MỤC LỤC
Lời mở đầu 0
Phần I:Những lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm 1
I. Chi phí, giá thành trong doanh nghiệp sản xuất. 1
II. Phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3
1. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3
2. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 7
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất. 8
Phần II:Thực tiễn công tác hạch toán, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Rượu - Hà Nội. 10
I. Đặc điểm chung 10
II. Quá trình hạch toán, quản lý chi phí và giá thành. 10
Phần III: Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, giá thành tại Công ty Rượu Hà Nội 19
1. Một số nhận xét về công tác hạch toán và quản lý chi phí, giá thành ở công ty Rượu - Hà Nội 19
2. Ý kiến đề xuất. 20
Kết luận 21
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương pháp hạch toán chi phí, giá thành và công tác quản lý chi phí, giá thành ở công ty Rượu - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình.
ở tầm quản lý nói chung người ta quan tâm đến việc doanh nghiệp chi ra trong kỳ gồm những loại chi phí nào với lượng là bao nhiêu, có nghĩa người ta đi phân loại chúng theo những tiêu thức nhất định.
* Phân loại chi phí, giá thành.
Có nhiều cách phân loại chi phí nhưnng cơ bản và phổ biến nhất thì người ta phân chi phí theo khoản mục tính giá thành, bao gồm :
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đây là các chi phí về nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu...) sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ dịch vụ.
b. Chi phí nhân công trực tiếp :
Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
c. Chi phí sản xuất chung :
Là chi phí dùng vào việc quản lý sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại...); bao gồm : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu,chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng trong việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tùnh hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
d. Giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất kết tinh trong một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử sụng tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
Có nhiều cách phân loại giá thành nhưng trong các doanh nghiệp sản xuất thì thường phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành. Theo cách này giá thành sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ
- Giá thành sản xuất : Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm tính cho sản phẩm công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất được dùng để hoạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua nhập kho). Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và lãi gộp trong kỳ cho các doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ : Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ chỉ xác địnhvà tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã xác định là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứđể tính toán, xác địnhmức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Tóm lại, chi phí và giá thành là hai chỉ tiêu rất quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất, nó thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh.
Chi phí thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất và đưa vào sản xuất trong kỳ.
- Trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ ở các phân xưởng, địa điểm sản xuất nhưng đến cuối kỳ trước chưa sử dụng, được kết chuyển cho kỳ này.
- Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ nhưng đến cuối kỳ sử dụng không hết nhập lại kho.
- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ
=
Trị giá NVL xuất sử dụng trong kỳ
+
Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở điểm sản xuất
-
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng
-
Trị giá phí liệu thu hồi
Để tập hợp và phân bổ chí phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - "Chi phí NVL trực tiếp".
+ Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp để sản xuất trong kỳ, căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152, 153
+ Tập hợp mua NVL sử dụng ngay cho sản xuất, không nhập kho, căn cứ các chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 621: Chi phí nvltt (Giá mua chưa thuế, chi phí thu mua...)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Tổng giá thanh toán
Có TK 111, 112
Có TK 141
Có TK 331, 311
+ Tập hợp NVL còn lại cuối kỳ trước không sử dụng hết, nhưng không nhập lại kho vật liệu, căn cứ phiếu báo vật liệu còn lại cuối tháng, cuối kỳ trước kế toán đã ghi giảm chi phí vật liệu bằng định khoản:
Ghi đỏ
Nợ TK 621
Có TK 152
Sang kỳ sau, kế toán ghi tăng chi phí bằng bút toán thường:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trức tiếp
Có TK 152 - NVL
+ Cuối tháng, nếu có NVL sử dụng thừa nhập lại kho kế toán căn cứ các phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
+ Cuối tháng kết chuyển (phân bổ chí phí NVL trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí)
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621- Chi phí NVL trực tiếp
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
+ Căn cứ bảng phân bổ tiền lương trong kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Số tiền lương chính, lương phụ, các khoản trợ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ.
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ vào số tiền lương trích trước hàng tháng, kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
+ Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định tính vào chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác
+ Cuối kỳ tính toán kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
c. Chi phí sản xuất chung
Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung".
+ Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương kế toán phản ánh chi phí nhân công thuộc chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung(6271)
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả phải, nộp khác
+ Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ liên quan để ghi chi phí vật liệu quản lý:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 - NVL
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
+ Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, ghi khấu hao tài sản cố định ở các phân xưởng, đội, trại sản xuất vào chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung(6274)
Có TK 214 - Khấu hao tài sản cố định
+ Căn cứ chứng từ gốc liên quan đến mua dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung(6275)
Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331...
+ Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến tổ chức, quản lý sản xuất trong các phân xưởng, đội, trại sản xuất:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung(6278)
Có TK 111,112,141.
+ Cuối tháng, toàn bộ chi phí sản xuất xhung đã tập hợp được két chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí :
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
2. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Cũng tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản:
- TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Tuy nhiên, do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản 154"chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối, việc tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên tài khoản 631"Giá thành sản xuất".
+Đầu tháng, căn cứ vào số dư sản phẩm dở dang đầu kỳ của TK 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang", kết chuyển sang TK 631"Giá thành sản xuất ", kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá thành sản xuất
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Cuối tháng, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành :
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Cuối tháng, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm :
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
+ Cuối tháng, kết chuyển chi phí (hoặc phân bổ ) chi phí sản xuất chung để tính giá thành :
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
+ Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng không sửa chữa được, căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi :
Nợ TK 611 - Mua hàng (trị giá phế liệu thu hồi nhập kho)
Nợ TK 138 (1388) - Phải thu khác (số tiền bồi thường vật chất phải thu)
Nợ TK 821 - Chi phí bất thường (nếu tính vào chi phí bất thường)
Có TK 631 - Giá thành sản xuất
+ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ (kể cả nhập kho thành phẩm, gửi bán không qua kho , bán ngay cho khách hàng), ghi :
Nợ TK 632 - Giá thành sản xuất
Có TK 631 - Giá thành sản xuất
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất.
Sau khi đã tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ, để tính giá thành sản phẩm hoàn thành, cần phải tiến hành kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp phù hợp. Hiện nay ở các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ, giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ được xác định theo công thức :
ZTT = DĐK + C - DCK
Trong đó :
ZTT : Tổng giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm hoàn thành
DĐK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
DCK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi :
Nợ TK 155 - Thành phẩm (số đã nhập kho)
Nợ TK 157 - Hàng gửi bán (hàng gửi bán không qua kho)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (số hàng xuất bán trực tiếp không qua kho)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Phần II
Thực tiễn công tác hạch toán, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Rượu - Hà Nội.
I. Đặc điểm chung
Công ty Rượu - Hà Nội được hình thành từ năm 1898, có tên giao dịch quốc tế là HALICO.Trụ sở chính của công ty đặt tại 94 - Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Công ty Rượu - Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng ngoại thương và một số ngân hàng khác. công ty này trực thuộc tổng công ty Rượu bia nước giải khát Việt Nam của Bộ công nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Sản xuất rượu, bia, cồn các loại
- Sản xuất nước giải khát
- Tham gia công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp.
II. Quá trình hạch toán, quản lý chi phí và giá thành.
Là một công ty có quy mô sản xuất lớn, các khoản chi phí không phức tạp nhưng sử dụng với số lượng nhiều, lại có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục nên chi phí sản xuất của công ty là chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp theo khoản mục, yếu tố chi phí.
Bao gồm : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
(chi tiết theo tháng)
Nội dung
Tháng 1/1999
Tháng 1/2000
Chênh lệch(+/-)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Tiền
Tỉ lệ
(%)
1.Chi phí nvl trực tiếp
2. Chi phí nc trực tiếp
3. Chi phí sx chung
2.616.674.523
14.651.617
6.997.631
99
1.8
0.2
2.712.000.000
15.230.900
6.790.000
99
0.5
0.5
+95.325.477
+579.253
-207.631
+43.9
+3.9
-2.9
Cộng
2.638.323.801
100
2.734.020.900
100
+95.697.099
+3.6
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy tổng chi phí sản xuất tăng 95.697.0999đ (tỉ lệ tăng 3.6%) năm 2000 so với năm 1999. điều này là do công ty đầu tư thêm nguyên vật liệu dự trữ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đáng mừng là chi phí nhân công tăngcó nghĩa công ty đã quan tâm đến người lao động, tăng lương cho công nhân có thành tích sản xuất tốt, làm tăng hiệu quả lao động. Khoản mục chi phí sản xuất chung giảm 207.631 (tỉ lệ giảm 2.9%) do chi phí quản đốc phân xưởng giảm.
Về tỉ trọng chi phí thì gần như vẫn giữ nguyên. chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 99%, còn chi phí nhân công , chi phí chung thay đổi không đáng kể.
Tóm lại việc quản lý chi phí của công ty rất khắt khe và có hiệu quả.
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để tập hợp chi phí này, kế toán sử dụng TK 621"Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" và được mở chi tiết theo từng xí nghiệp, phân xưởng.
Đơn vị : Công ty Rượu - Hà Nội
Phân xưởng : Rượu trắng
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 15/01/2001
Tên đơn vị nhận : Phân xưởng Rượu trắng
Lý do xuất kho : Xuất dùng nội bộ
Xuất tại kho : Nguyễn Công Trứ
Stt
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
đơn giá
Thành tiền
t. xuất
t.nhập
1
2
3
Gạo
Tấm
Cồn 90o
Tạ
Tạ
Lít
3
2
50
3
2
50
27.000
15.000
5000
810.000
300.000
250.000
Cộng
1.360.000
Kế toán trưởng Thủ kho Người vận chuyển Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Hải Trần Quang Huy Lâm Như Phong
Xuất 3 tạ gạo đưa vào sản xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi :
Nợ TK 621 : 810.000
Có TK 152 : 810.000
Cuối tháng 3 còn lại 10kg gạo dùng không hết đem nhập lại kho, căn cứ và phiếu nhập kho kế toán ghi :
Nợ TK 152 : 27.000
Có TK 621 : 27.000
Bút toán kết chuyển, phân bổ cho đối tượng chịu chi phí
Nợ TK 154 : 783.000
Có TK 621 : 783.000
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 01 năm 2001
Nợ TK 154: 2.712.000.000
Có TK 621: 2.72.000.000
b. chi phí nhân công trực tiếp
kế toán sử dụng TK 622"chi phí nhân công trực tiếp" và chi tiết theo từng xí nghiệp, phân xưởng.
TK6221 : Xí nghiệp cồn
TK6222 : Xí nghiệp Rượu mùi
TK6223 : Phân xưởng Rượu vang
TK6224 : Phân xưởng bao bì
Phương pháp tập hợp.
Hàng tháng, dựa vào bảng chấm công, khối lượng sản phẩm làm ra, ngày công lao động thực tế. Kế toán lập bảng thanh toán lương và phụ cấp cho công nhân.
+ tính lương theo sản phẩm bằng cách :
Tiền lương
sản phẩm
=
Số lượng, sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá
lương sản phẩm
+ Tính lương theo thời gian bằng công thức :
Tiền lương
thời gian
=
Mức lương
bình quân
x
Số ngày
hưởng lương
+ Khi tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép thì hạch toán vào TK 335 "Chi phí phải trả"
Trích số liệu tháng 1/1999. Tiền lương phải tră cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng.
Nợ TK 622 : 13.700.200 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 : 13.700.200 - Phải trả công nhân viên
Nợ TK 622 : 951.447(khoản trích theo lương)
Có TK 338 (3383) : 951.447 (trích BHXH 15%)
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 01 năm 2001
Nợ TK 154: 15.230.900
Có TK 622: 15.230.900
c. Chi phí sản xuất chung.
ở công ty Rượu - Hà Nội khoản mục chi phí này chiếm 15 - 20% trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất.
Để tập hợp chi phí này, kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung" và mở chi tiết theo từng bộ phận. Cụ thể :
TK 6271 : chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 : chi phí vật liệu
TK 6273 : chi phí công cụ dụng cụ
TK 6274 : chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 : chi phí dịch vụ ngoàI
TK 6278 : chi phí bằng tiền khác
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung tạI công ty.
Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271)
Chi phí này bao gồm các khoản tiền lương và phụ cấp phảI trả cho nhân viên quản lý phân xưởng.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý phân xưởng và phản ánh trên bảng phân bổ số 1 sau đó ghi bảng kê số 4 theo định khoản :
Nợ TK 6271( phân xưởng Rượu trắng ) : 3.500.000
Có TK 334 : 3.500.000
Nừu công nhân trực tiếp sản xuất làm đêm thêm giờ, kế toán từ phiếu chi thanh toán làm đêm thêm giờ ghi vào tờ kê chi tiết TK 627. Căn cứ vào đó ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản:
Nợ TK6271
Có TK 111
Chi phí nguyên vật liệu TK 6272, chi phí công cụ dụng cụ TK 6273
Việc tính giá VL – CCDC xuất dùng trong phân xưởng theo phương pháp bình quân gia quyền, được tập hợp và phân bổ trên bảng phân bổ số 2
+ chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng
Nợ TK 6272 : 700.000
Có TK 152 : 700.000
Nợ TK 6273 : 300.000
Có TK 153 : 300.000
Vật liệu công cụ dụng cụ mua ngoàI xuất thẳng cho phân xưởng, từ phiếu chi mua vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi vào tờ kê chi tiết TK 627, sau đó phản ánh vào bảng kê số 4.
Chi phí khấu hao tàI sản cố định (TSCĐ)
Việc tính khấu hao tàI sản cố định được tiến hành từng tháng, kế toán căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ để tính ra số khấu hao cơ bản phảI tính cho từng đối tượng sử dụng
Số khấu hao TSCĐ phải trích trong năm
=
Tổng nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao
Số khấu hao TSCĐ phải trích một tháng
=
Số khấu hao TSCĐ phải trích trong năm
12
Theo số liệu tháng 1 năm 2001, kế toán định khoản:
Nợ TK 627 (6274): 1.290.000
Có TK 214: 1.290.000
Chi phí dịch vụ mua ngoài: TK 6277
Loại chi phí này thường được Công ty trả ngay bằng tiền. Nên từ các phiếu chi về chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng kế toán ghi theo định khoản (vẫn số liệu tháng 1- 2001)
Nợ TK 627(6277): 500.000
Có TK 111: 500.000
Chi phí khác bằng tiền: TK 6278
Chi phí này bao gồm các khoản chi phí ngoài các khoản đã kể trên, và được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Theo số liệu tháng 1 năm 2001 kế toán kê ra những khoản chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng để vào các sổ, thẻ chi tiết có liên quan.
Nợ TK 627(6278): 500.000
Có TK 111: 500.000
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 1 năm 2001.
Chi phí sản xuất chung = TK 6271 + TK 6272 + TK 6273 + TK 6274 + TK 6277 + TK 6278 = 3.500.000 +700.000 + 300.000 + 1.290.000 + 500.000 + 500.000 = 6.790.000
Nợ TK 154: 6.790.000
Có TK 627: 6.790.000
2. Giá thành sản phẩm.
a. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Rượu - Hà Nội.
ở Công ty việc tính giá thành thực hiện theo phương pháp giản đơn.
Tổng giá thành sản xuất
=
Sản phẩm làm dở đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất trong kỳ
-
Sản phẩm làm dở cuối kỳ
Theo số liệu năm 2000
Sản phẩm làm dở đầu kỳ
=
1.320.963.203
Sản phẩm làm dở cuối kỳ
=
2.103.603.124
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
=
32.349.648.429
Vậy: Tổng giá sản xuất năm 2000 = 1.320.963.203 + 32.349.648.429 – 2.103.603.124 = 31.567.008.508
b. Đánh giá công tác quản lý giá thành.
Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm
Năm 1999 + 2000
Công ty Rượu - Hà Nội
Đơn vị tính: VNĐ
Nội dung
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch (+/-)
Tiền
Tỉ lệ (%)
1. Giá thành sản xuất
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí QLDN
30.830.240.226
2.098.029.857
5.195.568.288
31.567.008.508
1.921.438.719
8.185.464.792
+736.768.282
-176.591.138
+2.989.897.504
+2,38
-8,41
+57,4
Cộng
38.123.838.371
41.673.912.019
+3.550.073.648
+9,3
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy giá thành toàn bộ tăng 3.550.073.648đ với tỷ lệ tăng 9,3% số năm 2000 so với năm 1999. Điều này là do giá thành sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Mặc dù mục tiêu đặt ra là hạ giá thành sản phẩm nhưng tổng giá thành vẫn tăng không phải là khuyết điêmr của Công ty. Mà việc tăng giá thành là do Công ty đầu tư công nghệ mới, sản xuất rượu chất lượng tốt thị trường vẫn chấp nhận làm tổng doanh thu năm 2000 đạt 56.619.746.481đ.
Để đánh giá chính xác hơn nữa xem xét bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất năm 2000 của Công ty Rượu – Hà Nội.
Bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất
Năm 2000
Đơn vị tính: VNĐ.
STT
Chỉ tiêu
Giá thành sản xuất kế hoạch
Giá thành sản xuất thực tế
Chênh lệch (+/-)
1
2
3
Rượu nội
Cồn
Rượu + cồn xuất khẩu
26.600.000.000
820.000.000
650.000.000
26.677.721.594
769.725.249
645.806.028
+77.721.594
-50.274.571
-4.193.973
+0,3
-6,1
-0,01
Cộng
31.570.000.000
31.567.008.508
-2.991.492
-0,009
Qua số liệu trên cho biết Công ty đặt kế hoạch giá thành khá sát với thực tế thực hiện. Tổng giá thành sản xuất đã hạ được 2.991.492đ thực tế 2000 so với kế hoạch 2000 (với tỷ lệ hạ 0,009%) chủ yếu Công ty làm tốt công tác hạ giá thành sản xuất ở mặt hàng cồn và rượu + cồn xuất khẩu. Còn Rượu nội thì giá thành sản xuất lại tăng 0,3%. Để biết đích xác lý do tăng ban quản trị Công ty cần đi sâu sát, tìm biện pháp xử lý kịp thời, hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với tăng lợi nhuận của Công ty.
Phần III
Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, giá thành tại Công ty Rượu Hà Nội
1. Một số nhận xét về công tác hạch toán và quản lý chi phí, giá thành ở công ty Rượu - Hà Nội
Qua quá trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm ở công ty Rượu -Hà Nội cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng. ậ công ty, công tác tập hợp chi phí, giá thành được thực hiện tương đối tốt. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí rất hợp lý và phương pháp tính giá thành tương đối hợp lý. để tạo cơ sở tính đúng, tính đủchi phí phát sinh, phòng kế toán đã kết hợp với các bộ phận khác hoàn thiện công tác lập chứng từ ban đầu cũng như việc ghi chép phản ánh trên sổ kế toán.
Trong công tác quản lý chi phí cùng ciệc tập hợp chi hpí theo khoản mục giá thành đúng theo chế độ quy định. Công ty còn thường xuyên tập trung nghiên cứu, phân tích đưa ra các biện pháp cụ thể để giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó lợi nhuận của công ty không ngừng gia tăng, đời sống cán bộ công nhân được cải thiện. Bên cạnh những ưu điểm đó công ty còn tồn tại những khó khăn cần phải được khắc phục. Như các loại chi phí chưa thực sự được tiết kiệm tối đa, vẫn còn hiện tượng sử dụng lãng phí vật liệu. Việc cung ứng nguyên vật liệu còn thiếu khoa học, đôi khi xảy ra tình trạng khi thiếu, khi thừa. Chính vì những lý do đó nên tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hoạch toán chi phí,giá thành và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của công ty.
2. ý kiến đề xuất.
Về lập và sử dụng chứng từ kế toán : Tổ chức chứng từ kế toán là phần rất quan trọng đối với người làm công tác kế toán. để có thể tổ chức tốt chứng từ kế toán, kế toán không những phải chú ý vận dụng đúng những chứng từ mang tính bắt buộc theo mẫu quy định của bộ tài chính mà còn phải biết vận dụng những nguyên tắc lập ra những chứng từ phù hợp với công tác kế toán của chính đơn vị mình để tiện cho việc theo dõi, quản lý.
Về phương pháp hạch toán chi phí : cần theo dõi và mở sổ chi tiết đến từng loại chi phí. Công việc kế toán của công ty chủ yếu vẫn dùng phương tiện thủ công, ghi chép sổ sách hầu hết bằng tay. Trong khi đó công việc nhiều, đôi khi xảy ra tình trạng vào sổ sách không kịp, ánh hưởng đến quá trình báo cáo kế toán cuối ngày. Theo tôi công ty nên đầu tư mua sắm máy vi tính để đẩy nhanh tốc độ hạch toán kế toán. có như vậy mới cung cấp được thông tin một cáh nhanh chóng và đầy đủ, giúp cho ban quản lý đề ra những biện pháp tài chính chính xác và có hiệu quả.
Cần chú trọng hơn tới công tác kế hoạch hoá chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. đây chính là việc tính toán trướcmọi chi phí mà công ty dự chi trong kỳ kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Còn lập kế hoạch giá thành là việc xác định toàn bộ các khoản chi phí mà công ty sẽ chi ra để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hoặc một loại sản phẩm năm kế hoạch. Lập kế hoạch chi phí, giá thành sẽ là cơ sở để công ty phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.
Đối với dự toán chi phi sản xuất kinh doanh , công ty có thể căn cứ vào các bộ phận kế hoạch khác để lập theo các yếu tố chi phí. Như căn cứ vào định mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật lập ra để dự toán chi phí nguyên vật liệu ; căn cứ vào đơn giá lương lấy từ kế toán lương và định mức sản xuất của phòng kỹ thuật để dự toán chi phí nhân công trực tiếp...
Tăng cường công tác thu mua, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34127.doc