Lời Mở Đầu 1
1. Tính cần thiết của đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu: 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý các dự án đầu tư Phát triển từ ngân sách nhà nước 3
I. Dự án đầu tư: 3
1. Khái niệm dự án đầu tư: 3
2. Phân loại dự án đầu tư: 5
3. Chu kỳ dự án: 6
II. Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: 15
1. Vốn ngân sách Nhà nước: 15
2. Phạm vi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước : 18
3. Quản lý dự án: 19
4.Nội dung quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: 20
5.Phân cấp thẩm quyền quản lý dự án: 23
Kết luận chương 1 28
CHƯƠNG Ii: thỰc trạng quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 29
I. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình: 29
1. Tổng quan về dự án và nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: 31
1.1. Số lượng dự án và nguồn vốn ngân sách nhà nước cân đối cho dự án đầu tư: 31
1.2. Cơ cấu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước 32
1.3. Các dự án đầu tư XDCB với tác động phát triển KT –XH: 35
2. Quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn từ ngân sách: 38
2.1.Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: 38
2.2. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán: 38
2.3. Quản lý thực hiện dự án: 45
2.4. Quản lý rủi ro : 54
2.5. Quản lý thông tin: 55
3. Đánh giá chung về quản lý sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2003 - 2008: 56
3.1. Ưu điểm: 56
3.2.Nhược điểm: 57
3.3. Nguyên Nhân: 58
Kết Luận chương 2 62
CHƯƠNG 3 63
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 63
I. Định hướng và mục tiờu phỏt triển kinh tế xó hội tỉnh ninh bỡnh giai đoạn 2006_2010: 63
1.Phương hướng: 63
Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 10 đó đề ra phương hướng : 63
2. Mục tiêu: 63
II. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: 64
1.Cải cách thủ tục,quy định rõ trách nhiệm của từng khâu của các chủ thể trong đầu tư: 64
2. Đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư: 66
3. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyện dự án đầu tư: 68
4. Đổi mới và nâng cao trình độ , năng lực đạo đức cho chủ đầu tư và cán bộ quản lý dự án : 71
5. Chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán công trình,dự án hoàn thành: 72
6. thực hiện nghiêm túc luật đầu tư, luật đấu thầu : 73
7. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư: 74
8. chống thất thoát vốn Nhà nước trong đầu tư và xây dựng: 75
9. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý : 80
Kết Luận 81
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4312 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN, các vùng kinh tế tổng hợp (vùng kinh tế ven biển Kim Sơn, thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, vùng du lịch Hoa Lư, vùng phân lũ); các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,phát triển xã hội. Theo đó, cơ cấu dự án cũng được phân chia cho cả ba vùng biển tuy nhien có sự chênh lệch khá lớn.
Giai đoạn này, tỉnh vẫn tập trung chủ yếu việc xây dựngcơ bản ở các huyện thị trong vùng đồng bằng: đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, phát triển điểm du lịch, mạng lưới thuỷ lợi tưới tiêu, ANQP.
Các công trình XDCB miền núi vẫn chỉ là mang tính chất hiện đại hoá nông thôn, nâng cao phúc lợi xã hội (đường xá, cầu cống, vùng phân lũ các huyện Nho Quan, Gia Viễn) hay các công trình cơ cở hạ tầng trương học, y tế, thể dục thể thao.
Vùng kinh tế biển kim Sơn: tuy bờ biển của tỉnh Ninh Bình không dài nhưng hàng năm đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn to lớn, là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn nên việc đầu tư phát triển kinh tế biển cũng chú trọng đặc biệt là những năm gần đây
1.3. Các dự án đầu tư XDCB với tác động phát triển KT –XH:
* Trong thời kỳ 2003 - 2007 tỉnh Ninh Bình đã có những biến chuyển quan trọng trong hạ tầng KT - XH, thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, làm thay đổi cục diện kinh tế tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân. Hàng chục công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương: Xây dựng nhà thi đấu 4.300 chỗ ngồi; kien cố hoá kênh Cánh Diều; kênh tưới đường 12B; sửa chữa, nâng cấp hồ Yên Thắng xây dựng tuyến đê bao gạt lũ 5 xã huyện Nho Quan; đương chống lũ quét thị xã Tam Điêp; sân vận động tỉnh; xây dựng vung nuôi tôm công nghiệp 70 ha Kim Trung, Nhà máy xi măng Tam Điệp; Cầu Non Nước, cầu vượt Thanh Bình, cầu Lim, Quốc lộ 10 qua thị xã Ninh Bình, cầu tàu Clinke cảng Ninh Phúc....
Các công trình, dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá thông suốt, các mặt xã hội về giáo mdục, thể thao, y tế có nhiều tiến bộ vượt bậc. Năng lực sản xuất của các nghành tăng lên đáng kể:
Nghành nông nghiệp trên cơ sở các dự án đầu tư thuỷ lợi, kiên cố kênh mương; hiện đại hoá sản xuất nông thôn; đầu tư cho công tác giống cây trồng vật nuôi.... đã gặt hái được nhiều kết quả tốt ngay cả trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Điển hình như kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2007 giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác /năm đạt 4,5 triệu đồng (đạt mức cao nhất từ trước đến nay)
Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng khá, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế tăng khá mạnh: 21,6% năm 2000 đến năm 2006 là 38,5% năm 2007 đạt 40%.
Dịch vụ cũng có chuyển biến tích cực. Thời gian tới khi hạ tầng các điểm du lịch lớn hoàn thành hứa hẹn đưa lại một diện mạo mới cho ngành dịch vụ.
*Tốc độ tăng trưởng GDP luôn là hai con số và chênh lệch khá lớn với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước: bình quân gấp 1,8 lần. Mức sống nhân dân toàn tỉnh cao gấpnhiều lần so với giai đoạn 1996-2000: giai đoạn 1996 - 2000 tổng GDP chi xấp sỉ 442 tỷ đồng bằng 1/8 lần tổng GDP thời kỳ này (giá so sánh). Tuy nhiên để đuổi kịp mức GDP/người của cả nước cũng như của vùng đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình còn phải nỗ lực rất nhiều.
*Hiệu quả tổng hợp của việc đưa các công trình XDCB vào phục vụ đời sống của nhân dân đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra bình quân một năm khoảng 10.000 việc làm mà trước tiên phải kể đến là các công trình được tài trợ bởi nguồn vốn ngân sách. Việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nâng cấp kiên cố hạ tầng sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông đường bộ, cầu, cảng những năm qua đã chỉ ra sự đổi mới rõ rệt của bộ mặt tỉnh không những tạo ra một khối lượng lớn việc làm mới hàng năm mà chất lượng môi trường lao động, sinh hoạt của người lao động đang ngày càng được chú trọng. Hiện nay, với qui mô đầu tư vốn ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, điểm du lịch lớn, tập trung hứa hẹn tạo thêm hàng nghìn việc làm mới trong một tương lai rất gần. Đó là con số có ý nghĩa xã hội rất lớn.
Bảng : Số việc làm tăng thêm
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
BQ
1
Tổng số lao động
Người
433 004
443 014
449 623
460 439
473 214
451859
Phân theo ngành
CN – XD
Người
56.300
59.700
63.800
66.300
81.300
64.480
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Người
313.800
311.900
314.500
315.400
291.600
309.440
Thương mại, dịch vụ, du lịch
Người
62.904
71.414
71.323
78.739
100.314
76.939
2
Số lao động tăng thêm
Người
8.284
10.010
6.609
10.816
12.775
9699
Nguồn: Niên giảm thống kê Ninh Bình
*Công tác đấu thầu, thẩm định hàng năm đã tiết kiệm được cho Nhà nước hàng chục tỷ động. Năm 2006, tổ chức đấu thầu 45 gói thầu, với tổng giá gói thầu là là 805,464 tỷ đồng. Qua đấu thầu đã thực hiện tiết kiệm được cho Nhà nước 2.740,4 triệu đồng, tỉ lệ giảm giá là 0,34% so với tổng giá gói thầu. Điển hình như công trình Trụ sở làm việc Sở Công nghiệp tỉnh Ninh Bình, biến động qua đấu thầu tiết kiệm được 538 triệu đồng, bằng 13,3% so với dự toán được duyệt.
Cũng năm 2006, thẩm định 52 dự án vốn ngân sách, tổng mức đầu tư do chủ đầu tư trình là 1.481,5 tỷ đồng, kết quả thẩm định là 1.418,3 tỷ đồng, cắt giảm 63,2tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 4,3%. Điển hình như công trình xây dựng trường THPT Nho Quan B phân hiệu II (giai đoạn I), tổng mức đầu tư là 7,680 tỷ đồng, qua thẩm định giảm được 2,181 tỷ, bằng 28% so với tổng mức đầu tư do chủ đầu tư trình.
2. Quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn từ ngân sách:
2.1.Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
- Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội, quốc phòng,an ninh không có khả năng thu hồi vốn.
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi cho công tác điều tra khảo sát lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế kỹ thuật vùng ,lãnh thổ ,quy hoạch xây dung đô thị.
- Cho vay của chính phủ để đầu tư phát triển.
- Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của nhà nước đẻ lại cho doanh nghiệp nhà nước để đầu tư.
2.2. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán:
a) Lập dự án đầu tư:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn các chủ đầu tư của Tỉnh không đủ khả năng lập dự án nên đều phải thuê tư vấn, điểm hạn chế ở đây là, chủ đầu tư đã chọn nhà tư vấn trước khi có trình do đó không có tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn thấp.
Tư vấn lập tự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán ở một số công trình chất lượng còn thấp, chưa đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui phạm (có một số công trình tư vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, nâng qui mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác. Trong thiết kế thường tính thiên về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong XDCB chưa chính xác hoặc sót khối lượng công việc.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trước khi trình, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm do nhà tư vấn thực hiện, chủ đầu tư của tỉnh nói chung chưa thực hiện được việc này.
- Tư vấn lập dự toán đầu tư: Chất lượng một dự án phụ thuộc vào rất nhiều vào trình độ của tư vấn, theo Quy chế đấu thầu phải xem xét nhiều nhà nhiều nhà tư vấn để chọn một tư vấn có năng lực nhất.
Thực tế trong thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có qui định ít nhất phải có 3 nhà tư vấn, nhưng chủ đầu tư mới chỉ trình UBND tỉnh có một nhà tư vấn để xin chỉ định lập dự án.
Do không được lựa chọn, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của một nhà tư vấn để lựa chọn nhà tư vấn tốt nhất nên một số nhà tư vấn được lựa chọn rất yếu, thậm chí có nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án, nên dự án lập ra thiếu sức thuyết phục, có nhà thầu tư vấn trong quá trình lập dự án bỏ qua các qui định của Nhà nước, không áp dụng Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, qui phạm thiết kế, không có khảo sát địa hình, địa chất công trình, không quan tâm đến hướng gió hoặc có nhà tư vấn bỏ sót các hạng mục quan trọng như cấp thoát nước, phòng chống chảy, nổ, ví dụ: Dự án xây dựng trụ sở Hội Cựu chiến binh tỉnh, dự án xây dựng Trụ sở Sở thương mại.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc lập dự án đầu tư là nhà tư vấn phải đưa ra được nhiều phương án, phân tích lựa chọn phương án tối ưu để chủ đầu tư và cơ quan thẩm định xem xét hoặc nếu có thêm một số phương án thì các phương án đó, nhà tư vấn chỉ tính toán một cách chiếu lệ, ít giá trị so sánh.
Do trình độ tư vấn hạn chế (chủ yếu là các đơn vị tư vấn ngoại tỉnh), do đó trong số 248 dự án được duyệt trong 4 năm (2002 -2006) đã có 52 dự án phải phê duyệt lại do phải điều chỉnh, bổ sung qui mô, khối lượng hoặc tính toán sai, thiếu. Một số các dự án phải trả hồ sơ rất nhiều lần vì chất lượng hồ sơ dự án quá thấp.
b) Thẩm định dự án đầu tư :
Thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho chủ đầu tư, tổ chức tài trợ vốn đánh giá một cách khách quan tính hợp l, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án giúp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư được đúng đắn. Thăm định dự án là một chức năng chủ yếu trong quản lý Nhà nước về đầu tư, thẩm định dự án phải được xem xét toàn diện về quy hoạch xây dựng, các phương án cấu trúc công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái phương diện tài chính và các khía cạnh xã hội khác đảm bảo dự án có tính khả thi giúp cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Thời gian qua ở Ninh Bình việc thẩm định do Sở Kế Hoạch và Đầu tư chủ trì tham khảo ý kiến của một số Sở, ngành liên quan...
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ theo qui hoạch phát triển kinh tế, qui hoạch vùng, ngành lãnh thổ, áp dụng đúng chế độ chính sách của nhà nước hiện hành, cắt giảm các thủ tục phiền hà, thực hiện theo chế độ một cửa.
Các dự án đã thẩm định cơ bản đã được bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư. Mọt số dự án đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, công tác thẩm định còn bộ lộ những yếu điểm sau:
- Chủ đầu tư là chủ thể trực tiếp sử dụng công trình nhưng không phải là chủ thực sự của đồng vốn nên ý thức tiết kiệm chưa được đề cao. Thiết kế cơ sở dự án là do chủ đầu tư lập nên có tư tưởng thiết kế qui mô dự án lớn hơn mức cần thiết. Công tác thẩm định qui mô dự án hầu hết bị vô hiệu hoá.
Độ chính xác của công tác thẩm định chưa cao do chất lượng hồ sơ dự án cũng như thiết kế kỹ thuật chưa đề cập hết các nội dung của một dự án như qui định (Ví dụ: số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và dự báo không chính xác)
- Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với qui định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ.
Mỗi một nội dung thẩm định do một cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian thẩm định dự án nhanh hay chậm không chỉ so một cơ quan mà phụ thuộc vào thời gian giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan. Nghị định 52/1999/NĐ - CP qui định thời gian thẩm định cho từng loại dự án như sau:
- Dự án nhóm A: Không quá 60 ngày
- Dự án nhóm B: Không quá 30 ngày
- Dự án nhóm C: Không quá 20 ngày
Thời gian qua thực tế có cơ quan được lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với qui định.
c) Công tác lập, thẩm định, tổng dự toán:
*Về tồn tại của tổ chức tư vấn lập TKKT, tổng dự toán
- Một số tổ chức tư vấn có xu hướng chạy theo doanh thu và quá giữ mình nên đã đẩy hệ số an toàn lên cao, dẫn đến tổng dự toán cao. Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình, do Công ty Cổ phần kiến trúc AC khảo sát, lập dự án đầu tư, có thiết kiế kết cấu móng quá an toàn, cụ thể là chọn số lượng cọc quá thừa so với yêu cầu (có đài cọc chọn tới 7 cọc trong khi yêu cầu chỉ cần 4 cọc), kích thước dài móng quá lớn .... dẫn đến tổng dự toán lớn, gây lãng phí; cụ thể sau khi thẩm định, chi phí xây dựng của phần cọc ép đã giảm từ 1.510 triệu đồng xuống còn 870 triệu đồng (giảm 42,3%), tổng chi phí xây dựng giảm từ 10.233 triệu đồng xuống còn 9.412 triệu đồng (giảm 8,1%)
- Một số tổ chức tư vấn yếu kém về chuyên môn nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình hoặc thiết kế công trình không theo đúng qui định của Nhà nước. Ví dụ: Công ty CP tư vấn xây dựng Hoàng Mai khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân đường Vòng, thị xã Tam Điệp khi tính toán khối lượng san nền không chính xác, sử dụng hệ số đầm nén của vật liệu không qua thí nghiệm; sau khi thẩm định, khối lượng của công tác san nền đã giảm 183.000m3 xuống còn 135.210m3 (giảm 21,1%),đơn giá của đất đắp giảm từ 45.772 đồng/m3 xuống còn 38.007đồng/m3. Trách nhiệm tư vấn chưa cao, năng lực hạn chế do đó trong quá trình lập dự án, một số thiết kế kĩ thuật chưa đưa ra được giải pháp tốt nhất.
- Tổ chức thiết kế chưa thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công, xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.
*Trong thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán còn có một số tồn tại:
- Chủ đầu tư hầu như không tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán do cơ quan tư vấn lập trước khi trình thẩm định.
- Có cơ quan thẩm định quá tin tưởng ở đơn vị tư vấn nên việc thẩm định không thật sát sao.
- Thời gian thẩm định kéo dài
Kết quả thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách:
TT
Ngành kinh tế
2004
2005
2005
2006
1
Tổng số dự án
75
49
53
62
2
Tổng mức đầu tư
- Chủ đầu tư trình
1.621.12
1.360.000
1.481.436
1.452.433
- Kết quả them định
1.573.43
1.318.050
1.418.307
1.451.241,3
Giảm cắt
-
Tổng số
21.286
34.737,6
41.998,3
63.222
-
Tỷ lệ
3,7%
2,18%
3,09%
3,09%
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình.
d) Công tác đấu thầu: Đấu thầu là một công cụ giúp cho việc sử dụng đồng tiền của Nhà nước có hiệu quả.
+Thông qua đấu thầu chúng ta lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu phải có giải pháp khả thi để thực hiện công việc được giao và đảm bảo trúng thầu không được vượt giá gói thầu và giá dự toán được duyệt.
+Hiệuq ủa của đấu thầu chính là tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển, đã tạo ra cơ hội lựa chọn được nhiều công ty mạnh có đủ năng lực thiết bị, con người và tiền vốn đảm đương được công trình phức tạp và vốn lớn, thời gian thi công ngắn, đặt được chất lượng cao như công trình Nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà thi đấu thể dục thể thao Tỉnh, Cơ sở hạ tầng du lịch khu Tam Cốc, Bích động, hang động Tràng An ...
Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2001 -2006
Đơn vị triệu đồng
TT
Nội dung
2003
2004
2005
2006
1
Tổng số gói thầu
23
86
103
45
2
Tổng giá gói thầu
220.190
608.655,5
408.502
805.464,1
Tổng giá trúng thầu
218.219
607.046,5
407.354
802.723,7
Tiết kiệm trong đấu thầu
1890
1.609
698
2.740,4
Tỷ lệ giảm giá
0,9%
0,276%
0,171%
0,34%
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình
Tuy nhiên, trong những năm qua, quản lý công tác đấu thầu còn bộc lộ một vài hạn chế.
- Sự hiểu biết về trình tự và các qui định về đấu thầu của một số các cơ quan quản lý và các nhà thầu còn hạn chế.
- Hầu hết các dự án chủ đầu tư đều trình xin chủ trương UBND tỉnh cho đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu . UBND tỉnh thiếu kiên quyết dẫn đến hầu hết các dự án phải tổ chức thầu rộng rãi nhưng không thực hiện. Có một số dự án phải đấu thầu nhưng vẫn chỉ định thầu, mặc dù giá trị gói thầu tư vấn ≥500 triệu đồng - theo qui chế đấu thầu phải tổ chức đấu thầu.
- Nhiều gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu còn mang tính hình thức, không có sự cạnh tranh bình đẳng do áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Tỷ lệ giảm giá thấp, giá trúng thầu của hầu hết các gói thầu xấp xỉ bằng giá gói thầu (giá dự toán).
Tỷ lệ áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu
Năm
Rộng rãi
Hạn chế
Chỉ định thầu và các hình thức còn lại
Tổng số
2003
0
23
0
23
Tỷ lệ (%)
100
100
2004
7
28
51
86
Tỷ lệ (%)
8,1
32,6
59,3
100
2005
18
21
63
103
Tỷ lệ (%)
17,6
20,6
61,8
100
2006
23
22
0
45
Tỷ lệ (%)
51,1
48,9
0
100
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình
Việc lập hồ sơ mời thầu của một số gói thầu chưa đảm bảo yêu cầu, chưa bám sát yêu cầu kỹ thuật của thiết kế nên phải điều chỉnh, sửa chữa nhiều lần.
- Việc lựa chọn năng lực các Nhà thầu tham gia đấu thầu còn hạn chế, nhiều Nhà thầu năng lực kém không phù hợp với yêu cầu gói thầu mà vẫn được Chủ đầu tư mới tham gia dự thầu, dẫn đến có Nhà thầu tham gia dự thầu nhiều các gói thầu nhưng không trúng thầu. Chất lượng hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không trúng thầu rất thấp, mang tính chất hình thức, không bám sát hồ sơ mời thầu.
2.3. Quản lý thực hiện dự án:
a. Quản lý lập kế hoạch tổng thể hoạt động của dự án:
Lập kế hoạch chi tiết hoạt động của dự án được bắt đầu sớm sau khi các nhà thầu hoàn thành mọi thủ tục nhận thầu, đặc biệt là kế hoạch vốn cho từng giai đoạn triển khai dự án. Tuy nhiên nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên việc thực hiện không đủ đáp ứng vốn cho một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia theo tỉ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch hoạt động của nhà thầu. Trong một số trường hợp dự án cấp bách còn có tình trạng chủ đầu tư phải vay tiền của nhà thầu để giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là việc bố trí vốn vẫn còn tình trạng dàn trải, phân đều cho các huyện thị. Tình trạng bố trí vốn dàn trải, phân tán đã giảm ở cấp tỉnh nhưng lại diễn ra ở cấp Huyện, thị xã., lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách hàng năm cân đối vốn. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng còn hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 50 - 60% nhu cầu, trong khi đó số lượng dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề xuất nhiều, số lượng dự án đượng duyệt chưa phù hợp với khả năng cân đối.
Ví dụ: Công trình nạo vét kênh tiêu trạm bơm Khánh Công là công trình khởi công mới năm 2003, có tổng mức đầu tư là 3.387 triệu đồng, bó tí kế hoạch năm 2003 là 300 triệu đồng, Công trình chuyển tiếp xây dựng trường Chính trị tỉnh có tổng mức đầu tưu là 10.200 triệu đồng, đã bố trí kế hoạch năm 2020 là 1.300 triệu đồng và kế hoạch 2003 là 1.000 triệu đồng ....
Trong năm 2004 bổ sung 4 công trình giao thông phát sinh do 6 xã của huyện Hoa Lư nhập về thị xã Ninh Bình, năm 2006,, bố trí vốn cho 26 công trình xử lý đột xuất: Xử lý sự số sạt lở kè tả, hữ sông Vạc, hệ thống cấp điện chiếu sáng di tích đền thờ vua Đinh - Lê ...
Kế hoạch vật liệu cũng được triển khai rất sớm và có được lợ thế chủ động về nguồn cung cật liệu do những loại vật liệu chíh là sản phẩm chủ đạo của nền sản xuất công nghiệp vật liệu chính là sản phẩm chủ đạo cảu nền sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng Ninh Bình như đá vôi, xi măng, sắt thép....
b. Quản lý phạm vi dự án:
Một dự án đầu tư phát triển được lập với mục tiêu cụ thể tuy nhiên lại liên quan đến nhiều cấp, ngành và có tác động đến nhiều đối tượng trong quá trình triển khai. Việc xác định phạm vi dự án tức là xác địng danh sách tất cả những gì dự án phải làm (và cũng có thẻ là một danh sách tất cả những điều mà dự án phải làm). Bất kỳ một dự án nào cũng phải có một phạm vi rõ ràng.
Đối với dự án XDCB trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, việc quản lý phạm vi dự án là quản lý của các sở, ngành liên quan trong quá trình tác động của dự án tới những đối tượng thuộc phạm vi sở, ngành quản lý.
Ví dụ như dự án nạo vét sông Sào Khê thuộc huyệ Hoa Lư. Sông Sào Khê không chỉ có giá trị trong phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp mà còn có giá trịnh phục vụ du lịch đồng thời cũng là di tích văn hoá lịch sử thời nhà Lê. Bởi vậy trong quá trình thực hiện dự án không chỉ là giám sát, đánh giá thực hiện của sở Nông nghiẹp mà còn có sự phân phối giám sát của sở Văn hoá, sỏ Du lịch đối với những hạng mục tu sửa nâng cấp ảnh hưởng đến giá trị khai thác thuộc phạm vi sở, ngành quản lý. Mọi sửa đổi gây ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên phục vụ du lịch hay làm thay đổi tính chất di tích văn hoá của sông Sào Khê đều phải có được sự chấp thuận của Sở Văn hoá, Sở du lịch.
Thời gian qua, việc phối hợp quản lý phạm vi dự án XDCB trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được các ngành, sở triển khai rất chặt chẽ, sát sao ngay từ những buổi đầu thực hiện dự án. Các sở chuyên trách thay mặt chính quyền địa phương trực tiệp quản lý, giám sát việc thực hiện các dự án trong phạm vi ngành mình. Đối với những trường hợp sai sót hoặc dự án triển khai vượt quá phạm vi hoạt động cho phép được yêu cầu thu hẹp phạm vi hoạt động theo đúng nhiệm vụ, giới hạn cho phép hoạt động của dự án. Việc phối kết hợp chặt chẽ trong quản lý phạm vi dự án đã giúp giảm thiểu những phát sinh tiêu cực đối với môi trường cũng như các đối tượng hữu quan khác. Hạn chế tình trạng dự án làm rồi lại phải huỷ hoặc chỉnh sửa do không phù hợp qui chuẩn của các khía cạnh liên quan.
c. Quản lý tiến độ dự án:
Tiến độ dự án là một trong những yếu tố quyết định việc trúng thầu của nhà thầu. Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không chỉ có nhiệm vụ chứng minh năng lực triển khai dự án đúng qui chuẩn, đảm bảo chất lượng với mức giá trúng thầu thấp nhất mà còn phải đưa ra được phương án tiến độ tối ưu nhất.
Trên cơ sở tài liệu hồ sơ trúng thầu, công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ được HĐND và UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các chủ đầu tư ngày càng quan tâm hơn. Hàng tháng, hàng quý chủ thầu, BQLDA có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Kế hoạch tỉnh và chủ đầu tư báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Sở thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình, nhất là công trình trọng điểm. Qua thanh tra và kiểm tra đã phát hhiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Qua thực tế các dự án triển khai thời gian qua trên địa bàn tỉnh có thể nhận thấy việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án đẩy nhanh tiến độ và đưa vào hoàn thành sử dụng.
Hình thức đấu thầu, chia nhỏ dự án thành các gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp ... cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa vào sử dụng và phát huy được hiệu quả.
Tuy nhiên vẫn còn khoảng 25% dự án không đảm bảo được tiến độ, thậm chí có dự án hết thời hạn thực hiện vẫn chưa khởi công xây dựng. Theo qui chế quản lý đầu tư đã qui định: đối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm; nhóm B không quá 4 năm, nhưng trên thực tế một số dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm, nhóm B quá 4 năm. Nguyên nhân đến từ:
- Thủ tục phê duyệt dự án phải qua nhiều Sở ngành.
- Công tác thẩm định kéo dài thời gian so với qui định do liên quan đến nhiều cơ quan, việc giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan không phải là một sớm một chiều.
- Chậm đưa công trình vào hoàn thành.
- Và phần lớn tình trạng chậm tiến độ là vì chậm bố trí vốn, khả năng cân đối vốn của tỉnh thấp.
Một số dự án điển hình khác như dự án trung tâm y tế huyện Yên Mô, dự án trường Chính trị Tỉnh, dự án nước sạch sinh hoạt xã Gia Lập.
Kéo dài thời gian đầu tư không những ảnh hưởng đến hiệu quả dự án mà còn gây ảnh hưởng lớn đối với các mặt khác của đời sống KT - XH như vấn đề ô nhiễm, giao thông ...
d. Quản lý chi phí dự án:
Nhìn chung chi phí dự án đã được chủ đầu tư quản lý khá chặt chẽ trên cơ sở hướng dẫn của Nghị định số 99/2007/NĐ - CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong quá trình lập tổng mức đầu tư. Sau đấu thầu, các khoản chi phí xây dựng đều được xã hội hoá giao cho các nhà thầu trực tiếp quản lý. Chủ đầu tư chi quản lý chi phí theo dự toán chứ không đi sâu giám sát từng hạng mục chi phí trong quá trình thực hiện dự án.
Tuy chủ sở hữu các nguồn vốn đầu và tài sản mới hình thành là Nhà nước, các chủ đầu tư là người chủ sử dụng công trình nhưng không phải là người chủ thực sự của đồng vốn nên chưa đề cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, thậm chí còn có tư tưởng xin được càng nhiều vốn của Nhà nước càng tốt. Ví dụ dự án xây dựng đường liên huyện cấp II thì qui chuẩn một lần đượng rộng 7,5m là phù hợp với qui mô nền kinh tế tỉnh. Nhưng cơ quan chuyên ngành là chủ đầu tư lại bác bỏ hệ thống qui phạm này với lý do qui phạm đã lỗi thời và lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh trong tương lai và lập dự án đầu tư với qui mô lớn hơn. Việc tính toán đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai của đời sống xã hội là rất cần thiết đối với các dự án đầu tư công cộng tuy nhiên điều này lại dẫn đến tình trạng không cân đối với nguồn lực địa phương.
Chi phí cho các hạng mục xây dựng của công trình được tính trên cơ sở định mức xây dựng nên có sự chênh lệch giữa chi phí xây dựng thự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21441.doc