Chương 2: Quan hệ công chúng trong công tác thực hiện chính sách BHXH tại BHXH huyện Đức Thọ. 1
2.1 Giới thiệu chung về BHXH huyện Đức Thọ 1
+ Ở trung ương: BHXH Việt Nam 1
Giai đoạn 1995- 2002: 4
Giai đoạn 2003- 2007: 5
+ Ngoài thực hiện thu theo nghị định 12 CP các đối tượng thu bắt buộc 5
2.2 Thực trạng thực hiện quan hệ công chúng tại BHXH huyện Đức Thọ 11
2.2.1. Chính sách chung của BHXH Việt Nam 11
2.2.2. Quan hệ công chúng tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh 14
2.2.3 Thực trạng thực hiện QHCC tại BHXH huyện Đức Thọ 15
2.2.3.1 Công tác nội bộ 15
2.2.3.2 Quan hệ công chúng ( thực trạng tuyên truyền chính sách BHXH ) tại huyện Đức Thọ 16
2.2.3.3 Tác động của quan hệ công chúng đối với việc thực hiện chính sách BHXH tại huyện Đức Thọ: 22
2.2.4 Hạn chế và tồn tại: 23
Chương 3: Một vài kiến nghị để nâng cao hiệu quả quan hệ công chúng trong công tác BHXH ở huyện Đức Thọ 29
3.1 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Đức Thọ 29
3.1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị trên địa bàn huyện Đức Thọ 29
3.1.2 Điều kiện về văn hóa của huyện Đức Thọ 32
3.2 Phương hướng hoạt động của BHXH huyện Đức Thọ 33
3.1.1 Những thuận lợi của BHXH huyện Đức Thọ 34
3.1.2 Những khó khăn của BHXH Đức Thọ gặp phải 34
3.1.3 Mục tiêu hoạt động của BHXH huyện Đức Thọ 35
3.3 Một vài kiến nghị đối với việc thực hiện quan hệ công chúng của BHXH huyện Đức Thọ 37
3.3.1 Đối với BHXH Việt Nam 38
3.3.2 Đối với cơ quan BHXH huyện Đức Thọ 42
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quan hệ công chúng trong công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đức Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện, Các chế độ chính sách ,các thủ tục thực hiện chế độ theo luật BHXH nhằm giúp cho người dân hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH. Đây là những công cụ mang tính chất giới thiệu và quảng cáo.
+ Số lượng cộng tác viên cơ sở:
Ở Đức thọ có đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền bao gồm cả trong và ngoài ngành với truyền thống nhiều năm hoạt động, lực lượng chủ yếu là cán bộ sỹ quan cao cấp nghỉ hưu tham gia hàng tháng được quy định ngày mồng 5 tập trung về hội trường trung tâm chính trị huyện để tiếp thu chủ trương đã trở thành thói quen ở Huyện Đức Thọ. Mọi chủ trương được chuẩn bi tốt triễn khai qua đội ngũ báo cáo viên nồng cốt của huyện xuống tận cơ sở. BHXH huyện có 2 cộng tác viên tham gia tích cực, thường xuyên, và có một số cộng tác viên “mùa vụ” trong việc lên kế hoạch tuyên truyền tại cơ sở (tổ chức các cuộc nói chuyện của các cán bộ BHXH huyện với các đối tượng của các xã như: hưu trí, phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, trao đổi với các trường học trong huyện về những đợt điều chỉnh lương, nâng lương tối thiểu, Luật BHXH, BHYT tự nguyện…), tham gia viết tin bài trên các báo của địa phương. Các cộng tác viên còn tham gia theo dõi, triển khai, viết báo cáo tình hình hoạt động công tác thông tin tuyên truyền.
+ Số lượng báo cáo viên, cộng tác viên BHXH Đức thọ có trên 100 người đó là các cựu chiến binh, hưu trí, chủ tịch hội nông dân, hay các giáo viên có khả năng tuyên truyền, có tâm huyết và hiểu biết về chính sách BHXH, có uy tín trong quần chúng, tham gia các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, phản ánh các kế hoạch hoạt động của BHXH như: buổi giải đáp thắc mắc về chế độ, quyền được hưởng BHYT, những thông tin về kế hoạch phát lương tại cơ sở….
Phối hợp với UBND và ban liên lạc hưu trí các xã, thị trấn để phổ biến tuyên truyền về chính sách tiền lương mới, luật BHXH, chính sách BHYT tự nguyện…
+ BHXH Đức Thọ tham gia các chương trình nhân đạo do huyện tổ chức như khuyến khích nhân viên hiến máu nhân đạo, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia tài trợ quỹ khuyến học ở huyện. Đồng thời hưởng ứng các phong trào khác như xóa nhà tranh tre dột nát, ủng hộ quỹ vì người nghèo trong năm đóng góp trên 4 triệu đồng. Đây là những việc làm thiết thực mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của cơ quan, đã tạo nên hình ảnh đẹp trong dân chúng. Qua các hoạt động xã hội thiết thực trên, BHXH huyện mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho những đối tượng còn có nhiều khó khăn tại địa bàn.
+ Các hoạt động với các tổ chức Đoàn Thể: Thông qua các tổ chức đoàn thể là những tổ chức có tiếng nói quan trọng đến các đối tượng, để chính sách BHXH như luật BHXH, BHYT tự nguyện, Bảo hiểm xã hội tự nguyện đến với các đối tượng là phụ nữ, thanh niên, học sinh, đến với mọi người lao động thì BHXH huyện luôn liên kết và phối hợp cùng hoạt động một cách có hiệu quả. Như phối hợp với liên đoàn lao động huyện và BHXH Tỉnh tập huấn luật BHXH cho các đơn vị SDLĐ, trong năm 2007 đã tập huấn 02 lần luật BHXH cho 500 lượt cán bộ cốt cán trên địa bàn huyện.
Từ ngày thành lập, xác định vai trò của công tác tuyên truyền chính sách BHXH đên với dân chúng, hàng tháng, BHXH huyện Đức Thọ duy trì việc thực hiện tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT thông qua cuộc Giao ban công tác Đảng ngày 23 , cuộc giao ban Chính quyền vào ngày 16 và cuộc họp báo cáo viên toàn huyện cho đội ngũ báo cáo viên của huyện vào ngày mồng 5 hàng tháng để triễn khai. BHXH huyện Đức Thọ đã phối hợp cùng BHXH tỉnh và BHXH các huyện trong tỉnh, cùng sự đồng thuận của UBND, HĐND, Huyện ủy, huyện và các cơ quan đoàn thể tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chính sách BHXH, kết quả đã thu được 5789 bài tham gia.
Phối hợp tổ chức các cuộc thi tuyên truyền tại cơ sở, BHXH huyện Đức Thọ “tài trợ” một lượng kinh phí nhỏ bé cho các tổ chức tham gia thi tuyên truyền tại cơ sở. Cũng có những tổ chức tâm huyết với BHXH đã tự bỏ kinh phí để viết những mẫu chuyện, những tiểu phẩm để tham gia thi tuyên truyền như dơn vị ngành giáo dục huyện, văn phòng uỷ ban, bệnh viện đa khoa huyện...
+ Hoạt động tiếp dân tại công sở cũng hết sức thân thiện, các cán bộ BHXH huyện Đức thọ tạo được tác phong làm việc tận tình, tận tâm. Trao đổi với các đối tượng về chính sách, tiền lương, tiền tuất... về ý nghĩa của Bảo hiểm bắt buộc, Bảo hiểm y tế tự nguyện.
Tỉnh Hà Tỉnh là một tỉnh thực hiện thí điểm cải cách hành chính một cửa BHXH Việt Nam , thực hiện phong trào chung của toàn tỉnh, BHXH huyện Đức Thọ đã triễn khai phòng giao dịch một cửa, đã hạn chế rất nhiều khó khăn cho các đối tượng trong quá trình đến xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ. Làm cho tốc độ giải quyết được thực hiện một cách nhanh gọn, hiệu quả, hết sức thuận lợi.
Trong một lần theo cán bộ BHXH huyện về xã Đức Hòa nói chuyện về BHYT tụ nguyện, tôi được chứng kiến một câu chuyện của cán bộ bảo hiểm khi giải thích về ý nghĩ BHYT tự nguyện cho đối tượng đã tham gia và đang có ý ngừng. Bởi người nông dân có mức sống trung bình đó tham gia BHYT tự nguyện, nhưng một năm qua, chỉ đến trạm xá xã “xin” được mấy viên thuốc cảm, giá trị thu được cảm thấy ít hơn số tiền mua thẻ Khám chữa bệnh BHYT tự nguyện. Người cán bộ huyện đã giải thích thật gần gũi mà dễ hiểu: bác thật may mắn một năm qua chỉ phải dùng mấy viên thuốc cảm nhẹ, còn có bao nhiêu người muốn như bác mà không được, bây giờ hóa chất thuốc men vào người nhiều chỉ thêm khổ. Mà dân ta chia sẽ cho nhau những lúc đau ốm mới đáng quý, tuy chỉ là một phần rất nhỏ nhưng bác đã giúp được người khác trong năm qua không may như bác đã bị ốm nặng hơn. Bác đóng 240000đ cho một năm, một năm có 365 ngày, vậy bác chỉ cần tiết kiệm một ngày chưa đến 1000đ để tham gia BHYT tự nguyện, vừa có lợi cho mình khi không may ốm đau, vừa thể hiện lòng thương người, thảo tính của mình như vậy có hơn không ? hơn nữa BHYT tự nguyện là một chính sách của Đảng và nhà nước nên càng đáng tin cậy phải không bác?...Tôi thấy bác nông dân “gật gù” rồi hứa sẽ chuẩn bị đủ tiền để tham gia.
Công tác tiếp dân, trả lời đơn thư thực hiện tốt: không có đơn thư khiếu nại tố cáo, chủ yếu đưn hỏi chế độ của bản thân đã đúng chưa, việc trả lời đơn thư thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc thủ tục quy định, tạo niềm tin cho đối tượng, góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn.
Bảng thống kê về số đơn thư và trả lời đơn thư của huyện Đức Thọ
Năm
Số đơn thư hỏi về chế độ ( đơn vị: Đơn)
Đã giải quyết (đơn)
Tồn động (đơn)
(lý do)
2003
30
30
0
2004
13
10
3 đơn đòi hỏi không hợp lý
2005
15
15
0
2006
4
4
0
2007
2
2
0
Có thể thấy tình hình thực hiện công tác trả lời đơn thư, và thắc mắc của đối tượng đối với cách giải quyết của cơ quan BHXH, cũng như các chính sách về BHXH, BHYT được BHXH huyện thực hiện một cách nghiêm túc có trách nhiệm.
2.2.3.3 Tác động của quan hệ công chúng đối với việc thực hiện chính sách BHXH tại huyện Đức Thọ:
Qua việc phối kết hợp thực hiện công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT nói riêng và công tác thông tin tuyên truyền các hoạt động nói chung, đă làm thay đổi nếp nghĩ của nhân dân, người lao động và chủ sử dụng lao động, mà lâu nay còn suy tư, đắn đo trong việc tham gia BHXH, BHYT. Kết quả thu được thật đáng ghi nhận.
Ta thấy chỉ tính năm 2007 BHXH huyện đã thực hiện việc quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc là 123 đơn vị với 3218 lao động tham gia. Riêng đối với khối chỉ tham gia BHYT bắt buộc 3% là 57 đơn vị với tổng số tham gia là 3856 người. tông thu được 11, 880 triệu đồng
- Đặc biệt trong năm đơn vị đã thực hiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với 05 đơn vị với 34 lao động (chủ yếu doanh nghiệp NQD).
- Về tiến độ thu: cơ quan luôn đôn đốc các đơn vị tham gia chuyển trả tiền đóng BHXH, BHYT cho người lao động một cách kịp thời, vừa thông báo số phải thu,số còn nợ đến tháng, cán bộ luôn bám sát đơn vị và được phân chia theo tầng khối để pgụ trách nên đến ngày 13 tháng 12 đã thu được 11.771.246.300 đồng/11.509.220.273đồng, đạt 102,28% kế hoạt tỉnh giao và tăng 17% so với năm trước. Là đơn vị đã hoàn thành kế hoạch thu sớm nhất trong toàn tỉnh.
- Trong 2007 đã có 2150 người tham gia BHYT tự nguyện hội viên hội đoàn thể và thành viên theo hộ gia đình có 5 xã triển khai tốt như Tùng Ảnh, Đức Lạng, Đức Long, Đức Yên, Thị Trấn Đức thọ. Phải nói rằng công tác thu BHYT tự nguyện theo thông tư 06 gặp những khó khăn do quy định ràng buộc song với phương pháp chỉ đạo tập trung BHXH huyện vẫn là đơn vị thu đạt kết quả hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu tỉnh giao. Công tác BHYT học sinh tuy thời gian triển khai gặp phải lũ lụt 10 xã ngoài đê bị gián đoạn song với quyết tâm cao, triển khai chỉ đạo sớm với các biện pháp cụ thể, sát sao, bám sát cơ sở trường học thông qua chỉ đạo cụm của từng cán bộ, trong thời gian ngắn toàn huyện co 51/52 trường tham gia BHYT tự nguyện học sinh,trong đó có 16 trường đạt 100% học sinh cần vận động tham gia đưa tổng số 11.560 em tham gia BHYT học sinh trong toàn huyện, đạt 121,6% kế hoạch được giao(kế hoạch: 9.500 HS tham gia.Trong quá trình triễn khai chỉ riêng trường tiểu học Đức La vận động được trên 10 em tham gia, không đạt 10% để đủ điều kiện TT 06/2007 nên đã mất trắng một trường không tham gia.
2.2.4 Hạn chế và tồn tại:
BHXH, BHYT là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước mang tính nhân văn sâu sắc, giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống, trong lao động. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay còn một bộ phận người lao động nói riêng, một bộ phận nhân dân nói chung chưa nhận thức đầy đủ vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện BHXH, BHYT. Khi đến với BHXH, có người còn hiểu đây là một công ty bảo hiểm “bán” bảo hiểm cho họ với mục đích kinh doanh, nên đă xuất hiện tình trạng chủ sử dụng lao động chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động. Về phía người lao động lại thiếu hiểu biết về chính sách BHXH nên không đ̣i hỏi quyền lợi cho mì́nh.Chưa xác đinh đầy đủ nghĩa vụ để tham gia BHXH, đối với công tác BHYT tự nguyện, một bộ phận người dân vẫn nhầm với một số loại hình bảo hiểm thương mại khác nên nghi ngờ, không tham gia (nhất là BHYT học sinh) bảo hiểm con người(Bảo Việt ) đổi từ bảo hiểm toàn diện đã tạo cho phụ huynh học sinh càng hiểu nhầm hơn. Mặc dù đã có những chính sách về đối nội, đối ngoại nhưng công tác quan hệ công chúng tại BHXH huyện Đức Thọ vẫn còn nhiều hạn chế do hai yếu tố chính là con người và các điều kiện về chính sách tác động,
Xét về con người:
Đó là vai trò của những người cán bộ trong cơ quan BHXH huyện, là đội ngũ cộng tác viên, đội ngũ đại lý.
Có thể nói quan hệ đối nội của BHXH huyện Đức Thọ là rất tốt, cán bộ trong cơ quan tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, đoàn kết gắn bó xây dựng đươc một tổ chức trong sạch vững mạnh. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ ở đây hầu hết đều không được đào tạo trong lĩnh vực Bảo hiểm, mà phần lớn được thuyên chuyển từ các công việc khác nhau, được đào tạo từ các lĩnh vực khác nhau, như đào trưỡng thành từ nganh lao động TB và xã hội, tài chính, nông nghiệp…nên công tác chủ yếu của các cán bộ này là thực hiện công tác tác nghiệp mang nhiều tính chất hành chính, mà BHXH là một đơn vị sự nghiệp có thu với đặc thù riêng. Do đó công tác tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT, BH tự nguyện gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó số lượng cán bộ của cơ quan còn ít so với số lượng công việc ngày càng nhiêu (11cán bộ) Hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta đang từng bước hoàn thiện nên khi các văn bản pháp luật thay đổi sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận và hiểu sâu sát vấn đề của các văn bản đó nhằm chuyển tại xuông tận quần chúng lao động là việc làm cần thiết. Do đó hiệu quả của việc truyền đạt đến các đối tượng là hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cách suy nghĩ về sự nhìn nhận của quần chúng về chính sách BHXH cũng như cơ quan ngành BHXH. Làm cho có nhiều người hiểu sai, lệch lạc đối với các chính sách BHXH, BHYT tự nguyện có tính chất thương mại, không còn ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cộng đồng, tính an sinh xã hội …
+ Đội ngũ cộng tác viên là một đội ngũ quan trọng trong công tác BHXH để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và đối tượng, là cầu nối giữa cơ quan với công chúng, làm cho hình ảnh của cơ quan ngày nổi bật. Tuy nhiên đội ngũ cộng tác viên của BHXH Đức Thọ còn hạn chế về trình độ, lòng nhiệt tình và tâm huyết với BHXH, bởi chính sách đãi ngộ cho đội ngũ này còn chưa có.
+ Đội ngũ đại lý bảo hiểm ỏ các xã-thị trấn, đây là lực lượng gần với các đối tượng nhất, trong công tác đưa chính sách của Đảng và nhà nước đến với người dân. Về nhiệm vụ đội ngũ này phả đảm nhận 2 nhiệm vụ chính là:
- Tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện , BHYT tự nguyện và thực hiện theo giỏi tăng giảm đối tượng ngay đơn vị xã thị trấn.
- Thực hiện thu và chi tự nguyện theo kế hoạch của BHXH huyện.
Tuy nhiên, hiện nay đại lý bảo hiểm ở tuyến xã, thị trấn chỉ đảm nhận được vai trò thu tự nguyện, và chi trả bảo hiểm. (thực hiện mang tính cấp phát bị động). Vai trò giải thích, tuyên truyền, xây dựng mối quan hệ của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Đức thọ với và đối tượng đang còn thụ động và vẫn bị “mờ”.
Chính vì những hạn chế này mà chế độ BHYT tự nguyện, BHXH tự nguyện chưa thực sự đi đến với toàn dân trong huyện. Bởi hiện nay chỉ có hơn 70000/120000 dân có thẻ KCB (cả chế độ bắt buộc và tự nguyện) nếu theo lộ trình nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiến tới BH toàn dân ở Đức thọ đang trên 3 vạn cần vận động đang là một thử thách lớn.
+ Xét về các yếu tố liên quan đến chính sách: Đó là hệ thống các văn bản pháp luật vế các chính sách BHXH, đứng đầu là luật BHXH đến chiónh sách BHYT, BHXH tự nguyện , BHYT tự nguyện. Về các quy định chi phí cho hoạt động tuyên truyền.
Trong công tác quan hệ công chúng, các điều kiện về chính sách tác động rất lớn trong mục tiêu cải thiện hình ảnh của tổ chức đối với công chúng, cũng như mục tiêu làm cho công chúng hiểu rõ hơn về tổ chức càng khó khăn. BHXH chính thức hoạt động độc lập hơn 12 năm, đã có rất nhiều văn bản như nghị định, thông tư, luật ... và văn bản dưới luật qui định, hướng dẫn về thực hiện công tác BHXH thực hiện công tác BHYT – thực hiện các chế độ BHXH. Việc thay đổi các quy định về cách thực hiện cũng như quy định về các điều kiện tham gia BHYT tự nguyện ... đã tác động rất lớn trong công tác đưa chính sách vào hoạt động của cơ quan. Việc không thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã gây khó hiểu cho chính các cán bộ của cơ quan và các đối tượng tham gia.
Các văn bản thường xuyên thay đổi, đã gây ra sự lúng túng cho cán bộ trong lúc xử lý các tình huống phát sinh đã làm suy giảm lòng tin của các đối tượng đối với các cán bộ và cơ quan BHXH. Do đó trên địa bàn còn tồn tại hiện tượng nợ đọng, trốn đóng BHXH, còn một số làng nghề chưa tham gia BHXH cho người lao động. Nghị Định 01/2003 đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đến các đối tượng là kinh tế hộ gia đình và kinh tế cá thể, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng đội ngũ cán bộ còn quá mỏng nên công tác tuyên truyền giải thích chính sách còn hạn chế, chính sách chưa đi đến được từng hộ gia đình. Trên địa bàn còn 20% tổ chức kinh tế tập thể hợp tác xã chưa tham gia BHXH bắt buộc cho xã viên. 12% doanh nghiệp NQD, 67% kinh tế hộ gia đình chưa tham gia
Đối với chế độ BHYT tự nguyện, trong năm 2007 đã có 2 văn bản quan trọng thay đổi quy cách thực hiện của chế độ BHXH tự nguyện. Từ thông tư 06/2007/TTLT BHYT-BTC, đến Thông tư 14/2007/TTLT BHYT- BTC, đây là những quy định đối tượng tham gia, gây ra sự lúng túng trong giải quyết cho cán bộ và hiểu nhầm cho công chúng. Để có những cán bộ như câu chuyện tôi kể có khả năng thuyết phục, khuyến khích các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện, BHXH tự nguyện trên địa bàn thật hiếm. Thực trạng việc “lựa chọn ngược” là vấn đề nan giải, bởi còn nhiều số người có nhu cầu KCB vẫn là những người hăng hái tham gia BHYT tự nguyện nhẩt, trong lúc đó đối tượng mà BHYT tự nguyện hướng tới là có nhiều hơn những người khỏe mạnh cùng tham gia.. như vậy mới biểu thị tính hỗ trợ cộng đồng xã hội mới thực hiện được một cách triệt để.
Các cuộc thi tuyên truyền đã được thực hiện theo phong trào trong toàn tỉnh, tuy nhiên nhược điểm của phong trào là chỉ có những tổ chức có ý thức về BHXH, BHYT, BHYT tự nguyện, BHXH tự nguyện mới tham gia, chưa thu hút được toàn bộ các tổ chức trong huyện tham gia, đặc biệt là khối tư nhân, các doanh ngiệp ngoài quốc doanh. Các cuộc thi tổ chức chưa được nhân rộng ra toàn dân. Kết quả chỉ có những người tham gia mới hiểu về BHXH, còn phần lớn người lao động, người dân chưa tiếp nhận được thông tin qua kênh này.
Tuy đã xác định được vai trò của hoạt động đưa chính sách tới người dân, nhưng kinh phí dành cho công tác tuyên truyền còn ít và chưa cân đối với cơ cấu chi phí của cơ quan: được phản ánh như sau:
Bảng tình hình chi của BHXH huyện Đức Thọ chi trong 3 năm (2005 đến 2007)
(Đơn vị: 1000 đồng)
Mục
Nội dung chi
Năm
2005
2006
2007
1
Tổng chi
422.576
466.967
513.356
2
Tiền công tiền lương
274.738
305.769
334.235
3
Thông tin truyên truyền liên lạc
5.646
8.565
9.733
4
Hội nghị, tập huấn
11.097
8.454
11.180
5
Công tác phí
3.864
4.195
4.553
6
Chi phí đặc thù của ngành
39.859
39.653
40.950
7
Chi phí khác
86.472
100.311
112.725
Nhìn vào cơ cấu chi phí cho bộ máy BHXH qua 3 năm qua ta có thể thấy được, chi phí cho công tác quan hệ công chúng đã tăng, nhưng tăng không đáng kể. Cơ cấu chi phí cho hoạt động quan hệ công chúng chưa cân xứng: năm 2007 chi cho công tác thông tin tuyên truyền chiếm 1,89%, tổng chi... như vây là quá thấp so với vai trò của một cơ quan BHXH huyện – với vai trò chính là cơ quan trung gian giữa những người tham gia BHXH, hưởng quyền lợi bảo hiểm với các cơ quan quản lý BHXH cao hơn. BHXH huyện có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức của công chúng nói chung, và của các đối tượng tham gia và đối tượng hưởng bảo hiểm nói riêng. Chính vì lẽ đó vai trò của hệ thống BHXH cấp huyện đóng vại trò quan trọng, cấp huyện là cầu nối trực tiếp giữa người lao động với nhà nước về chính sách BHXH, nơi tiếp nhận tâm tư nguyện vọng của đối tượng tham gia BHXH và hưởng chính sách BHXH. Do đó ngành cấp trên và nhà nước cần quan tâm lớn đến cấp huyện trên các mặt (con người cả ssố lượng, chất lượng, cơ sở vật chất, chế độ và kinh phí ..)
Từ thực trạng của hoạt động quan hệ công chúng - mà hoạt động chính của nó là hoạt động tuyên truyền ta rút ra những bài học như sau:
+ Đó là cần phải xác định đúng mục tiêu, mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền.
+ Trên cơ sở xã định các mục tiêu của công tác tuyên truyền cần xác định rõ đối tượng tuyên truyền chính sách BHXH là ai? Có khả năng tiếp nhận thông tin như thế nào? Để từ đó vạch ra các chương trình tuyên truyền cụ thể phù hợp với phong tục tập quán, thị hiếu của các đối tượng.
+ Xác định rõ nội dung đưa đến cho các đối tượng là gì? Các nội dung tuyên truyền về BHXH của các cấp, các ngành, đoàn thể sẽ có những cách thê hiện khác nhau, nhưng phải đảm bảo đúng ý nghĩa và chính xác về mục tiêu thực hiện.
+ Xây dựng lực lượng tham gia tuyên truyền BHXH trong mặt trận tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam- một trong những yếu tố quan trọng của công tác tuyên truyền chính sách BHXH.
+ Cần xác định phương pháp và hình thức tuyên truyền phù hợp để chính sách BHXH đi vào cuộc sống và được thực hiện công khai công bằng cho người lao động.
Chương 3: Một vài kiến nghị để nâng cao hiệu quả quan hệ công chúng trong công tác BHXH ở huyện Đức Thọ
3.1 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Đức Thọ
Đức Thọ là huyện thuần nông, nằm về phía bắc Tỉnh Hà Tĩnh, huyện có truyền thống trên nhiều lĩnh vực xứng đáng là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Quê hương của đồng chí Trần Phú Tổng bí thư đầu tiên của Đảng là vùng đất hiếu học. Hơn 20 năm đổi mới, trên các lĩnh vực KT – XH, An ninh quốc phòng được tỉnh đánh giá là huyện có tốc độ phát triễn toàn diện , có cơ cấu kinh tế hợp lý, nền kinh tế tăng trưởng cao (trên 10% năm), kinh tế ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường. Đặc biệt trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội như kiên cố hóa kênh mương, nội đồng, rãi nhựa và bê thông hoá làm đường giao thông nông thôn, chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre dột nát, các chương trình phổ cập tiểu học, trung học… Xây dựng trường chuẩn quốc gia được tỉnh đánh giá cao. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế -xã hội tại huyện.
3.1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị trên địa bàn huyện Đức Thọ
Đức thọ là một huyện phát triễn thuần nông chủ yếu là nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2001- 2005 là 11.17%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 6,5 triệu đồng năm 2005, lương thực bình quân đầu người trên 550kg/người/năm. Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa mạnh, làng nghề thủcông nghiệp chủ yếu tập trung là mộc, đóng thuyền, nghề làm bún bánh, ngoài ra còn có một số nghề như xây dựng, khai thác cát sỏi, gạch ngói… nhưng chưa phát triển mạnh mà còn làm ăn theo dặng tự phát, manh mún, tư tưởng sản xuất nhỏ. Ngành Thương mại du lịch có phát triển nhưng tiềm năng chưa được khai thác triệt để. Đức Thọ có hệ thống đường bộ, đường sông, đường sắt chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu thương mại nhất trong tỉnh , nhìn chung vẫn còn bị động lúng túng chưa phát tỷiễn tương xứng với thực tế hiện có.
Cơ cấu kinh tế huyện Đức Thọ qua các thời kì
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giai đoạn
2000
2005
2007
1
Tổng giá trị sản xuất
Tỷ đồng
474.893
805.960
1042.832
2
Trong đó:
- nông-lâm-ngư nghiệp
nt
281.612
366.712
443.204
- Công nghiệp
nt
52.238
137.013
230.352
-TM- dvụ,DLvà thu khác
nt
141.043
302.235
396.276
3
Tốc độ tăng trưởng GDP
%
8.5
11.17
14
Đức thọ có dân số 11.063.000 người ( theo niên gián thông kê của phòng thống kê huyện năm 2007) tốc độ phát triển dân số hàng năm dưới 1%, có gần 60000 lao động, nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, khoẻ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động. Để đánh giá thực trạng lao động trên địa bàn huyện Đức Thọ trong 5 năm qua ta xem bảng sau:
Tình hình lao động của huyện Đức thọ thể hiện như sau:
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Tổng số lao động
58200
59800
60230
62230
64216
65000
65500
2
Số LĐ có khả năng LĐ
33447
48050
48265
48805
48292
49100
49100
3
Số LĐ được GQVL/năm
1310
1750
2424
1500
1800
3000
3000
Trong đó: Số LĐXK
350
635
700
1500
1500
Hàng năm giả quyết việc làm tại chỗ từ 1700-1800 lao động. Xây dựng đề án xuất khẩu lao động đến 2005 có 1700 lao động đã được xuất khẩu ra nước ngoài, số lao động này đã có đóng góp không nhỏ hàng năm gửi về từ 85 -100 tỷ đồng góp phần cải thiện đời sống và để xây dựng quê hương.
Huyện đức thọ đã có chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính và đưa vào hoạt động đề án mô hình trung tâm giao dịch một cửa tại huyện và các xã, thị trấn đã thực sự đem lại hiệu quả.
Là vùng quê chưa giàu nhưng Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được thành tựu đáng kể, nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo đã được triển khai và đạt kết quả tốt với các chủ trương biện pháp thích hợp như chủ đề “ Tất cả hành động vỳ người nghèo” Mục tiêu quyên góp vỳ người nghèo trong 2 năm 2006-2007 toàn huyện xoá xong nhà tranh tre dột nát, nâng đời sống cận ngheo, giảm tỷ lệ % người nghèo ngay tại các địa phương là mục tiêu cơ bản của các đảng cộ chi bộ cơ sở. với mục tiêu đó mà đời sống của người nghèo đã được nâng lên một bước khá rõ nét.
Tuy huyện đã có nhiều biện pháp nhưng tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn chiếm 5%, không còn hộ đói, nhà tranh tre dột nát cơ bản đã được xoá, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ rộng khắp trên địa bàn, đời sống nhân dân các vùng, miền đã được nâng lên rõ rệt, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn không nhiều, các đối tượng gia đình chính sách được chăm lo chu đáo, năm 2005 các gia đình chính sách nếu nhà ở con chưa đảm bảo được đầu tư xây dựng xong nhà tình nghĩa. Với mức thu nhập hiện nay ở huyện đức thọ giữa người sản xuất nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp và đối tượng hưởng chính sách BHXH khoảng 40.000 người chưa có chế độ . Như vậy tiềm năng tham gia BHXH, BHYT, bắt buộc và tự nguyện của các đối tượng trên địa bàn huyện là rất cao, có xu hướng tăng dần theo từng năm.
3.1.2 Điều kiện về văn hóa của huyện Đức Thọ
Hà Tình là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng Hà Tĩnh thường được coi là nơi "Địa linh nhân kiệt". Trong khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đỗi anh hùng. Như đại thi hào Nguyễn Du, Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác, quê hương có 2 ttỏng bí thư ( Trần Phú- Hà Huy Tập) Và Đức Thọ là một trong những mảnh đất giàu truyền thống anh hùng, không chỉ kiên cường anh dũng trong đấu tranh, còn dũng cảm trên chiến trường kinh tế xã hội của tinh nhà.
Giáo dục Đức thọ đã có những bước phát triển khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12775.doc