MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt: 1
Danh mục các hình vẽ,biểu đồ: 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG1:GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN NAY 3
1.1.Giới thiệu về ngân hàng BIDV: 3
1.2.Lịch sử phát triến của ngân hàng BIDV: 6
1.2.1. Thời kỳ từ 1957- 1980: 6
1.2.2. Thời kỳ 1981- 1989: 7
1.2.3. Thời kỳ 1990 - nay: 7
1.2.3.1. Thời kỳ 1990- 1994: 7
1.2.3.2. Từ 1/1/1995 7
1.2.3.3. Thời kỳ 1996 - nay: 8
1.3.Những thành tựu tiêu biểu qua các giai đoạn phát triển: 8
1.3.1. Giai đoạn 1957-1960: 8
1.3.2. Giai đoạn 1960-1965: 9
1.3.3. Giai đoạn 1965-1975: 9
1.3.4. Giai đoạn 1975- 1981: 10
1.3.5. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam 10
1.3.6. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 11
1.3.6.1. Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000): 12
1.3.6.2. Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007): 12
CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 13
2.1.Mục đích của đề tài: 13
2.2.Tổng quan đề tài: 14
2.2.2.Quy trình quản lý đầu tư tiền gửi: 15
2.3.Tính cấp thiết của đề tài: 16
2.4.Một số khái niệm liên quan đến hình thức ĐTTG: 17
2.4.1.Lãi , lãi suất : 17
2.4.2. Kỳ hạn ( Thời gian lãi suất) : 17
2.4.3.Loại tiền gửi : 18
2.5.Công cụ thực hiện đề tài: 18
2.5.2. Một số chức năng VB6.0 khi thiết kế giao diện: .19 . 2.2.2.1.Menu bar 19
2.5.2.2.Toolbars (Debug, Edit, form Editor, Standard) : 20
2.5.2.3.Toolbox 20
2.5.2.4.ProjectExplorer .20
2.5.2.5.Propertieswindow: 20
2.5.2.6.FormDesigner: 20
2.6. Hệ cơ sở dữ liệu của đề tài: 20
2.6.1. Hệ quản trị SQL SERVER : 23
2.6.2. SQL SERVER làm việc với các cơ sở dữ liệu như thế nào ? 25
CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 28
3.1.Một số khái niệm trong PTTKHT: 28
3.1.2. Khái niệm hệ thống : 29
3.1.2.1.Phân tích hệ thống có cấu trúc : 29
3.1.2.2. Một số ký hiệu thường dùng trong sơ đồ luồng dữ liệu : 32
3.1.2.3. Chức năng sơ đồ luồng dữ liệu: 34
3.1.2.4.Thiết kế hệ thống : 37
3.2.Mô tả kiến trúc logic bài toán: 40
3.3.1.Các chức năng chính của hệ thống: 42
3.3.2.Biểu đồ phân cấp chức năng: 43
3.2.3.Biểu đồ luồng dữ liệu: 44
3.2.3.1.Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh: 44
3.2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh: 45
3.2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu phân rã chức năng 1.quản trị hệ thống: 46
3.2.3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu phân rã chức năng 2.quản lý giao dịch 47
3.2.3.5. Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng 3.báo cáo: 48
3.3.Phân tích hệ thống về dữ liệu: 48
3.3.1. Mô h ình thực thể liên kết : 48
3.3.1.Cơ sở dữ liệu: 50
3.3.2. Một số thuật toán dùng cho chương trình: 58
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 61
4.1. Tổng thể giao diện chương trình: 61
4.2.Thiết kế các form của chương trình. 62
4.2.1.Bảng mã ngân hàng : 63
4.2.2.Bảng mã hạn mức: 64
4.2.3.Bảng mã tiền tệ: 65
4.2.4.Phiếu giao dịch nhận tiền gửi: 66
4.2.5.Phiếu giao dịch đầu tư tiền gửi ngoài hạn mức: 67
4.2.6.Phiếu giao dịch chuyển vốn đảm bảo thanh toán: 68
4.2.3.Mô tả các form của báo cáo: 69
4.2.3.1.Báo cáo tình hình chuyểnvốn : 69
4.2.3.2.Báo cáo danh sách mã ngân hàng: 70
4.2.3.3.Báo cáo thu lãi 71
4.2.3.4.Báo cáo doanh số đầu tư: 72
PHỤ LỤC:Giới thiệu mã nguồn trong chương trình: 72
KẾT LUẬN 96
Tài Liệu Tham Khảo 99
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý đầu tư tiền gửi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn sử dụng để tạo một trình ứng dụng. Tức là, trong VB6, khi nói viết một program có nghĩa là triển khai một project. 2.5.2.5. Properties window: Liệt kê các đặc tính của các forms hoặc controls được chọn. Một property là một đặc tính của một object chẳng hạn như size, caption, hoặc color. Khi bạn sửa đổi một property bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức, thí dụ thay đổi property Font của một Label sẽ thấy Label ấy được display bằng Font chữ mới. Khi bạn chọn một Property của control hay form trong Properties window, phía bên phải ở chỗ value của property có thể display ba chấm (. . .) hay một tam giác chỉa xuống. Bấm vào đó để display một dialog cho bạn chọn value. Thí dụ dưới đây là dialog để chọn màu cho property ForeColor của control Label1 2.5.2.6. Form Designer: Dùng để thiết kế giao diện lập trình. Bạn bổ sung các controls, các đồ họa (graphics), các hình ảnh và một form để tạo sự ma sát mà bạn muốn. Mỗi form trong trình ứng dụng của bạn có designer form riêng của nó. Khi bạn maximise một form designer, nó chiếm cả khu làm việc. Muốn làm cho nó trở lại cở bình thường và đồng thời để thấy các form designers khác, click nút Restore Window ở góc bên phải, phía trên. 2.6. Hệ cơ sở dữ liệu của đề tài:
Bài toán quản lý cần hai loại công cụ chính là hệ quản tri cơ sở dữ liệu để xây dựng và quản lý dữ liệu cho hệ thống và ngôn ngữ lập trình để xây dựng chương trình. Sau khi xem xét tính năng của một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu, em đã lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER là cơ sở để phát triển hệ thống. So với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng khác, SQL SERVER có độ tin cậy cao hơn và thuận tiện hơn cho việc nâng cấp mặc dù nó chiếm dụng nhiều tài nguyên hơn và đòi hỏi một môi trường mạnh hơn nhiều. Ngoài ra SQL SERVER còn cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ và công cụ phát triển mạnh đặc biệt, là công cụ trợ giúp CASE thuận tiện và làm giảm thời gian phát triển hệ thống. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ SQL SERVER cung cấp các khả năng sau:
Hỗ trợ môi trường xử lý Client / Server.
Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu qua các ràng buộc dữ liệu ở mức các thuộc tính.
Hỗ trợ trên hầu hết các nền tảng phần cứng và các hệ điều hành khác nhau. Vì vậy chương trình viết để truy cập SQL SERVER có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau mà không phải viết lại.
Quản trị cơ sở dữ liệu lớn.
Hỗ trợ đa người dùng và khả năng truy cập cạnh tranh. Hỗ trợ kết nối nhiều giao thức (protocol) mạng khác nhau như: TCP/IP, SNA …
Tốc độ xử lý giao dịch cao. Việc tranh chấp và toàn vẹn dữ liệu cho môi trường xử lý cục bộ và phân tán được thực hiện theo cơ chế khoá hai pha. Dữ liệu của người sử dụng trong một giao dịch đảm bảo không đọc các dữ liệu từ các giao dịch khác mà chưa được chấp thuận tại cơ sở dữ liệu.
Hỗ trợ giao thức SNMP phục vụ cho việc bảo dưỡng và vận hành hệ thống trong môi trường phân tán.
Cơ chế bảo mật dữ liệu dựa trên giao thức không phụ thuộc lớp chuyển vận (TNS) bảo đảm :
- Gói tin được truyền theo thủ tục mã hoá theo thuật toán chữ ký điện tử.
- Các gói tin được đánh mã tuần tự có trình tự kiểm tra vì vậy không thể chèn dữ liệu trên đường truyền.
Microsoft SQL SERVER cho phép ADO (ActiveX Data Object) tập đối tượng mẫu với những đặc tính tiên tiến truy nhập dữ liệu của nó một cách dễ dàng và tiện lợi cho hầu hết các ứng dụng. ADO có thể viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như C++, J++ hay Foxpro; tuy nhiên Visual Basic là cách đơn giản thuận tiện nhất để phát triển các ứng dụng ADO truy cập cơ sở dữ liệu SQL SERVER. Mặt khác, Visual basic là một ngôn ngữ quen thuộc với em khi lập trình quản lý cơ sở dữ liệu .Đây chính là những lý do khiến em chọn VB làm ngôn ngữ lập trình cho đề tài của mình.
2.6.1. Hệ quản trị SQL SERVER:
1) Quản lý các server:
Công cụ quản lý chính cho SQL SERVER là Enterprise Manager, đó là một tiện ích giàu tính đồ hoạ có khả năng quản lý nhiều máy SQL SERVER. Có thể dùng Enterprise Manager để đặt cấu hình cho một SQL SERVER cụ thể và quản lý các cơ sở dữ liệu của nó.
Enterprise Manager quản lý các server theo từng nhóm. Khi cài mới thì trong Enterprise Manager xuất hiện hai nhóm server mặc định là SQL SERVER và SQL 6.5 (nếu trước đó đã cài đặt SQL 6.5), ta có thể tạo thêm các nhóm mới hoặc chuyển các server từ nhóm này sang nhóm khác.
Trước khi sử dụng một server mới, chúng ta cần phải đăng ký server đó, chọn một trong hai cách: dùng Register Server Wizard hoặc hộp thoại Registration Properties .
2) Quản lý nhiều cơ sở dữ liệu:
Tất cả dữ liệu của SQL SERVER được lưu trong các cơ sở dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu là một tập các bảng và những đối tượng khác dựa trên các bảng đó. Bảng chứa dữ liệu được tổ chức theo hàng và cột, các đối tượng ràng buộc hoặc thao tác trên dữ liệu.
Các cơ sở dữ liệu đã được cài đặt
Khi cài đặt SQL SERVER bằng chương trình Setup , thì cũng có 6 cơ sở dữ liệu được tạo ra , trong đó có 4 bảng hệ thống , 2 cơ sở dữ liệu còn lại (Pubs và Northwind) chứa các dữ liệu mẫu .
Cơ sở dữ liệu Master: Cơ sở dữ liệu chủ (master) chứa một tập các bảng hệ thống chung. Các bảng này chứa các tham chiếu đến tất cả các cơ sở dữ liệu, các bảng đăng nhập, cấu hình máy chủ (tập ký tự và trình tự sắp xếp) có liên quan đến việc cài đặt SQL SERVER.
Cơ sở dữ liệu Model: Chức năng của cơ sở dữ liệu mẫu giống như chức năng của một template, nó chứa các bảng hệ thống riêng cho cơ sở dữ liệu đó, các bảng này được copy mỗi khi ta tạo một cơ sở dữ liệu mới.
Cơ sở dữ liệu Msdb : SQL Agent dùng cơ sở dữ liệu msdb để đặt lịch cho các công việc , ngoài ra SQL SERVER cũng lưu vết các bản sao lưu và phục hồi trực tuyến trong cơ sở dữ liệu này .
Cơ sở dữ liệu Northwind: đây là bản nâng cấp của cơ sở dữ liệu mẫu Jet, vì thế ta có thể dùng nó để mô hình hoá cách làm việc với một cơ sở dữ liệu Jet nâng cấp hoặc để so sánh các câu hỏi giữa Access và SQL SERVER.
2.6.2. SQL SERVER làm việc với các cơ sở dữ liệu như thế nào?
Mỗi cơ sở dữ liệu SQL SERVER gồm hai loại bảng: bảng hệ thống và bảng dữ liệu ứng dụng. Bảng hệ thống, được gọi là system catalog (danh mục hệ thống) chỉ chứa các thông tin mô tả dữ liệu (theo nghĩa đó có thể hiểu bảng hệ thống là metadata) cùng các đối tượng khác như ràng buộc và các thủ tục có sẵn . Bảng dữ liệu gồm các bảng do chúng ta tạo ra để chứa dữ liệu. Khi thêm vào một bảng mới, SQL SERVER sẽ thêm các thông tin về đặc trưng của bảng vào bảng hệ thống tương ứng.
BẢNG HỆ THỐNG
BẢNG DỮ LIỆU
Hai loại bảng của cơ sở dữ liệu
Mỗi phép cài đặt SQL SERVER gồm hai loại cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu hệ thống và cơ sở dữ liệu do người tạo ra. Cơ sở dữ liệu hệ thống gồm các cơ sở dữ liệu như master , model , msdb và tmpdb còn cơ sở dữ liệu người sử dụng gồm pubs – cơ sở dữ liệu ví dụ và các cơ sở dữ liệu mới do người dùng tạo ra .
Mỗi cơ sở SQL SERVER gồm hai loại file: file dữ liệu (chứa tất cả các bảng) và file log (ghi lại lộ trình giao dịch –transaction log). File log này ghi lại “lịch sử“của tất cả các giao dịch trên cơ sở dữ liệu. Mọi thay đổi đối với dữ liệu đều được coi là giao dịch và SQL SERVER sẽ ghi nhận những thay đổi đó vào file log trước khi áp dụng thay đổi đó lên dữ liệu. Khi SQL SERVER ghi vào một file log thì nó sẽ trực tiếp vào đĩa chứ không qua bộ nhớ cache, trái lại các thay đổi dữ liệu được thực hiện thông qua bộ nhớ cache.
Vai trò của file log: nếu trong hệ thống có sự cố, khi SQL SERVER khởi động lại, nó có thể khôi phục lại trạng thái trước đó dựa vào giao dịch. Nếu giao dịch chưa được xác nhận thì SQL SERVER dùng lộ trình giao dịch để quay lui. Nếu giao dịch đã được xác nhận, SQL SERVER dùng lộ trình để đảm bảo rằng việc ghi dữ liệu đã được thực hiện đúng đắn, sau đó nó sẽ thực hiện thay đổi với dữ liệu bị mất sau sự cố nhưng vẫn còn trong bộ nhớ. Trong khi SQL SERVER đang phục hồi dữ liệu thì chúng ta không thể truy cập vào cơ sở dữ liệu. Sau đây là biểu đồ ở mức khái niệm của một cơ sở dữ liệu SQL SERVER và các file của nó:
Nhóm file mặc định
Nhóm file thứ cấp
File dữ liệu sơ cấp(*.MDF)
File dữ liệu thứ cấp(*.NDF)
Transaction log file(*.LDF)
Bảng hệ thống
Bảng dữ liệu
Transaction log
Các file lưu trữ của một cơ sở dữ liệu
Thông tin về lộ trình giao dịch được lưu trữ trong các file log (một hoặc nhiều bản) với phần mở rộng mặc định là .LDF.
SQL SERVER đưa ra khái niệm về nhóm file: đó là một tập các file cùng thuộc về một cơ sở dữ liệu nào đó. Một cơ sở dữ liệu luôn có một nhóm file mặc định, file đầu tiên trong nhóm đó là file dữ liệu sơ cấp (với phần mở rộng mặc định là .MDF – main data file), file này được tạo ra và đặt vào nhóm sơ cấp khi tạo ra cơ sở dữ liệu. Các file còn lại trong nhóm mặc định và nhóm thứ cấp khác đều là file dữ liệu thứ cấp.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. Một số khái niệm trong PTTKHT:
Phân tích hệ thống nhằm mục đích xây dựng các phương pháp tối ưu để thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Phân tích hệ thống là một yêu cầu tất yếu, có tác dụng kích thích và động viên để mọi người đều có thể phải chịu trách nhiệm, hiểu sâu và có thể cải tiến tốt hơn việc làm của mình. Nhu cầu thương mại với các hệ thống máy tính hữu hiệu hơn, giá bảo trì hệ thống và việc tăng giá phần mềm tương đối so với việc giảm giá liên tục của phần cứng đã dẫn tới việc tìm kiếm các phương pháp tối ưu hơn cho việc phân tích hệ thống. Phân tích có cấu trúc phát sinh từ các quan sát của lập trình có cấu trúc có thể áp dụng được các giai đoạn của việc phân tích và thiwts kế hệ thống. Không có một phương pháp nào đảm bảo được sự thành công và có thể được coi như con đường đúng của việc phát triển. Nhưng việc sử dụng phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống có cấu trúc làm tăng thêm cơ may thành công cho hầu hết các ví dụ tiêu biểu và nó đã chứng tỏ lợi ích trong hàng loạt các vấn đề phân tích và thiết kế. Đặc điểm cần chú ý là những phương pháp phân tích và thiết kế có cấu trúc bắt nguồn từ các cách tiếp cận hệ thống
Mỗi hệ thống đều có khoảng thời gian tồn tại từ lúc được lập ra đến lúc bị phá bỏ hoặc thay thế. Trong khoảng thời gian đó, nó luôn luôn biến đổi hoặc phát triển, trong chu trình tồn tại của nó gồm nhiều giai đoạn, nhưng tập trung lại ta có thể chia làm ba giai đoạn chính:
-Chiến lược: Quyết định phải làm gì.
-Lập kế hoạch: Xác định nhu cầu cần phải thực hiện.
-Thực hiện các công việc đặt ra.
Ở cuối mỗi giai đoạn cần phải xem xét lại quá trình vừa qua, xem xét lại các nhu cầu có thực sự tồn tại hay không, các mô tả có chính xác hay không, các quy trình có phát triển tốt hay không, các sản phẩm đã đạt chuẩn hay chưa. Một điều rất quan trọng là khi kết thúc giai đoạn trước mới được thực hiện giai đoạn sau. Nhưng trong thực tế thì lại phải luôn luôn như vậy mà thường có sự chồng chéo lẫn nhau.
3.1.1. Khái niệm hệ thống:
Hệ thống được mô tả như là một tập hợp các phần tử có liên hệ với nhau theo cách để đạt tới một mục đích chung.
Một hệ thống thông tin cũng tương tự như dạng cuộc sống con người. Nó được sinh ra, trưởng thành, chín muồi và chết. Vòng đời hệ thống dẫn tới có bốn giai đoạn: giai doạn sinh thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn sản xuất và giai đoạn chết. Việc quản triệt tư tưởng về vòng đời hệ thống dẫn tới việc đưa ra cả yếu tố loại bỏ hệ thống vào ngay trong quá trình phát triển hệ thống. Điều đó có nghĩa là hệ thống cần xây dựng ra phải có khả năng ổn định khi một một phần nào đó của nó bị loại bỏ và thay thế bằng một phần khác.
Việc khảo sát thường được tiến hành qua hai giai đoạn:
Khảo sát sơ bộ nhằm xác định tính khả thi của đề án.
Khảo sát chi tiết nhằm xác định chính xác những gì sẽ thực hiện sẽ thực hiện và những lợi ích kem theo.
Một số phương pháp thường dùng trong việc khảo sát hệ thống là:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp mẫu bản ghi.
3.1.1.1. Phân tích hệ thống có cấu trúc:
Phân tích hệ thống có cấu trúc là cách tiếp cận hiện đại tới các giai đoạn phân tích và thiết kế của chu trình phát triển hệ thống. Được chấp thuận để khắc phục nhược điểm của nhiều cách tiếp cận truyền thống.
Phương pháp luận phân tích hệ thống có cấu trúc sử dụng một số công cụ kỹ thuật, vẫn thường dùng để xây dựng mô hình cho cả hệ thống hiện tại và hệ thống dư kiến. Các mô hình này giúp nhà phân tích ghi lại, thực hiện phân tích và thiết kế. Chúng cung cấp một định nghĩa đầy đủ về các yêu cầu dưới dạng dễ hiểu, không chỉ cho các nhà thiết kế và người cài đặt mà còn cho cả người chủ, người sử dụng hệ thống. Những công cụ thường gắn với việc phân tích hệ thống có cấu trúc là:
Sơ đồ luồng dữ liệu.
Mô hình thực thể lien kết.
Mô hình quan hệ.
Sơ đồ phân cấp chức năng
Lịch sử tồn tại của thực thể.
Từ điển dữ liệu.
Ngôn ngữ có cấu trúc.
Họp xét duyệt.
Các bước trong việc phân tích hệ thống:
Xác định chức năng nghiệp vụ :
Bước đầu tiên trong việc phân tích một hệ thống là xác định các chức năng nghiệp vụ vụ cần phải được tiến hành bởi hệ thống dự định xây dựng. Chức năng nghiệp vụ là một khái niệm logic chứ không phải là một khái niệm vật lý, nó mô tả điều cần thực hiện để nghiệp vụ được thực hiện, chứ không phải là nghiệp vụ được thực hiện ở đâu, như thế nào hoặc do ai làm .
Sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD) là sự phân rã có thứ bậc đơn giản các chức năng của hệ thống trong miền khảo cứu. Mỗi chức năng được ghi trong một khung và nếu cần thì sẽ bẻ ra thành những chức năng con, số mức bẻ ra này phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống. Một câu giải thích về mục tiêu của sơ đồ được ghi phía trên (thông thường là một câu đơn nói lên chức năng cao nhất) cùng với một câu nói về bộ phận của tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng đó.
Sơ đồ chức năng nghiệp vụ là công cụ lập mô hình đầu tiên được sử dụng trong tiến trình phân tích. Nó giúp để định nghĩa các ranh giới hệ thống đang nghiên cứu và cung cấp các thành phần cho kỹ thuật mô hình hoá sau này. Nó là cách nhìn tương đối chủ quan về hệ thống cho nên điều quan trọng là cần tạo ra một mô hình chất lượng tốt và đạt được sự nhất trí cao đối với người chủ cũng như người sử dụng. Khi một vài mô hình sau này được tạo ra, chi tiết của sơ đồ chức năng nghiệp vụ có thể được xem xét lại và một bản dược xem xét lại có thể được tạo ra.
Xác định dòng thông tin nghiệp vụ :
Công cụ được sử dụng cho mục đích xác định dòng thông tin nghiệp vụ là sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). Sơ đồ luồng dữ liệu nêu ra một mô hình về hệ thống có quan điểm cân xứng cho cả dữ liệu và tiến trình. Nó chỉ ra cách thông tin chuyển vận từ một tiến trình hoặc từ một chức năng trong hệ thống sang một tiến trình hoặc một chức năng khác. Điều quan trọng nhất là nó chỉ ra những thông tin nào cần phải có sẵn trước khi cho thực hiện một hành động hay một tiến trình. Điều này nhấn mạnh vào việc định danh các yêu cầu dữ liệu và xếp DFD vào một phần tiến trình phân tích chứ không phải một tiến trình điều tra.
Sơ đồ luồng dữ liệu chưa chỉ ra được một sự phân tích đầy đủ về cả hệ thống. Chẳng hạn, nó không chỉ ra được yếu tố thời gian (như việc thông tin chuyển từ tiến trình này sang tiến trình khác mất bao nhiêu thời gian). Nó cũng không xác định được trật tự thực hiện các chức năng (mặc dù trật tự này thường bị phụ thuộc vào việc chức năng này phải dựa trên sản phẩm của chức năng khác). Nó cũng không chỉ ra được yếu tố đinh lượng xu hướng tối và tối thiểu, những thông tin là thành phần cơ bản trong tiến trình phân tích. Cho nên sơ đồ luồng dữ có những giới hạn rõ rệt: cần phải bổ sung thêm các khía cạnh và quan điểm còn thiếu bằng những kỹ thuật khác.
3.1.1.2. Một số ký hiệu thường dùng trong sơ đồ luồng dữ liệu:
a) Tiến trình (chức năng): Trong một sơ đồ, hình tròn dược dùng để chỉ ra một chức năng hoặc một tiến trình. Chức năng quan trọng được mô tả trong sơ đồ luồng dữ liệu là biến đổi thông tin: thông tin được biến đổi so với đầu vào theo một cách nào đó như tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin hoặc tạo ra thông tin mới. Nếu trong một tiến trình DFD không có thông tin mới được sinh ra thì đó chưa phải là tiến trình trong DFD, và các hoạt động trong tiến trình đó cần phải gộp vào các hoạt động của tiến trình biến đổi thông tin thực sự khác. Tên được gắn cho các tiến trình phải là tên duy nhất và bao giờ cũng phải dưới dạng động từ - bổ ngữ.
ĐĂNG KÝ KHÁCH HÀNG MỚI
b) Dòng dữ liệu: Dòng dữ liệu là việc chuyển thông tin vào hoặc ra khỏi một tiến trình. Nó được chỉ ra trên sơ đồ bằng một đường kẻ có mũi tên ở ít nhất một đầu. Mũi tên chỉ ra hướng của dòng thông tin. Mỗi dòng dữ liệu phải có tên gắn với nó. Tên này không nhất thiết phải duy nhất, theo nghĩa cùng thông tin có thể đi vào một số tiến trình. Tên luồng dữ liệu là danh từ kèm theo tính từ nếu cần thiết. Những thông tin nào có trải qua một số thay đổi thì nên được mang tên đã sửa đổi để biểu thị rõ điều đó.
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG
c) Kho dữ liệu: kho dữ liệu trong một DFD biểu diễn cho thông tin cần phải giữ trong một khoảng thời gian để một hoặc nhiều quá trình hoặc tác nhân ngoài thâm nhập vào. Dưới dạng vật lý , chúng có thể là các tệp tài liệu được cất giữ trong văn phòng hoặc tệp máy tính được lưu trong đĩa , nhưng phương tiện vật lý không đáng được quan tâm , điều đáng được quan tâm là thông tin chứa trong đó . Ký hiệu được dùng để biểu diễn cho kho dữ liệu là cặp đường song song chứa tên thông tin được cất giữ trên có ghi nhãn của kho. Có thể đặt nhiều kho dữ liệu trên một trang của DFD để giúp làm hồ sơ dễ đọc. Tên nhãn là danh từ.
QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG
d) Tác nhân ngoài: Tác nhân ngoài là một người, một nhóm người hoặc một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống, nhưng có một số hình thức tiếp xúc với hệ thống. Sự có mặt của các nhân tố này trên sơ đồ chỉ ra giới hạn hệ thống, và định rõ mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài. Điều quan trọng cần hiểu “ngoài lĩnh vực nghiên cứu“không nhất thiết có nghĩa là ở bên ngoài tổ chức. Nhân tố bên ngoài là phần sống còn của hệ thống. Chúng là nguồn cung cấp thông tin cho hệ thống của chúng ta và là nơi nhận sản phẩm của hệ thống. Ký hiệu được dùng biểu thị tác nhân ngoài là hình chữ nhật có them một nét kẻ dọc trên có gắn nhãn. Nhãn được xác định bằng danh từ kèm theo nếu cần thiết.
KHÁCH HÀNG
e) Tác nhân trong: trong khi tên tác nhân ngoài luôn là một danh từ, biểu thị cho một bộ phận, một phòng ban hoặc một tổ chức thì tác nhân trong bao giờ cũng dưới dạng động từ - bổ ngữ . Tác nhân trong là một chức năng hoặc một tiến trình bên trong hệ thống, được miêu tả ở trạng thái khác của mô hình. Mọi mô hình DFD đều có thể bao gồm một số trang, và thông tin được truyền giữa các quá trình trên trang khác nhau được chỉ ra nhờ ký hiệu này. Tác nhân trong được biểu diễn bằng hình chữ nhật hở một phía và trên có ghi nhãn. Nhãn biểu diễn bằng động từ kèm bổ ngữ.
QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG
3.1.1.3. Chức năng sơ đồ luồng dữ liệu:
Sơ đồ luồng dữ liệu là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc phân tích hệ thống có cấu trúc. Nó đưa ra một phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa chức năng hoặc tiến trình của hệ thống đối với thông tin mà chúng sử dụng. Đó là một phần chủ chốt của đặc tả yêu cầu hệ thống, vì nó xác định thông tin nào phải có mặt trước khi tiến trình được tiến hành. Một DFD có thể hoặc là “vật lý “, biểu thị cho thực tế xảy ra ( hoặc dự định xảy ra ) hoặc là “lôgíc “ biểu thị cho chức năng cần tiến hành ( nhưng chưa nói đến cách thực hiện ). Trong giai đoạn phân tích nghiệp vụ của việc chưa phát triển, ta chủ yếu mới quan tâm đến mô hình logic. DFD được xây dựng bằng cách dùng các chức năng đã được xác định trong việc mô hình hoá cho sơ đồ chức năng nghiệp vụ. Để hoàn thiện DFD, cả hai mô hình này đều cần được xem xét lại về độ chính xác, tính nhất quán và sự cân bằng.
1) Phân tích thông tin nghiệp vụ:
Một hệ thống trong trạng thái vận động bao gồm hai yếu tố là chức năng xử lý và dữ liệu. Giữa xử lý và dữ liệu có mối quan hệ chặt chẽ và bản thân dữ liệu có mối liên kết nội bộ không liên quan đến xử lý, đó là tính độc lập dữ liệu. Mô tả dữ liệu được xem như việc xác định tên, dạng dữ liệu và tính chất của dữ liệu, nó không phụ thuộc váo người sử dụng đồng thời không phụ thuộc vào yêu cầu tìm kiếm và thay đổi thông tin. Có nhiều công cụ mô tả dữ liệu, nhưng ở đây ta chỉ quan tâm đến mô hình dữ liệu liên kết và mô hình quan hệ.
Mô hình dữ liệu liên kết : mô hình thực thể liên kết là công cụ thành lập lược đồ dữ liệu hay gọi là biểu đồ cấu trúc dữ liệu nhằm xác định khung khái niệm về các thực thể, thuộc tính, và mối liên hệ rang buộc giữa chúng. Mục đích xác định các yếu tố: dữ liệu nào cần xử lý và liên quan nội tại (cấu trúc).
Thực thể và kiểu thực thể : thực thể là một đối tượng được quan tâm đến trong một tổ chức, một hệ thống, nó có thể là đối tượng cụ thể hay trừu tượng Thực thể cần phải tồn tại , cần lựa chọn có lợi cho quản lý và phân biệt được . Kiểu thực thể là tập hợp hoặc là một lớp các thực thể có cùng đặc trưng, cùng bản chất. Thể hiện thực thể là một thực thể cụ thể, nó là phần tử trong tập hợp hay lớp của kiểu thực thể. Thường thì ta đồng nhất thực thể với kiểu thực thể.
Liên kết và kiểu liên kết: liên kết là sự kết nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiềuthực thể phản ánh một sự ràng buộc về quản lý. Kiểu liên kết là tập các liên kết có cùng bản chất. Giữa các kiểu thực thể có thể tồn tại nhiều mối liên kết, mỗi mối liên kết xác định một tên duy nhất. Biểu diễn các liên kết bằng đoạn thẳng nối giữa hai kiểu thực thể. Liên kết một - một (1 -1) giữa hai kiểu thực thể A và B là ứng với một thực thể trong A có một thực thể trong B và ngược lại. Liên kết một - nhiều ( 1 – N ) giữa hai kiểu thực thể A và B là ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B và ngược lại ứng với một thực thể trong B chỉ có một kiểu thực thể trong B. Liên kết nhiều - nhiều ( N-N ) giữa hai kiểu thực thể A và B là ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B và ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A .
Liên kết một - một:
B
A
Liên kêt một - nhiều:
A
B
Liên kết nhiều - nhiều:
A
B
Thuộc tính: là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một liên kết.
· Củng cố cấu trúc thông tin nghiệp vụ (mô tả dữ liệu):
Dạng mô hình hoá được sử dụng như một phần của cách tiếp cận tổng thể phép phân tích dữ liệu. Mô hình quan hệ được sử dụng như là quá trình mô hình hoá dữ liệu nhằm kiểm tra, cải tiến và mở rộng mô hình dữ liệu đã được xây dựng.
Mô hình quan hệ xác định một danh sách các thuộc tính thích hợp cho từng bảng thực thể cho mô hình dữ liệu. Trật tự xuất hiện của các thuộc tính trong bảng là không quan trọng.
Mô hình quan hệ: được biểu diễn bằng bảng của các kiểu thực thể liên kết .
· Hoàn thiện phân tích nghiệp vụ:
Trong phần lớn các dự án phát triển, thông qua việc xây dựng các mô hình, người ta xác định ra các yêu cầu của hệ thống. Tuy nhiên, một số các yêu cầu logic lại xuất hiện dưới dạng các rang buộc, kiểm soát, cải tiến hoặc các ý tưởng mới vốn không có trong hệ thống hiện tại nhưng người sử dụng vẫn yêu cầu hoặc nhà phân tích nêu ra trong quá trình khảo sát. Những điểm như vậy cần được viết dưới một dạng nào đó và phải hoà nhập vào mô hình nghiệp vụ sau khi đã kiểm tra xong tính chính xác của mô hình về hệ thông hiện tại.
3.1.1.3. Thiết kế hệ thống:
Thiết kế tổng thể :
Đầu vào của giai đoạn thiết kế gồm:
Sơ đồ phân cấp chức năng.
Sơ đồ dòng dữ liệu.
Mô hình thực thể.
Mô hình quan hệ.
Việc xác định hệ thống máy tính là công việc đầu tiên trong quá trình thiết kế. Sơ đồ dòng dữ liệu làm đầu vào là chính. Nó được xây dựng bằng cách phân chia các quá trình logic và vật lý. Một số trong chúng được thực hiện bằng máy tính, một số do người dùng đảm nhận.
Quá trình phân tích dữ liệu có liên quan đến phương pháp truy nhập dữ liệu trong các quá trình hệ thống phù hợp về mô hình dữ liệu.
Thiết kế giao diện :
Thiết kế màn hình nhằm tạo giao diện giữa người và máy nên phải dảm bảo các yêu cầu: thân thiện với người sử dụng - dễ nhìn, dễ hiểu và thực hiện chức năng giao tiếp thông tin một cách có hiệu quả nhất. màn hình được thiết kế theo dạng các cửa sổ windows. Các thành phần của một cửa sổ gồm: các nút lệnh (command buttons), nút dài (radio button), checkbox, các hộp văn bản để nhập dữ liệu hoặc chỉ để hiển thị …; các thành phần này có tên hoặc có biểu tượng mang tính gợi ý thể hiện rõ chức năng của nó, nên có dòng chú thích (tool tip) để người dùng dể hiểu. Ngoài ra còn có một số hộp thoại để giao tiếp với người dùng trong các trường hợp đặc biệt như: hộp thoại giới thiệu chương trình, hộp thoại đăng nhập vào hệ thống, các hộp thoại báo lỗi để nhắc nhở những hành đông không được phép hay báo dữ liệu nhập vào không hợp lệ. Người sử dụng bắt đầu từ menu chính của chương trình, đi đến các chức năng con bằng cách chọn trong các đơn chọn hoặc nhấn các nút, trong các cửa sổ con sẽ có nút cho phép quay về menu chính.
Có nhiều kiểu thiết kế nhằm phục vụ giao diện giữa người và máy, nhưng điều quan trọng là kiểu thiết kế phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và phù hợp với người sử dụng, phù hợp với người sẽ đối thoại với máy. Các chỉ tiêu quan trọng cần đánh giá cho đối thoại là:
Dễ sử dụng: giao diện có mức độ thấp, dễ sử dụng cho cả người thiếu kinh nghiệm.
Dễ học: các lệnh l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30633.doc