MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CH¬ƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THỊNH 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
1.1.1. Lịch sử hình thành 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển . 3
1.2. Cơ cấu sản xuất của công ty cổ phần Phú Thịnh 3
1.3. Một số đặc điểm của công ty. 6
1.31. Về địa vị pháp lí 6
1.3.2 Về mặt hàng kinh doanh 6
1.3.3 Đặc điểm về lao động: 7
1.3.4 Về cơ sở vật chất 8
1.3.5 Về mặt tài chính 10
CHƯ¬ƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THỊNH 13
2.1. Tổng quan về máy móc thiết bị của công ty 13
2.2. Tình hình sử dụng máy mòc thiết bị của công ty 16
2.2.1 Sử dụng về số lượng máy móc thiết bị của công ty: 16
2.2.2 Sử dụng máy móc thiết bị về thời gian: 18
2.2.3 Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị: 20
2.3. Đổi mới máy móc thiết bị 22
2.4. Công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty. 24
2.5. Khấu hao máy móc thiết bị: 28
CHƯ¬ƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯ¬ỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THỊNH 41
3.1. Bố trí hệ thống máy móc, thiết bị một cách hợp lý. 41
3.2. Nâng cao hệ số thời gian làm việc của máy móc, thiết bị. 44
3.3. Hoàn thiện công tác bảo d¬ưỡng, sửa chữa dự phòng theo kế hoạch. 47
3.4. Tiếp tục đầu tư cải tiến, nâng cao năng lực của máy móc, 50
3.5. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ người cán bộ quản lý và người công nhân vận hành máy. 54
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 60
MỤC LỤC: 61
62 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý máy móc thiết bị tại công ty cổ phần Phú Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o điều kiện cho Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị về mặt thời gian, tận dụng tối đa công suất máy.
Nội dung của công tác này bao gồm việc theo dõi, kiểm tra, xác định trạng thái hoạt động của máy móc, thiết bị nhằm lập kế hoạch bảo dỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị định kỳ và đột xuất.
Do ít có điều kiện đổi mới máy móc, thiết bị thờng xuyên nên công tác bảo dỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị là hết sức cần thiết nhằm duy trì trạng thái sản xuất ổn định, lâu dài của máy móc, thiết bị, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra thờng xuyên, liên tục, đảm bảo về cả số và chất lượng của sản phẩm đầu ra.
- Tình hình đổi mới và kế hoạch đầu tư mua sắm của công ty.
Việc mua sắm máy móc, thiết bị liên quan đến việc chi dùng vốn của Doanh nghiệp. Vì vậy các yếu tố về mặt kinh tế cần được xem xét, thẩm định một cách kỹ lưỡng nhằm đảm nảo sử dụng một cách hiệu quả sau này, đó là: mua loại thiết bị nào, dùng vào việc gì, mua của ai...
Kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị mới của Doanh nghiệp gắn liền với kế hoạch về thị trường cũng như mục tiêu lợi nhuận lâu dài của Doanh nghiệp. Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá gia công giảm là những mục tiêu trước nhất gắn với kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị mới của Doanh nghiệp. Vì vậy tuỳ theo điều kiện, khả năng huy động vốn, những yêu cầu phát triển mà có chính sách đầu tư thiết bị cho phù hợp với khả năng mọi mặt của Doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phải phù hợp với khả năng huy động vốn và dự tính được khả năng thu hồi vốn cho Doanh nghiệp.
- Máy móc, thiết bị mua sắm phải đồng bộ, có kèm theo sự chuyển giao công nghệ một cách đầy đủ, có thể đưa thiết bị vào sản xuất kịp thời, đúng tiến độ, đảm bảo nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
- Mua sắm đúng chủng loại máy móc, thiết bị mà Doanh nghiệp cần, đảm bảo các thông số kỹ thuật mà quá trình sản xuất của Doanh nghiệp yêu cầu, đảm bảo có nguồn cung cấp vật t đầy đủ, phụ tùng thay thế sẵn có cũng như các dịch vụ đi kèm khác.
- Lựa chọn thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp với trình độ mọi mặt của Doanh nghiệp.
- Chọn nhà cung cấp sao cho chi phí là nhỏ nhất.
- Thiết bị mới phải hiện đại hơn, năng suất, chất lượng cao hơn so với thiết bị hiện có của Doanh nghiệp.
- Ta cần phân loại thiết bị theo công cụ trước khi mua sắm.
- Phân loại theo công dụng.
+ Phân loại theo kết cấu và cách lắp đặt các đơn vị thiết bị.
- Dụng cụ cơ khí và thiết bị cố định: bao gồm tất cả các Máy móc, thiết bị được lắp đặt trên sàn hay trên bàn thợ: máy phay, máy tiện, máy bào...
Dụng cụ cơ khí và thiết bị di động : là những thiết bị không được lắp đặt cố định: máy ca, máy khoan, ....
Các thiết bị và dụng cụ phù trợ: là những thiết bị bảo đảm cho thiết bị sản xuất cơ bản có thể sản xuất được sản phẩm.
-> Mục đích của việc phân loại Máy móc, thiết bị theo kết cấu và cách lắp đặt các đơn vị thiết bị: cách phân loaị này mang tính kỹ thuật cao. Do đó nó có tác dụng nhằm nâng cao các tính năng kỹ thuật của máy. Mỗi loại máy móc, thiết bị đòi hỏi cách thức vận hành khác nhau, đòi hỏi người công nhân phải nắm rõ các quy trình, quy phạm, đặc điểm của từng loại máy móc, thiết bị từ đó Doanh nghiệp có kế hoạch bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật, mặt bằng đặt máy ... Tiếp đó ta phải xem xét lại v ề khấu hao của từng loại thiết bị máy móc.
2.5. Khấu hao máy móc thíêt bị của công ty.
- Khấu hao máy móc, thiết bị là việc xác định bộ phận giá trị máy móc, thiết bị tơng ứng với hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm được tính từ tiền bán sản phẩm hay từ doanh thu bán hàng và được tích luỹ lại trong quỹ khấu hao cơ bản. Mục đích của việc tính khấu hao trong Doanh nghiệp là để tính toán chính xác giá thành sản phẩm, bảo toàn vốn cố định của Doanh nghiệp và kế hoạch hoá công tác đầu tư và hoàn lại vốn đầu tư cho Doanh nghiệp.
Thông qua khấu hao, Doanh nghiệp có thể tập hợp được một bộ phận vốn nhờ số tiền trích khấu hao từ giá trị của sản phẩm hàng hoá thực hiện. Số tiền này được trích vào quỹ khấu hao cơ bản của Doanh nghiệp và được dùng khi cần để đầu tư cho việc cải tiến, đổi mới máy móc, thiết bị. Quỹ khấu hao được sử dụng với hai mục đích sau:
Một là : Doanh nghiệp sử dụng một phần trong quỹ vốn này khôi phục một phần giá trị máy móc, thiết bị thông qua việc sửa chữa, hiện đại hoá máy móc, thiết bị. Đây là công việc được tiến hành thờng xuyên trên cơ sở sửa chữa dự phòng của Doanh nghiệp.
Hai là : Doanh nghiệp sử dụng một phần còn lại để mua sắm thiết bị mới thay thế cho máy móc, thiết bị cũ không còn sử dụng được nữa. Đây không phải là công việc thờng xuyên mà nó được tiến hành theo kế hoạch đổi mới Máy móc, thiết bị của Doanh nghiệp.
Tiền tính khấu hao là hình thái tiền tệ của giá trị máy móc, thiết bị đang hoạt động được chuyển sang sản xuất và tính vào giá thành sản phẩm. Lượng tiền tính khấu hao hàng năm phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Giá trị trung bình hàng năm của máy móc, thiết bị.
- Tỷ lệ khấu hao máy móc, thiết bị (là tỷ số phần trăm giữa số tiền trích khấu hao hàng năm với giá trị trung bình của máy móc, thiết bị). Tỷ lệ này cũng cho biết giá trị của máy móc, thiết bị được trích bù đắp trong bao nhiêu năm. Việc xác định tỷ lệ khấu hao là công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý máy móc, thiết bị. Nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh kém. Ngợc lại, nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ kéo dài thời gian tính khấu hao, kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị cũ, làm chậm quá trình áp dụng và đa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, việc xác định một mức khấu hao hợp lý là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên mức tỷ lệ khấu hao còn phụ thuộc vào quy định của Nhà nước về mức tính và trích quỹ khấu hao cơ bản. Mỗi loại máy móc, thiết bị khác nhau có có tỷ lệ khấu hao là không giống nhau. Những loại máy móc, thiết bị có hàm lượng khoa học công nghệ cao thờng có thời gian khấu hao ngắn, tỷ lệ khấu hao cao và ngược lại.
- Các phương pháp tính khấu hao.
Việc áp dụng một phơng pháp tính khấu hao thích hợp cho máy móc, thiết bị cũng hết sức quan trọng, nó ảnh hởng tới mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm nhất định. Sau đây là một số phương pháp tính khấu hao đang được áp dụng phổ biến trong các Doanh nghiệp:
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (khấu hao tuyến tính, hay khấu hao đều):
Theo phơng pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao được tính ở mức không đổi qua các năm. Tức là việc phân bổ gía trị của máy móc, thiết bị ngang bằng nhau trong suốt thời gian sử dụng.
Cách tính nh sau:
Trong đó :
Mk: là mức khấu hao cơ bản cố định hàng năm
T: Là thời gian sử dụng định mức của cả đời máy
NG: Nguyên giá TSCĐ
Từ đó ta xác định dợc tỷ lệ khấu hao (Tk ) sau:
- Ưu điểm: mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn, làm cho giá thành ổn định. Hơn nữa việc tính toán lại đơn giản, chính xác.
- Hạn chế: do mức khấu hao là đều nhau nên thời gian thu hồi vốn chậm, máy móc, thiết bị khó tránh khỏi bị hao mòn vô hình.
- Phương pháp khấu hao tổng hợp:
Theo phương pháp này người ta phân chia máy móc, thiết bị thành từng nhóm để tính khấu hao sau đó tổng hợp lại để tính khấu hao cho toàn bộ Doanh nghiệp.
Trong phương pháp khấu hao tổng hợp lại bao gồm các phơng pháp sau:
+ Phương pháp tỷ trọng:
Trong phương pháp này người ta chia toàn bộ máy móc, thiết bị thành các nhóm tỷ lệ khấu hao tương tự. Sau đó xác định tỷ trọng của từng nhóm thiết bị và tính tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân.
Công thức xác định:
Trong đó:
Tk:
Fi:
Zi:
Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp.
Tỷ trọng của nhóm thiết bị trong tổng số.
Tỷ lệ khấu hao nhóm i.
Từ đó ta xác định được mức khấu hao tổng hợp bình quân (Mk):
Mk=NG*Tk (NG: Nguyên giá)
+Phương pháp khấu hao theo từng nhóm:
Người ta sắp xếp máy móc, thiết bị theo loại, rồi tính tổng mức khấu hao của các loại (Mk), sau đó tính tỷ lệ khấu hao của máy móc, thiết bị toàn Doanh nghiệp.
-. Phương pháp khấu hao số d giảm dần:
Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm được tính trên cơ sở một tỷ lệ khấu hao không đổi nhân với giá trị còn lại của TSCĐ (Máy móc, thiết bị).
Mức khấu hao hàng năm giảm dần theo thang bậc luỹ thoái, tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao trong phương pháp khấu hao cố định. Tỷ lệ này được xác định như sau:
Trong đó:
Tk:
NGt:
NG0:
Tỷ lệ khấu hao hàng năm.
Giá trị còn lại của máy móc, thiết bị ở cuối năm t.
Nguyên giá TSCĐ.
- Ưu diểm: Tăng khả năng thu hồi vốn do trong những năm đầu tỷ lệ khấu hao là rất lớn.
- Nhược điểm: Số tích luỹ luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc, thiết bị.
- Phương pháp tổng số:
Mức khấu hao hàng năm trong phương pháp này được tính bằng cách nhân tỷ khấu hao mỗi năm với giá trị ban đầu của TSCĐ (Máy móc, thiết bị). Trong đó tỷ lệ mỗi năm về sau lại giảm dần. Được tính như sau:
Trong đó:
Tkt:
T:
t
Tỷ lệ khấu hao năm t.
Thời hạn phục vụ của Máy móc, thiết bị.
Thời điểm (năm) cần tính khấu hao .
Phơng pháp tổng số có nhiều u điểm hơn so với phơng pháp số d giảm dần ở chỗ số khấu hao luỹ kế trong phơng pháp tổng số đến năm cuối cùng sẽ đủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ (Máy móc, thiết bị).
Công tác tổ chức bố trí máy móc, thiết bị nhằm tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu lao động cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quy mô và công nghệ sản xuất.
Do đặc điểm sản xuất có nhiều sự khác biệt với các Doanh nghiệp công nghiệp, các Doanh nghiệp xây dựng thờng hoạt động trên phạm vi rộng, địa hình công trình đa dạng, phức tạp, tính cơ động của máy móc, thiết bị là tương đối cao và hầu hết các loại máy móc, thiết bị lại hoạt động trong điều kiện ngoài trời. Do đó công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị là hết sức phức tạp và khó khăn.
Máy móc, thiết bị phải được lập hồ sơ chi tiết ngay từ khi mua về, phải được cập nhật hàng ngày về tình trạng kỹ thuật hoạt động của máy móc, thiết bị. Phải có sự bàn giao chặt chẽ về số và chất lượng cho bộ phận sản xuất thông qua hợp đồng bàn giao. Trong công tác này, điều quan trọng nữa là cần xác định các yêu cầu về trình độ kỹ thuật, năng lực của người vận hành máy móc, thiết bị .
-công tác sử dụng máy móc, thiết bị lại bao gồm những nội dung như: Kế hoạch hoá công tác điều động và các định mức sử dụng máy móc, thiết bị; giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy phạm, các quy định về an toàn lao động trong vận hành, sử dụng và sửa chữa máy móc, thiết bị; kế hoạch hoá nhu cầu về đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị; quy dịnh các tiêu chuẩn trình độ, cấp bậc thợ tương ứng theo quy định của Nhà nước đối với từng loại xe máy và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng máy móc thiết bị; quy định các chế độ trách nhiệm đối với các xí nghiệp, các tổ, đội và thợ máy về các hỏng hóc và cách thức xử lý các sai phạm, thiệt hại theo quy định hiện hành... Công tác khấu hao máy móc, thiết bị phải xác định được số năm định mức phục vụ của máy móc, thiết bị, qua đó xác định chính xác mức khấu hao hàng năm nhằm đảm trích đủ nguyên giá ban đầu của máy móc, thiết bị. Đây là công tác hết sức quan trọng, nó đảm bảo bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Doanh nghiệp, tránh tình trạng ăn vào vốn nhu Doanh nghiệp mắc phải. Công tác này cũng một mặt phải đảm bảo hạ giá thành sản phẩm mặt khác lại phải đảm bảo khấu hao máy móc, thiết bị một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất nguyên giá máy móc, thiết bị, giảm hao mòn cho máy móc, thiết bị.
Như phần trên đã khẳng định, máy móc, thiết bị có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mà đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp sản xuất và xây dựng. Do đó công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện qua những điểm cơ bản sau đây:
Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác sử dụng, kế hoạch hoá nguyên vật liệu, lao động, vốn...Đây là yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất, trong đó máy móc, thiết bị là yếu tố “phần cứng”, có vai trò then chốt trong việc chế tạo ra sản phẩm theo kế hoạch của nhà sản xuất. Kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị cũng kéo theo và gắn chặt với các kế hoạch khác của Doanh nghiệp mà trực tiếp là kế hoạch về nguyên vật liệu và kế hoạch sử dụng lao động.
Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong kế hoạch quản lý giá thành của sản phẩm. Trong cơ cấu giá thành của sản phẩm, giá trị của máy móc, thiết bị thường chiếm một tỷ trọng khá lớn. Do vậy quản lý và sử dụng tốt máy móc thiết bị sẽ làm tăng năng suất của máy móc, thiết bị, giảm chi phí máy trên mỗi sản phẩm, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Trong các Doanh nghiệp xây dựng, máy móc, thiết bị ngoài việc đóng góp vào giá thành còn là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc xét điểm kỹ thuật trong các bài thầu. Do đó công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị còn có ý nghĩa rất lớn trong đấu thầu và là một yếu tố có tính quyến định nhất tới khả năng thắng thầu các công trình xây dựng lớn.
Như đã khẳng định, máy móc, thiết bị thường chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng cơ cấu giá trị TSCĐ của Doanh nghiệp, điều này cũng có nghĩa là máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn cố định. Việc tăng cường công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói chung và vốn cố định nói riêng của Doanh nghiệp.
Do máy móc, thiết bị có giá trị lớn lại ít có điều kiện trang bị mới, việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ là hết sức quan trọng, nó đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục, đảm bảo chất lượng đầu ra, kéo dài tuổi thọ máy móc, thiết bị. Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chính là khâu đảm bảo cho những công việc này được thực hiện tốt hơn, bao gồm việc theo dõi, tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất...
Các Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, mức độ cạnh tranh gay gắt, công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị còn có nhiệm vụ xác định nhu cầu đổi mới, mua sắm trang thiết bị mới nhằm bắt kịp và vượt trước sự tiến bộ của ngành. Nhiệm vụ của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở khía cạnh này phải xác định được tốc độ phát triển của công nghệ mới, xác định chính xác thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị hiện tại, tính và trích quỹ khấu hao đầy đủ, chính xác, rút ngắn thời gian hoạt động của máy, giảm thiểu hao mòn vô hình, nhanh chóng đa tiến bộ khoa học kỹ thụât mới vào sản xuất.
Tóm lại, vai trò, nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị nhằm phát huy, tận dụng tối đa công suất máy, góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn của Doanh nghiệp, tạo điều kiện tích luỹ, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Doanh nghiệp.
Máy móc, thiết bị là một bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong tư liệu lao động và có ý nghĩa quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị đang là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu bởi lẽ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đang tồn tại những lãng phí lớn trong sử dụng máy móc, thiết bị. Để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị người ta thường đứng trên một số quan điểm sau:
- .Một là: quản lý và sử dụng Máy móc thiết bị theo đúng công dụng:
Mỗi loại máy móc, thiết bị có những tính năng, tác dụng và nhiệm vụ riêng trong quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng thiết bị vào những công việc phù hợp với mục đích chế taọ ra nó của nhà thiết kế, sản xuất. Sử dụng máy móc, thiết bị đúng mục đích, đúng công việc góp phần nầg cao năng suất máy, tận dụng được công suất thiết kế, giảm lãng phí công suất máy. Khi được bố trí theo đúng thời gian, không gian, phù hợp với tính năng của máy còn có tác dụng phân bổ hợp lý giá trị của máy móc, thiết bị vào giá trị của sản phẩm, giảm hao mòn vô hình bằng việc khấu hao nhanh máy móc, thiết bị.
- .Hai là: quản lý và sử dụng máy móc thiết bị theo đúng định mức:
Định mức sử dụng máy móc, thiết bị quy định mức tham gia của máy móc, thiết bị vào quá trình sản xuất trong các giai đoạn nhất định. Mức tham gia này được tính toán sao cho đó là mức tối ưu nhất, phù hợp với khả năng hiện tại của máy móc, thiết bị. Khi đó sự tham gia của máy móc, thiết bị một mặt phát huy hết công suất sử dụng, mặt khác vẫn duy trì được thời gian sử dụng lâu dài, hạn chế được những tổn thất do việc sử dụng vượt định mức gây ra. Do vậy việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị theo đúng định mức không chỉ cho phép sử dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có mà còn có ý nghĩa duy trì khả năng sử dụng máy móc, thiết bị lâu dài.
- .Ba là: quản lý và sử dụng Máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm:
Chất lượng dây chuyền công nghệ sản xuất có ý nghĩa to lớn và hết sức quan trọng trong việc quyết định chất lượng đầu ra của quá trình sản xuất. Công tác quản lý và sử dụng máy móc, thiết bị sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho máy móc thiết bị hoạt động liên tục trong trạng thái ổn định, đảm bảo tỷ lệ chính phẩm sản xuất ra ở mức cao nhất. Chất lượng sản phẩm đầu ra phản ánh chính xác nhất chất lượng máy móc thiết bị, qua đó phản ánh chất lượng công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
- .Bốn là: quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phải nhằm giảm hao mòn hữu hình và vô hình.
Việc làm giảm hao mòn hữu hình thể hiện ở việc tăng hệ số sử dụng máy móc, thiết bị về thời gian và tăng năng suất hiện tại của máy móc, thiết bị trong khả năng cho phép nhằm làm cho hao mòn hữu hình chủ yếu là do sử dụng vào sản xuất hợp lý, tránh tình trạng máy móc, thiết bị không hoạt động mà vẫn phải tính và trích khấu hao. Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị còn cho phép tận dụng tối đa công suất, cho phép khấu hao nhanh nhất giá trị của máy móc, thiết bị, nhanh chóng đa thiết bị mới vào sản xuất, giảm hao mòn giá trị do yếu tố vô hình.
- Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị theo đúng chế độ bảo dỡng, sửa chữa theo kế hoạch:
Bảo dưỡng và sửa chữa (định kỳ hay đột xuất, sửa chữa lớn, vừa hay nhỏ) là một nội dung trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Tuân thủ đúng chế độ bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ, nâng cao tuổi thọ máy móc, thiết bị, tăng khả năng hoạt động liên tục, thờng xuyên của máy móc, thiết bị. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị ngày càng nhanh chóng lạc hậu, việc sửa chữa lớn, thay thế những yếu tố cơ bản sẽ có tác dụng làm giảm tính lạc hậu của máy móc, thiết bị hiện có của Doanh nghiệp so với máy móc, thiết bị mới hoàn toàn đồng thời có khả năng tận dụng được những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, tạm thời tiết kiệm được các khoản đầu tư lớn ngay một lúc cho việc mua sắm mới hoàn toàn máy móc, thiết bị.
Dưới đây là một số công trình điển hình mà Công ty đã và đang thi công trong một vài năm qua:
Biểu 11: Một số công trình điển hình.
Số TT
Tên công trình
Khởi công
Hoàn thành
Giá trị
1
Nhà làm việc công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh.
4/ 2003
10/2005
10 tỷ VNĐ
2
Nhà chế biến công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh.
10/2004
1/2006
13 tỷ VNĐ
3
Trạm cung cấp nước sạch của huyện Yên Hưng - Quảng Ninh.
11/2005
3/2007
6,3 tỷ VNĐ
4
Trường PTTH tỉnh Hà Nam
5/2005
6/2006
7,6 tỷ VNĐ
5
Khu điều dưỡng CBCNVC Bãi Cháy - Hạ Long - Quảng Ninh.
12/2005
12/2007
8 tỷ VNĐ
6
Đường bộ Thị Trấn Đông Triều – Bình Khê - Quảng Ninh.
5/2005
5/2007
13 tỷ VNĐ
7
Trạm biến thế nhà máy nhiệt điện Uống Bí- Quảng Ninh.
6/1995
5/2007
3,5 tỷ VNĐ
8
Nhà máy gạch Kim Sơn.
4/2006
11/2006
9 tỷ VNĐ
9
Nhà máy thêu, may thuộc Công ty CP dệt may Tùng Ánh.
7/2005
11/2006
8,4 tỷ VNĐ
10
Dự án thoát nước đường 18A
3/2006
10/2006
25 tỷ VNĐ
11
Nhà máy xi măng Lam Thạch ( giai đoạn 2)
3/2006
10/2006
14,3 tỷ VNĐ
12
Nhà máy giầy da xuất khẩu Sao Vàng Uông Bí
7/2007
1/2008
17tỷ VNĐ
13
Hạ tầng cụm CN Dệt may phố Nối
4/2007
3/2008
21 tỷ VNĐ
14
TT triển lãm và xúc tiến TM Sơn La
11/2007
11/2008
19 tỷ VNĐ
15
Trung tâm TDTT Khánh Hòa
1/2007
6/2008
16 tỷ VNĐ
16
Dự án cấp thoát nước thành phố Hạ Long - Quảng Ninh
12/2007
12/2008
12 tỷ VNĐ
17
Trường Mầm non Hướng Dương.
12/2007
1/2008
6,2 tỷ VNĐ
Nguồn: (Phòng Kinh doanh-Tiếp thị Công ty ).
Trong thời gian tới Công ty vẫn xác định thị trường xây dựng phía Quảng Ninh là thị trường trung tâm, cần tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của mình trên thị trường truyền thống này. Bên cạnh đó vẫn chú trọng phát triển thị trường của Công ty ở khu vực các vùng lân cận, coi đây là thị trường tiềm năng, nhu cầu lớn.
Qua biểu trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008 về doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều vợt chỉ tiêu kế hoạch (110% và 101%). So với năm 2007, doanh thu của Công ty tăng hơn gấp 1,5 lần(162%), đặc biệt lợi nhuận của năm 2008 tăng hơn 2 lần (222%) so với năm 2007. Đó là tín hiệu khả quan về tình hình tài chính của Công ty.
Tổ chức quản lý về số, chất lượng, tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, theo dõi và nắm được hoạt động của máy móc, thiết bị hàng ngày, qua từng ca sản xuất.
-Tổ chức thực hiện kế hoạh bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy móc, thiết bị, xây dựng thời gian sử dụng của từng máy.
Lập nhu cầu về phụ tùng thay thế, dự trù các chi tiết có thể hỏng để chủ động trong kế hoạch thời gian sử dụng, kế hoạch sửa chữa.
Giải quyết các thủ tục thanh lý và xin phép thanh lý máy móc, thiết bị.
Theo dõi và lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng ca máy các loại.
Kiểm soát công tác vận hành, sửa chữa bảo dưỡng của các cấp thuộc đối tượng quản lý.
Lập nhu cầu nhân lực (số, chất lượng...) cho công tác vận hành, sử dụng, sửa chữa... máy móc, thiết bị .
Cung cấp các thông tin, thông số kỹ thuật máy móc, thiết bị cho công nhân vận hành...
Tuy các nội dung quản lý trên là chi tiết tới tận người lao động nhưng công ty không trực tiếp quản lý máy móc, thiết bị ở cấp xí nghiệp mà dựa trên các kết quả báo cáo từ các xí nghiệp. Công tác thiết bị ở các xí nghiệp cũng tương tự ở cấp Công ty nhưng sát sao tới tận các máy trưởng.
Các đội trưởng chịu sự quản lý trực tiếp của đội trưởng kỹ thuật ở cấp xí nghiệp. Đội trưởng có nhiệm vụ: nắm vững tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị mình quản lý, khai thác tối đa năng lực máy, tổ chức khắc phục, sửa chữa nhanh các hư hỏng bất thường; lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ; đôn đốc công nhân tuân thủ nghiêm túc nội dung, chất lượng bảo dưỡng ca kíp; tổ chức chấp hành đúng các quy trình, quy phạm về an toàn sử dụng máy...
Các tổ trưởng và máy trởng là những người chịu sự quản lý của các cấp đội trưởng trở lên, có nghĩa vụ tuân thủ đúng các nguyên tắc trong công tác quản lý và vận hành máy móc, thiết bị...
Do phổ biến sát sao tới tận người công nhân vận hành máy, công tác quản lý máy móc, thiết bị của công ty luôn đảm bảo thông suốt, tình trạng vi phạm ít khi xảy ra. Công ty cha bao giờ để xảy ra tình trạng máy móc, thiết bị nằm chết do không có phụ tùng cho việc thay thế. Đạt được kết quả này là do sự quán triệt sâu sắc các quy định về quản lý máy móc, thiết bị của Công ty tới tận người lao động.
Máy móc, thiết bị xây dựng hoạt động trong điều kiện địa hình, địa vật không thuận lợi, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, mưa nắng bất thờng nên máy móc, thiết bị hao mòn rất nhanh, thời gian khấu hao thờng ngắn hơn các loại máy móc, thiết bị hoạt động trong các ngành khác. Có những loại máy móc, thiết bị hao mòn rất nhanh, thời gian khấu hao chỉ khoảng 3 đến 4 năm, nhng cũng có loại có thời gian khấu hao dài hơn, khoảng từ 5 đến 7 năm. Hiện nay, Công ty vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đều) và phương pháp khấu hao luỹ thoái cho các loại máy móc, thiết bị của Công ty. Phương pháp khấu hao luỹ thoái chủ yếu áp dụng cho loại máy móc, thiết bị có giá trị lớn, hoạt động trong điều kiện rất không thuận lợi như máy ủi, máy xúc...
. Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị theo giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu:
Ta có biểu tổng hợp sau:
Biểu 11: Hiệu quả sử dụng MM.TB theo giá trị sản suất và doanh thu
Năm
Giá trị MM.TB
(Tr.Đ)
Giá trị
xây lắp và SX CN
(Tr.Đ)
Doanh thu xây lắp và SX CN
(Tr.Đ)
Hiệu quả theo GTXL&SXCN
Hiệu quả theo DTXL&SXCN
1
2
3
4=2/1
5=3/1
2006
2007
2008
8.596
8.756
9.200
101.979
123.537
148.036
87.642
102.500
113.281
11,86
14,11
16,09
10,20
11,71
12,31
Nguồn:( Phòng kinh doanh)
Từ bảng số liệu trên ta đều thấy các chỉ tiêu hiệu quả theo giá trị xây lắp và giá trị sản xuất công nghiệp, hiệu quả theo doanh thu đều tăng qua các năm. Trong đó, hiệu quả theo giá trị xây lắp và sản xuất công nghiệp cho thấy cứ 1 đồng giá trị máy móc, thiết bị có thể tạo ra bao nhiêu giá trị (đồng) sản xuất công nghiệp và xây lắp; còn hiệu quả theo doanh thu cho thấy khả năng mỗi đồng giá trị máy móc, thiết bị có thể tạo ra bao nhiêu do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7828.doc