LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3 2
1 . Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty LILAMA 69-3. 2
1.1. Thông tin chung về Công ty. 2
1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty. 3
1.2.1. Lịch sử ra đời. 3
1.2.2. Các hình thức pháp lý. 4
1.2.3. Các đơn vị trực thuộc Công ty: 5
1.2.4. Các công ty liên doanh, liên kết. 6
1.2.5. Chức năng , nhiệm vụ của Công ty.: 7
1.2.6. Thành tích đạt được của CÔng ty cổ phần LILAMA 69-3. 8
1.2.7. Lĩnh vực hoat đông : 9
1.3. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu 10
1.3.1. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty: 10
1.3.2. Khách hàng của Công ty. 13
1.3.3. Cải tiến công nghệ. 14
1.3.4. Tình hình lao động tại Công ty. 15
1.4. Môi trường kinh doanh của Công ty. 16
1.5. Định hướng phát triển của Công ty. 18
II. Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của LILAMA69-3. 19
2.1. Đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 19
2.2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay. 22
2.3. Đánh giá kết quả các hoạt động khác của Công ty. 23
3. Mô tả và đánh giá các mặt hoạt động quản trị doanh nghiệp chủ yếu. 23
3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 23
3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty. 25
Chương 2 26
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI 26
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3. 26
1. Đặc điểm lao động của Công ty cổ phần LILAMA 69-3. 26
2. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. 27
2.1. Doanh thu và lợi nhuận. 27
2.2. Thu nhập và tiền lương. 28
3. Thực trạng quản lý lao động tại Công ty cổ phần LILAMA 69-3. 29
3.1. Số lượng lao động. 29
3.2. Chất lượng lao động. 30
3.3. Cơ cấu lao động. 32
3.4. Công tác tuyển dụng và đào tạo. 35
3.5. Chính sách đãi ngộ với người lao động. 37
3.6. Bố trí lao động. 40
3.7. Các mặt khác. 41
4. Nhận xét và đánh giá về vấn đề quản lý lao động tại Công ty cổ phần LILAMA 69-3. 41
Chương 3 45
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 45
1. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần LILAMA 69-3 trong giai đoạn tới. 45
2. Kiến nghị. 45
2.1. Tầm quan trọng của công tác quản lý lao động. 45
2.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Phòng lao động. 46
3. Giải pháp. 47
3.1. Tiến hành tổ chức sắp xếp lại lao động. 47
3.2. Thu hút lao động. 48
3.3. Bồi dưỡng đào tạo và phát triển lao động. 49
3.4. Xây dựng chế độ lương thưởng và chính sách lao động phù hợp. 50
3.5. Xây dựng định mức lao động. 53
3.6. Một vài kiến nghị đối với nhà nước. 53
Kết luận 54
Danh mục tài liệu tham khảo. 55
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý lao động tại Công ty cổ phần LILAMA 69-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, hiệu quả kinh doanh cao hơn nên lợi nhuận thu được lớn hơn rất nhiều, cụ thể năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng 264% so với năm trước.
Bảng 4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2006
Năm 2007
0,79%
0,72%
0,75%
1,4%
2,22%
Dựa vào bảng trên ta thấy sự khác nhau rất rõ ràng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trước và sau cổ phần hóa. Điều này cho ta thấy mô hình Công ty cổ phần mà Công ty đang áp dụng là mô hình phù hợp với điều kiện mới. Tuy nhiên do Công ty mới cổ phần hóa được 2 năm nên kinh nghiệm còn non kém nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu còn rất thấp, vấn đề đặt ra cho Công ty hiện nay chính là tìm các biện pháp cắt giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp máy lớn của tổng công ty lắp máy Việt Nam, hiên nay Công ty LILAMA 69-3 nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, cũng như của các ban ngành lãnh đạo Tỉnh Hải Dương. Bên cạnh những chính sách ưu đãi đối với các công ty hoạt động trên địa bàn của tỉnh thì chính những khẳng định của LILAMA 69-3 từ trước tới nay về mặt chất lượng của các công trình cũng như tiến đọ thực hiện đã tạo ra sự tín nhiệm lớn của các khách hàng đối với Công ty do đó LIILAMA 69-3 trở thành đơn vị thực hiện của nhiều dự án lớn được chỉ định thầu của đất nước. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ năng động , đầy nhiệt huyết cộng với đội ngũ, công nhân và kỹ sư giỏ tay nghề thường xuyên được đào tạo nâng cao tay nghề đã đáp ứng được những công trình lớn có yêu cầu, đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Chifon, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Bút Sơn, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Uông Bí, nhiệt điên Na Dương…Sự tín nhiệm của khách hang chính là chìa khoá mang lại sự thành công cho Công ty.
Tuy nhiêm LILAMA 69-3 cũng gặp phải không ít những khó khăn trong boói cảnh suy thoái hiện nay của nền kinh tế thế giới như khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư, sự đi xuống của thi trường chứng khoán Việt Nam và thế giới cũng làm cho giá cổ phiếu của Công ty không tăng và ít còn giá trị hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, ngoài ra sự tăng giảm và biến động của giá cả, lạm phát cao trong những năm qua ở Việt Nam cũng làm cho chi phí sản xuất tăng cao, giá trị gia tăng của một đơn vị sản phẩm giảm. Hoạt động xuất khẩu của LILAMA 69-3 được thực hiện từ năm 2008 cũng gặp phải không ít khó khăn trong giai đoạn khó khăn chung của nện kinh tế thế giới, giá trị xuất khẩu giảm, đơn đặt hàng ít với khối lượng chưa lớn.
2.3. Đánh giá kết quả các hoạt động khác của Công ty.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp lắp máy công nhân phân tán theo công trình thì việc đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty là một vấn đề rất quan trọng, Đảng uỷ và lãnh đạo công ty cìng với công đoàn có nhiệm vụ tổ chức tốt đời sống cho công nhân. Công đoàn công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương những nơi công ty thi công chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho các đoàn viên đảm bảo việc làm thường xuyên cho gần 2.540 người, thực hiên tốt các chính sách đối với ngưòi lao động đả bảo 100% cán bộ công nhân viên được ký hợp đồng lao động, được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được khám sức khoẻ định kỳ. Các quyên lợi như lương thưởng thăm quan nghỉ mát được Công ty quan tâm đầy đủ luôn bố trí đầy đủ chỗ ở cho công nhan viên, chỗ ăn tập thể của Công ty luôn đảm bảo phục vụ từ 1.000 đến 1.300 nhân viên tại các điểm thi công. Ngoài ra công ty còn tham gia phụng dưỡng 5 bà mẹ Việt Nam anh hung trên địa bàn tỉnh Hải Dương, vào các dịp lễ tết tham gia thăm hỏi các gia đình chính sách. Về hoạt động văn hóa hiện nay Công ty LILAMA 69-3 có một đội bóng chuyền nữ tham gia giải chuyên nghiệp, Công ty tham gia đầy đủ các hoạt động của chinh quyền địa phường…
3. Mô tả và đánh giá các mặt hoạt động quản trị doanh nghiệp chủ yếu.
3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Công ty có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Theo hình thức này hệ thống được chia thành nhiều chức năng, việc phân công chức năng và nhiệm vụ dựa vào trình độ chuyên môn, kỹ năng và dựa vào bảng tiêu chuẩn phân theo cấp của nhà nước để từ đó phân chia các bộ phận có cùng chức năng, nhiệm vụ thành các phòng ban cho phù hợp. Cơ cấu tổ chức này cho phép Công ty thực hiện tốt chế độ một thủ trưởng, khai thác tốt và vận dụng tài năng, trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc của các phó Tổng giám đốc, đồng thời cũng tạo mối liên hệ khăng khít giữa các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
P.Tổng giám đốc
Phụ trách thi công
P.Tổng giám đốc
Phụ trách xí nghiệp
P.Tổng giám đốc
Phụ trách nhà máy
P.Tổng giám đốc
Phụ trách nội chính
P.Tổng giám đốc
Phụ trách dự án đầu tư
Phòng tổ chức lao động tiền lương
Phòng Hành chinh
VP Đảng ủy Công đoàn, ĐTN
Phòng QLCL & XMTC
Phòng thị trường
Phòng Vật tư thiết bị
Phòng Kinh tế kế hoạch tổng hợp
Phòng Kinh tế kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Ban dự án các công trình
Xí nghiệp cơ giới tập trung
Xí nghiệp hàn
Công ty CP xi măng Thăng Long
Công ty CP sản xuất bê tông chịu lửa Burwizt
Các Công ty liên kết
Nhà máy CTTB Hải Dương
Trung tâm TVKH & CGCN
Nhà máy CTTB & Đóng tàu
Xí nghiệp lắp máy
Xí nghiệp sửa chữa & bảo hành thiết bị
Cửa hàng kinh doanh vật tư & GTSP
SBảng 4: Sơ đồ tổ chức của công ty
3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
Với số lượng nhân lực gần 2500 người tập trung ở các phòng ban, các xí nghiệp, các trung tâm, các tổ đội thì việc cơ cấu làm sao để cho bộ máy đó hoạt động linh hoạt, không cồng kềnh, không chồng chéo là một vấn đề hết sức đáng quan tâm. Căn cứ vào điều lệ của Công ty cổ phần thì bộ máy quản lý điều hành được lập ra bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty giữa hai kì đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông của Công ty được tổ chức thường liên vào tháng 4 hàng năm.
Hội đồng quản trị Công ty do đại hội cổ đông bầu ra là cơ quan quản lý cao nhất quyết định chiến lược, phương hướng sản xuất kinh doanh, phương án tổ chức, cơ chế quản lý của Công ty.
Thực hiện các chức năng nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh của Công ty được điều hành bởi Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc giúp việc do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tham mưu , giúp việc cho Tổng giám đốc là các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ như: phòng tổ chức lao động - tiền lương, phòng thị trường, phòng dự án đầu tư, phòng hành chính…
Phương án tổ chức cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty đã được nghị quyết của đại hội đồng cổ đông thông qua là: tiếp nhận và duy trì cơ cấu tổ chức của nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương, tiếp nhận và duy trì cơ cấu tổ chức của nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu Lilama 69-3, tiếp nhận và duy trì cơ cấu tổ chức của xí nghiệp sửa chữa là bảo trì các thiết bị công nghiệp, tiếp nhân và duy trì cơ cấu tổ chức của xí nghiệp lắp máy.
Cùng với những nỗ lực tổ chức thì Công ty đã hoạt động một cách có hiệu quả với mô hình tổ chức như trên. Nhưng khi đã tiến hành cổ phần hóa thì cũng phải xem xét để cơ cấu lại các xí nghiệp, các trung tâm, nhà máy, đơn vị trực thuộc để nó thực sự phù hợp nhất với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty và có thể mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3.
Đặc điểm lao động của Công ty cổ phần LILAMA 69-3.
Lao động là tài sản quý giá nhất của Công ty. Do đặc điểm ngành nghề lắp máy và xây dựng có sụ khác biệt so với những ngành nghề khác do đó lao động của Công ty cũng có những đặc điểm khác biệt nhất định so với lao động của các công ty khác.
Lao động trong ngành lắp máy và xây dựng có tính biến động khá lớn theo thời vụ. Công ty là đơn vị được chỉ định thầu nhiều công trình lớn của đất nước do vậy khối lượng công việc khá lớn và thực hiện theokiểu hợp đồng, bên cạnh đó nghề xây dựng thường được thực hiện vào mùa khô, còn mùa mưa công việc ít đí.
Lao động có tính công nghiệp hóa cao, làm việc theo nguyên tắc và kỷ luật cao, tính đồng bộ thao tác nhanh chóng và chính xác.
Lao động có tính chuyên môn hóa khá cao, nó thể hiện ở việc chuyên môn hóa ở các bộ phận chức năng, mỗi bộ phận lại được chuyên môn hóa sâu hơn. Như phòng tài chính có truởng phó phòng và các nhân viên được chia ra: nhân viên chuyên làm nhiệm in sao tài liệu, nhân viên nhập số liệu, nhân viên chứng từ, nhân viên ngân hàng…
Lao động được cơ khí hóa và tự động hóa cao và sản phẩm chủ yếu là vật chất bao gồm các sản phẩm lắp máy và xây dựng.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa, đội ngũ lao động trong Công ty được trẻ hóa ở hầu hết các bộ phận, điểu này đã tạo nên cho Công ty có một đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt tình bên cạnh tính chuyên nghiệp trong công việc.
Do đặc điểm ngành nghề hoạt động và đặc điểm công việc nặng nhọc nên nam giới chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động, lao động nữ phân bố chủ yếu ở các bộ phận lễ tân, phòng lao động, công đoàn, tổ vệ sinh, nấu ăn…
Lao động trong công ty có sự phân tán khá lớn đặt biệt là đội ngũ công nhân thường phải đi theo công trình, thưòng không có địa điểm ổn đinh.
Bên cạnh đó do tính nặng nhọc và áp lực của công việc nên thường xuuyên có sự biến động về lao đông, theo đó thường xuyên có lao động thôi việc và lao động được tuyển vào công ty.
Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động.
2.1. Doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 5. Bảng doanh thu và lời nhuân qua các năm.
Stt
Giá trị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
Tỷ đồng
115,56
146,86
207,23
295
400
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
0,912
1,053
1,560
4,123
8,856
Lao động bình quân
Người
1534
2047
2041
2197
2534
(Nguồn Phòng tài chính)
Có thể nhân thấy rằng: doanh thu và lợi nhuân sau thuế của Công từ năm 2007 có bước tăng trưởng đáng kể, so với năm 2006 trước khi công ty tiến hành cổ phần hóa lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 169,4% và năm 2008 tăng 467,6%. Trong bối cảnh kinh tế cuối năm 2008 có nhiều khó khăn chung thì việc tăng trưởng này của Công ty là một điểm rất nổi bật. Là một doanh nghiệp lắp máy thực hiện theo các đơn đặt hàng có thể nhận thấy một điều là số lượng lao động không tăng nhiều nhưng lợi nhuận sau thuế có mức tăng rất nhanh điều này thể hiện năng suất lao động tăng khá lớn đồng góp vào mức tăng trưởng chung của Công ty. Năng suất lao động tăng đã tạo ra giá trị sản xuất cao hơn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải bằng một số nguyên nhân sau:
- Từ sau khi tiến hành cổ phần hóa, đội ngũ lao động trẻ, nhiệt tình với công việc.
- Việc áp dụng nhiều giải pháp công nghệ vào trong sản xuất cũng góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân
- Lao động của Công ty ngày càng nâng cao về năng lực và trình độ chuyên môm, đảm nhận những phần việc tạo ra giá trị sản xuất cao.
2.2. Thu nhập và tiền lương.
Bảng 6. Thu nhập của người lao động qua các năm.
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Thu nhập bình quân đầu người (1000đ)
1250
1565
1832
2537
2550
-
(Nguồn phòng tài chính - kế toán)
Như vậy mức thu nhập bình quân 1 lao động đều tăng qua các năm đặc biệt là từ năm 2007 khi Công ty tiến hành cổ phần hóa mức thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể và đang giữ ở mức khá cao so với thu nhập trung bình của người lao động hiện nay. So với năm 2004 thu nhập của người lao động Công ty năm 2005 tăng 25,2%, năm 2006 tăng 46,6%, năm 2007 khi Công ty tiến hành cổ phần hóa mức tăng này là 103% và đặc biệt năm 2008 tăng
104 %. Ngoài mức lương chính hàng tháng do tính chất công việc là thực hiện các đơn hợp đồng do đó công nhân thường xuyên phải tăng ca, tăng giờ làm. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Công ty thực hiện việc trả lương ca 3 bằng 142% mức lương chính do đó thu nhập của người lao động tương đối cao vơi mức thu nhâp tăng ca có thể lên tới 4-5 triệu đồng một tháng tùy theo tay nghề và thâm liên công tác.
Đối với cán bộ quản lý thì định mức trong tháng làm 22 ngay/ tháng và mức thu nhập tương đối cao.
Bảng 7. Tiền lương trung bình của cán bộ quản lý năm 2008.
Chức vụ
Thu nhập bình quân (tr đồng/tháng)
Tổng giám đốc
9,1
Phó tổng giám đốc
8,3
Trưởng, phó phòng
6,4
Nhân viên quản lý
4,6
(Nguồn phòng tài chính - kế toán)
Với mức lương cao và tương đối ổn định đã đảm bảo đời sống cho người lao động, giúp họ yên tâm công tác và lao động, giữ chân được những lao động giỏi và thu hút được một đội ngũ lao động lành nghề.
Thu nhập cũng như tiền lương của lao động trong Công ty không ngừng tăng lên, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Điều này chứng tỏ một điều là tay nghề của người lao động ngày càng cao, năng suất và hiệu quả công việc không ngừng tăng lên, Công ty có sự phát triển và đời sống của người lao động là phần mà doanh nghiệp cần quan tâm đâu tiên.
3. Thực trạng quản lý lao động tại Công ty cổ phần LILAMA 69-3.
3.1. Số lượng lao động.
Bảng 8. Báo cáo tình hình lao động Công ty Cổ phần LILAMA 69-3
có đến quý IV năm 2008 (31-12-2008)
STT
Tên đơn vị
Tổng số(người)
Nữ
1
Cán bộ lãnh đạo quản lý
57
6
2
Cán bộ làm khoa học kỹ thuật
235
10
3
Cán bộ làm chuyên môn
28
24
4
Cán bộ nghiệp vụ
100
85
5
Công nhân xây dựng
136
0
6
Công nhân cơ giới
138
10
7
Công nhân lắp máy
142
16
8
Công nhân cơ khí
1102
66
9
Công nhân điện
298
60
10
Công nhân khác
41
12
11
Lao động phổ thông
134
10
12
Tổng số Cán bộ công nhân viên
2534
380
(Nguồn phòng lao động)
Theo đó tính đến quý IV năm 2008 có 2534 cán bộ công nhân viên lao động và làm việc tại Công ty, so với năm 2005 số lượng lao động là 2047, năm 2006 là 2041và năm 2007 là 2305.
Biểu 3. Số lượng lao động các năm.
Như vậy về mặt số lượng lao động, năm 2008 số lượng lao động của Công ty tăng 9,9% so với năm 2007, tăng 24,1% so với năm 2006 và tăng 23,8% so với năm 2005. Điều này là do trong năm 2008 khối lưọng công việc tăng và Công ty trở thành đơn vị được chỉ định thầu một số công trình quan trong do nhà nước giao. Bên cạnh đó Công ty bắt đầu thực hiện xuất khẩu sản phẩm cho một số bạn hàng nước ngoài.
3.2. Chất lượng lao động.
Là một đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực lắp máy ở thị trường trong nước, Công ty cổ phần LILAMA 69-3 luôn tự hào về đội ngũ lao động không chỉ hùng hậu về mặt số lượng mà còn giỏi về năng lực chuyên môm, năng động sáng tạo và nhiệt tình với công việc.
Bảng 9. Số lưọng lao động theo bậc.
Stt
Tên đơnvị
Tổng số
Qua
đào tạo
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
CX
Tổng
1991
1860
101
430
818
442
134
58
7
1
A
Công nhân kỹ thuật
1857
1860
29
369
818
441
133
58
7
1
I
Công nhân xây dựng
136
136
39
56
27
11
3
0
II
Công nhân cơ giới
138
138
29
23
45
33
7
1
0
0
III
Công nhân lắp máy
142
141
3
73
32
24
9
1
IV
Công nhân cơ khí
1102
1108
0
296
446
251
68
34
6
1
V
Công nhân điện
298
296
0
5
180
86
19
8
0
0
VI
Công nhân khác
41
41
0
3
18
13
4
3
0
0
B
Lao động phổ thông
134
0
72
61
0
0
1
0
0
(Nguồn Phòng lao động)
Như vậy thì lao động đã qua đào tạo chiến 93,4% tổng số công nhân đang làm việc tại công ty, số lượng công nhân không qua đào tạo chỉ là công nhân thuộc bộ phận bộc xếp do đặc điểm nghề nghiệp đơn giản, không yêu cầu về mặt trình độ. Số lưọng công nhân bậc 3 trở nên là 1329 chiến 66,7% tổng số công nhân đang làm việc tại Công ty. Công ty luôn có những cán bộ bậc cao nhiều kinh nghiệm để đáp ứng những công trình có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật.
Bên cạnh đội ngũ công nhân giỏi nghề là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ được đào tạo.
Bảng 10. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn.
TT
Chức danh cán bộ
Tổng số
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
A
CB lãnh đạo quản lý
57
43
1
4
B
CB làm KH-KT
235
120
49
66
C
CB làm chuyên môm
28
9
17
2
D
CB nghiệp vụ
100
30
9
61
E
CB hành chính
120
64
43
13
F
CB giảng dạy
3
0
3
0
G
CB đoàn thể
Tổng số CB KH-KINH Tế NV
543
266
69
158
(Nguồn Phòng lao đông)
Theo bảng số liệu thì ở bộ phận cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, số có trình độ đại học chiến tới 49% tổng số cán bộ, số có trình độ cao đẳng chiến 12,7%, còn lại trình độ trung cấp chiến 37,3% tổng số cán bộ. Điều này đã tạo nên một đội ngũ cán bộ trình độ cao, giỏi chuyên môm và nghiệp vụ, được đào tạo không chỉ ở trong trường học mà được đào tạo cả ở trong Công ty.
3.3. Cơ cấu lao động.
3.3.1. Cơ cấu lao động theo giới tính.
Bảng 11. Cơ cấu lao động theo giới tính
Số lượng
%
Tổng số lao động
2534
100
Nam giới
2154
85
Nữ giới
380
25
(Nguồn Phòng lao động)
Do đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp máy, đặc điểm công việc nặng nhọc, do đó lao động nam giới chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động của Công ty là 85%. Trong khi đó lao động nữ chỉ chiếm 25% và chủ yếu làm trong các bộ phận như: lễ tân, hành chính, đoàn thể…
3.3.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
Bảng 12. Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
Số lượng
%
Tổng số
2534
100
Công nhân
1991
78,5
CB KH-KT NV
543
21,5
(Nguồn Phòng lao động)
Như vậy, công nhân chiếm tỷ lệ cao và trung bình cứ 3,7 công nhân thì có một CB KH-KT NV, đây là một tỷ lệ khá cao ở nước ta. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn chưa phù hợp và chỉ ở mức bằng 1/2 ở các nước phát triển khi 7 công nhân có 1 CB KH-KT NV. Đây là một điểm cần có thay đỏi của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận xét
Năm 2005 và 2006, số lượng và cơ cấu đội ngũ lao động của Công ty không có nhiều sự khác biệt. Tổng số lao động thực tế sử dụng bình quân là 2047 người, năm 2006 con số này chỉ giảm đi 6 người là 2041 người. Do đặc điểm của ngành xây dựng và lắp máy nên số lao động, mất việc, sa thải, nghỉ hưu là lớn. Năm 2005 con số lao động trên là 159 người, đến 2006 con số này tăng lên 263 người. Hằng năm lượng tuyển dụng thêm cũng rất nhiều, năm 2005 Công ty đã tuyển dụng thêm 170 lao động, đến 2006 thì Công ty đã tuyển dụng mới thêm 270 lao động. Nhưng trong 2 năm này cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo trình độ và theo tính chất công việc không có nhiều thay đổi, do hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và không có biến động lớn. Nhưng đến năm 2007, đặc biệt là tháng 6 thì số lượng cũng như cơ cấu cán bộ công nhân viên trong Công ty có nhiều thay đổi. Đặc biệt là cơ cấu theo độ tuổi đã có những thay đổi rất lớn để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa trên toàn Công ty.
Đến hết quý IV năm 2007, tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 2305 người. Trong đó lao động nữ là 332 người, chiếm 14,40%. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc của 1 Công ty lắp máy và xây dựng. Đây là một ngành đòi hỏi thể lực lớn, vì vậy lao động nữ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là cán bộ nghiệp vụ, cán bộ hành chính. Cán bộ nữ là 188 người, còn lại cũng chỉ có hơn 100 lao động nữ trực tiếp tham gia vào các công việc như: vận hành máy nổ, lắp máy, cơ khí (chiếm 1 lượng nhỏ) và công nhân điện.
Về cơ cấu cán bộ công nhân viên theo tuổi đời thì cũng đã có những bố trí phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được trẻ hóa từ sau khi thực hiện cổ phần hóa. Thực hiện theo nghị định 41 của chính phủ, Công ty đã giải quyết về hưu sớm cho 176 cán bộ công nhân viên có nhu cầu từ những người sinh năm 1971 đến 1947. Thay thế vào đó là việc tuyển dụng mới những công nhân viên có trình độ tay nghề cao, hầu hết đã qua đào tạo, hoặc đào tạo trực tiếp khóa học tại trường của Công ty, sau đó sử dụng. Theo bản báo cáo trên cho ta thấy lao động có tuổi đời từ 18 đến 30 là 1350 người chiếm 58,57%. Còn lại lao động trên 50 tuổi chiếm 4,90%. Đây là một cách giải quyết về nhân lực khá tốt của 1 Công ty cổ phần vẫn còn chiếm 51% vốn nhà nước.
Theo trình độ cán bộ đại học và trên đại học là 168 người chiếm gần 12%, đây là một con số lớn. Họ chủ yếu là lao động gián tiếp, phòng ban và lao động gián tiếp dưới các tổ đội công trình. Đây là đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực trong công việc. Hằng năm, hằng quý, hay khi có nhu cầu nhân lực, Công ty cũng gửi thông báo tuyển dựng tới các trường đại học để tuyển dụng nhân sự, chủ yếu là các trường thuộc khối kỹ thuật. Ngoài ra thì lao động có trình độ cao đẳng cũng có 76 người, chiếm 3,30%. Trong đó cán bộ thi công xây lắp và quản lý kỹ thuật là 53 người, cán bộ kế toán tài vụ là 9 người, cán bộ hành chính quản trị là 11 người, cán bộ giảng dạy là 3 người. Còn lại hầu hết công nhân viên trong Công ty đã có trình độ trung cấp hoặc học nghề con số này chiếm 80,52% tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Còn lại chỉ có 105 lao động phổ thông nhưng tất cả đã qua đào tạo các khóa học cần thiết.
Theo tính chất của công việc thì tổng số cán bộ của toàn Công ty là 569 người, chiếm 24,69%. Trong đó cán bộ lãnh đạo quản lý là 47 người chiếm 2,04% và tất cả đều có trình độ đại học. Cán bộ làm khoa học kỹ thuật là 250 người cũng chủ yếu có trình độ đại học ở chuyên ngành cơ khí. Cán bộ nghiệp vụ là 100 người trong đó có 27 người có trình độ đại học thuộc khối ngành kinh tế…Còn lại là các cán bộ đảm nhận các mảng công việc khác. Là Công ty cơ khí và xây dựng nên công nhân cơ khí chiếm một số lượng khá lớn là 874 người, trong đó chủ yếu là công nhân hàn điện và hàn hơi với 555 người (có 18 lao động là nữ) và là công việc có lao động nữ tham gia nhiều nhất. Ngoài ra số lượng công nhân cũng được phân khá đều cho các nghề khác như công nhân xây dựng là 165 người chiếm 7,16%, công nhân cơ giới là 110 người chiếm 4,77%, công nhân lắp máy chiếm 6,98%, công nhân điện chiếm 12,72% và 1,21% cho công nhân các ngành nghề khác như trắc địa, gõ rỉ sơn, cấp thoát nước…Lao động phổ thông đã qua đào tạo là 105 người chiếm 4,56%.
Với đặc điểm nhân lực như trên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản trị nhân lực trong Công ty. Khâu thu hút nhân lực mới luôn diễn ra mạnh mẽ và đây cũng là đặc điểm riêng có của ngành lắp máy. Ngay từ những ngày đầu năm 2008, Công ty đã tuyển dụng thêm 50 lao động phổ thông vào nhiều ngành nghề khác nhau để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được đề ra của Công ty. Ngoài ra, các hoạt động khác về tiền lương, thưởng, các chính sách, giải quyết quan hệ lao động cũng rất khó khăn, dòi hỏi phải có quá trình quản trị nhân sự bài bản để duy trì tốt các hoạt động trong Công ty.
3.4. Công tác tuyển dụng và đào tạo.
Đối với Công ty cổ phần LILAMA 69-3 thì lao động là một yếu tố đóng vai trò quan trọng, để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong nền kinh tế thị trường công ty chủ trương xây dựng một đội ngũ lao động lành nghề, chất lượng cao. Nhằm phục vụ chủ trượng đó công tác tuyển dụng và đào tạo lao đọng chiến một vị trí then chốt. Đối với Công ty hình thưc tuyển dụng là xét tuyển, trong đó ưu tiên con em trong Công ty. Phương pháp này có ưu điểm lớn là những lao động này được xét tuyển một cách tượng đối kỹ càng và con em trong Công ty có niềm say mê, tình yêu đối với ngành lắp máy, đồng thời tạo nên sự ưu đãi đói với những lao động đang làm việc tại Công ty, thông qua đó người lao động phấn khởi, yên tâm công tác.
Về đào tạo: Một trong những vấn đề lớn đang đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đóchính là tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ từ nhà đầu tư, quản trị điều hành doanh nghiệp đến mỗi cán bộ nhân viên và công nhân trong doanh nghiệp. Nhận thức sâu sắc vấn đề này lãnh đạo Công ty cổ phần
LILAMA 69-3 đã rất quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.Trong nhiều năm qua công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Sau đây là một số nét chính về hoạt động đào tạo trong năm 2008.
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho 10 cán bộ cấp phòng, 45 chuyên viên. Đào tạo nghề cho 35 công nhân lao động phổ thông (kinh phí: 100 triệu đông). Công ty hợp tác với trường cao đẳngcông nghiệp và XD đào tạo nghề hàn cho 178 lao động. Bên canh đó Công ty còn thường xuyên cử cán bộ đi khảo sát, trau rồi nghiệp vụ chuyên môm ở trong và ngời nước.
Để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 Công ty đã lên kế hoạch đào tạo lao động từ trước, cụ thể là:
Bảng 13. Kế hoạch đào tạo lao động.
TT
Danh mục nghề cần đào tạo,bồi dưỡng.
Số lượng
Thời gian tiến hành
Số ngày cần đào tạo, bồi dưỡng
Ghi chú
Tổng
305
1
Công nhân hàn tàu
50
Quý II/2008
60 ngày
2
Cấp chứng chỉ 2G đến 6G cho thợ hàn
50
Quý I/2008
30 ngày
3
Sát hạch gia hạn cấp chứng chỉ cho thợ hàn
40
Quý I/2008
15 ngày
4
Thợ căn chỉnh
04
Năm 2008
30 ngày
5
Công nhân làm khuôn đúc
04
Năm 2008
04 tháng
6
Công nhân nhiệt luyện
02
Năm 2008
03 tháng
7
Công nhân nấu luyện
02
Năm 2008
04 tháng
8
Công nhân gò hàn
200
Quý I/2008
03 tháng
(Nguồn Phòng lao động)
Bên cạnh việc đào tạo công nhân Công ty cũng trú trọng việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ, theo đó trong năm 2008 và thời gian tới đây Công ty sẽ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho 151 cán bộ thuộc các phòngban khác nhau.
Theo dự tính tổng kinh phí c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31783.doc