Chuyên đề Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dự án Hỗ trợ thành lập cơ cấu trợ giúp DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là dự án UNIDO)

Thông tin chung:

Số hiệu: TE/VIE/03/001, TF/VIE/04/001 và TF/VIE/06/002.

Ngân sách: 1.826.000 USD và 1.200.000 Euro.

Nhà tài trợ: chính phủ Phần Lan (1.200.000 Euro), chính phủ Ý (1.200.000 USD) và chính phủ Na Uy (626.000 USD).

Khung thời gian: 8/2004- 12/2007.

Mục tiêu phát triển: Xúc tiến tăng trưởng dài hạn và phát triển bền vững cho khối DNNVV trên phương diện đóng góp vào GDP và tạo việc làm.

Mục tiêu của dự án: cải thiện chính sách và khung thể chế phát triển DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh (5 tỉnh được chọn là Thái Nguyên, Lào Cai, Bình Thuận, Hà Tĩnh và Long An).

Cơ quan điều hành: Cục Phát triển Doanh nghiệp và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc.

Cơ quan điều hành: Cục Phát triển Doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư của 5 tỉnh đã được chọn.

Giám đốc dự án: ông Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng.

Cố vấn trưởng: bà Nilgun Tas, quốc tịch Đức, chuyên gia kinh tế UNIDO

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác giữa các doanh nghiệp Châu Âu và doanh nghiệp Việt Nam trong 2 lĩnh vực: chế biến và đóng gói thực phẩm; và doanh nghiệp sản xuất phần mềm đặc biệt là trong đổi mới và chuyển giao công nghệ. Các kết quả đầu ra của dự án: DNNVV được thành lập mới trong 2 lĩnh vực: chế biến và đóng gói thực phẩm( ở Hà Nội); và sản xuất phần mềm( ở thành phố Hồ Chí Minh) dựa trên việc thử nghiệm các sáng kiến sản xuất kinh doanh. Dự án gồm 2 tiểu dự án thành lập vườn ươm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dự án thành lập Trung tâm phát triển doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ Một số thông tin chung: - Tên dự án: Xây dựng Trung tâm Phát triển Doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ. - Nguồn vốn: Tổng ngân sách của dự án là 350.000 USD, đây là nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại. - Nhà tài trợ: Chính phủ Ấn Độ. - Hỗ trợ kỹ thuật: Viện phát triển doanh nhân Ấn Độ. - Khung thời gian: 1/6/2005- 31/5/2007. - Mục tiêu phát triển: phát huy đào điều kiện phát triển doanh nhân có năng lực cho Việt Nam, họ là những người sẽ hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. - Mục tiêu của dự án: Xây dựng một trung tâm đi đầu trong lĩnh vực phát triển doanh nhân, khuyến khích tinh thần lập nghiệp. - Cơ quan thực hiện: Trung tâm Hỗ trợ kĩ thuật cho DNNVV tại Hà Nội. - Giám đốc dự án: ông Tạ Đình Xuyên, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV tại Hà Nội. Cố vấn trưởng: ông RaJkumar Phatate, chuyên gia phát triển doanh nhân- Viện phát triển doanh nhân Ấn Độ. Các kết quả của dự án: + Cơ sở vật chất ban đầu được xây dựng nhằm phát triển doanh nhân Việt Nam và khuyến khích tinh thần lập nghiệp của các doanh nhân. + Các chương trình về phát triển doanh nhân Việt Nam và khuyến khích tinh thần lập nghiệp được triển khai. + Trung tâm phát triển doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ được thành lập là đơn vị trực thuộc Cục Phát triển Doanh nghiệp có đủ khả năng hoạt động, góp phần phát triển doanh nhân,khuyến khích tinh thần doanh nhân + Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung tâm và các tổ chức tài chính, viện giáo dục đào tạo, cơ quan truyền thông, tổ chức phi chính phủ, các bộ ngành, các tổ chức hỗ trợ DNNVV, phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam. Các hoạt động chính: + Xây dựng năng lực tổ chức cho trung tâm qua việc triển khai các hội thảo khuyến khích tinh thần lập nghiệp cho các quan chức lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách ở Viện phát triển doanh nhân Ấn Độ và Trung tâm ở Hà Nội và triển khai các cuộc họp tương tự dành cho các đối tượng hữu quan và các nhà quản lý ở cấp tác nghiệp. + Nâng cao năng lực của Trung tâm phát triển doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ thông qua việc tuyển chọn, đào tạo giảng viên tại Viện phát triển doanh nhân Ấn Độ. + Xác định cơ hội kinh doanh và chuẩn bị các hồ sơ Cơ hội kinh doanh được lựa chọn. + Thực hiện nghiên cứu khả thi xây dựng Trung tâm tại Hà Nội. + Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động của Trung tâm. + Lễ ra mắt VIEDC và khai giảng khóa đào tạo Khởi nghiệp nằm trong chương trình phát triển doanh nhân đầu tiên ở Việt Nam. + Cử cố vấn kỹ thuật của Viện phát triển doanh nhân Ấn Độ sang hỗ trợ. + Tiếp tục triển khai 2 khóa đào tạo Khởi nghiệp và tổ chức một hội thảo với chủ đề “Xây dựng văn hóa kinh doanh” trong nửa năm đầu tiên. Đến nay dự án đã hoàn thành. Cục Phát triển Doanh nghiệp và Viện phát triển doanh nhân Ấn Độ đã tiến hành đàm phán hợp tác cấp cơ sở để đệ trình lên Chính phủ hai nước xin kinh phí tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. b) Tình hình thực hiện công tác quản lý các dự án ODA xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp Các dự án này đều được tổ chức 2 cấp quản lý: cấp cao gồm giám đốc dự án( lãnh đạo Cục) và cố vấn trưởng dự án( do bên tài trợ đề cử).Ở cấp này, chức năng hoạch định và kiểm tra dự án chủ yếu do cố vấn trưởng thực hiện. Về công tác lập kế hoạch triển khai,thời gian thực hiện của các dự án: - Đối với dự án Vườn ươm, cố vấn trưởng đã sử dụng dịch vụ thuê ngoài để lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch cho tiểu dự án vườn ươm doanh nghiệp phần mền tại Hồ Chí Minh do công ty tư vấn MISCOM của Hà Lan thực hiện. Sau khi khảo sát địa điểm, MISCOM đã lựa chọn khu công nghiệp phần mềm Quang Trung để xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm. Chiến lược của Vườn ươm đã được các bên liên quan thống nhất, kế hoạch triển khai, tuyển chọn khách hàng cũng được Giám đốc dự án và Cố vấn Trưởng thông qua. Đầu năm 2007, Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm cơ bản thực hiện xong giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở vật chất. Đầu quý 2 năm 2007, Vườn ươm này đã chính thức đi vào hoạt động. Các hoạt động tuyển chọn khách hàng được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Đến nay đã có 7 doanh nghiệp là khách hàng của Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm. Kế hoạch triển khai Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm tại Hà Nội lại gặp rất nhiều khó khăn là chậm tiến độ triển khai của dự án, việc đó là co công tác khảo sát chọn địa điểm triển khai xây dựng dự án tại khu công nghiệp Sài Đồng, Gia lâm, Hà Nội. Ban quản ý dự án đã không lường trước những khó khăn về thủ tục thuê đất tại khu công nghiệp này. Kết quả là dự án đã bị chậm 14 tháng so với kế hoạch. Bảng 2.1 Kế hoạch xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm tại Hà Nội Nội dung công việc Khung thời gian 1. Khảo sát và lập kế hoạch nghiên cứu khả thi 1/2005- 9/2005 2.Hoàn thiện các thủ tục đất đai 10/2005- 1/2006 3. Xây dựng 1/2006- 8/2006 4. Hoàn thiện cơ sở vật chất 9/2006- 11/2006 (Nguồn: Cục phát triển DNNVV- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) -Đối với dự án JICA, cố vấn trưởng đã quyết định sử dụng mô hình tổ chức của cơ quan Phát triển và Đổi mới vùng Nhật Bản để xây dựng và vận hành Trung tâm Hỗ trợ kĩ thuật cho DNNVV tại Hà Nội. Dự án JICA cũng gặp trở ngại về thủ tục thuê đất, và nó còn ở mức nghiêm trọng hơn. Theo kế hoạch thì việc chuẩn bị mặt bằng để xây dựng Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV tại Hà Nội sẽ hoàn thành vào tháng 8/2005. Nhưng đến nay, Ban quản lĩ dự án vẫn chưa thể hoàn thành công việc này. Ban đầu, dự án dự kiến xây dựng Trung tâm tại Từ Liêm, Hà Nội. Sau hơn 1 năm làm việc với UBND TP Hà Nội, mặt bằng dự kiến cho dự án đã không được giải phóng, bàn giao. Do vậy Ban quản lí dự án đã quyết định thay đổi, chọn khu công nghiệp Từ Sơn, Bắc Ninh để triển khai. Hiện nay Ban quản lý dự án đang hoàn thành các thủ tục thuê đất cuối cùng. Việc phải thay đổi địa điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện dự án. Ban quản lý dự án đã chuẩn bị văn kiện thay đổi thời gian thực hiện dự án trình lên Chỉnh phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Ngay cả tên dự án cũng đã được dự kiến thay đổi thành Dự án Xây dựng Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV các tỉnh miền Bắc. Tính đến nay chỉ có công việc điều tra doanh nghiệp 30 tỉnh miền Bắc là được Ban quản lỹ dự án JICA thực hiện tương đối đúng kế hoạch (chậm 3 tháng). Dự án Ấn Độ thực hiện công tác lập kế hoạch khá tốt. Do đây là dự án nhỏ, mặt bằng thực hiện được xác định là thuê nên không gặp trở ngại trong công tác này. Các kế hoạch tập huấn cho giảng viên, tổ chức hội thảo, tố chức lớp học được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Do thời gian thực hiện dự án bị kéo dài,chúng ta lại chưa có chuyên gia trong lĩnh vực này trong khi giá thuê chuyên gia nước ngoài rất cao. Do đó chí phí của các dự án cũng tăng . Về công tác kiểm tra, đánh giá, các dự án đã hoạt động là dự án Ấn Độ và Tiểu dự án Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm tại TP Hồ Chí Minh đã bước đầu thực hiện. Theo quy trình tuyển chọn doanh nghiệp phần mềm, Cố vấn trưởng dự án Vườn ươm là người thực hiện chính công tác kiểm tra và đánh giá. Bước đầu, 7 doanh nghiệp đã được lựa chọn làm khách hàng của Vườn ươm này. Đối với dự án Ấn Độ, 17/50 khách hàng của lớp Khởi sự đầu tiên đã thành lập được doanh nghiệp. Theo nhận định của ban quan lý dự án, đây là tín hiệu khả quan. Hai lớp Khởi sự sau do mới thực hiện nên chưa tiến hành đánh giá kết quả. Hội thảo chủ đề “Xây dựng văn hóa kinh doanh” được tổ chức tốt, nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Nội. Cuộc Điều tra doanh nghiệp 30 tỉnh phía Bắc được dự án JICA thực hiện năm 2005, chủ yếu dưới sự giám sát của Cố vấn trưởng dự án và các chuyên gia người Nhật. Đây là cuộc điều tra đầu tiên có quy mô lớn (trên 60.000 doanh nghiệp) tại Việt Nam. Cuộc điều tra này đã vẽ bức tranh tổng thể về doanh nghiệp 30 tỉnh phía Bắc và qua đó cung cấp thông tin cho Chính phủ về những khó khăn cần được hỗ trợ của các doanh nghiệp này. Do giám đốc dự án không có nhiều kinh nghiệm trong hỗ trợ trực tiếp, đặc biệt là sử dụng mô hình trung tâm trợ giúp kỹ thuật và vườn ươm, nên cố vấn trưởng đóng vai trò quyết định. Có thể mô tả việc thực hiện chức năng quản lý của các cấp quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV thực tiếp như sau: Bảng 2.2 Thực hiện chức năng quản lý của các cấp trong Ban quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp Cấp quản lý Chức năng quản lý chính Giám đốc dự án - Chỉ đạo chung, chỉ đạo các cấp quản lí thấp hơn(bên Việt Nam) - Xin chỉ đạo của cấp trên khi dự án có thay đổi Cố vấn trưởng dự án -Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện -Kiểm tra giám sát các công việc dự án Chuyên gia ngắn hạn nước ngoài -tổ chức và phối hợp thực hiện các công việc chuyên môn -chỉ đạo và giám sát việc thực hiện công việc của các cán bộ dự án. Các điều phối viên -phối hợp thực hiện các công việc hành chính của dự án -chỉ đạo và giám sát thực hiện công việc của các cán bộ dự án 2.2.3.2. Thực trạng quản lý các dự án ODA về xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp a) Các dự án ODA xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp Các dự án ODA xúc tiến DNNVV gián tiếp đang thực hiện tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm: Dự án Đơn giản hóa và cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh Đây là Tiểu dự án 1 thuộc dự án Hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Một số thông tin chung: Nguồn vốn: tổng ngần sách của dự án là 3.000.000 Euro. Đây là nguồn vốn không hoàn lại. Thời gian thực hiện: từ ngày 1/3/2005 – 31/12/2008. Nhà tài trợ: Liên minh châu Âu. Cơ quan quản lí: Cục Phát triển Doanh nghiệp. Cơ quan thực hiện : các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Giám đốc dự án: ông Hồ Sĩ Hùng, Phó Cục trưởng. Cố vấn trưởng : bà Ricarda, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực phát triển DNNVV của liên minh châu Âu. Mục tiêu tổng thể: giảm nghèo và tạo việc làm thông qua phát triển DNNVV khu vực tư nhân và thúc đẩy khu vực này hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Mô tả dự án : Mục tiêu cụ thể: + Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý trung ương và địa phương về kinh nghiệm và chính sách phát triển khu vực tư nhân. + Cải thiện môi trường kinh tế và thúc đẩy phát triển DNNVV ở các tỉnh mục tiêu. + Tăng cường đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với khu vực tư nhân. Các kết quả đầu ra của dự án: + Cải thiện thủ tục hành chính và cơ chế chính sách ở 3 tỉnh/thành phố mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển DNNVV. + Tăng cường đối thoại giữa cơ quan nhà nước với khu vực tư nhân nhằm xây dựng môi trường chính sách thuận lợi thúc đẩy DNNVV phát triển. + Tăng cường năng lực cho các Hiệp hội trong vai trò đại diện lợi ích của khu vực tư nhân, phát triển các dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) cho DNNVV ở các tỉnh mục tiêu. Hoạt động chính: + Đánh giá chi phí tuân thủ ( chi phí của doanh nghiệp để thực hiện các quy định pháp lý, 4 chi phí được sử dụng là: chí phí đăng kí và thay đổi đăng kí, chi phí thuê đất, đăng kí đầu tư và xuất khẩu hàng hóa) tại 3 tỉnh/thành phố mục tiêu và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. + Đưa ra các sáng kiến giảm chi phí tuân thủ. + Tăng cường nhận thức và hỗ trợ tiếp cận “đặc khu kinh tế” cấp tỉnh. + Hỗ trợ dịch vụ một cửa trong các dịch vụ đăng ký kinh doanh và đất đai. + Hỗ trợ thiết lập chính phủ điện tử trong lĩnh vực hải quan và đăng ký kinh doanh. + Hỗ trợ quá trình cải cách thủ tục hành chính dựa trên đánh giá chi phí tuân thủ và các sáng kiến làm giảm. + Nâng cao nhận thức về vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế- xã hội cho cac cấp quản lý hành chính liên quan. + Nâng cao nhận thức về cải cách hành chính đối với phát triển DNNVV cho các cán bộ phát triển DNNVV thông qua đào tạo (giảng viên là các chuyên gia phát triển DNNVV của EU) và tham quan thực tế tại Châu Âu. + Hỗ trợ Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện chính sách DNNVV của Chính Phủ. Dự án Hỗ trợ thành lập cơ cấu trợ giúp DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là dự án UNIDO) Thông tin chung: Số hiệu: TE/VIE/03/001, TF/VIE/04/001 và TF/VIE/06/002. Ngân sách: 1.826.000 USD và 1.200.000 Euro. Nhà tài trợ: chính phủ Phần Lan (1.200.000 Euro), chính phủ Ý (1.200.000 USD) và chính phủ Na Uy (626.000 USD). Khung thời gian: 8/2004- 12/2007. Mục tiêu phát triển: Xúc tiến tăng trưởng dài hạn và phát triển bền vững cho khối DNNVV trên phương diện đóng góp vào GDP và tạo việc làm. Mục tiêu của dự án: cải thiện chính sách và khung thể chế phát triển DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh (5 tỉnh được chọn là Thái Nguyên, Lào Cai, Bình Thuận, Hà Tĩnh và Long An). Cơ quan điều hành: Cục Phát triển Doanh nghiệp và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc. Cơ quan điều hành: Cục Phát triển Doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư của 5 tỉnh đã được chọn. Giám đốc dự án: ông Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng. Cố vấn trưởng: bà Nilgun Tas, quốc tịch Đức, chuyên gia kinh tế UNIDO * Mô tả dự án: Dự án nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các hoạt động hỗ trợ cơ cấu trợ giúp cấp tỉnh và cấp quốc gia để phát triển DNNVV. Các cơ cấu đó là: Cục Phát triển DNNVV, Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV, và khởi động liên kết với mạng lưới đầu mối cấp tỉnh tại 5 tỉnh mục tiêu được lựa chọn. Hỗ trợ của dự án cho Cục bao gồm tăng cường năng lực cho quá trình xây dựng chính sách và triển khai chính sách trong một số chọn lọc các lĩnh vực như: đăng kí kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh, hỗ trợ thông tin… Các kết quả của dự án: + Công tác hỗ trợ phát triển DNNVV tại Cục Phát triển Doanh nghiệp được nâng cao. + Các chương trình nghiên cứu liên quan đến phát triển DNNVV được lên kế hoạch chuẩn bị nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách ra các quyết định dựa trên cơ sở nắm bắt thông tin tốt hơn về như cầu của DNNVV. + Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV nâng cao hoạt động tham vấn cho Chính phủ về nhu cầu của DNNVV và tính hiệu quả của các chương trình, dự án trợ giúp. + Các liên kết với các đầu mối thử nghiệm cấp tỉnh được xây dựng. + Thiết lập được trong Cục Phát triển Doanh nghiệp một mạng lưới cung cấp thông tin đến các DNNVV về yêu cầu pháp lý, quy định và thủ tục hành chính, các hỗ trợ hiện có của Chính phủ và các chương trình, dự án ODA dành cho DNNVV. + Một chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phổ biến đến toàn thể người dân về lợi ích của phát triển sản xuất kinh doanh và cơ cấu trợ giúp DNNVV được khởi động. + Phòng đăng ký kinh doanh nâng cao khả năng quản lí việc cải cách đăng ký kinh doanh, hoàn thành kế hoạch được giao và có khả năng huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc cải cách đăng kí kinh doanh trên cả nước từ tháng 3/2007. -Các hoạt động chủ yếu: + Phát triển tổ chức cho Cục Phát triển Doanh nghiệp, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất, cải thiện quy trình tổ chức, thủ tục, xây dựng hệ thống mạng nội bộ Intranet. + Tăng cường năng lực xây dựng các chính sách phát triển DNNVV dựa trên các kết quả nghiên cứu. + Tăng cường năng lực cho Cục Phát triển Doanh nghiệp nhằm thực hiện đầy đủ vai trò thu lý cho Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV, nơi xây dựng và đề xuất các kiến nghị lên Chính phủ. + Hỗ trợ Cục Phát triển Doanh nghiệp xây dựng cổng thông tin doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về các quy định pháp lý liên quan đến sản xuất kinh doanh, các thể chế hỗ trợ và các lời khuyên thiết thực dành cho DNNVV. + Hỗ trợ thiết lập đầu mối địa phương đối với các hỗ trợ từ Chính phủ dành cho các DNNVV trong khuôn khổ phối hợp giữa Cục Phát triển Doanh nghiệp và chính quyền 5 tỉnh được lựa chọn. + Các hoạt động nhằm xây dựng phương pháp tiếp cận thân thiện với doanh nghiệp và xây dựng hình ảnh về cơ cấu trợ giúp DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh, thúc đẩy kinh doanh trong toàn dân. + Hoàn thành kế hoạch thực hiện chi tiết cho chương trình cải cách đăng ký kinh doanh trong cả nước và hoạt động huy động vốn. Dự án Xúc tiến môi trường kinh doanh cấp tỉnh Đây là một tiểu dự án (có tài liệu dịch là hợp phần) thuộc Chương trình Hỗ trợ chương trình phát triển doanh nghiệp. *Một số thông tin chung: - Nguồn vốn: tổng nguồn vốn của dự án là 44.700.000 Kuron Đan Mạch. - Bên tài trợ: Chính phủ Đan Mạch. - Cơ quan thực hiện: Cục Phát triển Doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Hà Tây,Nghệ An,Khánh Hòa, Lâm Đồng. - Giám đốc dự án: ông Đỗ Văn Hải, Phó Cục trưởng. - Mục tiêu tổng thể: tăng trường kinh tế toàn diện thông qua không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của DNNVV. - Mục tiêu cụ thể: Cải thiện môi trường kinh doanh tại các tỉnh mục tiêu thông qua hợp lý hóa thủ tục hành chính, củng cố năng lực của chính quyền tỉnh, nâng cao tính minh bạch của các quyết định hành chính và tăng cường đối thoại giữa hai khối công- tư. Nâng cao tính hiệu quả và hợp lý của các sáng kiến hỗ trợ DNNVV. * Mô tả dự án: +các trở ngại về hành chính và quản lý đối với sự phát triển DNNVV tại các tỉnh mục tiêu giảm đáng kể và đối thoại giữa hai khối công- tư được tăng cường. + Năng lực của chính quyền tỉnh trong việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển DNNVV, doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân được nâng cao. + Cục Phát triển Doanh nghiệp có khả năng hỗ trợ và giám sát việc thi hành chính sách phát triển DNNVV ở cấp tỉnh. Kết quả của dự án: + Chỉ ra những bất cập trong hành chính và quản lý đối với sự phát triển của DNNVV: Các nghiên cứu về những bất cập hành chính và quản lý đối với sự phát triển của DNNVV tại các tỉnh mục tiêu Sửa đổi các quy trình, thủ tục hành chính liên quan tới DNNVV với sự tham khảo từ các doanh nghiệp tư nhân Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác phát triển DNNVV bằng các buổi hội thảo chuyên môn, các chương trình tập huấn Tổ chức có hệ thống các buổi hội thảo, diễn đàn để phát triển các kênh đối thoại công- tư. + Hỗ trợ cho chính quyền tỉnh trong việc hoạch định và thi hành các sáng kiến phát triển kinh doanh qua việc thực hiện các hoạt động sau: Nghiên cứu phân tích về tiềm năng của các DNNVV (tập trung vào các hộ gia đình) Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo cho cán bộ cấp tỉnh, huyện nhằm nâng cao năng lực lập và quản lý các chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh; Trợ giúp chính quyền tỉnh trong việc xây dựng và triển khai một kế hoạch phát triển DNNVV thống nhất. + Tăng khả năng hỗ trợ và giám sát việc thực thi chính sách của Chính phủ đối với chính quyền các tỉnh mục tiêu: Hỗ trợ Cục Phát triển Doanh nghiệp để Cục thường xuyên góp ý cho các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lược về DNNVV; Cung cấp thông tin về cộng đồng kinh doanh, môi trường kinh doanh trên địa bàn các tỉnh mục tiêu cho Cục Phát triển Doanh nghiệp, từ đó giúp Cục nắm được xu hướng phát triển của DNNVV ở Việt Nam cũng như công bố các hoạt động của DNNVV. b, Tình hình thực hiện công tác quản lý của các dự án ODA xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp Về công tác lập kế hoạch, triển khai, thời gian thực hiện của các dự án: Dự án UNIDO được quy hoạch trong chương trình xây dựng đầu mối thông tin cấp tỉnh trên cả nước cho cổng thông tin doanh nghiệp ( có địa chỉ website là www.business.gov.vn) được đặt tại Cục Phát triển Doanh nghiệp. Dự án UNIDO được quy hoạch một kế hoạch linh hoạt và có một Cố vấn trưởng giàu kinh nghiệm. Các công việc cụ thể của dự án này có thể thay đôi nhằm giải quyết khó khăn và nhiệm vụ ngắn hạn của Cục (Xem bảng 2.3) Bảng 2.3: Các công việc không có trong kế hoạch ban đầu của dự án UNIDO Nội dung công việc Ngân sách Thời gian thực hiện Hình thức thực hiện Nâng cao năng lực cho cán bộ Cục 55.000 USD 11/2005- 3/2006 Thuê ngoài dịch vụ Hỗ trợ công tác tổ chức hội nghị bộ trưởng DNNVV trong khuôn khổ APEC 2006 32.000 USD 3/2006- 12/2006 Cử nhân viên chuyên trách trợ giúp cục tổ chức hội nghị Trợ giúp Cục xây dựng kế hoạch DNNVV 5 năm (2006- 2010) 120.000 USD 8/2005- 10/2006 Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan Cử cố vấn cao cấp về chính sách phát triển DNNVV hỗ trợ Nguồn: Cục Phát triển DNNVV- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Công tác tổ chức thực hiện tại địa phương thực hiện dự án khá phức tạp do địa bàn thực hiện dàn trải, hầu hết các tiểu dự án tại địa phương đều chậm tiến độ. Tuy nhiên, về chất lượng, các dự án được tổ chức thực hiện tương đối tốt, bước đầu đã chỉ ra cho chính quyền tỉnh thấy những bất cập của môi trường kinh doanh trên địa bàn.( Xem bảng 2.4) Bảng 2.4: các nội dung thực hiện của dự án DANIDA tại tỉnh Khánh Hòa trong năm 2007 Hoạt động Nội dung Ngân sách (Đồng) Kết quả Cấp phê duyệt Chuẩn đoán môi trường kinh doanh Đánh giá môi trường kinh doanh và đề xuất kiến nghị 253.000.000 Báo cáo UBND tỉnh Kế hoạch hành động hỗ trợ DNNVV (2006- 2010) Đề xuất các giải phát cải thiện môi trường kinh doanh 92.000.000 Dự thảo kế hoạch UBDN tỉnh Xây dựng quy trình giao đất, cho thuê đất Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình về giao đất, cho thuê đất cho DN 270.000 Dự thảo quy trình UBDN tỉnh Xây dựng quy trình miễn, giảm thuế sử dụng Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình thủ tục về miễn, giảm tiền sử dụng đât 184.000.000 Dự thảo quy trình Cục thuế Xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư Hình thành quy trình về cấp chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 170.000 Dự thảo quy trình UBDN tỉnh Nguồn: Cục Phát triển DNNVV- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về quản lý chi phí: Ở Cục, dự án UNIDO được tổ chức thực hiện tốt nên tiến độ các công việc nằm trong kế hoạch được giải ngân sát với kế hoạch (Xem minh họa tại bảng 2.5). Bảng 2.5 Tiến độ thực hiện các công việc thuộc kết quả 1dự án UNIDO (tính đến tháng 8/2007) Công việc thực hiện Đơn vị tính Đầu vào dự kiến Đầu vào thực hiện Tỷ lệ thực hiện Cố vấn chính sách cao cấp USD 42000 56000 133% Chuyên gia đào tạo và tổ chức USD 32000 28000 87.5 % Chuyên gia chương trình và mạng lưới USD 20000 20000 100 % Chuyên gia quốc tế ngắn hạn USD 28000 42000 150 % Chuyên gia chính sách trong nước USD 1400 3500 250 % Chuyên gia đào tạo cán bộ trong nước USD 600 400 67 % Hợp đồng phụ USD 0 14000 Đào tạo cán bộ USD 5000 3700 74 % Hội thảo khởi động USD 5000 20000 400 % Mua sắm thiết bị USD 70000 54800 78 % Hỗ trợ hành chính USD 24000 12050 50 % Chi phí đi lại dự án USD 15000 8000 53 % Chí phí công tác USD 22500 11000 49 % Phiên dịch USD 8000 7600 95 % Tham quan nghiên cứu USD 20000 0 0 % Các việc khác USD 25000 24400 98 % Tổng cộng USD 498.500 305.450 61.3 % Nguồn:cục phát triển DNNVV- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việc thực hiện chức năng quản lý của các cấp quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp được mô tả như sau: Bảng 2.6 Thực hiện chức năng quản lý của các cấp trong Ban quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp Cấp quản lý Chức năng quản lý chính Giám đốc dự án -tham gia vào quy hoạch và lập kế hoạch của dự án (cả trong đàm phán ký kết tài trợ và triển khai dự án) -chỉ đạo việc tổ chức và điều phối thực hiện dự án Cố vấn trưởng dự án -chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, phối hợ các chuyên gia ngắn hạn và báo cáo giám đốc -kiểm tra,giám sát các công việc Chuyên gia ngắn hạn nước ngoài -lập kế hoạch chi tiết trong mảng công việc chuyên môn được giao -tổ chức và phối hợp thực hiện các công việc chuyên môn -báo cáo cố vấn trưởng Các điều phối viên -phối hợp thực hiện các công việc hành chính của dự án -báo cáo kết quả công việc trước giám đốc dự án 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý các dự án ODA nhằm phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3.1. Các kết quả đạt được trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3.1.1. Các kết quả đạt được trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp Về cơ bản cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, đó là: Bước đầu các dự án đã xây dựng thành công 2 tổ chức tham gia xúc tiến phát triển DNNVV là vườn ươm doanh nghiệp phần mền tại thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm đào tạo doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ. Đã có một số doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ các kết quả này Tham gia công tác quản lý dự án này, các nhà quản lý phía Việt Nam học hỏi được kinh nghiệp quản lý dự án và nâng cao hiểu biết về hệ thống trợ giúp kĩ thuật cho DNNVV từ các chuyên gia giỏi của các nước phát triển. Việc xác định đúng điểm của vườn ương doanh nghiệp phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần đáng kể để Tiểu dự án này thực hiện kịp tiến độ. Đây là một kinh nghiệm quý báu cho các nhà quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp. Ba dự án này chỉ là những dự án đầu tiên. Cục Phát triển Doanh nghiệp và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục thực hiện cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdau_tu_1364.doc
Tài liệu liên quan