Chuyên đề Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học HT

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 4

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 4

1.2 KHẢO SÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 6

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6

1.2.3 Các hoạt động kinh doanh chính 6

1.3 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 8

1.3.1 Lý do chọn đề tài 8

1.3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

1.3.3 Mục đích của đề tài 9

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 10

2.1 KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ 10

2.1.1 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ 11

2.1.2 Mô tả hoạt động nghiệp vụ 12

2.2 MỘT SỐ MẪU BIỂU 14

2.3 LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 16

2.3.1 Giới thiệu ngôn ngữ Microsoft Visual Basic 6.0 16

2.3.2 Giới thiệu về Microsoft Officce Access 2003 20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 23

3.1 BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 23

3.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 23

3.1.2 Mô tả các chức năng 24

3.2 BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 26

3.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 26

3.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 27

3.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 28

3.3 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT 32

3.3.1 Xác định các thực thể 32

3.3.2 Xác định các liên kết 33

3.3.3 Sơ đồ thực thể liên kết 35

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 36

4.1 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 36

4.1.1 Thiết kế các bảng dữ liệu: 36

4.1.2 Mối quan hệ giữa các bảng: 39

4.2 THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ BÁO CÁO 40

4.2.1 Form đăng nhập 40

4.2.2 Form học viên 40

4.2.3 Form giáo viên 41

4.2.4 Form khóa học 41

4.2.5 Form lớp học 42

4.2.6 Báo cáo danh sách học viên 42

4.3 CODE MỘT SỐ CHỨC NĂNG CHÍNH 43

4.4 HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 47

4.4.1 Hướng dẫn cài đặt chương trình 47

4.4.2 Hướng dẫn sử dụng 47

KẾT LUẬN 49

I. ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG 49

II. NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG 50

III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học HT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về lớp và giờ học mà học viên đăng ký để tiến hành xếp và lập danh sách lớp, sau đó liên hệ với đội ngũ giáo viên của trung tâm để xác định giáo viên giảng dậy của lớp mới lập. Nếu không thể tiến hành xếp lớp được thì gọi điện cho học viên để đề nghị đổi giờ học, nếu không đổi được sẽ tiến hành hoàn trả lại học phí cho học viên. Sau khi có quyết định mở lớp nhân viên trung tâm tiến hành báo cho học viên kết quả xếp lớp: ngày khai giảng, ngày bắt đầu học, giờ học, phòng học và giáo viên giảng dậy. Ngày khai giảng nhân viên và giáo viên tiến hành gặp và thông báo về các quy chế đối với các học viên theo học tại trung tâm, phát giáo trình cho các học viên. Đồng thời đưa ra các chú ý như: nhắc nhở các học viên phải luôn mang theo thẻ học viên đến lớp Trong quá trình học tập tại trung tâm tin học HT, nhân viên của trung tâm sẽ tiến hành điểm danh, kiểm tra thẻ học viên. Nếu học viên có bất cứ thắc mắc, khó khăn nào thì tiến hành gặp nhân viên trung tâm để đưa ra ý kiến hay nhờ giúp đỡ. Sau mỗi khóa học, học viên được tham gia thi lấy chứng chỉ của “Sở Giáo Dục và Đào Tạo”. Thi cuối khóa sẽ không tổ chức tập trung, mà giáo viên sẽ tự cho lớp thi vào tuần cuối cùng và mang bài thi về chấm. Sau đó giáo viên gửi điểm lại cho nhân viên trung tâm, họ sẽ tiến hành ghi nhận lại kết quả thi cuối khóa và xếp loại cho học viên. Cuối cùng lập bảng điểm, thông báo điểm tới học viên và tiến hành làm chứng chỉ dựa trên điểm số mà học viên đạt được trong khóa học. Nếu trong đợt kiểm tra cuối khóa, học viên không đạt yêu cầu thì sẽ phải tiến hành đóng tiền để thi lại, với những học viên không học tại trung tâm mà muốn thi lấy chứng chỉ tin học văn phòng A hoặc chứng chỉ tin học văn phòng B thì cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết như: tên, tuổi, địa chỉ và đóng lệ phí thi, lệ phí làm chứng chỉ. Sau đó nhân viên trung tâm tiến hành xếp lịch thi, giáo viên coi thi, lập thẻ dự thi cuối cùng liên lạc với học viên để thông báo ngày đến lấy giấy báo thi giờ thi và địa điểm thi. Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, và các tiện ích to lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, trên hết là để hệ thống làm việc hiệu quả hơn ta vẫn sử dụng các thao tác quy trình tương tự nhưng làm một cách tự động trên công nghệ máy tính điện tử bằng việc sử dụng phần mềm “Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học”. 2.2 MỘT SỐ MẪU BIỂU Biên lai thu tiền học phí: Đơn vị:............................ Mẫu số C30 - BB Bộ phận:......................... (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC Mã đơn vị SDNS:........... ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Quyển số:............ Ngày .......tháng .......năm ....... Số:................ Nợ:............... Có:............... Họ, tên người nộp tiền:................................................................................... Địa chỉ:........................................................................................................... Lý do nộp:...................................................................................................... Số tiền:...............................(Viết bằng chữ):.................................................. ........................................................................................................................ Kèm theo:..........................................................................Chứng từ kế toán. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ) :........................ Ngày ......tháng ......năm ..... Người nộp Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):............................................................ + Số tiền quy đổi:.......................................................................................... (Nếu gửi ra ngoài phải đóng dấu) Khi các nhà cung cấp tới thanh toán tiền mua trang thiết bị cho trung tâm, kế toán sẽ tiến hành lập phiếu chi theo mẫu sau: Danh sách lớp: Biên lai thu tiền thi lại, lệ phí thi, lệ phí làm chứng chỉ của học viên muốn thi lấy chứng chỉ. BIÊN LAI THU TIỀN Ngày .....tháng .....năm 20..... Số:....................... - Họ, tên người nộp:...................................................................................................... - Địa chỉ:........................................................................................................................ - Nội dung thu:.............................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Số tiền thu:...................................(Viết bằng chữ): .................................................... ....................................................................................................................................... Người nộp tiền Người thu tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.3 LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 2.3.1 Giới thiệu ngôn ngữ Microsoft Visual Basic 6.0 Giống như các hệ điều hành khác, hệ điều hành Windows cũng cung cấp một tập hợp lệnh gọi là Windows API(Windows Application Programming Interface) để các lập trình viên có thể phát triển các ứng dụng chạy trên hệ điều hành này. Tập lệnh Windows API có hơn 800 lệnh khác nhau. Vì vậy, để xây dựng được một ứng dụng trên Windows, người lập trình cần phải viết và đồng thời phải nhớ ý nghĩa, cách sử dụng của khá nhiều lệnh Windows API. Chính điều này đã trở lên phức tạp. Nhằm khắc phục các yếu điểm nêu trên, Microsoft đã giới thiệu công cụ trực quan Visual Basic, giúp xây dựng nhanh các ứng dụng trên Windows. Visual Basic được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991, tiền thân là ngôn ngữ lập trình Basic trên hệ điều hành DOS. Tuy nhiên, lúc bấy giờ Visual Basic chưa được nhiều người tiếp nhận. Mãi đến năm 1992, khi phiên bản 3.0 ra đời với rất nhiều cải tiến so với các phiên bản trước đó, Visual Basic mới thật sự trở thành một trong những công cụ chính để phát triển các ứng dụng trên Windows. Các phiên bản sau đó của Visual Basic, như phiên bản 4.0 ra đời năm 1995, phiên bản 5.0 ra đời năm 1996 và phiên bản 6.0 ra đời năm 1998 với các tính năng ngày càng được nâng cao đã khiến mọi người công nhận Visual Basic hiện là một trong những công cụ chính để phát triển các ứng dụng trên Windows. Màn hình làm việc của Visual Basic gồm các thành phần chính sau: Hộp công cụ (Toolbox): chứa các biểu tượng tương ứng với những đối tượng điều khiển chuẩn bao gồm nhãn, hộp văn bản, nút lệnh Màn hình giao tiếp (Form): Đây chính là đối tượng để xây dựng các màn hình giao tiếp của ứng dụng. Khi vừa tạo mới, màn hình giao tiếp không chứa đối tượng điều khiển nào cả, nhiệm vụ của người lập trình là vẽ các đối tượng điều khiển lên màn hình giao tiếp và định nghĩa các dòng lệnh xử lý biến cố liên quan cho màn hình và các điều khiển trên đó. Mặc nhiên lúc đầu mỗi một ứng dụng chỉ có một màn hình giao tiếp. Trong trường hợp này giao diện của ứng dụng cần có nhiều màn hình làm việc thì chúng ta phải thiết kế nhiều màn hình giao tiếp Form tương ứng. Cửa sổ thuộc tính (Properties Windows): cho phép định thuộc tính ban đầu cho các đối tượng bao gồm màn hình giao tiếp (form) và các điều khiển (control) trên đó. Cửa sổ quản lý ứng dụng (Project Explorer): cửa sổ quản lý ứng dụng hiển thị các màn hình giao tiếp (form), thư viện xử lý (module) hiện có trong ứng dụng. Ngoài ra, cửa sổ quản lý ứng dụng còn cho phép người lập trình thực hiện nhanh những thao tác như mở, thêm, xóa các đối tượng này khỏi ứng dụng (project). Cửa sổ định vị (Form layout): cho phép xem và định vị trí hiển thị của mỗi màn hình giao tiếp (Form) khi chạy. Cửa sổ lệnh (Code Window): Cho thấy cửa sổ lệnh của visual basic. Đây là cửa sổ cho phép khai thác các dòng lệnh xử lý biến cố cho màn hình giao tiếp và các đối tượng điều khiển trên màn hình giao tiếp. Mặc nhiên cửa sổ lệnh không được hiển thịm người lập trình có thể nhấn nút chuột phải trên màn hình giao tiếp và chọn chức năng View code để hiển thị cửa sổ lệnh khi cần. Phần trên cùng của màn hình cửa sổ lệnh chúng ta sẽ thấy có hai hộp chọn (combo box), cho phép chúng ta chọn đối tượng và biến cố liên quan đến đối tượng này. Các khái niệm chúng ta thường gặp trong quá trình xây dựng một ứng dụng với visual basic. Màn hình giao tiếp (Form): đây là đối tượng chính trong quá trình xây dựng giao diện ứng dụng. Khi một ứng dụng được chạy, cửa sổ ứng dụng (application windows) và các cửa sổ giao diện khác của chương trình là các màn hình giao tiếp khi được tạo ra lúc ban đầu không chứa đối tượng nào, nhiệm vụ của người lập trình là vẽ các đối tượng điều khiển lên màn hình giao tiếp để tạo thành giao diện của ứng dụng. Đối tượng điều khiển (Control): đối tượng điều khiển là các thành phần sẽ được vẽ lên màn hình giao tiếp để tạo thành giao diện của một ứng dụng. Các thành phần này có thể là các nhãn, ô nhập liệu, nút lệnh, Thuộc tính (Properties): Tập hợp các thông tin liên quan đến trạng thái một đối tượng như tên, vị trí, màu sắc hiển thị được gọi là thuộc tính của đối tượng. Trong quá trình lập trình, người lập trình có thể thay đổi trạng thái của các đối tượng bằng cách thay đổi giá trị của các thuộc tính. Ví dụ: để thay đổi màu nền của một đối tượng chúng ta có thể gán thuộc tính BackColor của đối tượng này bằng giá trị màu mới. Phương thức (Method): Ngoài thuộc tính là những thông tin chỉ ra tình trạng, các đối tượng còn có những hành động xử lý liên quan đến chúng. Các hành động liên quan đến một đối tượng được gọi là các phương thức của đối tượng. Lấy ví dụ: khi cần di chuyển một đối tượng từ vị trí này đến vị trí mới chúng ta có thể dùng phương thức move của đối tượng này. Thực chất mỗi phương thức là một tập hợp các lệnh đã được visual basic xây dựng sẵn cho đối tượng này. Thay vì dùng phương thức move để di chuyển một đối tượng sang vị trí mới, người lập trình có thể dùng hai lệnh để thay đổi thuộc tính Top, Left của đối tượng này. Biến cố (Event) – Thủ tục xử lý biến cố (Event Sub): Biến cố là thông tin cho biết những gì đang xẩy ra với một đối tượng trong ứng dụng đang chạy. Khi có biến cố phát sinh đối với một đối tượng thì hệ điều hành windows sẽ gọi thực hiện các lệnh có trong thủ tục xử lý biến cố (Event Sub) tương ứng. Mặc nhiên lúc ban đầu, các thủ tục xử lý biến cố là rỗng. Visual Basic cho phép người lập trình khai báo các lệnh cần thiết có trong những thủ tục xử lý biến cố. Thủ tục (Sub) – Hàn (Function): Ngoài các thủ tục xử lý biến cố, để cấu trúc chương trình được rõ ràng mạch lạc, tránh lặp lại nhiều lần người lập trình có thể khai báo các thủ tục (hàm) dùng chung và gọi thể hiện các thủ tục (hàm) này khi cần thiết. Thư viện (Module): Các đối tượng dùng chung như các biến toàn cục, thủ tục hay hàm được sử dụng cho nhiều màn hình giao tiếp sẽ được khai báo trong thư viện của ứng dụng. Mỗi một thư viện dùng chung như vậy được gọi là một module. Visual Basic 6.0 cho phép người dùng tiếp cận nhanh cách thức lập trình trên môi trường windows. Những ai đã từng quen thuộc với vb thì tìm thấy ở visual basic những tính năng trợ giúp mới và các công cụ lập trình hiệu quả. Người dùng mới làm quen với visual basic cũng có thể làm chủ visual basic một cách dễ dàng. Với visual basic chúng ta có thể: Khai thác thế mạnh của các điều khiển mở rộng Làm việc với các điều khiển mới ( ngày tháng với điều khiển MonthView & DataTimePicker, các thanh công cụ có thể di chuyển được CoolBar, Sử dụng đồ họa với ImageComBo, thanh cuốn FlatScrollBar) Làm việc với các tính năng ngôn ngữ mới. Làm việc với DHTML. Làm việc với cơ sở dữ liệu. Các bổ xung về lập trình hướng đối tượng. Thiết lập báo cáo trên cơ sở dữ liệu không chỉ đơn giản là hiển thị dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Hầu hết các báo cáo cơ sở dữ liệu liên quan một số hoạt động khác trên dữ liệu. Truy vấn dữ liệu để trả về, hiển thị và in ra những phần ta muốn, ta gọi là lọc. Sắp xếp sao cho nó xuất hiện theo một thứ tự có ý nghĩa. Phân nhóm dữ liệu để hiển thị một cách gọn gàng. Visual Basic cho phép truy cập đến một số kỹ thuật Client / server mới hỗ trợ truy cập cơ sở dữ liệu hiệu quả hơn. Đặc biệt khi nó dùng để xuất thông tin hay thiết lập báo cáo. Là điểm mới trong Visual Basic 6, thiết kế DataReport là cách trực quan để tạo ra những báo cáo thích hợp trong môi trường phát triển Visual Basic. Thiết kế DataReport, cung cấp các chức năng hết sức cơ bản, nhưng nó có ưu điểm rất dễ dùng. Đối tượng DataReport thường được dùng để hiển thị thông tin các record trong đối tượng Command, số lượng field của từng recort được quy định trong câu lệnh SQL Select kết hợp với đối tượng Command. Do đó một trong nhiều cách để tạo và hiển thị field số thứ tự cho các record trên đối tượng DataReport là tạo 1 field trống (có kiểu là integer) cho mỗi record trong đối tượng Command kết hợp với đối tượng DataReport, nội dung của field này sẽ được khởi tạo trước khi đối tượng DataReport được hiển thị. Cách dễ nhất để tạo DataReport là dùng trên thiết kế DataEnvironment. Với DataEnvironment, ta có thể dùng cách kéo thả để thiết kế báo cáo. Mỗi lần tạo ra thiết kế DataReport, ta phải ràng buộc nó với một cơ sở dữ liệu để hiển thị dữ liệu. Ta thực hiện điều này thông qua một bộ gồm các điều khiển ràng buộc chỉ hoạt động trong ngữ cảnh thiết kế DataReport. Các điều khiển trực quan của thiết kế DataReport bao gồm: Điều khiển nhãn. Điều khiển hộp văn bản. Điều khiển ảnh. Điều khiển đoạn thẳng và điều khiển hình dạng. Điều khiển hàm cho phép chèn các tính toán tóm tắt và báo cáo. Bởi vì các điều khiển của DataReport được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong ngữ cảnh của thiết kế DataReport, chúng có những tên gọi khác nhau. Ta có thể xem báo cáo trong chế độ Print Preview bằng cách thi hành phương thức Show. Chính vì những đặc điểm và những thuận lợi mà ngôn ngữ lập trình visual basic mang lại mà em đã lựa chọn ngôn ngữ lập trình này để xây dựng hệ thống quản lý đào tạo tại trung tâm tin học. 2.3.2 Giới thiệu về Microsoft Officce Access 2003 Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các thông tin có liên quan. Ví dụ: nếu tập hợp tất cả các bức ảnh cùng nhau, bạn sẽ có một cơ sở dữ liệu ảnh. Nếu tập hợp tất cả các bức ảnh có cùng chủ đề, bạn sẽ có một cơ sở dữ liệu gốc hoặc một tập con trong toàn bộ cơ sở dữ liệu. Nếu cơ sở dữ liệu nhỏ, bạn có thể quản lý thông tin bình thường. Trong những trường hợp như vậy, bạn sử dụng các phương pháp cũ như một bảng file hay một danh sách đơn giản trên giấy. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu ngày càng nhiều, các thao tác quản lý trở lên khó khăn hơn. Ví dụ: sẽ rất khó để quản lý bằng tay cơ sở dữ liệu về khách hàng trong một công ty lớn. Đây là lúc máy tính của bạn và hệ quản trị cơ sở dữ liệu có ích. Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu giúp bạn quản lý thông tin được nhanh hơn và dễ dàng hơn. Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (database) trên môi trường windows sử dụng cơ sở dữ liệu được tổ chức ở dạng bảng, đây là một thành phần của bộ phần mềm Microsoft Office. Microsoft Access cho phép người sử dụng có thể tạo ra những chương trình ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu một cách dễ dàng bằng những công cụ có sẵn mà không phải lập trình. Các file Access thường có phần đuôi mở rộng là mdb hay mdbx (nếu là MS Access 2007). Ngoài ra cũng còn có dạng khác. Biểu tượng của chương trình Access là một chiếc chìa khóa. Giao diện người sử dụng của Access bao gồm một loại cửa sổ mở ra bên trong cửa sổ chính Access. Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu của Access bao gồm các Tables (bảng), Queries (truy vấn, tìm kiếm), Forms (mẫu), Report (báo cáo), Macro (các lệnh macro), Modules (các khai báo, thư viện chương trình con). Mỗi một đối tượng trên sẽ được hiện ra trong một cửa sổ riêng. Tables là công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu trong Access. Đây là đối tượng cơ bản, nó chứa các thông tin thực tế trong cơ sở dữ liệu, có thể có nhiều hơn một bảng. Thông tin trong mỗi bảng có thể liên quan tới thông tin trong các bảng khác. Ví dụ: bạn có một bảng chứa bản ghi của tất cả các khóa học của trung tâm, bảng khác có tất cả các lớp học thuộc một khóa học, một bảng khác lại có tất cả các học viên học tại một lớp. Cả 3 bảng có thông tin liên quan đến nhau, bởi vậy chúng tạo thành một cơ sở dữ liệu. Mỗi bảng gồm tên bảng, trường dữ liệu (field) nhận các giá trị khác nhau (như text, number ) bản ghi (record), trường khóa (primary key). Giữa các table có liên hệ với nhau. Bước đầu tiên trong việc tạo một cơ sở dữ liệu đó là xác định các thông tin cần thiết. Tiếp theo, sử dụng Access để thiết kế bảng lưu trữ thông tin, sử dụng chế độ Design view để chỉ định cấu trúc cho mỗi bảng. Sau khi thiết kế xong các bảng, sử dụng chế độ Datasheet view để nhập và xem dữ liệu. Khi làm việc với cơ sở dữ liệu lớn, tức là làm việc với các vùng riêng trên dữ liệu. Ví dụ: có cơ sở dữ liệu của một trung tâm, và muốn xem tất cả tên của học viên sinh sống tại Hà Nội. Với sự kiện như vậy, ta nên dùng truy vấn. Về cơ bản, một truy vấn giới hạn hoặc lọc thông tin từ một cơ sở dữ liệu. Khi ta sử dụng query để lọc dữ liệu, Access chỉ hiển thị thông tin để đáp ứng truy vấn. Một cơ sở dữ liệu tồn tại để lưu giữ thông tin. Sau khi xác định thông tin chứa trong cơ sở dữ liệu, đó là nơi bạn cần nhập dữ liệu, sau đó xem, thêm, hoặc thay đổi dữ liệu. Bạn nên sử dụng chế độ Datasheet view khi hoàn thành mỗi thao tác, có thể tạo một biểu mẫu hiển thị lên màn hình để nhập, xem và thay đổi thông tin. Bản ghi là một khối thông tin độc lập, như dữ liệu về học viên. Một bảng được tạo nên từ nhiều bản ghi. Thông thường, các bản ghi đặt theo dòng trong nột bảng, Access trình bày các bản ghi theo các dòng. Bảng được tạo lên từ các bản ghi, bản ghi được tạo từ các trường. Như vậy, một trường là vùng thông tin nhỏ nhất trong cơ sở dữ liệu. Access là cơ sở dữ liệu có ưu điểm là dễ sử dụng và cài đặt. Nó cung cấp môi trường với các tiện ích mạnh mẽ để quản lý thông tin. Sử dụng Access, bạn có thể thực hiện được các nhiệm vụ quản trị dữ liệu khó khăn. Vì vậy em đã lựa chọn Access để tạo cơ sở dữ liệu cho hệ thống “Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học”. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1 BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 3.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng Hình 3.1: Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống 3.1.2 Mô tả các chức năng Chức năng “ĐĂNG NHẬP” là chức năng đầu tiên trong hệ thống Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học HT, đây là chức năng được xây dựng để quản lý người sử dụng khi đăng nhập vào hệ thống. Chức năng tiếp theo trong hệ thống là chức năng “QUẢN LÝ HỒ SƠ”, chức năng này được phân cấp thành 2 chức năng con nhỏ hơn là: quản lý hồ sơ học viên và quản lý hồ sơ giáo viên. Chức năng quản lý hồ sơ học viên là chức năng được xây dựng để quản lý các thông tin cá nhân như: mã học viên, họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán, số điện thoại liên lạccủa các học viên đã, đang và sẽ tham gia các khóa học tại trung tâm. Chức năng quản lý hồ sơ giáo viên là chức năng được xây dựng để quản lý các thông tin cá nhân như: họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán, số điện thoại liên lạc, giảng dậy môncủa các giáo viên đã, đang và sẽ tham gia giảng dậy tại trung tâm tin học HT Chức năng “QUẢN LÝ ĐÀO TẠO” là chức năng chính mà hệ thống cần phân tích và xây dựng. Chức năng này được phân cấp thành 3 chức năng con nhỏ hơn là: quản lý các khóa học, quản lý các lớp học và quản lý điểm của học viên. Quản lý các khóa học là chức năng được xây dựng để quản lý các khóa học mà trung tâm đã, đang và sẽ tiến hành tổ chức. Giám đốc trung tâm sẽ tiến hành ra quyết định về các khóa học mà trung tâm sẽ tiến hành tổ chức. Quản lý các lớp học là chức năng được xây dựng để quản lý về các lớp học trong một khóa học. Số lượng lớp tùy thuộc vào số lượng học viên tham gia đăng ký là ít hay nhiều. Nhân viên trung tâm sẽ tiến hành lập các lớp hay xóa bỏ một lớp khi mà số lượng học viên không đủ. Quản lý điểm là chức năng được xây dựng để quản lý điểm của các học viên trong các lớp học tại trung tâm. Sau khi tổ chức thi cuối khóa, nhân viên trung tâm lấy điểm từ giáo viên và nhật vào bảng điểm, sau đó hệ thống sẽ tiến hành xếp loại cho học viên. Chức năng THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO là chức năng cuối cùng trong hệ thống Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học HT, chức năng này được phân cấp thành 2 chức năng con nhỏ hơn là: Số lượng học viên và học viên giỏi. Số lượng học viên là chức năng được xây dựng để đưa ra thống kê về số lượng học viên đang học tại trung tâm, hay có thể đưa ra số lượng học viên đã tham gia các khóa học của trung tâm từ trước đến nay. Học viên giỏi là chức năng được xây dựng để đưa ra các báo cáo danh sách sinh viên đạt loại giỏi trong các kỳ thi tại trung tâm của một lớp, khóa từ trước đến nay. 3.2 BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 3.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh Hình 3.2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh của hệ thống 3.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Hình 3.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh của hệ thống 3.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng “Đăng nhập” Hình 3.4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng “Đăng nhập” Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng “Quản lý hồ sơ” Hình 3.5: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng “Quản lý hồ sơ” Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng “Quản lý đào tạo” Hình 3.6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng“Quản lý đào tạo” Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng “Thống kê & báo cáo” Hình 3.7: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng “Thống kê & báo cáo” 3.3 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT 3.3.1 Xác định các thực thể Căn cứ trên cơ sở mục tiêu quản lý, khảo sát sơ bộ và phân tích ở các phần trên ta xây dựng được các thực thể như sau (các thuộc tính khóa chính là các thuộc tính được gạch chân): Quản lý (Mã người sử dụng, Tên người sử dụng, mật khẩu): lưu trữ thông tin về người sử dụng hệ thống, được phép hay không được phép truy cập vào hệ thống “Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học HT”. Học viên (Mã học viên, Mã lớp, Tên học viên, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ, Nghề nghiệp, Số điện thoại): lưu trữ các thông tin về học viên đã và đang theo học tại trung tâm tin học HT, ở đây mã lớp là nhằm để chỉ rõ học viên này thuộc lớp nào. Giáo viên (Mã giáo viên, Tên giáo viên, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ, Dậy môn gì): lưu trữ thông tin về giáo viên đang tham gia giảng dậy tại trung tâm tin học HT. Khóa học (Mã khóa học, Tên khóa học, Số lượng lớp, Học phí, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc): lưu trữ các thông tin liên quan tới khóa học mà trung tâm tin học HT tiến hành tuyển sinh. Lớp học (Mã lớp, Mã khóa học, Mã giáo viên, Tên lớp, Số lượng học viên, Phòng học): lưu trữ thông tin về các lớp học trong 1 khóa học ở trung tâm, ở đây có mã khóa học là để chỉ rõ lớp học đó thuộc khóa học nào. Điểm (Mã lớp, Mã học viên, Điểm, Kết quả, Xếp loại): lưu trữ các thông tin về điểm của học viên thi cuối khóa, kết quả thi đỗ hay trượt, chứng chỉ được xếp loại gì, ở đây mã lớp và mã học viên là để chỉ rõ điểm này là của học viên nào và mã lớp là để chỉ rõ học viên này học lớp nào. 3.3.2 Xác định các liên kết Liên kết giữa thực thể KHÓA HỌC và thực thể LỚP HỌC: Là liên kết một – nhiều (1 – n) (tức là 1 khóa học có thể có nhiều lớp học trong khi đó 1 lớp học chỉ thuộc 1 khóa học) Liên kết giữa thực thể LỚP HỌC và HỌC VIÊN: Là liên kết nhiều – nhiều (n – n) (Một lớp học có thể có nhiều học viên, và tương tự một học viên cũng có thể tham gia nhiều lớp học) Liên kết giữa thực thể LỚP HỌC và thực thể ĐIỂM: Là liên kết một – nhiều (1 – n) (Mỗi lớp học có nhiều )học viên lên qua mỗi kỳ thi, học viên lại có các điểm khác nhau. Trong một lớp, với mỗi học viên có 1 điểm thi khác nhau. Liên kết giữa thực thể HỌC VIÊN và thực thể ĐIỂM: Là liên kết một – nhiều (1 – n)(Mỗi học viên tham gia các lớp học khác nhau vì thế học viên sẽ có nhiều điểm thi của các lớp khác nhau và ở mỗi lớp học tại trung tâm học viên sẽ có 1 điểm thi cuối khóa). Liên kết giữa thực thể GIÁO VIÊN và thực thể LỚP HỌC: Là liên kết một – nhiều (1 - n) (Mỗi lớp học có thể do nhiều giáo viên dậy) 3.3.3 Sơ đồ thực thể liên kết Hình 3.7: Sơ đồ thực thể liên kết (ER) của hệ thống“Quản lý đào tạo tại trung tâm tin học HT” CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 4.1 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 4.1.1 Thiết kế các bảng dữ liệu: Bảng MANAGER (QUẢN LÝ): Mục đích: Bảng Manager (quản lý) nhằm để lưu trữ thông tin về người sử dụng hệ thống. Bảng tạo ra một danh sách các người sử dụng được phép truy cập vào hệ thống. Khóa chính: ID Khóa phụ: Cấu trúc của bảng: STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả 1 ID Text 5 Mã người sử dụng 2 Username Text 15 Tên đăng nhập 3 Password Text 15 Mật khẩu Bảng STUDENT (HỌC VIÊN): Mục đích: bảng Student (Học viên) được tạo ra nhằm để lưu trữ thông tin của các học viên tham gia học tập tại trung tâm. Bảng tạo thành một dan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2459.doc