Chuyên đề Quá trình bài trắc nghiệm trong tuyển dụng

Thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm để thu thập các đặc tính của người trắc nghiệm, lượng hóa các phẩm chất, khả năng đó và so sánh với các mức độ yêu cầu phẩm chất,

kỹ năng của các ngành nghề để đánh giá độ tương hợp giữa người – nghề.

 

 

ppt21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quá trình bài trắc nghiệm trong tuyển dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Tây Đô Lớp: ĐH Kế Toán 3B QUẢN TRỊ NHÂN SỰ Chuyên đề Quá trình bài trắc nghiệm trong tuyển dụng GVHD : CHÂU THỊ LỆ DUYÊN SVTH : NHÓM 7 DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. LÊ THỊ NHO 2. VÕ THỊ NHÂN 3. LÊ CHÂU NGỌC 4. LÊ THỊ HUỲNH NHƯ 5. NGUYỄN HOÀNG HOA VINH Tuyển dụng, thu hút và tìm kiếm người tài cho doanh nghiệp là bài toán nan giải khiến các nhà quản trị phải đau đầu, việc kiếm được một người phù hợp với công việc cũng lắm gian truân.  Việc sử dụng test trong Quy trình tuyển nhân sự ở các công ty hiện nay ngày càng trở nên phổ biến, bởi từ trước tới nay tuyển dụng thường dựa trên cơ sở một hoặc vài cuộc phỏng vấn. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC (tt) Mà để hình dung chính xác và đầy đủ về một con người thì một cuộc nói chuyện ngắn thật sự là quá ít: những ấn tượng ban đầu có thể đúng mà cũng có thể sai. Tuỳ vào các vị trí công việc mà người ta sử dụng từng loại test khác nhau. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC (TT) Một cán bộ nhân sự kinh nghiệm sẽ biết dựa trên tính chất từng công việc và những yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định cho công việc đó mà sử dụng một hoặc vài test nào đó cho phù hợp. Mỗi bài trắc nghiệm được xây dựng dựa trên các cơ sở lý luận khác nhau, có sắc thái khác nhau. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC (TT)  Trắc nghiệm cốt là để nắm bắt và ghi nhận những phẩm chất, khả năng của người trắc nghiệm, qua đó tham chiếu đến các yêu cầu phẩm chất, kỹ năng của các ngành nghề để đưa ra khuyến nghị MIỀN CHỌN người cho NGHỀ PHÙ HỢP. THIẾT KẾ MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM Bài trắc nghiệm được thiết kế sao cho thỏa mãn tối đa 5 yêu cầu sau: - Tính khách quan (không tùy thuộc vào cảm tính chủ quan) - Tính phổ quát (phù hợp với các hoạt động của số đông ứng viên ) - Tính sai biệt (tách rõ được các đặc tính khác nhau, phổ đáp án, kết quả phù hợp với thực tế) - Tính ứng nghiệm (thực sự thẩm định và đánh giá được mức độ tương hợp người – nghề) - Tính khả thi (càng đơn giản càng tốt, thuận tiện tối đa, dễ sử dụng trong các hoàn cảnh bình thường) THIẾT KẾ MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM (tt) - Phân tích công việc,xác định yêu cầu, nội dung cần trắc nghiệm. - Xác định mức độ quan trọng của từng yêu cầu, nội dung trắc nghiệm. - Phân tích các yêu cầu, nội dung trắc nghiệm thường được thể hiện như thế nào. Xây dựng phương án trả lời. Đánh giá kết quả trắc nghiệm . - Áp dụng thử . - Điều chỉnh. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM Mỗi người có các đặc tính khác nhau (khả năng, kỹ năng, tính cách…). Các đặc tính đó có thể một phần là bản chất và một phần được hình thành theo điều kiện sống, môi trường sống, quá trình học tập, tư duy. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM (tt) Mỗi nghề cũng có các yêu cầu phẩm chất, kỹ năng khác nhau với các mức độ yêu cầu khác nhau. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM (tt) Các phẩm chất, khả năng, kỹ năng cơ bản có thể kể ra như: cần cù chịu khó, hướng nội hay hướng ngoại, sôi nổi hay trầm tĩnh, giới tính, ngoại hình, khả năng tư duy logic, khả năng sáng tạo, tính ham học hỏi… CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM (tt) Thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm để thu thập các đặc tính của người trắc nghiệm, lượng hóa các phẩm chất, khả năng đó và so sánh với các mức độ yêu cầu phẩm chất, kỹ năng của các ngành nghề để đánh giá độ tương hợp giữa người – nghề. 1. Thống kê, phân loại Dựa trên thống kê các ngành nghề hiện nay, với mỗi bài trắc nghiệm với những lý luận khác nhau sẽ có sự phân chia khác nhau, có thể chia thành 8 nhóm như lý thuyết đa thông minh của tiến sỹ Howard Garner, 6 nhóm theo lý luận của tiến sỹ John Holland… 2. Bộ câu hỏi đầu vào - Yêu cầu chung cho bộ câu hỏi đầu vào là phải đơn giản, dễ hiểu, dễ đánh giá và gắn với các hoạt động thường nhật của các ứng viên. - Phổ đáp án trả lời phải đồng đều. Các thông tin thu được phải chứa đựng đầy đủ nhất các thông tin cần thu thập. 3.Tham số cơ bản Xây dựng bộ tham số cơ bản cho bài trắc nghiệm trên cơ sở lý luận là một việc làm quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu về hướng nghiệp và cũng cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện qua nhiều bước, nhiều lượt. 4. Bài trắc nghiệm được hoàn thiện trên cơ sở thực nghiệm, thống kê Bài trắc nghiệm được xây dựng trên cơ sở lý luận qua 3 bước trên tiếp tục được thử nghiệm với các mẫu trắc nghiệm thử. Thực tế, hầu hết các bài trắc nghiệm đều được thử nghiệm với hàng ngàn mẫu thử trước khi chính thức giới thiệu với các ứng viên. Đã qua một quá trình bền bỉ, lâu dài, dày công để làm nên các bài trắc nghiệm, nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chưa thể hoàn thiện. 5. Thử nghiệm, kiểm chứng, chỉnh sửa Bởi thế, để thành chính phẩm cần tiếp tục thử nghiệm để kiểm chứng trên nhiều đối tượng khác nữa, tại nhiều nơi khác nhau, nhờ sự góp ý, phản biện của nhiều nhà chuyên môn… Từ đó sàng lọc và chỉnh sửa các bài trắc nghiệm, chỉnh sửa cả cấu trúc nội dung và hệ thống bố cục của bài trắc nghiệm, sao cho đạt yêu cầu cao về mặt khoa học Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự, hình thức làm bài trắc nghiệm hiện được nhiều công ty áp dụng. Kết quả cho thấy rất nhiều ứng viên còn thiếu kinh nghiệmtrong việc tổ chức bài làm, xử lý yêu cầu, nhận diện đề bài, phân bố thời gian… KẾT LUẬN  Tuy nhiên, việc giải mã và phân tích chính xác các kết quả chỉ có thể do nhà tâm lý hay người điều hành nhân sự thực hiện, chưa kể những người này trước đó phải trải qua các khóa đào tạo đặc biệt.  Chỉ với kinh nghiệm chuyên môn và sự hiểu biết đầy đủ, họ mới có thể đưa ra những lời khuyên thích hợp cho ứng viên, cũng như đưa ra những quyết định tuyển dụng có lợi nhất cho công ty. KẾT LUẬN THE END

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptqtns_nhom6_dhkt3b_4712.ppt