Nông Thị Tâm
Xác nhận của BGH nhà trường
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..1
1. Phạm vi nghiên cứu1
2. Cơ sở lí luận.1
3. Cơ sở thực tiễn1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...2
1. Tâm lí trẻ lớp 62
2. Khái niệm vẽ tranh đề tài2
3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài..2
a. Vẽ hình..3
b. Tạo bố cục.3
4. Nội dung nghiên cứu...3
III. KẾT QUẢ KIỂM CHỨNG..4
IV. KẾT LUẬN5
V. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT...5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyen de mi thuat 6_12485230.doc