Chuyên đề Quan hệ hai bờ dưới lăng kính an ninh truyền thống
trong quan hệ mỹ - đài loan, trung quốc cho rằng quan hệ mỹ - đài loan ngày càng mật thiết, và tỏ ra rất lo lắng đối với việc mỹ bán vũ khí cho đài loan và giữa hai bên hình thành “đồng minh quân sự”, nhất là từ tháng 9 năm 2003 tới nay, mỹ một mặt vẫn ủng hộ chính sách “một trung quốc”, nhưng lại có thái độ thờ ơ đối với việc đài loan sửa đổi hiến pháp và chưng cầu dân ý về chủ quyền đài loan. liên quan đến công tác đài loan, trung quốc đã triển khai nhiều cuộc gặp gỡ ở nhiều cấp đối với mỹ, bao gồm hai lần hội ngộ giữa chủ tịch hồ cẩm đào với tổng thống mỹ bust (trong hội nghị g8 vào tháng 6 và hội nghị thượng đỉnh apec vào tháng 8), chủ tịch hồ cẩm đào nói “nguyện dốc hết sức lực để lấy phương thức hòa bình thực hiện thống nhất hai bờ”, “các thế lực đài loan độc lập vẫn đang ra sức tiến hành các hoạt động chia rẽ, đây là nguyên nhân căn bản khiến cho cục diện trở nên căng thẳng và không thể cải thiện được quan hệ giữa hai bờ”. về quan hệ nhật bản - đài loan, sau khi trung quốc và nhật bản thiết lập quan hệ ngoại giao, nhật bản áp dụng các biện pháp nhất thời mang tính hạn chế đối với các quan chức đài loan sang thăm nhật bản, nhưng những hạn chế này sau này bắt đầu được nới lỏng. trước sức ép của chính quyền đài loan và sự thúc đẩy của cánh hữu nhật bản, thì chính phủ nhật bản không ngừng có các hành động ngầm thân đài loan, mưu cầu phá vỡ những hạn chế trong tuyên bố chung trung – nhật, mở rộng “quan hệ thực chất” nhật bản - đài loan. do đó, các quan chức cấp cao đài loan đến nhật bản hoạt động ngày càng nhiều, nhật bản cho phép các quan chức cao cấp đài loan sang thăm nhật bản, thậm chí mời cả tổng thống đài loan lý đăng huy sang thăm nhật. tất nhiên, những hành động như vậy đã làm trung quốc rất bất bình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu Quan hệ hai bờ dưới lăng kính an ninh phi truyền thống.doc