Mục Lục
Chương I : Khái quát chung về bảo hiểm xây dựng lắp đặt và tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt 3
I. Khái quát về bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 3
1. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 3
2. Đặc điểm của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 5
3. Nội dung bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 6
II. Những nội dung cơ bản của tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 10
1. Tổng quan về tái bảo hiểm. 10
2. Hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng lắp đặt 18
Chương III : Quá trình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại VINARE. 20
I. Vài nét về Tổng Công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam. 20
1. Sự ra đời và phát triển của Vinare 20
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam. 21
3. Chức năng, nhiệm vụ 22
4. Kết quả hoạt động của Vinare giai đoạn 2005-2009 24
II. Tình hình thực hiện Tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Việt Nam. 26
1. Nhận tái bảo hiểm 26
2. Công tác kiểm soát tổn thất. 30
3. Giải quyết khiếu nại. 32
4. Nhượng tái bảo hiểm. 33
5. Kết quả kinh doanh hoạt động tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 34
IV. Đánh giá tình hình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Việt Nam. 36
1. Những thuận lợi. 36
2. Những khó khăn. 40
Chương III : Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare. 45
I. Xu hướng phát triển thị trường tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Việt Nam. 45
II. Phương hướng phát triển nghiệp vụ kinh doanh tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt của Vinare. 47
III. Kiến nghị 47
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách 47
2. Đổi mới phương thức quản lý 48
3. Thực hiện nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế 48
4. Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 49
5. Tăng cường vốn cho Vinare 50
IV. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện của nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare. 51
1. Tiến hành nghiên cứu thị trường,đưa ra chiến lược khai thác có hiệu quả. 51
2. Điều chỉnh tỷ lệ hoa hồng trong tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 51
3. Xác định mức giữ lại hợp lý. 52
4. Chú trọng chính sách giữ khách hàng. 54
5. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi. 56
6. Xây dựng hệ thống môi giới của Tổng công ty. 57
7. Tăng cường quan hệ hợp tác với thị trường tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt quốc tế. 58
8. Nâng cấp hệ thống thông tin. 59
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 62
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quá trình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách khác, tái bảo hiểm là bảo hiểm cho người bảo hiểm. Nhiệm vụ chủ yếu của tái bảo hiểm là phân chia rủi ro mà các công ty bảo hiểm gốc cam kết với khách hàng cho một tập thể các nhà tái bảo hiểm và thông qua đó sẽ tận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên, tái bảo hiểm ổn định sản xuất kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình.
Như vậy, nhận tái bảo hiểm là khâu đầu tiên của nghiệp vụ tái bảo hiểm cũng giống như khâu khai thác dịch vụ trong bảo hiểm gốc. Đây là khâu có vai trò chi phối quyết định trực tiếp đến các khâu tiếp theo và do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp nhận tái bảo hiểm tại Vinare.
Với tư cách là công ty nhận tái bảo hiểm, Vinare hiện nay áp dụng chủ yếu là phương pháp tái bảo hiểm tỷ lệ số thành (Quota share).
Sở dĩ Vinare đã sử dụng phương pháp này trong việc nhận tái bảo hiểm do những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, ngày 1/8/2001 Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Tại chương II, mục 3, điều 2 của Nghị định nêu rõ: “ Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái theo tỷ lệ 20% trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết cho Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam”. Như vậy, với những hợp đồng nhận tái bắt buộc, Vinare sẽ nhận được tỷ lệ tái tối thiểu là 20%.
Thứ hai, ngoài việc nhận tái bảo hiểm bắt buộc theo tỷ lệ quy định, Vinare có thể nhận tái bảo hiểm với những tỷ lệ cao hơn, phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Đặc biệt, những công ty bảo hiểm gốc mới ra đời hoặc chưa có điều kiện tìm đến với những công ty bảo hiểm khác thì trong những năm đầu tiên, các công ty này có thể tái cho Vinare tỷ lệ lớn hơn sau khi đã giữ lại mức giữ lại hợp lý. Ví dụ như công ty bảo hiểm UIC, hiện nay tỷ lệ nhận tái của Vinare trong xây dựng lắp đặt với công ty này là 27%. Hoặc như Bảo long, do số lượng dịch vụ về bảo hiểm xây dựng lắp đặt thấp nên công ty nhượng lại cho Vinare theo tỷ lệ là 40%.
Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp tái bảo hiểm số thành trong hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm sẽ giúp Vinare có khả năng tham gia vào tất cả dịch vụ gốc.
Quy trình nhận tái bảo hiểm
Kí kết hợp đồng
Ký kết hợp đồng thường có sự khác nhau giữa tái bảo hiểm bắt buộc và tái bảo hiểm tự nguyện.
Đối với tái bảo hiểm bắt buộc:
Việc thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà không cần công ty bảo hiểm gốc phải gửi bản chào tái. Đó là vì công ty bảo hiểm gốc phải có trách nhiệm tái bảo hiểm cho Vinare một phần trách nhiệm của nghiệp vụ nhận được.
Đối với hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện:
Để bắt đầu quan hệ giao kết hợp đồng, công ty bảo hiểm gốc sẽ gửi cho Vinare một bản đề nghị tái bảo hiểm. Khi nhận được bản chào này trước tiên các cán bộ nghiệp vụ phòng xây dựng lắp đặt sẽ nghiên cứu kỹ bản đề nghị. Thông thường, trước khi đưa ra quyết định chấp nhận, các cán bộ Vinare sẽ xem xét các yếu tố sau:
- Công ty nhượng
Chất lượng dịch vụ chào tái được quyết định trực tiếp bởi khả năng tài chính, uy tín, đội ngũ nhân lực của công ty nhượng. Do vậy việc xem xét này là rất cần thiết.
Đối với thị trường trong nước, do có sự hiểu biết tương đối rõ về các công ty bảo hiểm gốc, cho nên khâu đánh giá ban đầu đối với Vinare là tương đối dễ dàng.
- Bản thân dịch vụ được chuyển nhượng
Đây là yếu tố cần được điều tra xem xét một cách cẩn trọng bởi nó chi phối rất lớn đến độ an toàn của công ty về sau. Có thể xem xét các yếu tố sau:
+ Giá trị công trình hay số tiền bảo hiể
+ Vị trí, địa điểm của công trình.
+ Đặc trưng của công trình đó.
+ Các bên có liên quan đến công trình: nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị thi công.
+ Điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
+ Tỷ lệ hoa hồng.
+ Mức giữ lại của công ty nhượng.
- Dựa trên cơ sở đó, các cán bộ nghiệp vụ phòng kỹ thuật- dầu khí của Vinare sẽ đưa ra bản đánh giá rủi ro, từ đó đi đến quyết định cuối cùng có nên nhận tái bảo hiểm hay không.
Sau khi đã quyết định nhận phần chuyển nhượng, Vinare sẽ gửi thông báo cho công ty bảo hiểm gốc. Hai bên sẽ thoả thuận ký kết hợp đồng.
Quản lý hợp đồng
Hợp đồng nhượng tái được ký kết giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo các chuẩn mực đã quy định. Theo định kỳ, người nhượng phải lập và chuyển cho người nhận bản thanh toán gồm bảng kê phí và bảng kê thiệt hại. Các cán bộ phòng Kỹ thuật- dầu khí của công ty sẽ kiểm tra các bản thanh toán này và phải xác nhận trong vòng 2 tuần. Nếu phát hiện thấy có gì không bình thường hoặc chưa rõ, Vinare có thể yêu cầu các công ty bảo hiểm gốc kiểm tra lại.
Người nhượng phải có nghĩa vụ nộp phí cho Vinare theo đúng thoả thuận quy định cũng như đáp ứng mọi yêu cầu về cung cấp thông tin.
Trong trường hợp tổn thất xảy ra, các công ty bảo hiểm gốc phải thông báo cho Vinare sớm nhất có thể. Vinare có thể cử đại diện của mình tham gia vào việc xác định tổn thất, phân chia trách nhiệm cho các bên.
Sau khi đã xác định được trách nhiệm của mỗi bên, để đòi bồi thường các công ty bảo hiểm gốc phải gửi cho Vinare một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật.
Biểu đồ thị phần của từng công ty bảo hiểm gốc
Trong tổng phí nhận của Vinare trung bình ba năm (2005-2009)
Nguồn: Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
- Bảo Minh, Bảo Việt, Pjico, và PVIC là những công ty nhượng lại cho Vinare nhiều nhất. Điều này phù hợp diễn biến trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, bởi đây là những công ty bảo hiểm lớn, có kinh nghiệm kinh doanh lâu dài, hệ thống chi nhánh ở khắp mọi nơi trên đất nước và đội ngũ cán bộ bảo hiểm giàu kinh nghiệm chính vì thế mức phí khai thác được lớn, và tất yếu phần nhượng cho Vinare vì thế cũng chiếm tỷ lệ tương ứng.
- Thị trường nhận tái nước ngoài của Vianre rất ít ỏi (trung bình ba năm 2004- 2005 chỉ chiếm khoảng 3,64%). Hiện nay, chỉ có một vài công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài nhượng tái cho Vinare, mục đích của việc ký kết hợp đồng chủ yếu là nhằm tạo dựng cũng như nâng cao mối quan hệ giữa Vinare với thị trường quốc tế. Đồng thời, nhờ hợp tác với họ, Vinare có thể tiếp thu, học hỏi được những kinh nghiệm quý báu.
Có thể thấy một vài nguyên nhân của hiện tượng trên là:
Thứ nhất: Các công trình xây dựng lắp đặt trên thế giới có giá trị rất đồ sộ. Do vậy, hợp đồng có mức trách nhiệm rất lớn, giá trị hợp đồng cao. Trong khi đó, bản thân Vinare nguồn vốn lại hạn hẹp, kinh nghiệm còn ít nên không cho phép Vinare nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm gốc nước ngoài đối với các công trình có giá trị lớn.
Thứ hai: trên thị trường thế giới, có rất nhiều công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp nổi tiếng. Thế nhưng, Vinare chưa nằm trong danh sách những công ty tái bảo hiểm được công nhận trên thế giới do sự ra đời khá muộn so với những công ty tái bảo hiểm nước ngoài, kinh nghiệm của Vinare còn quá ít ỏi, chưa có tiếng tăm, uy tín trên thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế cho nên các công ty nước ngoài không thể mạo hiểm nhượng cho Vinare. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chủ chốt giải thích tại sao thị trường nước ngoài của Vinare còn rất ít ỏi.
Thứ ba: thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt thế giới ra đời từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ. Các công ty tái bảo hiểm trên thế giới có kinh nghiệm từ hàng trăm năm nay, trong khi đó, thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm nói chung và thị trường xây dựng lắp đặt nói riêng tại Việt Nam còn rất mới mẻ. Bản thân ngành bảo hiểm xây dựng lắp đặt Việt Nam còn chưa khai thác hết được tiềm năng vốn có của nó nên khiến cho thị trường tái bảo hiểm cũng gặp khó khăn. Bản thân Vinare bị hạn chế rất nhiều trong lĩnh vực nhận tái từ các công ty bảo hiểm gốc; số lượng dịch vụ, doanh thu về nhận tái còn thấp nên công ty chưa thể phát triển hoạt động nhượng tái của mình. Vì thế, các đối tác trên quốc tế ít có nhu cầu tái bảo hiểm tới thị trường tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt của Vinare.
Thứ tư: một nguyên nhân cần nói đến đó là do tồn tại những trở ngại về vị trí địa lý, văn hóa, luật pháp... khiến các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài chưa có điều kiện tìm hiểu rõ về Vinare cũng như hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của công ty. Mặt khác, vì thiếu các trang thiết bị công nghệ cùng với kinh nghiệm còn non trẻ, Vinare chưa đủ khả năng tìm hiểu, tham gia vào thị trường tái bảo hiểm quốc tế.
Công tác kiểm soát tổn thất.
Trong lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, kiểm soát tổn thất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm. Đối với bảo hiểm xây dựng lắp đặt, công tác này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây khi giá trị của các công trình xây dựng lắp đặt tăng không ngừng do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và nguy cơ đe doạ của thiên tai đang đặt ra như một vấn đề cấp bách.
Kiểm soát tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hay mức độ trầm trọng của tổn thất, vì thế nó không chỉ là chức năng của doanh nghiệp bảo hiểm, là yêu cầu bức xúc của người tham gia bảo hiểm mà người nhận tái bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện công tác này.
Kiểm soát tổn thất là sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố là đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất.
Đề phòng tổn thất là các biện pháp sử dụng để hạ thấp tần suất hay nói cách khác là để ngăn ngừa các tổn thất xảy ra. Còn hạn chế tổn thất là các biện pháp sử dụng nhằm làm giảm mức độ trầm trọng của các tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm gốc, hoạt động kiểm soát tổn thất đáp ứng được tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra: giảm chi bồi thường, tăng lợi nhuận, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật. Mặt khác, doanh nghiệp kết quả nghiệp vụ tái bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào kết quả của nghiệp vụ gốc do người nhượng tái và người nhận tái cùng chia sẻ rủi ro với nhau. Vì thế, việc đề phòng hạn chế tổn thất liên quan trực tiếp đến người nhận tái, đặc biệt là những dịch vụ mà phần tham gia của người nhận tái lớn.
Tuy nhiên, kiểm soát tổn thất là một công việc rất khó khăn phức tạp, đặc biệt là đối với những công trình xây dựng lắp đặt có giá trị lớn, dàn trải ở phạm vi rộng và thời gian dài. Vì thế, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm gốc gặp khó khăn trong công tác này, làm hạn chế hiệu quả cũng như tác động tích cực của kiểm soát tổn thất, đôi khi có nhiều doanh nghiệp còn lãng quên công tác này. Hiện nay ở Việt Nam, đa số các công ty bảo hiểm gốc chỉ dừng lại ở mức khai thác dịch vụ còn công tác đề phòng hạn chế tổn thất chủ yếu do công ty nhận tái đảm nhận.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này trong nghiệp vụ xây dựng lắp đặt, Vinare đã rất chú trọng tới công tác này. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện dưới các hình thức sau: ư
Theo yêu cầu của các công ty bảo hiểm gốc, Vinare có thể cử cán bộ đại diện giúp họ điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, đến đặc điểm của rủi ro. Từ đó, Vinare đưa ra những kiến nghị đề xuất giúp khách hàng loại trừ hoặc kiểm soát được các rủi ro có khả năng gây tổn thất.
Phân tích và tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong công tác quản lý rủi ro. Sau khi đã nắm vững được những thông tin cơ bản thông qua điều tra kiểm soát , kiểm soát viên tổn thất sẽ phân tích những tổn thất trong quá khứ của khách hàng và tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro. Vinare có thể phối hợp với công ty bảo hiểm gốc hoặc người tham gia bảo hiểm tổ chức các buổi hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề. Những người tham gia có thể bao gồm các cán bộ nghiệp vụ xây dựng lắp đặt của Vinare, cán bộ nhân viên công ty bảo hiểm gốc, khách hàng và đại diện các cơ quan chức năng có liên quan như cảnh sát phòng cháy chữa cháy, các lực lượng vũ trang. Hoạt động này nhằm trang bị cho những người tham gia những kiến thức cần thiết cũng như nâng cao sự hiểu biết, ý thức đề phòng hạn chế tổn thất. Thậm chí, Vinare có thể tiến hành tập huấn cho một số người làm công tác này.
Thực hiện chương trình quản lý rủi ro: đây là công việc chủ yếu thuộc về người tham gia bảo hiểm, họ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện chương trình này. Tuy nhiên Vinare có thể kiểm tra xem xét thường xuyên để xem chương trình có phù hợp với điều kiện thực tế hay không, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Bảng 9: Chi đề phòng hạn chế tổn thất
Đơn vị: USD
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Chi phí
33624
53021
74600
81396
92988
109756
Nguồn: Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt
Qua bảng trên ta thấy, chi phí cho công tác kiểm soát tổn thất tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác này luôn được Vinare coi trọng. Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ có ý nghĩa giảm thiểu rui ro, thiệt hại cho Vinare mà hơn hết thông qua việc cung cấp những dịch vụ này một cách có hiệu quả, chu đáo Vinare đã tranh thủ được sự tín nhiệm của khách hàng bởi vì hầu hết khách hàng đều coi đó là phần giá trị tăng thêm của hợp đồng tái bảo hiểm, qua đó Vinare có thể giữ được thị trường cũ và tạo điều kiện khai thác khách hàng tiềm năng.
Giải quyết khiếu nại.
Theo thoả thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm, khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra người nhận tái bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Giải quyết khiếu nại một cách chủ động, nhanh chóng, chính xác, hợp lý là sự biểu hiện cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp tái bảo hiểm đối với khách hàng của mình. Nhưng để xác định được số tiền bồi thường, trước hết phải tiến hành giám định tổn thất. Do vậy, nội dung chính của công việc giải quyết khiếu nại gồm hai khâu cơ bản: giám định tổn thất và giải quyết bồi thường.
Về mặt nguyên tắc, trong mọi trường hợp người bảo hiểm luôn là người chịu trách nhiệm duy nhất trước người được bảo hiểm; vì thế, trong giải quyết bồi thường nhà bảo hiểm phải tiến hành các hoạt động như không có người nhận tái phía sau. Nhà bảo hiểm sẽ tiến hành các khâu giám định bồi thường, sau đó mới yêu cầu bằng văn bản đòi người nhận tái thanh toán phần trách nhiệm đã cam kết. Người nhận tái, sau khi đã xem xét đơn yêu cầu sẽ thanh toán phần trách nhiệm của mình.
Trong nghiệp vụ xây dựng lắp đặt tại Vinare, công tác giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy trình sau:
Khi tổn thất xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm gốc phải nhanh chóng thông báo cho công ty nhận tái. Đối với những vụ tổn thất lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp Vinare có thể cử cán bộ trực tiếp tham gia giám định, hỗ trợ cho doanh nghiệp gốc.
Sau khi xác định được số tiền bồi thường, các bên tiến hành phân bổ trách nhiệm bồi thường. Để được bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc phải gửi đến cho Vinare hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm có thông báo tổn thất, biên bản giám định tổn thất và các giấy tờ có liên quan.
Phần lớn các vụ tổn thất đều được Vinare tiến hành giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng ngay sau khi nhận được các giấy tờ cần thiết.
Nhượng tái bảo hiểm.
Phương pháp nhượng tái áp dụng tại Vinare.
Phương pháp chủ yếu Vinare sử dụng trong hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm là tái bảo hiểm mức dôi (surplus). Những lý do chính khiến hiện nay Vinare áp dụng phương pháp này là:
- Với phương pháp tái bảo hiểm mức dôi, Vinare có thể nhượng tái được nhiều các công ty bảo hiểm khác nhau, cả trong nước lẫn ngoài nước. dạng tái bảo hiểm này giúp Vinare có được sự bù đắp cần thiết cho những rủi ro về các công trình xây dựng lắp đặt mà họ nhận tái bảo hiểm.
- Nhờ có nhượng tái bảo hiểm mức dôi, Vinare đảm bảo được sự cân bằng trong kinh doanh và có thể nhận tái bảo hiểm đối với những công trình xây dựng lắp đặt có giá trị lớn từ công ty bảo hiểm gốc ban đầu. Đồng thời, dùng phương pháp tái bảo hiểm này, Vinare chỉ phải đem tái bảo hiểm những đơn vị rủi ro mà có giá trị bảo hiểm vượt quá khả năng giữ lại đã ấn định. Mức tái bảo hiểm chỉ là phần chênh lệch giữa giá trị của rủi ro và mức giữ lại mà Vinare đã định sẵn. Đối với các rủi ro nhỏ xảy ra, tổn thất không quá lớn, Vinare có đủ khả năng tự bồi thường mà không phải chia trách sẻ phần phí tái bảo hiểm. khả năng tài chính của Vinare vì thế cũng tăng lên.
- Theo quyết định số 60TC/QĐ/TCNH ngày 11/1/1997 của Bộ tài chính về việc tái bảo hiểm bắt buộc đã quy định trong Điều 4 là Vinare có trách nhiệm tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với mức tối đa mà công ty đó có thể nhận được trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài và thu xếp tái bảo hiểm theo phương thức hiệu quả nhất. Đây là một quy định hết sức đúng đắn và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ mà Nhà nước đã đặt ra với Vinare.
Phương pháp tái bảo hiểm mức dôi được sử dụng trong việc nhượng tái bảo hiểm của Vinare đã thoả mãn được yêu cầu trên. Bằng số Lines mà các công ty bảo hiểm trong nước chấp nhận khi nhận dịch vụ tái bảo hiểm từ Vinare, các công ty này đã xác định được khả năng tối đa nhận tái của mình. Phần trách nhiệm dư sau đó tiếp tục được Vinare nhượng lại cho các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài.
Kết quả kinh doanh hoạt động tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt.
Để có cái nhìn tổng quát nhất về quá trình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare, việc đánh giá kết quả đạt được là việc làm tất yếu. Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quá trình thực hiện tất cả các khâu từ nhận, nhượng tái bảo hiểm đến đề phòng hạn chế tổn thất và giải quyết bồi thường.
Để phân tích kết quả này, người ta dựa trên cơ sở xác định tổng thu và tổng chi của nghiệp vụ.
Kết quả kinh doanh = tổng thu – tổng chi
Tổng thu của doanh nghiệp gồm các khoản mục sau:
- Phí nhận tái bảo hiểm
- Thu từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm: hoa hồng và bồi thường nhượng tái.
- Thu khác: thu bồi hoàn và các khoản thu có thể thu hồi sau khi bồi thường.
Tổng chi bao gồm các khoản mục:
- Phí nhượng tái bảo hiểm.
- Chi hoa hồng nhận tái.
- Chi bồi thường nhận tái.
- Chi khác: chi phí cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý hợp đồng...
Cụ thể kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây:
Bảng 15: Kết quả kinh doanh
Năm
Tổng thu (USD)
Tổng chi (USD)
Kết quả (USD)
2005
3229683
2920903
308780
2006
4265466
3105466
361543
2007
5164642
3951324
405463
2008
7161613
4653289
613541
2009
11531469
5169879
1006873
Nguồn: Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt
Nhìn vào bảng trên có thể rút ra một nhận xét rằng kết quả kinh doanh Vinare đạt được qua các năm đều rất khả quan, năm nào cũng có lãi và tốc độ tương đối ổn định.
Như vậy, có thể thấy rằng, tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt là một trong những nghiệp vụ luôn đạt hiệu quả cao, đóng góp một tỷ trọng lớn vào mức tăng lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Điều này phản ánh nỗ lực không ngừng của bản thân lãnh đạo, cán bộ phòng Xây dựng lắp đặt nói riêng và toàn thể Tổng công ty nói chung trong việc thực hiện nghiệp vụ này. Với kết quả đã đạt được ở trên, chắc chắn rằng trong những năm tiếp theo, tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt vẫn là một nghiệp vụ trọng điểm, được đánh giá cao tại Vinare. Tuy nhiên, để thích ứng với những biến đổi của thị trường và điều kiện kinh tế xã hội cũng như tiếp tục thu được nhiều thành quả hơn nữa, Vinare cần thiết phải có chiến lược biện pháp thích hợp.
IV. Đánh giá tình hình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Việt Nam.
1. Những thuận lợi.
Nhìn lại chặng đường phát triển đã qua của Vinare có thể thấy một số những thuận lợi cơ bản góp phần vào sự thành công của hoạt động tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt như sau:
Thứ nhất: Quy định tái bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước
Theo quy định Nghị định 100/CP của Bộ tài chính về tái bảo hiểm bắt buộc: “Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm theo tỷ lệ 20% trách nhiệm theo hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm gốc cho Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam”. Như vậy, với những hợp đồng nhận tái bảo hiểm bắt buộc, Vinare sẽ nhận được tỷ lệ tái tối thiểu 20%. Có thể nói đây là một trong thuận lợi rất lớn của Vinare trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay với các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới với tiềm lực tài chính lớn, kỹ thuật, kinh nghiệm trình độ cao cũng như các điều kiện điều khoản, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm hấp dẫn.
Thứ hai: Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã từng bước được cải thiện.
Cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được xây dựng và ban hành (như Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2006, các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành đã được ban hành trong năm 2009). Hệ thống các văn bản này đã đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm và là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh đó, phương thức quản lý của Nhà nước cũng được đổi mới theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật. Thay vào đó, việc giám sát của Nhà nước dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
Thứ ba:Tiềm năng lớn của bảo hiểm xây dựng lắp đặt Việt Nam.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của cả nước trong giai đoạn qua với mức tăng trưởng GDP khoảng 5,32% , Giá trị tăng thêm cảu nghành công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 10.1%, tổng kim nghạch xuất khẩu tăng khoảng 6% , tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm Phi nhân thọ ước tính năm 2010 sẽ vẫn duy trì ở mức cao trên 20%. Trong đó , tỷ trọng các dịch vụ có tái bảo hiểm chỉ tăng trưởng khoảng 12- 15%.Ngành bảo hiểm Việt Nam tiếp tục có bước phát triển ổn định và vững chắc. Song song với nó, bảo hiểm kỹ thuật đã có đóng góp tương đối lớn vào sự phát triển chung đó và hứa hẹn sự phát triển cao hơn trong tương lai. Sở dĩ bởi vậy vì thị trường bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Việt Nam chứa đựng một tiềm năng rất lớn.
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi tình hình kinh tế chính trị ổn định, có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, và đang được cải thiện rất nhanh chóng về kiến trúc thượng tầng, cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy nhu cầu xây dựng lắp đặt tăng lên không ngừng. Đây là những nhân tố ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một số lượng lớn các công trình xây dựng và lắp đặt vẫn chưa tham gia bảo hiểm, hiểu biết về bảo hiểm của người dân chưa cao, lượng phí khai thác được của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của thị trường. Nhưng dưới tác động của hàng loạt các sự kiện vừa xảy ra trong mấy năm gần đây như vụ tổn thất ở Hiati do động đất hay gần đây nhất là động đất ở Trung Quốc chắc chắn sẽ làm cho người dân và các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bảo hiểm và như vậy khả năng phát triển của bảo hiểm xây dựng lắp đặt là hoàn toàn có thể dự đoán được.
Thứ tư:Thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều biến chuyển tích cực.
Một thay đổi nổi bật đáng chú ý trong mấy năm gần đây đó là tình hình cạnh tranh giảm phí từng là vấn đề nổi cộm trong những năm trước và được xem là yếu tố gây cản trở sự phát triển của thị trường trong nhiều năm đã có nhiều tiến bộ. Sức ép thị trường, đặc biệt là tình hình “khó khăn” của thị trường tái bảo hiểm thế giới từ sau sự kiện 11/9, đại dịch SARS, hay sóng thần , động đất đã buộc các công ty bảo hiểm phải xem xét lại chính sách khai thác, quan tâm hơn nữa về mặt hiệu quả, vì thế cạnh tranh dần được thay thế bằng hợp tác, các công ty trong nước đã tìm đến nhau để hợp tác thông qua đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. Sự hợp tác của các công ty đã làm phí của các dịch vụ tái tục hầu hết không giảm, nhiều dịch vụ tăng phí từ 10-15%. Cùng với việc chuyển hướng sang hợp tác trong thời kỳ khó khăn, các công ty cũng đã rất nỗ lực vận động tìm kiếm thị trường mới.
Thứ năm: Mối quan hệ chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc.
Như phần trên đã trình bày, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Vinare đó là tư vấn và giúp đỡ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ cho các công ty bảo hiểm trong việc thu xếp tái bảo hiểm và khai thác bảo hiểm đồng thời cung cấp thông tin về thị trường bảo hiểm thế giới trong và ngoài nước cho các công ty này. Qua 10 năm hoạt động, Tổng công ty luôn luôn hoàn thành sứ mệnh là “bà đỡ” cho thị trường phát triển theo đúng như chỉ đạo của Bộ tài chính. Đặc biệt mối quan hệ chặt chẽ của Vinare với các công ty bảo hiểm gốc ngày càng được củng cố thông qua vai trò điều tiết thị trường. Đó chính là nỗ lực tối đa của Tổng công ty nhằm thu xếp các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm với các điều kiện, điều khoản ưu đãi nhất cho các doanh nghiệp trong nước trước khi chuyển ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho họ được chia sẻ dịch vụ của thị trường.
Không những thế, Vina
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110627.doc