MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI.
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Mỗi
1. Sự cần thiết khách quan và sự nghiệp phát triển BHXH
2. Khái niệm BHXH
3, Bản chất chức năng của BHXH
4. Nguyên tắc của BHXH.
5. Nội dung cơ bản của BHXH.
5.1. Đối tượng của BHXH.
5.2. Các chế độ BHXH
6. Quỹ BHXH.
6.1. Khái niệm quỹ BHXH:
6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
6.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH:
II. QUẢN LÝ CHI BHXH.
1. Khái niệm chi BHXH
2. Quản lý chi BHXH.
2.1. Quản lý đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
2.2. Quản lý chi BHXH.
2.3. Công tác kiểm tra.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007 -2010
I. TỔNG QUAN VỀ BHXH TỈNH CAO BẰNG.
1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng
2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Cao Bằng.
3. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Tỉnh Cao Bằng
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng.
4.1 Đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức- bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng:
4.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận;
II- TÌNH HÌNH CHI BHXH Ở TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007-2010
1. Các hình thức chi BHXH hiện hành ở Việt Nam.
2. Tổng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở BHXH Tỉnh Cao Bằng
3. Tổng chi BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007 - 2010.
4. Hình thức chi trả.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG TRONG GIAN QUA.
1.Những mặt đạt được:
2. Những mặt hạn chế.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG THỜI GIAN TỚI.
I- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH TRONG THỜI GIAN TỚI:
II- ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
1- Đối với đại diện chi trả:
2. Đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương:
3. Đối với BHXH tỉnh Cao Bằng.
4. Đối với BHXH Việt Nam.
KẾT LUẬN
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4403 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính quyền địa phương, tạo sự ủng hộ sự giúp đỡ cho cơ quan BHXH hoàn thành nhiệm vụ.
C. Thủ tục hồ sơ và quy trình chi trả.
Quy trình thanh toán chế độ hưu trí:
- Đối tượng thuộc nguồn ngân sách chi trả.
- Đối tượng thuộc nguồn quỹ BHXH chi trả.
- Thủ tục đối với cấp huyện chi trả căn cứ vào danh sách đối tượng do tỉnh lập gửi xuống.
- Tổ chức chi trả:
+ Chi trả trực tiếp.
+ Chi trả dán tiếp.
- Tăng cường công tác kiểm tra:
+ Kiểm trả nguồn chi giao cho đại lý hoặc cá nhân.
+ Kiểm tra đối tượng chết và hết hạn hưởng để cắt giảm kịp thời.
- Từ 1/1/1998 đối tượng tham gia BHXH và hưởng BHXH đã được mở rộng tới cán bộ chủ chốt các xã, phường, thị trấn là một điều kiện thuận lợi để hệ thống tổ chức BHXH mở rộng các hoạt động của ngành trong đó có vấn đề quản lý đối tượng và chi trả BHXH.
- Nắm được đối tượng di chuyển chỗ có thời hạn đến địa Phương khác vì các lý do như thăm thân nhân, con cháu, đi nghỉ điều dưỡng, dưỡng sức trên ba tháng, để tiến tới cải tiến việc nhận lương hưu, hoặc trợ cấp BHXH tại nơi mới đến mà không cần phải có hộ khẩu thường trú.
2.3. Công tác kiểm tra.
Hoạt động BHXH là việc thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động BHXH cần phải đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, nhằm đánh giá và nắm bắt được kết quả thực hiện nghiệp vụ, mặt khác kịp thời phát hiện những sai sót để khắc phục sửa chữa. Đồng thời phát hiện biểu dương những điển hình, cơ quan BHXH tỉnh phải thường xuyên kiểm tra tình hình chi trả các chế độ BHXH của các tổ chức đại lý chi và có hình thức nhắc nhở các trường hợp chi trả chậm hoặc cố ý chây ì chếm dụ vốn làm công việc khác, thường xuyên đối chiếu với các tổ chức chi trả về các thông tin liên quan đến việc chi trả BHXH hưu trí, sự thay đổi về tiền lương… việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành ngay trong nội bộ lẫn nhau và được phòng kiểm tra của tỉnh thường xuyên kiểm tra giám sát công tác chi này. Trong công tác kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân về BHXH.
Qua nghiên cứu phương thức hoạt động BHXH ở một số nước cho thấy ngay từ khi bắt đầu hoạt động, các tổ chức BHXH đều được tổ chức và hoạt động theo luật BHXH, sau đó tùy theo yêu cầu thực tế luật BHXH sẽ được sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kì. Trên cơ sở đó đưa ra các quy định cụ thể về phương thức kiểm tra phù hợp.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
I. TỔNG QUAN VỀ BHXH TỈNH CAO BẰNG.
1, Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía đông bắc của Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 6690,72 Km2 (Trong đó: đất canh tác nông nghiệp chiếm 8%; đất lâm nghiệp chiếm 61%; còn lại là núi đá vôi), phía đông bắc và bắc giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, có đường biên giới dài 311 Km. Phía tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; Phía nam và tây nam giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Kạn.Cao Bằng có 13 huyện, thị với dân số toàn tỉnh là 510.884 ( số liệu năm 2009 ) gồm 10 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, giao, mông…Trong kháng chiến Cao Bằng là cái nôi của cách mạng, là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa cách mạng đầu tiên. Đời sống bà con các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn, toàn tỉnh có 5/ 13 huyện, thị xã thuộc diện khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã nghề thủ công với số lao động ít, thu nhập thấp và việc làm không ổn định.
2- Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Cao Bằng.
Ngay từ những ngày đầu cách mạng thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác BHXH. Qua nhiều lần bổ xung, sửa đổi chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, chính sách BHXH đã dần đáp ứng được các yêu cầu, các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Để thống nhất quản lý và thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH theo cơ chế mới, phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu theo kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, BHXH đã được hình thành, tổ chức dưới hình thức hoạt động về quỹ hoàn toàn độc lập với NSNN theo nguyên tắc tự hạch toán về kinh tế, thay cho một khoản thu và một khoản chi thuộc NSNN.
Ngày 16/02/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam – là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH, quản lý thu, chi, bảo toàn và đầu tư tăng trưởng quỹ theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, giúp cho việc tổ chức, quản lý và thực hiện các chế độ chính sách BHXH được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
BHXH tỉnh Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 97/QĐ – TCCB ngày 4/ 8/ 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, trên cơ sở tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ của 2 bộ phận thực hiện chính sách BHXH của Sở Lao động -TBXH và Liên đoàn lao động tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Quyết định số: 20/2002/ QĐ- TTg ngày 20/ 01/ 2002 của Thủ tướng Chính phủ- Hệ thống BHYT Việt Nam được chuyển giao sang BHXH Việt Nam, từ tháng 01/ 2003 BHYT Cao Bằng chính thức sáp nhập vào BHXH Cao Bằng. Từ thời điểm này BHXH Cao Bằng thực hiện thống nhất các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân.
3. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Tỉnh Cao Bằng
a Chức năng:
BHXH tỉnh Cao Bằng là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh Cao Bằng, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), BHYT bắt buộc, tự nguyện (sau đây gọi chung là BHYT); quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.
BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 2, có con dấu và tài khoản riêng.
BHXH tỉnh Cao Bằng chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý về công tác Đảng, Đoàn thể, về mặt hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
b. Nhiệm vụ:
BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ BHXH Việt Nam giao. Trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn, chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ, pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT theo quy định.
- Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định.
- Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng giám sát, thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện, thị xã ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT ở xã, phường , thị trấn.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh.
- Thực hiện chế độ thông tin, thông kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng.
4.1 Đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng:
BHXH tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm tháng 12/2010 gồm có 207 cán bộ công chức, viên chức trong chỉ tiêu biên chế, trong đó: Khối văn phòng có 77 người, BHXH các huyện, thị xã có 130 người.Trình độ đại học, cao đẳng có 93 người chiếm 44,9%; trình độ trung cấp có 94 người chiếm 45,4%( đa số đang theo học các lớp đại học tại chức); còn lại là sơ cấp, bộ đội chuyển ngành; hàng năm CCVC của ngành đều được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Số lao động trong các phòng nghiệp vụ tại BHXH tỉnh như sau: lãnh đạo có 3 người (01 giám đốc; 02 phó giám đốc); phòng chế độ BHXH có 6 người; phòng giám định BHYT 13 người; phòng thu 12 người; phòng kế hoạch tài chính 9 người; phòng kiểm tra 3 người; phòng công nghệ thông tin 4 người; phòng cấp sổ thẻ 7 người; phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ 6 người; phòng tổ chức- hành chính 14 người. Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trẻ, nhiệt huyết, đầy trách nhiệm… BHXH tỉnh Cao Bằng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức- bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Thu
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Chế độ BHXH
Phòng Giám định BHYT
Phòng tiếp nhận - quản lý hồ sơ
Phòng Kiểm Tra
Phòng Cấp sổ thẻ
PhòngCông nghệ thông tin
Phòng Kế hoạch tài chính
Bảo hiểm xã hội
huyện, thị
- Chỉ đạo trực tiếp: - Phối kết hợp:
4.3: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận;
Theo Quyết định số: 4969/ QĐ- BHXH ngày 10 tháng 11 năm 2008 của BHXH Việt Nam: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh; Quyết định số: 246/ QĐ- BHXH ngày 28 tháng 4 năm 2008 của BHXH tỉnh Cao Bằng: V/v ban hành quy chế làm việc của BHXH tỉnh Cao Bằng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của BHXH tỉnh Cao Bằng được quy định:
* Giám đốc:
Thủ trưởng cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của BHXH tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
* Phó giám đốc:
Giúp việc cho Giám đốc, chịu sự phân công, quản lý điều hành của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công hoặc uỷ quyền; được Giám đốc phân công phụ trách một số nội dung hoặc lĩnh vực công tác; trực tiếp chỉ đạo một số phòng, giải quyết một số công việc thuộc phạm vi được phân công phụ trách; thay mặt Giám đốc điều hành, giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng( theo sự phân công hoặc uỷ quyền).
* Phòng chế độ BHXH:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh giải quyết chế độ BHXH, BHTN; quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ BHXH: hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thẩm định số liệu chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ và BHTN; Cấp và quản lý giấy chứng nhận hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; Quản lý các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH, BHTN hàng tháng theo từng chế độ, bao gồm cả đối tượng tăng giảm và di chuyển; điều chỉnh mức trợ cấp BHXH…
* Phòng thu:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiệncông tác thu BHXH bắt buộc, tự nguyện, BHTN, BHYT bắt buộc, tự nguyện của các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, BHYT hàng năm cho BHXH huyện, thị xảtên cơ sở kế hoạch đã được BHXH Việt Nam giao; tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT theo kế hoạch; kiểm tra đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN; thẩm định và tổng hợp số thu BHXH, BHYT, BHTN; hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN đối với BHXH huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm…
* Phòng giám định BHYT:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch khám chữa bệnh, dự toán chi quỹ BHYT hàng quý, hàng năm và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan phân bổ kinh phí theo dự toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT; Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; thực hiện quy trình giám định tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, chống lạm dụng quỹ BHYT; Thẩm định chi phí khám, chữa bệnh; thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT; thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh với người có thẻ BHYT…
* Phòng kế hoạch- tài chính:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp với các phòng để lập, giao kế hoạch và tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng…hàng quý, năm trong tỉnh; phân bổ dự toán thu, chi; tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH; chủ trì phối hợp với các phòng chức năng thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính do BHXH tỉnh quản lý…
* Phòng tổ chức- hành chính:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức; công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng và các hoạt động văn phòng BHXH tỉnh.
- Nhiệm vụ: kiện toàn bộ máy BHXH tỉnh, BHXH huyện, thị xã theo quyết định của Tổng giám đốcBHXH Việt Nam; Xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng , nâng bậc lương, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức theo phân cấp; lập chương trình, kế hoạch công tác định kỳ trình Giám đốc phê duyệt và giúp Giám đốc triển khai thực hiện…
* Phòng kiểm tra:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, thu, chi BHXH, quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình kế hoạch và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, thu, chi BHXH, quản lý tài chính đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, thu, chi, quản lý tài chính đối với cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động tham gia BHXH…
* Phòng công nghệ thông tin:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của BHXH tỉnh theo quy định.
- Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng trình Giám đốc BHXH tỉnh chương trình, kế hoạch hàng năm về công nghệ thông tin của BHXH tỉnh và BHXH huyện, thị xã; khai thác, sử dụng và bảo quản các chương trình công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam; nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng các chương trình công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý thuộc hệ thống BHXH tỉnh; Tổ chức thu thập, lưu trữ số liệu phục vụ yêu cầu quản lý; xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống BHXH tỉnh…
* Phòng cấp sổ, thẻ:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, BHTN, thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: tổ chức xét duyệt hồ sơ, cấp và quản lý việc sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT; chủ trì phối hợp với phòng thu thực hiện kiểm tra đối chiếu, xác nhận vào sổ BHXH; đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đóng số sổ BHXH; in thẻ BHYT…
* Phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống BHXH tỉnh theo quy định.
- Nhiệm vụ: kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan đến việc tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT của BHXH huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; chuyển hồ sơ tiếp nhận và nhận lại kết quả giải quyết từ các phòng nghiệp vụ liên quan để trả lại cho BHXH huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; phân loại, xác định giá trị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quản lý, thống kê, tra cứu…
Hệ thống tổ chức bộ máy có sự phân cấp rõ ràng, gọn nhẹ nên tránh được sự chồng chéo trong công việc. Sự phối kết hợp giữa các phòng ban luôn chặt chẽ nên tạo điều kiện cho việc phối kết hợp nhịp nhàng trong công việc. Đặc biệt là sự hoạt động hiệu quả của phòng công nghệ thông tin nên tất cả các hệ thống máy tính của đơn vị hoạt động tốt và luôn được cập nhật kịp thời .Từ đó mức độ hoàn thành công việc luôn tốt và được liền mạch.
II- TÌNH HÌNH CHI BHXH Ở TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN
2007 - 2010
1. Các hình thức chi BHXH hiện hành ở Việt Nam.
Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng cho từng người lao động khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi chế độ.
Theo điều 2 điều lệ BHXH Việt Nam hiện nay, BHXH Việt Nam đang thực hiện các loại chế độ sau đây:
- Chế độ trợ cấp ốm đau: Chế độ này đã giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không có việc làm khi bị ốm đau. Việc thiết kế chế độ này như hiện hành đã tránh được những hiện tượng lạm dụng và bình quân hoá trong khi xét trợ cấp. Đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng BHXH, đồng thời có tính đến yếu tố san sẻ trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu xem xét như: không quy định thời gian dự bị trước khi hưởng BHXH, thời hạn hưởng tối đa chưa rõ, thủ tục, danh mục các bệnh dài hạn quy định đã lâu cần phải được bổ sung một số bệnh mới...
- Chế độ trợ cấp thai sản: Thiết kế chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không có việc làm vì sinh con. Hơn nữa, việc quy định thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau. Qua thực tiễn cho thấy chế độ này còn một số điểm cần phải khắc phục như: còn đan xen giữa chính sách BHXH với chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; thời gian dự bị trước khi được hưởng cũng chưa có...
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đồng thời chế độ này còn quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mức trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỉ lệ suy giảm khả năng lao động là hợp lý. Tuy vậy, cần phải xác định rõ hơn tai nạn lao động xảy ra trên đường đi từ nhà tới nơi làm việc và ngược lại, danh mục bệnh nghề nghiệp cần phải được xếp vào bệnh nghề nghiệp...
- Chế độ hưu trí: Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không nhận được nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. Nội dung chế độ này đã khắc phục được những hạn chế trước đây như: việc quy đổi thời gian công tác; bóc tách được phần lớn các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí... Vì thế, đã đảm bảo được công bằng, bình đẳng giữa đóng và hưởng BHXH; giữa các nhóm lao động khác nhau. Tuy vậy, chế độ này vẫn còn nhiều điểm nổi cộm cần khắc phục như: tuổi đời về hưu giữa các ngành, các nhóm lao động; những người hưởng trợ cấp một lần đưa vào chế độ là chưa hợp lí, vì những người này vừa chưa đủ tuổi, vừa không đủ tích uỹ cần thiết để hưởng trợ cấp. Đây chỉ là sự trả lại một phần số tiền người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nữa, do quỹ BHXH đảm nhận.
- Chế độ tử tuất: Một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất đó là chế độ tử tuất. Chế độ này đã giúp cho nhân thân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết; khi xây dựng chế độ này, đã tính đến yếu tố xã hội giữa người sống và người chết. Song, việc qui định đối tượng được hưởng bao gồm cả bố mẹ bên vợ, bên chồng còn có thân nhân của cả hai bên chịu trách nhiệm.Điều này cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để thống nhất qui định...
Trong đó ngân sách Nhà nước chi trả các chế độ sau: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/08/2000 (gọi tắt là trợ cấp 91), trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và người phục vụ tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng), mai táng phí, trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng chỉnh hình cho người bị tai nạn lao động, lệ phí chi trả, chi khác (nếu có). Từ nguồn quỹ BHXH đảm bảo gồm các chế độ: lương hưu, trợ cấp cán bộ xã phường (theo nghị định số 09/1998/NĐ-CP), trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ cho người bị tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp trợ cấp tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, trang cấp dụng cụ phục hồi sức khỏe cho người bị tai nạn lao động, lệ phí chi trả, chi mua thẻ khám chữa bệnh, chi khác. Trong chuyên đề này tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong 5 chế độ cơ bản đó là chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN-MSLĐ, tử tuất đang thực hiện ở BHXH tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua do điều kiện số liệu cung cấp còn hạn chế.
Có thể nói, hệ thống các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của BHXH nó thể hiện được vai trò của BHXH đối với người lao động khi tham gia BHXH.
Ngoài các chế độ nói trên, theo quyết định số 20/2002/QĐ ngày 24/01/2002 của Thủ tưởng Chính Phủ, BHYT Việt Nam chuyển sang BHXH đã hình thành một chế độ mới trong hệ thống các chế độ BHXH.
2. Tổng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở BHXH Tỉnh Cao Bằng.
Bảng 01: Số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2007 - 2010
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số đối tượng
Trong đó
Do ngân sách Nhà nước
Do quỹ BHXH
2007
14.650
10.057
4.593
2008
18.546
11.887
6.659
2009
20.654
13.764
6.890
2010
22.794
14.543
8.251
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy từ 2007 đến 2010 số đối tượng được hưởng các chế độ BHXH do 2 nguồn đảm bảo đã tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2007 tổng số đối tượng do cả 2 nguồn đảm bảo 14.650 người trong đó do ngân sách Nhà nước đảm bảo là 10.057 người và do quỹ BHXH đảm bảo là 4.593 người thì đến năm 2010 tổng số đối tượng là 22.794 trong đó do ngân sách Nhà nước đảm bảo là 14.543 người và do quỹ BHXH đảm bảo là 8.251 người. Như vậy qua 04 năm số đối tượng đã tăng lên đáng kể và số đối tượng do quỹ BHXH đảm bảo đã tăng lên 2 lần dần thay thế ngân sách Nhà nước đảm bảo phản ánh đúng xu hướng hiện nay là xã hội hoá BHXH, mọi người tham gia vào BHXH càng đông thì quỹ BHXH ngày càng tăng trưởng đáp ứng được các nhu cầu chi trả cho các đối tượng, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
3. Tổng chi BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007 - 2010.
Bảng 02: Tổng chi BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2007 - 2010 (Theo nguồn chi)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng chi
Trong đó
NSNN
Quỹ BHXH
2007
264.927
208.092
56.835
2008
338.534
250.544
87.990
2009
412.139
283.854
128.285
2010
464.048
297.800
166.248
Cộng
1.479.648
1.040.290
439.358
Bảng này cho thấy tổng chi tăng lên rất nhanh từ năm 2007 là 264.927 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng.doc