MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Nợ quá hạn và những biện pháp hạn chế nợ quá hạn của ngân hàng thương mại. 2
1.1 Rủi ro tín dụng và nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại. 2
1.1.1 Những vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 2
1.1.1.1 Đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng. 2
1.1.1.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 4
1.2 Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. 9
1.2.1 Khái niệm nợ quá hạn 9
1.2.2 Phân loại nợ quá hạn. 10
1.2.3 Các dấu hiệu của khoản vay thể hiện nguy cơ quá hạn. 10
1.2.4 Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn. 11
1.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan làm phát sinh nợ quá hạn. 11
1.2.4.2 Nguyên nhân khách quan làm phát sinh nợ quá hạn. 13
1.2.5 Tác động của nợ quá hạn. 14
1.2.5.1 Đối với ngân hàng. 14
1.2.5.2 Đối với nền kinh tế. 15
1.2.6 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về hạn chế nợ quá hạn và vận dụng cho Việt Nam. 15
1.2.6.1 Thực trạng nợ quá hạn của một số nước Châu Á. 15
1.2.6.2 Kinh nghiệm của một số nước. 17
1.2.6.3 Những bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam. 20
Chương 2: Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh. 22
2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh. 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh. 22
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 26
2.1.3 Các sản phẩm chính. 29
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh trong những năm qua. 30
2.1.4. 1 Hoạt động huy động vốn. 30
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng. 32
2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ. 34
2.2 Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh. 36
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh trong những năm qua. 36
2.2.2 Thực trạng nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh. 42
2.2.2.1 Thực trạng nợ quá hạn 42
2.2.2.2 Cơ cấu nợ quá hạn 42
Chương 3 52
Những giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế nợ quá hạn 52
trong quá trình kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh 52
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh. 52
3.1.1 Dự báo môi trường kinh doanh năm 2008. 52
3.1.2 Mục tiêu triển khai KHKD năm 2008 của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh: An toàn- chất lượng - Hiệu quả 52
3.1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng. 53
3.2 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh. 54
3.2.1 Thực hiện nghiêm túc qui trình tín dụng. 54
3.2.2 Tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. 56
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư. 56
3.2.4 Thực hiện đầy đủ qui trình về bảo đảm tiền vay. 57
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng. 57
3.2.6 Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng. 58
3.2.7 Định kì hạn thu hồi nợ và lãi suất tiền vay phù hợp. 60
3.2.8 Áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản và đối tượng có liên quan trong kinh doanh tín dụng. 60
3.2.9 Tổ chức phân tích nợ quá hạn theo định kỳ. 61
3.2.10 Thành lập và duy trì hoạt động của ban thu nợ. 61
3.2.11 Thực hiện các biện pháp đôn đốc, thu hồi thích hợp với từng khoản nợ quá hạn. 62
3.2.12. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp. 63
3.2.13 Khai thác các tài sản bảo đảm nợ vay. 63
3.2.14 Xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. 64
3.3 Một số kiến nghị nhằm hạn chế nợ quá hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh. 65
3.3.1 Đối với nhà nước. 65
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam. 65
3.3.3 Đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. 66
Kết luận 68
Phụ Lục 70
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương pháp hạn chế nợ quá hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao dịch đối với khách hàng cá nhân. Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã được phê duyệt. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền, mua bán ngoại tệ, các giao dịch thanh toán, chuyển tiền phát hành thẻ ATM, Visa Card, Master Card, thanh toán séc du lịch cho khách hàng, đầu mối tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
Phòng tiền tệ - kho quỹ
Quản lý quỹ tiền mặt của chi nhánh, thu tiền mặt nội và ngoại tệ cũng như các khoản thu chi bằng tiền mặt trong nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá.
Quản lý các loại giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố.
Phối hợp với các phòng ban, tổ của chi nhánh thực hiện xuất nhập tiền mặt nhằm đảm bảo kịp thời thanh toán tiền mặt cho chính nhánh.
Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác an toàn kho quỹ.
2.1.3 Các sản phẩm chính.
Hoạt động của BIDV có đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước. BIDV đặc biệt cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư các dự án trọng yếu của Nhà nước.
- Huy động vốn: Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi…
- Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, kinh doanh chứng khoán, cho vay mua ô tô, mua nhà, tài trợ xuất nhập khẩu…
- Các dịch vụ khác: dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, E-banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ. . .
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh trong những năm qua.
Nhìn chung đến 31/12/2007 Chi nhánh Quảng Ninh đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu KHKD TW giao: Tổng tài sản năm 2007 đạt 1862 tỷ đồng, tăng 207 tỷ đồng, tăng 12.5% so với năm 2006, trong khi đó hầu hết các khoản mục tài sản đều đạt được sự tăng trưởng đáng kể.Cụ thể:
2.1.4. 1 Hoạt động huy động vốn.
Năm 2007 do diễn biến của thị trương tiền tệ, chỉ tiêu huy động vốn không phải là chỉ tiêu kinh doanh chinh được Ngân hàng TW giao, song đối với chi nhanh việc giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển hoạt động tín dụng, dịch vụ và gia tăng lợi nhuận.
Bảng 2.1: Huy động vốn của ngân hàng qua các năm.
Đơn vị: Triệu đồng
2005
2006
2007
%2007/2005
%2007/2006
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Nguồn vốn tự huy động
873646
100%
1216722
100%
1606021
100%
183.83%
132.00%
Tiền gửi tổ chức kinh tế
184663
21.14%
273023
22.44%
479790
29.87%
259.82%
175.73%
Tiền gửi dân cư
688983
78.86%
943699
77.56%
1126230
70.13%
163.46%
119.34%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Quảng Ninh).
Năm 2007, do cơ sở vật chất của chi nhánh đã từng bước được đầu tư khang trang, cơ sở mạng lưới tiếp tục được mở rộng tạo thuận lợi về phương tiện, môi trường làm việc cũng như việc tuyên truyền quảng cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh nên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, đến ngày 31/12/2007 đạt 1606 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2006 và tăng 83% so với năm 2005, trong đó:
- Tiền gửi TCKT đạt 480 tỷ (Chiếm 30% tổng NV) tăng 75.7% so với năm 2006 và tăng 159.82% so với năm 2005.
- Tiền gửi dân cư đạt 1126 tỷ đồng, chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động và tăng 19,34% so với năm 2006 và tăng 63,45% so với năm 2005. Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của các ngân hàng khác trên địa bàn nên trong các năm qua tỉ trọng tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn liên tục giảm trong các năm qua. Cụ thể, tỉ trọng tiền gửi dân cư trong năm 2007 là 70,13% giảm 7,44% so với năm 2006 và giảm 8,74% so với năm 2005.
Bảng 2.2: Huy động vốn của ngân hàng phân loại theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
2005
2006
2007
%2007/2005
2007/2006
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Nguồn vốn tự huy động
873646
100%
1216722
100%
1606021
100%
183.83%
132.00%
Ngoại tệ
100210
11.47%
156445
12.86%
200234
12.47%
199.81%
127.99%
Nội tệ
773436
88.53%
1060278
87.14%
1405786
87.53%
181.76%
132.59%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng trong các năm qua)
Năm 2007, tiền gửi ngoại tệ là 200,23 tỷ, chiếm 12,47% tổng nguồn vốn huy động được. Tăng 28% so với năm 2006 và tăng 99,81% so với năm 2005.Tuy nhiên, tiền gửi ngoại tệ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động được của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh.
Bảng 2.3 Huy động vốn của ngân hàng phân lọai theo thời gian.
Đơn vị: Triệu đồng.
2005
2006
2007
%2007/2005
2007/2006
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ trọng
Nguồn vốn tự huy động
873646
100%
1216722
100%
1606021
100%
183.83%
132.00%
Tiền gửi từ 12 tháng trở lên
414719
47.47%
541046
44.47%
669618
41.69%
161.46%
123.76%
Tiền gửi dưới 12 tháng
458927
52.53%
675676
55.53%
936403
58.31%
204.04%
138.59%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng trong các năm qua)
- Trong 3 năm, cả nguồn vốn huy động ngắn, trung và dài hạn đều tăng khá đều qua các năm. Năm 2007, tiền gửi trung và dài hạn là 669618 triệu đồng, tăng 254899 triệu đồng, tăng 23,76% so với năm 2006 và tăng 61,41% so với năm 2005.Tiền gửi ngắn hạn trong năm 2007 là 936402 triệu, tăng 477475 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2006 và tăng 104% so với năm 2005. Tỉ lệ tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Ngoài ra mức độ tăng của tỉ lệ tiền gửi ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động được đang có xu hướng gia tăng.
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng.
Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh năm 2007
Đvị: Tỷ đồng
2006
Khoạch 2007
Thực hiện 2007
%TH/ 2006
%TH/ Khoạch
Tỉ lệ NQH/ TDN
0.49%
2%
0.01%
1.41%
0.34%
Tỉ lệ Dư nợ TDH/ TDN
75.49%
75.00%
70.52%
93.00%
94.00%
Dư nợ tín dụng bình quân
1211
1500.00%
1643
136.00%
110.00%
Tín dụng trung và dài hạn
914.18
1125
1158.64
126,74%
103.00%
Tỉ lệ dư nợ NQD/ TDN
20.77
28%
28.97%
8.20%
0.97%
Tỉ lệ dư nợ có TSĐB/ TDN
71.01%
60%
78.75%
111.00%
131.00%
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết 2007 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh)
Năm 2007, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển ổn định, vững chắc. Môi trường đầu tư kinh doanh từng bước được cải thiện, nhất là cải cách thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực đầu tư, tạo thành hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân đến đầu tư tại Quảng Ninh. Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt được những thành tựu cụ thể sau:
Tổng dư nợ tín dùng đến 31/12/2007 đạt 1.643 tỷ đồng, tăng 432 tỷ đồng so với 31/12/2006, tốc độ tăng là 35,7% , đạt 110% giới hạn tín dụng được giao.
Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các mặt: Trong phạm vi giới hạn tín dụng được giao (1500 tỷ) cơ cấu tín dụng đã có bước cải thiện đáng kể, chất lượng tín dụng tiếp tục được nâng lên, cụ thể:
Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn/ Tổng dư nợ đạt 70.52%, thấp hơn 6% so với kế hoạch được TW giao và thấp hơn 7% so với cùng kì năm 2006.
Tỷ lệ nợ có TSĐB đạt 78.75% cao hơn rất nhiều so với kế hoạch đặt ra là 60%, và vượt mức thực hiện của năm 2006 là 7.74%.
Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/ Tổng dư nợ đạt 28.97%, vượt kế hoạch được giao là 0.97%; vượt mức thực hiện năm 2006 là 8.2%.
Tỷ lệ nợ quá hạn/TDN 0.01%(KHoạch được giao là < 2%); So với cùng kì năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn đều giảm đáng kể: Nợ quá hạn giảm 5.77 tỷ đồng, tương đương giảm 0.48%.Như vậy, chất lượng tín dụng được kiểm soát.
Các công trình trọng điểm của tỉnh đã được BIDV Quảng Ninh đầu tư vốn tín dụng đã và đang phát huy hiệu quả như:
Công trình nhà máy nhiệt điện Uông Bí: Vốn BIDV Quảng Ninh tham gia đồng tài trợ cùng các NHTM là ~ 600 tỷ đồng đã hoàn thành, hoà vào lưới điện quốc gia.
Dự án nhà máy xi măng Lam Thạch – Công tý Cp Xây dựng và xi măng Quảng Ninh.
Dự án xây dựng nhà máy gạch Tuy-nen – Công ty Cp gốm xây dựng Giếng Đáy; Dự án nhà máy Cotto công ty gốm xây dựng Hạ Long cung cấp vật liệu xây dựng cho các tỉnh lân cận.
Các dự án đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất nâng cao năng lực ngành than theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các công ty than Vàng Danh, Uông Bí, Mạo Khê, Quang Hanh, Dương Huy, Thống Nhất, Khe Chàm…
Hiện nay BIDV Quảng Ninh đang cùng NHTM lớn đồng tài trợ cho các công trình trọng điểm của nhà nước trên địa bàn tỉnh như: Nhà máy xi măng Cẩm Phả, Nhà máy xi măng Hạ Long, Công nghiệp đóng tàu, Các khu công nghiệp; Đồng thời chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, du lịch; Mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo động lực để hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Tóm lại, trải qua hơn 50 năm hoạt động kinh doanh và phục vụ, BIDV Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng vượt bậc, từng bước phấn đấu khắc phục khó khăn để vươn lên và ngày càng lớn mạnh. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng BIDV Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng, ngày càng khẳng định được vị trí của mình, trở thành một NHTM có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội địa phương, Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của NH cũng bộc lộ một số mặt yếu kém, tồn tại cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng.
2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ.
Tổng thu dịch vụ ròng năm 2007 của chi nhánh đạt 6.374 triệu đồng, đạt 106.23% KH TW giao và tăng 81% so với thực hiện năm 2006.
Có thể nói trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, đặc biệt là cạnh tranh với các NHTM cổ phần với sản phẩm ưu việt phong phú, hấp dẫn hơn hẳn thì kết quả đạt được trong công tác dịch vụ của chi nhánh là một nỗ lực vựơt bậc.Các chỉ tiêu dịch vụ có mức tăng cao so với năm 2006 là dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ thẻ và dịch vụ bảo lãnh, cụ thể:
- Dịch vụ Thanh toán quốc tế: Tổng thu từ dịch vụ TTQT năm 2007 của chi nhanh đạt 258 triệu đồng, tăng 587% so với năm 2006, trong đó tăng đều ở dịch vụ chuyển tiền kiều hối và tài trợ thương mại liên quan đến thanh toán LC hàng nhập khẩu.
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Năm 2007 chi nhánh có sự nỗ lực trong việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu kinh doanh ngoại tệ ròng đến 31/12/2007 đạt 352 triệu đồng, tăng 122 triệu đồng so với 31/12/206, tốc độ tăng là 53% chiếm tỷ trọng 5,56%/tổng thu dịch vụ ròng.
- Dịch vụ thẻ: Trong năm 2007 chi nhánh đã được TW trang bị bổ sung 11 máy ATM, nâng tổng số máy trên toàn chi nhanh lên 19 máy.Tổng số thẻ phát hành trong năm đạt 23,565 thẻ, luỹ kế đến 31/12/2007 là 42.351 thẻ (Bình quân 2229 thẻ/máy).Thu từ dịch thẻ là 1.120 triệu, tăng 235% so với năm 2006.
- Dịch vụ bảo lãnh: Thu từ dịch vụ bảo lãnh trong 2007 toàn chi nhánh là 1.414 triệu đồng, tăng 128% so với năm 2006. Loại hình bảo lãnh chủ yếu vẫn là bảo lãnh dự thầu, thực hiên hợp đồng trong xây dựng cơ bản và bảo lãnh thanh toán.
- Dịch vụ thanh toán: Mặc dù mức tăng thu dịch vụ thanh toán trong năm của chi nhánh đạt mức tăng trưởng thấp hơn các sản phẩm dịch vụ khác, song đây vẫn là nguồn thu chủ yếu trong hoạt động dịch vụ tại chi nhánh. Đến 31/12/2007, thu dịch vụ ròng thanh toán trong nước đạt 2.786 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43.7%/ tổng thu dịch vụ ròng, tăng 472 triệu đồng so với 31/12/2006.
Năm 2007 bên cạnh việc đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống, chi nhánh đã tích cực triển khai, giao kế hoạch khai thác phí bảo hiểm cho các đơn vị trực thuộc nhằm từng bước tạo dựng cơ sở quan trọng trong việc phát triển đồng bộ song hành gắn kết các mảng hoạt động ngân hàng- bảo hiểm theo chỉ đạo của TW. Kết quả đến 31/12/2007 chi nhánh đã đạt doanh thu khai thác phí bảo hiểm là 1.451 triệu đồng, bằng 103,6% kế hoạch TW giao.
2.2 Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh.
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh trong những năm qua.
Trong những năm gần đây, hệ thống BIDV đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá tạo điều kiện quan trọng hỗ trợ chi nhánh trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh. Chủ trương cổ phần hoá của BIDV và thu hút cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ có cơ hội để BIDV tăng vốn tự có, tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị kinh doanh hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển dịch vụ mới.
Ngoài ra ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh là một trong 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của địa bàn, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên địa bàn, nên có uy tín với khách hàng và có nguồn khách hàng khá lớn và ổn định.
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển ổn định, vững chắc. Môi trường đẩu tư kinh doanh từng bước được cải thiện, nhất là cải cách thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực đầu tư, tạo ra hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thực sự thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân đến đầu tư tài Quảng Ninh. Chất lượng tăng trưởng đã có những cải thiện, một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh ( Điện, xi măng, giao thông…) đã và đang được thực hiện đúng tiến độ: Cầu Bãi Cháy, nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng (300MV) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006; Qui hoạch điều chỉnh, bổ sung tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010; Định hướng tới năm 2020 và khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn sẽ được chính phủ phê duyệt, năm 2007 Quảng Ninh tiếp tục thực hiện hỗ trợ thủ tục để chuẩn bị đầu tư cụm công nghiệp dịch vụ Hải Hà, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư…đó là những điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế của Tỉnh và mở ra thời cơ cho chi nhánh hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng - hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh. Cụ thể:
Tổng dư nợ tăng trưởng đều qua các năm.Năm 2007, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1.792.319 triệu đồng, tăng 227.606 triệu đồng, tương ứng 114.5% so với năm 2006 và tăng 118% so với năm 2005. Và liên tục trong 3 năm, tốc độ tăng trưỏng tín dụng luôn lớn hơn tốc độ huy động vốn, điều này đã làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, và để đảm bảo uy tín của mình, ngân hàng đã phải đi vay với lãi suất cao, làm tăng chi phí huy động của ngân hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tổng huy động vốn và tổng dư nợ đang được rút ngắn dần qua các năm 2006, 2007.
Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh phân loại theo thời gian.
Đơn vị: Triệu đồng
2005
2006
2007
Tổng vốn huy động
873646
1216722
1606021
Tổng dư nợ
1518648
1564713
1792319
1. Dư nợ ngắn hạn
407444
383473
528340
2. Dư nợ trung hạn
293799
151418
194327
3. Dư nợ dài hạn
811267
1029123
1069652
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh 2006,2007)
Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHĐT&PT QN
Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, dư nợ dài hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ. Cụ thể, tỉ trọng dư nợ dài hạn lần lượt trong các năm 2005, 2006, 2007 là: 53.42%, 65.77%, 59.68%. Đây là một sự chuyển đổi đúng hướng theo chủ trương của nhà nước và của ngành. Và đây cũng là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng do lãi suất cho vay dài hạn cao hơn lãi suất cho vay trung và ngắn hạn. Không chỉ có vậy, ta còn có thể thấy được uy tín của chi nhánh trong việc cấp vốn dài hạn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ phân loại theo Thành phần kinh tế và theo Tài sản đảm bảo
Đơn vị : tỷ đồng
2005
2006
2007
%2007
/2006
%2007
/2005
Tuyệtđối
Tỉ trọng
Tuyệtđối
Tỉ trọng
Tuyệtđối
Tỉ trọng
Tổng dư nợ
1519
1565
1792
114.50%
117.97%
Phân loại theo TPKT
1. Doanh nghiệp nhà nước
1291.15
85%
1240.42
79.26%
1272.86
71.03%
102.62%
98.58%
2. Doanh nghiệp NQD
227.85
15%
324.58
20.74%
519.14
28.97%
159.94%
227.84%
Phân loạ theo TSĐB
1. Dư nợ có TSĐB
911.4
60%
1111.15
71%
1411.2
78.75%
127.00%
154.84%
2. Dư nợ không có TSĐB
607.6
40%
453.85
29%
380.8
21.25%
83.90%
62.67%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh năm 2005, 2006,2007)
Ta thấy dư nợ Ngoài quốc doanh trong năm 2007 là 519.14 tỷ đồng, tăng 291.3 tỷ so với năm 2005, (tương ứng với 227.84%), và tăng 194,56 tỷ đồng so với năm 2006 (tương ứng với 159.94%). Tuy nhiên, tỉ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ (mới đạt 28.97%), còn phần lớn tỉ trọng dư nợ là cho khối doanh nghiệp nhà nước. Trong số các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh hiện nay, có các doanh nghiệp lớn thuộc tập đoàn CN than khoáng sản Việt Nam và tập đoàn kinh tế Vinashin (Chiếm tới 70% dư nợ quốc doanh), là các doanh nghiệp có qui mô kinh doanh lớn, nguồn vốn kinh doanh khá cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng sòng phẳng.
Đối với dư nợ có tài sản đảm bảo: Trong các năm vừa qua, dư nợ có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ. Năm 2007, dư nợ có tài sản đảm bảo là 1411,2 tỷ, chiếm 79% tổng dư nợ, tăng 127% so với năm 2006, và tăng 154.84% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ, mức độ đảm bảo cho các khoản dư nợ là tương đối cao
Có thể nói trong các năm qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh đã có nhiều khởi sắc, thu được những kết quả đáng mừng. Cụ thể:
- Từng bước mở rộng đầu tư tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của NH và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển của kinh tế – xã hội địa phương. Mặc dù có nhiều NHTM cạnh tranh gay gắt, đến nay tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng ĐT &PT Quảng Ninh đã đạt gần 1800 tỷ đồng, chiếm 13.6% thị phần toàn tỉnh. Đặc biệt, ngân hàng vẫn là một trong 4 ngân hàng dẫn đầu trong cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Trong cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn được nâng cao và luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ, tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Xây dựng và thực hiện tốt chính sách khách hàng, chính sách đầu tư, từng bước đa dạng hoá các phương thức đầu tư, hoàn thiện dần quy trình, thủ tục đầu tưng bước kiểm soát và quản lý hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của NH.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém cần tập trung khắc phục, đó là:
- Mặc dù các chỉ tiêu tín dụng đều có sự tăng trưởng so với năm 2006 song thị phần hoạt động của chi nhánh vẫn có sự giảm nhẹ : đến 31/12/2007 thị phần tín dụng của chi nhánh chỉ chiếm khoảng 13,6%, giảm ~1,4% so với 31/12/2006.
- Chất lượng tín dụng tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng thực sự chưa đạt được yêu cầu đề ra. Hoạt động tín dụng còn bộc lộ nhiều yếu kém, sai sót nhưng đáng lưu ý là các sai sót, vi phạm chậm được khắc phục và có xu hướng lặp lại. Nếu tính toán đầy đủ, hiệu quả của hoạt động kinh doanh tín dụng còn tương đối thấp.
Do vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh đã quan tâm xây dựng và thực hiện rất nhiều biện pháp như :
Một là : coi trọng và tăng cường công tác quản lý, điều hành đối với NH cơ sở. Hàng năm chi nhánh tiến hành tổng kết hoạt động tín dụng, rút ra những vấn đề cần chấn chỉnh và xây dựng định hướng, mục tiêu, giải pháp cho thời gian tiếp theo. Định kỳ hàng tháng, quý đều tổ chức phân tích dư nợ tín dụng và nợ quá hạn, từ đó đề ra biện pháp chỉ đạo, giải quyết, xử lý cụ thể.
Hai là : Từng bước tăng cường lực lượng cho đội ngũ cán bộ tín dụng cả về số và chất lượng, kết hợp với công tác đào tạo và đào tạo lại một cách toàn diện bằng nhiều hình thức: đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật thẩm định dự án, kiến thức pháp luật, tin học... Đồng thời, từng bước nghiên cứu bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng, kết hợp với chính sách khoán và khuyến khích vật chất, xử lý nghiêm minh các sai phạm, yếu kém. Hình thức khoán chủ yếu là giao 4 chỉ tiêu cơ bản: dư nợ, nợ quá hạn, thu nợ và thu lãi, trên cơ sở đó để xếp loại lao động, phân phối tiền lương và áp dụng chính sách thưởng, khuyến khích vật chất khác.
Ba là, hoàn thiện và thực hiện nghiêm chính sách thể lệ, chế độ nghiệp vụ kinh doanh tín dụng của NH, đặc biệt là quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay, phán quyết cho vay và hoạt động của hội đồng tín dụng các cấp, áp dụng tin học vào việc thực hiện chế độ, quy trình tín dụng... bằng nhiều hình thức.
Bốn là, xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng tích cực: Có chiến lược cụ thể với từng đối tượng khách hàng, thu hút và mở rộng đội ngũ khách hàng tốt, khách hàng truyền thống. Trên cơ sở bảo đảm an toàn và hiệu quả là những tiêu chuẩn hàng đầu, tiến hành phân loại và chọn lọc khách hàng để mở rộng đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế
Năm là, thành lập và duy trì, đẩy mạnh hoạt động của các ban thu nợ tại NH tỉnh và với từng NH cơ sở. Các ban thu nợ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể, chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ tăng cường đôn đốc, xử lý, thu hồi các khoản nợ khê đọng, nợ quá hạn, nợ đến hạn, nợ đã được xử lý rủi ro... bằng nhiều hình thức phù hợp với từng khoản vay, theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên trong từng thời kỳ.
Sáu là, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội, các cơ quan pháp luật và cơ quan hữu quan khác trong quá trình đầu tư, xử lý, thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo,... đặc biệt là đối với các khoản nợ khó đòi, khách hàng có hành vi trây ỳ, lừa đảo, thiếu thiện chí trả nợ NH.
2.2.2 Thực trạng nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh.
2.2.2.1 Thực trạng nợ quá hạn
Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam hiện nay là vấn đề thời sự, gây ra rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Trước đây, do chất lượng đầu tư chưa cao, việc xử lý nợ quá hạn chậm dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn rất cao, vượt quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, BIDV đã có nhiều cố gắng làm tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể.Cụ thể:
Bảng 2.9: Nợ quá hạn qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
1518649
1564713
1792319
Nợ quá hạn
17616.328
7619
123
Tỷ lệ nợ quá hạn
1.16%
0.49%
0.01%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh)
Nhìn tổng quát, diễn biến tỉ lệ nợ quá hạn qua các năm gần đây là một chuyển biến tích cực, theo chiều hướng tốt, thấp cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nếu như năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn là 1.16%, tương ứng với 17616.328 triệu đồng thì đến năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0.01%, tương ứng với 123 triệu.
2.2.2.2 Cơ cấu nợ quá hạn
Nếu nghiên cứu kỹ theo cơ cấu, tình hình nợ quá hạn cũng phản ánh thực trạng khách hàng theo thành phần, đồng thời cũng thể hiện khả năng xử lý, thu hồi, mức độ rủi ro của NH.
Theo thành phần kinh tế:
BẢNG 2.10: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
THÀNH PHẦN KINH TẾ
TỔNG DƯ NỢ
NỢ QUÁ HẠN
TỈ LỆ NỢ QUÁ HẠN
% TỔNG NỢ QUÁ HẠN
1. Doanh nghiệp nhà nước
1272858
83.64
0.0066%
68%
2. Doanh nghiệp NQD
519142
39.36
0.0076%
32%
TỔNG CỘNG
1792000
123
0.0069%
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng BIDV Quàng Ninh năm 2007)
Tại thời điểm 31/12/2007, nợ quá hạn của khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (68% tổng nợ quá hạn), còn khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm có 32% tổng nợ quá hạn.
Về tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ lệ nợ quá hạn của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chiếm tỉ lệ cao hơn ( 0.0076%),Các khoản nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, với đối tượng khách hàng rất đa dạng, phức tạp, khó giải quyết. Số khách hàng thực sự khó khăn khá lớn, trong đó có nhiều người không còn vốn và phương tiện kinh doanh, tài sản bảo đảm đã bị xử lý nhưng không đủ trả nợ. Đáng chú ý là hiện tượng lừa đảo, trây ỳ có chiều hướng tăng đáng lo ngại. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì tỉ lệ nợ quá hạn chỉ là 0.0069%.Các DNNN đang quan hệ tín dụng hiện nay chưa có nợ quá hạn nhưng khả năng phát sinh tương đối lớn do tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đã có biểu hiện không thể trả nợ đúng hạn như: kinh doanh thua lỗ, tiêu thụ sản phẩm kém.
Theo thời gian:
BẢNG 2.11: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN CHO VAY.
Đơn vị: Triệu đồng.
2005
2006
2007
TỔNG DƯ NỢ
NỢ QUÁ HẠN
TỈ TRỌNG
TỔNG DƯ NỢ
NỢ QUÁ HẠN
TỈ TRỌNG
TỔNG DƯ NỢ
NỢ QUÁ HẠN
TỈ TRỌNG
1. Dư nợ Ngắn hạn
215465
617
0.29%
383473
750
0.20%
528340
0
0%
2. Dư nợ trung hạn
183992
4231
2.30%
151418
2026
1.34%
194327
123
0.01%
3. Dư nợ dài hạn
665418
7566
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương pháp hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng NHĐT&PT (BIDV) Quảng Ninh.DOC