Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, vật liệu trực tiếp tác động đến sản xuất và giá thành của mỗi công trình khi hoàn thành bàn giao. Nguyên vật liệu và dụng cụ có thể được xuất thẳng trực thiếp cho các công trình và cũng có thể qua kho. Nếu nguyên vật liệu được chuyển về kho trước khi xuất cho các đơn vị trực tiếp xây lắp thì kế toán phải viết phiếu nhập kho theo yêu cầu về chủng loại, số lượng, giá cả, giá trị. Nguyên vật liệu không qua kho mà xuất thẳng vào công trình thì phải được kiểm nghiệm và phải có biên bản giao hàng của bên bán cũng như xác nhận của thủ kho tại công trường và bộ phận sử dụng trực tiếp sử dụng vật tư.
Nguyên vật liệu chính mà công ty Sông Đà 207 sử dụng là những nguyên vật liệu phục vụ xây dựng như xi măng, sắt, thép, gạch, đá Gía trị nguyên vật liệu hiện nay của công ty vào khoảng hơn 50 tỷ trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là Xi măng và sắt thép.
46 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Qúa trình hoạt động và phát triển của công ty Sông Đà 207, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ sàn mái
Đổ sàn tầng 1, cột tầng 2 và xây tầng 2
Đổ sàn tầng 2, cột tầng3 và xây tầng 3.
Đổ sàn tầng n, cột tầng n+1 và xây tầng n+1
Đổ cột và xây tầng 1.
Tổ chức nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào sử dụng.
Tiến hành hoàn thiện công trình từ mái xuống tầng 1.
Lắp đặt thiết bị, hệ thống cấp điện, cấp nước cho tòa nhà và từng căn hộ.
3.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
(1)- Khảo sát địa chất, địa hình công trình và thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán:
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thi công, xây lắp, được bắt đầu ngay sau khi có kết quả trúng thầu, được chủ đầu tư giao thiết kế kỹ thuật, mặt bằng công trình. Nhà thầu có trách nhiệm triển khai công tác khỏa sát đia chất, địa hình công trình, lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết trình chủ đầu tư phê duyệt, tiến hành thỏa thuận và ký hợp đồng xây lắp.
(2)- Giai đoạn lập tổng tiến độ, tiến độ chi tiết xây dựng công trình:
Sau khi nhận được hồ sơ thiết kế kỹ thuật và mặt bằng xây dựng từ chủ đầu tư, nhà thầu tiến hành lập tổng tiến độ, tiến độ chi tiết để thi công công trình.
(3)- Lập biện pháp thi công, tổ chức bộ máy quản lý nhân lực, thiết bị thi công, vật tư:
Để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị tham gia thi công thì công tác lập biện pháp thi công là công việc hết sức quan trọng. Để đảm bảo công trình ti công đúng tiến độ như cam kết, nhà thầu phải tổ chức đầy đủ bộ máy quản lí (có thể thành lập ban điều hành dự án): đủ cán bộ kỹ sư; kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm; đội ngũ công nhận lành nghề có bâc thợ cao; tổ chức đầy đủ thiết bị thi công (ôtô, cần trục, máy hàn) và tính toán vật tư đầy đủ đáp ứng thi công theo đúng tiến độ.
(4)- Xử lý hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước:
Nhà thầu phải xử lý tốt hệ thống thoát nước thải từ tòa nhà ra hệ thống chung của thành phố, hệ thống cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch của thành phố vào hệ thống cấp nước của tòa nhà. Khi được chủ đầu tư nghiệm thu giai đoạn này nhà thầu mới có thể thi công giai đoạn tiếp theo.
(5)- Tổ chức thi công phần móng:
Công tác thi công phần móng hết sức quan trọng bởi đây là công việc an toàn và bền vững nhất của công trình, bao gồm các công việc: đổ bê tông cọc; đóng ép cọc đúng tiến độ; thi công các phần ngầm dảm bảo kỹ thuật – an toàn. Giai đoạn này phải được chủ đầu tư nghiệm thu mới thi công giai đoạn tiếp theo.
(6) Tổ chức thi công phần thô:
Căn cứ tiến độ, biện pháp thi công đã được lập, tiến hành đổ bê tông cốt thép phần tầng 1 và tiến hành xây thô tầng 1.
Tiếp tục dầm sàn tầng 1, bê tông cốt thép cột tầng 2, xây thô tầng 2.
Tiếp tục công việc như trên đổ bê tông dầm sàn tầng n, bê tông cốt thép cột tầng n+1, xây thô tầng n+1.
Đổ bê tông cốt thép tầng mái.
(7)- Lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp và thoát nước cho tòa nhà và từng căn hộ:
Giai đoạn này bao gồm các công việc: Lắp đặt thiết bị thang máy, nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước.
(8)- Tiến hành hàn thiện công tình từ mái xuống tấng 1:
Căn cú vào tiến độ, biện pháp thi công, tiến hành trát, ốp tường; lát các sàn, lắp cửa, sơn tường, sơn cửa Những công việc này được tiến hành từ tầng cao xuống tầng thấp.
(9)- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào sử dụng:
Sau khi công trình hoàn thành theo tiến độ, nhà thầu yêu cầu chủ thầu đầu tư nghiệm thu một cách tổng thể và bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đồng thời tiến hành thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng.
3.3: Đặc điểm về công nghệ sản xuất
Để công trình xây dựng của mình ngày càng nâng cao chất lượng và uy tín đối với khách hàng, Ban lãnh đạo công ty luôn đặc biệt chú trọng đầu tư học tập, chuyển giao ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng, tất cả đều đang góp phần từng bước vào sự phát triển của công ty.
Trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành, tập thể CBCNV công ty không ngừng học hỏi, cải tiến công nghệ, phát huy sáng kiến phát minh tiết kiệm hàng tỷ đồng, điển hình như cải tiến hệ thống thông gió trong khi thicoong 5 tầng hầm công trình Pacific; áp dụng khoa học kỹ thuật nối thép bằng Couple nhằm tiết kệm chi phí và rút ngắn thời gian thi công; ứng dụng công nghệ thi công tường chắn đất bằng phương pháp cọc Xi măng đất của Nhật Bản trong quá trình thi công tầng hầm; sử dụng công nghệ cốt pha trượt Scanada cho toàn bộ hệ thống vách của nhà cao tầng cho Công trình Sài Gòn Pearl. Làm chủ được và áp dụng thành công các công nghệ thi công Nhà cao tầng bằng phương pháp TOPDOWN và TOPDOWN kết hợp UP – UP
Phần 4: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất
4.1: Tổ chức sản xuất
Từ khi còn là 1 xí nghiệp xây lắp thuộc Tổng công ty Đà cho đến khi trở thành doanh nghiệp cổ phần hóa, Công ty Sông Đà 207 là một đơn vị xây dựng cơ bản mang những nét đặc trưng riêng của ngành xây dựng đó là thi công và đảm nhiệm những công trình dân dụng và công nghiệp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thời gian xây dựng lâu dài, khối lượng thi công hầu hết làm ngoài trời, do vậy quá trình sản xuất rất phức tạp. Sản phẩm sản xuất của công ty là những bất động sản có giá trị lớn, chúng không được trao đổi trực tiếp trên thị trường như các sản phẩm hàng hóa khác mà nó chỉ có được khi hợp đồng xây dựng được kí kết. Sản phẩm sau khi hoàn thành được bàn giao cho đơn vị sử dụng và trở thành tài sản cố định của đơn vị đó. Chất lượng của không được khẳng định ngay mà nó phải được kiểm nghiệm qua một thời gian nhất định.
Qúa trình hơn 5 năm hoạt động, Công ty đã và đang thi công nhiều công trình, dự án quan trọng như xây dựng khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì, dự án 62 Trường Chinh, tòa nhà Pacific Place, Dự án khu đô thị mới An Khánh, Dự án Sài Gòn Pearl – TP Hồ Chí Minh Tất cả các công trình do Công Ty tham gia thi công đều đảm bảo được tiến độ, đật chất lượng, mỹ thuật và an toàn lao động. Đặc biệt, công trình xây dựng tòa nhà 3B Dự án 62 Trường Chinh mà công ty đã thi công trọn gói đã vinh dự được UBND thành phố Hà Nội gắn biển “Công trình chất lượng tiêu biểu” Chào mừng 50 năm giải phóng thủ đô; Nối tiếp những bước trưởng thành của công ty, tháng 9/2004, công ty đã trúng thầu thi công tòa nhà Pacific Place 23 tầng, diện tích mỗi mặt sàn lên đến hơn 3000 m2 tại 83B Lý Thường Kiệt – Hà Nội đây được coi là công trình đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay có kết cấu 5 tầng hầm và được áp dụng kỹ thuật thi công “top-down” tiên tiến nhất trong suốt quá trình thi công. Sau khi hoàn thành xuất sắc công tình Pacifc Place, đội ngũ CBCNV của công ty trưởng thành rõ rệt, đánh dấu bước tiến vững chắc của công ty và đã gây dựng được tên tuổi mình trong ngành xây dựng. Với năng lực hiện có của mình, công ty đã được nhiều chủ đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tín nhiệm, tin tưởng giao cho thực hiện các dự án, công tình do họ đầu tư. Trong đó tiêu biểu là công trình Sài Gòn Pearl tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức được chủ đầu tư trao thầu cho công ty với tư cách là nhà thầu chính thi công trọn gói tòa nhà TOPAZ bao gồm Tầng hầm và phần thân cao 39 tầng. Từ tháng 5/2006, hơn 700 cán bộ, công nhân của công ty Cổ phần Sông Đà 207 đã có mặt thi công trên công trường Sài Gòn Pearl.
Do đặc trưng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp là những công trình, bất động sản có giá trị lớn, thời gian thi công lâu dài nên chu kì sản xuất của công ty thường kéo dài và không tuân theo một trình tự nhất định nào bởi vì thời gian để hoàn thành mỗi công trình có quy mô khác nhau là khác nhau; có thể có dự án chỉ thi công trong 1 năm cũng có dự án phải thực hiện trong thời gian dài hơn. Việc đổi mới công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến hơn cũng là yếu tố là thay đổi chu kì sản xuất của doanh nghiệp. Chu kì sản xuất (hay thời gian thi công, xây lắp 1 công trình) dài hay ngắn phụ thuộc 1 phần lớn vào chất lượng các thiết bị sản xuất của doanh nghiệp.
4.2: Kết cấu sản xuất:
Mỗi một loại hình doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đều có những đặc trưng riêng. Công ty Sông Đà 207 là đơn vị xây dựng nên việc sản xuất – kinh doanh chính là việc nhận thầu, thi công, xây dựng và bàn giao công trình. C«ng ty lµ bé phËn trung t©m ®øng ®Çu chØ ®¹o mäi ho¹t ®éng diÔn ra ë 2 chi nh¸nh trùc thuéc (chi nh¸nh ph¸t triÓn x©y dùng d©n dông vµ chi nh¸nh ph¸t triÓn c«ng nghiÖp). §ång thêi lµ ngêi chÞu tr¸ch nhiÖm tríc bé phËn chñ qu¶n, c¸c c¬ quan nhµ níc còng nh c¸c bªn liªn quan vÒ toµn bé ho¹t ®éng cña C«ng ty. Víi t c¸ch ph¸p nh©n C«ng ty cã thÓ ®Êu thÇu c«ng tr×nh, nhËn thÇu x©y dùng. Trªn c¬ së hîp ®ång thi c«ng ®· ®îc ký kÕt C«ng ty tiÕn hµnh giao kho¸n cho 2 Chi nh¸nh.
Bộ phận đảm nhận nhiệm vụ này chính là các đội thi công thuộc các chi nhánh của công ty tại những nơi có công trình. Mỗi chi nhánh đều có những đội thi công trực thuộc là lao động trực tiếp thi công, xây dựng các công trình được giao thầu. Bộ phận sản xuất chính của công ty chính là các đội thi công, kết cấu của mỗi đội khác nhau tùy theo quy mô của từng công trình. Mỗi đội thi công đều có ban quản lý riêng và mỗi công trình cũng có bộ phận kế toán riêng biệt chuyên theo dõi và tổng hợp số liệu tại nơi thi công, đến khi quyết toán sản phẩm hoàn thành thì gửi số liệu về phòng tài chính – kế toán của Công ty để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.
Phần 5: Tổ chức bộ máy quản lý công ty
5.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần Sông Đà 207 tổ chức bộ máy quản lỹ theo mô hình trực tuyến chức năng với hai cấp quản lý: Cấp công ty gồm ban giám đốc và các phòng ban chức năng; các cấp chi nhánh gồm các phòng ban quản lý và các đội thi công. Đây là mô hình quản lý có hiệu quả vừa đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh vừa nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao cũng như quy trách nhiệm cụ thể khi có sai lầm. Sơ đồ tổ chức của công ty:
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng tài chính – kế toán
Phòng kinh tế - kế hoạch
Phòng tổ chức – hành chính
Phòng quản lí kĩ thuật
Các chi nhánh
5.2: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a, Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty...
b, Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là tổ chức lãnh đạo cao nhất của công ty, có nhiệm vụ điều hành chung, ra các quyết định về điều lệ cũng như những chính sách quản lí công ty. Hội đồng quản trị công ty Sông Đà 207 gồm 5 thành viên có cổ phần lớn nhất công ty, trong đó có 1 chủ tịch hội đồng Quản trị, 1 phó chủ tịch và 3 ủy viên.
c, Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty gồm 4 thành viên, 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng. Ban giám đốc có trách nhiệm lập báo cáo tài chính kì hoạt động từ ngày 01/02/2007 đến ngày 31/12/2007 phản ánh một cách trung thực và hợp lí tình hình tài chính tại ngày 31/12/2007 và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các luồng lưu chuyển tiền tệ của công ty cho kì hoạt động kết thúc cùng ngày. Do đó ban giám đốc phải lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng các chính sách đó một cách nhất quán để đưa ra các phán đoán và ước tính một cách hợp lí và thận trọng.
d, Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên.
e, Phòng kĩ thuật: Căn cứ vào kế hoạch cấp trên giao, lập hồ sơ thiết kế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho phòng kế hoạch lập hồ sơ dự toán công trình đã được duyệt. Đối với công trình đấu thầu ngoài căn cứ thiết kế kĩ thuật của bên A, tổ chức kiểm tra hồ sơ và các chỉ tiêu kế hoạch để vạch ra phương án thi công tối ưu nhất vừa đảm bảo thiết kế, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong thi công. Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình về mặt kĩ thuật; Thanh quyết toán về khối lượng và lập hồ sơ hoàn công. Công tác đăng kiểm, bảo dưỡng và sửa chữa định kì cho các thiết bị, máy móc đảm bảo quá trình vận hành.
f, Phòng tổ chức – hành chính: Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ cho xí nghiệp, chế độ tiền lương, bảo hiểm và các chế độ, chính sách khác cho CBCNV công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh doanh tháng, quý nămvaf kế hoạch định hướng dài hạn 5 năm, 10 năm của Công ty
g, Phòng kinh tế - kế hoạch: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất do cấp trên giao, căn cứ vào yêu cầu vật tư của các công trình, tổng hợp yêu cầu vật tư cả các đội, cân đối để cung cấp kịp thời cho các công trình thuộc xí nghiệp quản í, phục vụ thi công, thu mua và cung cấp các loại vật tưcho các công trình. Lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo các kì báo cáo (tháng, quý, năm), lập dự án đầu tư thiết bị và soạn thảo các hợp đồng kinh tế của công ty, đảm bảo đúng luật pháp và hiệu quả kinh tế.
h, Phòng tài chính, kế toán : Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi công ty. Giúp lãnh đạo những thông tin kinh tế cần thiết, hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách như chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, quản lí kinh tế, tài chính Lập kế hoạch về tài chính hàng năm cho đầu tư chiều sâu trong quá trình sản xuất. Hạch toán, quyết toán, làm báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán nhà nước.
Phần 6: Khảo sát, phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của công ty
6.1: Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”
6.1.1: Nguyên vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, vật liệu trực tiếp tác động đến sản xuất và giá thành của mỗi công trình khi hoàn thành bàn giao. Nguyên vật liệu và dụng cụ có thể được xuất thẳng trực thiếp cho các công trình và cũng có thể qua kho. Nếu nguyên vật liệu được chuyển về kho trước khi xuất cho các đơn vị trực tiếp xây lắp thì kế toán phải viết phiếu nhập kho theo yêu cầu về chủng loại, số lượng, giá cả, giá trị. Nguyên vật liệu không qua kho mà xuất thẳng vào công trình thì phải được kiểm nghiệm và phải có biên bản giao hàng của bên bán cũng như xác nhận của thủ kho tại công trường và bộ phận sử dụng trực tiếp sử dụng vật tư.
Nguyên vật liệu chính mà công ty Sông Đà 207 sử dụng là những nguyên vật liệu phục vụ xây dựng như xi măng, sắt, thép, gạch, đá Gía trị nguyên vật liệu hiện nay của công ty vào khoảng hơn 50 tỷ trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là Xi măng và sắt thép.
Biểu 6.1: cơ cấu vật tư, vật liệu:
Chất lượng vật tư, vật liệu của công ty đều đảm bảo tiêu chuẩn cho công trình khi hoàn thành bàn giao có chất lượng tốt, đáp ứng mọi yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật đề ra.
Sau đây là bảng tập hợp các loại nguyên vật liệu công ty đã sử dụng.
STT
Tên Vật liệu
Đơn vị tính
Đơn giá chưa thuế GTGT (Đồng)
1
Xi măng Bỉm Sơn PCB30
Tấn
920.959
2
Xi măng Bỉm Sơn PCB40
Tấn
956.695
3
Xi măng trắng
Kg
1.986
4
Que hàn Việt Đức
Kg
12.314
5
Đá hộc
m3
90.000
6
Đá mạt
m3
23.787
7
Đá gradit tự nhiên
m3
500.000
8
Đá dăm cấp phối
m3
115.000
9
Đá đắp tầng lọc
m3
122.877
10
Thép L63-100
Tấn
9.371.947
11
Thép L120-130
Tấn
9.371.947
12
Thép U80-120
Tấn
9.371.947
13
Thép I 100-160
Tấn
9.371.947
14
ống nhựa xoắn HDPE 130/100
m
40.470
15
Cát vàng đổ bê tông
m3
97.500
16
Cát đen đổ nền
m3
32.500
17
Đinh
Kg
11.700
18
Gạch xây 2 lỗ 220*105*60
Viên
570.000
19
Gạch xây 2 lỗ 220*150*60
Viên
1.095
20
Ngói lợp 340*205*13
Viên
2.968
21
Gạch lát nền 300*300
Viên
6.676
22
Gạch lát nền 400*400
Viên
10.909
23
Cửa sổ 2 cánh mở trượt,
kính trắng Việt Nhật
m2
1.240.080
24
Cửa sổ 1 cánh hất ra ngoài,
kính trắng Việt Nhật
m2
2.208.941
25
Cửa lùa, kính liên doanh 5mm
m2
550.000
26
Cửa sổ lật, kính liên doanh 5mm
m2
640.000
27
Cửa cuốn nhôm 1 lớp
m2
660.000
28
Cửa cuốn nhôm 2 lớp
m2
890.000
29
Bột bả tường JYJANIC chống
thấm trong, ngoài nhà.
Kg
5.700
30
Sơn ATA SEN ngoại thất
Kg
74.300
31
Sơn ATA SUPPER MATT nội thất
Kg
25.000
32
Sơn chống thấm ATA
Kg
33.000
33
Sơn lót gốc dầu JAJYNIC
Kg
63.000
34
Gỗ dán thông thường
1120*2240*18
m2
84.670
35
Gỗ cốt pha
m3
1.400.000
36
Gỗ ván lim/3.5
m3
16.500.000
37
Gỗ xẻ ván chò chỉ
m3
8.000.000
38
Bồn inox ngang 760-960
Cái
3.409.091
39
Bồn INOX ngang 1050-1200
Cái
6.227.273
40
Vữa xây M:50
Tấn
334.880
41
Vữa trát thô M:75
Tấn
369.200
42
Ống cống ly tâm 300
m
81.172
43
Ống cống ly tâm 400
m
140.148
44
Dây cáp 2 ruột hạ thế 2*10
m
51.772
45
Dây cáp 4 ruột hạ thế
m
76.070
46
Tấm lợp chống nóng, chống ồn
m2
168.571
47
Tôn, vách trần AV11
m2
91.429
Bảng 6.1: Đơn giá một số vật liệu tính đến hết 31/12/2007
Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và nhiên liệu của công ty:
Công ty xi măng Bỉm Sơn
Công ty đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu Cầu Đuống
Công ty xây dựng Hồng Hà
Công ty TNHH Cửa sổ nhựa Châu Âu
Công ty cổ phần ATA
Công ty cổ phần cơ kim khí Sơn Hà
Công ty cổ phần thép Việt Ý
Công ty cổ phần thạch bàn Viglacera
Công ty sản xuất tấm lợp AUSTNAM
Công ty cổ phàn đầu tư bê tông Thịnh Liệt
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thăng Long
Tổng công ty xăng dầu Petrolimex
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho những hạng mục công trình tiêu biểu:
Định mức cấp phối vữa xây:
Lượng hao phí nước để tôi vôi hoặc trộn vữa xây như sau:
+ Để tôi 1kg vôi cục thành hồ vôi (vôi tôi): 2,5 lít
+ Để trộn 1m3 vữa:
Vữa xi măng cát: 260 lít
Vữa tam hợp cát vàng: 200 lít
Vữa tam hợp cát mịn, cát có mô đun độ lớn: 210 lít
Tên vật liệu
Đơn vị
Mác vữa
25
50
75
100
Xi măng PC30
kg
112,01
207,3
291,03
376,04
Vôi cục
kg
92,82
74,46
51
29,58
Cát vàng
m3
1,14
1,11
1,09
1,06
Bảng 6.2 : Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa tam hợp cát vàng
Định mức cấp phối bê tông:
Độ sụt: 14417 cm
Đá dmax= 10mm (cỡ 0,531 cm)
Tên vật liệu
Đơn vị
Mác bê tông
150
200
250
300
Xi măng PC30
kg
311
379
463
508
Cát vàng
m3
0,516
0,485
0,439
0,431
Đá dăm
m3
0,828
0,819
0,803
0,802
Nước
lít
205
205
211
201
Phụ gia
Phụ gia
Phụ gia
Phụ gia
Phụ gia
dẻo hóa
dẻo hóa
dẻo hóa
siêu dẻo
Bảng 6.3: Định mức vật liệu cho 1m3 bê tông sử dụng xi măng PC30
Hiện nay, do ảnh hưởng của cơn sốt giá cả nên giá của các loại vật liệu xây dựng tăng mạnh khiến cho công ty gặp không ít những khó khăn và cản trở ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu và lợi nhuận.
6.1.2: Lao động
a, Số lượng và cơ cấu lao động
Lực lượng lao động chủ yếu của công ty là đội ngũ kĩ sư xây dựng và công nhân tại các đội thi công. Trong những năm vừa qua, đội ngũ lao động của cả công ty đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong quá trình trưởng thành và phát triển, đơn vị đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức, điều hành theo phương pháp quản lý hiện đại và hiệu quả. Với đội ngũ cán bộ hiện nay là hơn 200 cán bộ, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và gần 1000 công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm.
Bảng 6.4: Kết cấu trình độ lao động của doanh nghiệp
Trình độ học vấn
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
+/-
%
+/-
%
Trình độ trên đại học
5
5
7
0
0,0%
2
40%
Trình độ đại học
97
101
107
4
4,1%
6
5,9%
Trình độ cao đẳng
30
39
40
9
30%
1
2,6%
Trình độ trung cấp
49
44
45
-1
-2,0%
1
2,3%
Trình độ sơ cấp
7
7
7
0
0,0%
0
0,0%
Tông nhân kỹ thuật
1002
997
988
-5
-0,5%
-11
-1,1%
Tổng cộng
1190
1193
1194
3
0,3%
1
0,08%
[Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, tháng 2/2008]
Bảng thống kê trên cho thấy số lượng lao động của doanh nghiệp ít biến đổi. trong 3 năm hầu như chỉ tăng với tỷ lệ rất thấp, so với quy mô lao động của cả công ty thì sự biến đổi đó là không đáng kể. Điều này chứng tỏ Công ty Sông Đà 207 có lực lượng lao động ổn định, chính sách đào tạo và gắn kết người lao động với công ty là rất tốt. Trình độ của CBCNV trong công ty đã tăng lên từ năm 2005 đến 2007, tiêu biểu là số cán bộ có trình độ đại học năm 2006 tăng 4.1%; năm 2007 tăng 5,9%; còn số cán bộ có trình độ trên Đại học tăng 40% trong năm 2007. Công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động, tuy nhiên số này đang có xu hướng giảm nhẹ (năm 2007 giảm 1,1%) cho thấy sự tiến bộ của dây chuyền công nghệ đã giải phóng 1 phần sức lao động cho con người.
Biểu 6.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy sự thay đổi về kết cấu lao động của công ty. Đội ngũ lao động của công ty đang ngày càng được trẻ hóa, thể hiện số lượng lao động ở độ tuổi từ 21 đến 30 tăng lên rõ rệt: năm 2006 tăng 26 người (tức 6,47% ), năm 2007 tăng từ 428 người lên 500 người tức là tăng 72 người (hay16,82% ). Còn số lao động từ độ tuổi trên 40 thì giảm dần xuống, nếu như năm 2005 toàn công ty có tổng số lao động trên 40 tuổi là 482 người thì đến 2007 số này chỉ còn 396 người, giảm 86 người (hay 17,84% ). Xu hướng này chứng tỏ chính sách tuyển dụng và đào tạo của công ty ngày càng coi trọng lớp trẻ và dành những ưu ái hơn cho các bạn trẻ phát triển bản thân và đóng góp lợi ích cho toàn công ty Sông Đà 207.
Như vây, từ năm 2005 đến 2007 lực lượng lao động của công ty Cổ Phần Sông Đà 207 ngày càng được trẻ hóa và nâng cao trình độ, tay nghề. Đây là một xu hướng rất tốt giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành.
b,Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động
Tuyển dụng lao động
Từ sau khi cổ phần hóa năm 2007, CTCP Sông Đà 207 để nâng cao chất lượng lao động đã cải tổ bộ máy quản lý và đưa ra quy trình tuyển dụng lao động chặt chẽ theo tiêu chuẩn Âu- Mỹ. Đây là một quy trình hay, logic và khoa học, trong hai năm vừa qua chất lượng lao động mới của công ty đã có hiệu quả rõ rệt. Quy trình này cũng được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh của công ty.
Xác định nhu cầu
Phân tích vị trí cần tuyển
XD tiêu chuẩn
Thăm dò nguồn tuyển
Thông báo quàng cáo
Thu hồ sơ tuyển
Thi viết & Phỏng vấn trắc nghiệm
Quyết định tuyển dụng
Hòa nhập người mới
Tính chi phí tuyển dụng
Sơ đồ quy trình tuyển dụng
Đây là một mô hình tuyển dụng tiên tiến và hiệu quả. Do mới áp dụng nên phòng TC-HC cũng gặp một số khó khăn trong quá trình tuyển dụng và phát sinh nhiều chi phí. Nhưng chất lượng lao động tuyển dụng mới lại rất cao, chi phí đào tạo giảm và thời gian thử việc cũng ngắn hơn.
Đào tạo lao động
Hàng năm công ty luôn xây dựng kế hoạch, thực hiện đào tạo và đào tạo lại tay nghề, trình độ của người lao động bằng nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ, cử những kỹ sư có kinh nghiệm kèm cặp kỹ sư trẻ mới ra trường, kết hợp làm việc với chuyên gia nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về kỹ thuật, quản lý, tin học và ngoại ngữ v.v.. nhằm phát triển, nâng cao trình độ cho CBCNV, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của lĩnh vực tư vấn xây dựng, theo kịp trình độ khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới. Công ty đã áp dụng quy trình đào tạo chặt chẽ và tiên tiến.
Xác định nhu cầu đào tạo
Nội dung chương trình
Phương pháp đào tạo
Thực hiện chương trình đào tạo
Đạt được sự hiểu biết và kỹ năng mong muốn của nhân viên
Đánh giá kết quả đào tạo
Quy trình đào tạo
Căn cứ vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu mong muốn của người lao động, dựa vào những phân tích thực hiện công việc và khả năng nhân viên công ty đã đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp. Với nhiều phương pháp đào tạo như phương pháp dạy kèm cặp là phương pháp đào tạo tại chỗ áp dụng chủ yếu cho công nhân trực tiếp tại công trường và công nhân thí nghiệm, theo phương pháp này học viên được các cán bộ chuyên môn giỏi kèm cặp,ngoài cơ hội quan sát học hỏi học viên còn được thực hành ngay và được giao việc cụ thể. Phương pháp hội nghị- thảo luận, phương pháp giảng dạy nhờ có sự trợ giúp của máy tính.
Sau mỗi lần thực hiện đào tạo luôn có sự đánh giá chương trình đào tạo để xem chương trình đó có đáp ứng được mục tiêu đào tạo hay không từ đó điều chỉnh lại các bước để đạt được hiệu quả cao nhất.
Đây là một quy trình đào tạo chặt chẽ và được thực hiện rất nghiêm túc trong những năm vừa qua. Nhờ đó trình độ tay nghề, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, năng suất lao động ngày càng cao. Nhờ đó thu nhập và chất lượng cuộc sống người lao động ngày càng được cải thiện.
6.1.3: Vốn
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, qua hơn 5 năm hoạt động công ty Sông Đà 205 đã dần tăng được nguồn vốn của mình và đến năm 2007 công ty có tổng nguồn vốn chủ sở hữu là 35.039 triệu đồng. Cơ cấu vốn của công ty được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Biểu 6.2: Cơ cấu nguồn vốn
Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào các khoản nợ, nguồn vốn của công ty chỉ chiếm 21% Tổng Tài Sản. Nguồn vốn Chủ Sở hữu có được là do huy động từ các cổ đông bao gồm:
Tổng Công ty Sông Đà: Là cổ đông lớn nhất, nắm giữ trên 50% cổ phần.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2732.doc