Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý về tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống quản lý tài nguyên nước ở địa phương. Tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xây dựng lực lượng quản lý, lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước hiện nay còn yếu. Trong giai đoạn tới cần nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Một mặt, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, tất cả các cấp, các ngành, công đồng xã hội có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước. Mặt khác, tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thi hành pháp luật. Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, cần nghiên cứu việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực tài nguyên nước.
53 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý nguồn nước mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưng và quan trọng nhất của Nhà nước trong quản lý xã hội, nên hiến pháp và các bộ luật là công cụ quản lý môi trường cao nhất của đất nước.
Luật tài nguyên nước
* Số ký hiệu: 08/1998/QH10
* Cơ quan ban hành: Quốc hội
* Ngày ban hành: 20/05/1998
* Ngày có hiệu lực: 01/01/1999
Luật gồm 10 chương , 75 điều
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Bảo vệ Tài nguyên nước
Chương III. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Chương IV. Phòng chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra
Chương V. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Chương VI. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
Chương VII. Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
Chương VIII. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước
Chương IX. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Chương X. Điều khoản thi hành
Luật bảo vệ môi trường 2005
Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi.
Một là, bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh: nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm.
Ba là, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh: nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, gia tăng dân số nhanh cũng gây nên nhiều vấn đề môi trường bức xúc. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước quốc tế có xu hướng tác động mạnh và nhiều mặt đến môi trường nước ta.
Bốn là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải cách hành chính đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường.Với những bất cập, hạn chế và thách thức, yêu cầu nêu trên, việc sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là cần thiết.
* Số ký hiệu: 52/2005/QH11
* Cơ quan ban hành: Quốc hội
* Ngày thông qua: 29/11/2005
Luật gồm 15 chương , 136 điều
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Tiêu chuẩn môi trường
Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác
Chương VIII: Quản lý chất thải
Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
Chương X: Quan trắc và thông tin về môi trường
Chương XI: Nguồn lực bảo vệ môi trường
Chương XII: Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Chương XIII: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trân tổ quốc việt nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường
Chương XIV: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường
Chương XV: Điều khoản thi hành
Tiêu chuẩn môi trường
QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Công cụ kinh tế
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế MT đặc biệt, thực hiện điều tiết, thu nhập về hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Biểu thuế suất của thuế tài nguyên hiện nay ban hành theo Quyết định số 05/1998/PL-UBTVQH10 ngày 16/4/1998 về pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi năm 1998 (ngày hiệu lực 01/6/1998 và sắp hết hiệu lực).
Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH12 (ngày hiệu lực 01/1/2009 và sắp hết hiệu lực).
Nghị định số 05/2009/NĐ-CP (ngày hiệu lực 19/1/2009 và đang có hiệu lực).
Ngày 12-1-2006, Sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM đã phối hợp với Cục thuế, Tổng công ty cấp nước, Sở Tư pháp thành phố triển khai việc thu thuế tài nguyên nước.
Mức giá 2.000 đồng/m3 nước mặt và 4.000 đồng/m3 nước dưới đất là mức giá để tính thuế, còn thu thuế bao nhiêu thì còn tùy theo từng ngành nghề, có mức thuế suất khác nhau, theo quy định của pháp luật hiện hành. Ví dụ như ngành sản xuất nước đóng chai, khi khai thác và sử dụng tài nguyên nước sẽ chịu thuế suất khoảng 2 - 4%.
* Đối tượng nào sẽ phải đóng thuế tài nguyên nước?
Chỉ có những cá nhân, đơn vị khai thác nước mặt, nước dưới đất dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại mới phải đóng thuế tài nguyên nước. Còn các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị khai thác nước mặt, nước dưới đất dùng để sinh hoạt hằng ngày, hay dùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, lâm nghiệp thì không chịu thuế này.
* Việc thu thuế sẽ được thực hiện như thế nào?
Việc này sẽ do ngành thuế thực hiện. Trước mắt, các cá nhân, đơn vị tự đăng ký và kê khai thuế; cơ quan thuế sẽ kiểm tra và tiến hành thu thuế.
Thuế môi trường
Thuế MT là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Mục đích: buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra cho môi trường
Hiện nay ở VN chưa có ban hành loại thuế MT nào, nhưng đang họp để thông qua dự thảo Luật thuế môi trường.
Theo lịch trình, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5 tới) và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 8, diễn ra vào cuối năm nay(2010).
Phí MT
Phí MT là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động BVMT, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra đối với MT.
Hiện nay, ở VN đã ban hành phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (Nghị định 67/2003/NĐ-CP) và đối với nước thải sinh hoạt (Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND)
Trợ cấp MT
Ở nước ta hiện nay cũng đã quy định miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Ở nhiều nước đang phát triển đã áp dụng hình thức trợ cấp hoặc cho vay vốn với lãi suất rất thấp đối với các cơ sở sản xuất đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm lượng thải chất ô nhiễm, hoặc đối với các nhà máy gây ô nhiễm trầm trọng phải di chuyển địa điểm từ nội thị ra các khu công nghiệp ở ngoại thành.
Công cụ kỹ thuật
Quan trắc
Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và áp dụng kịp thời các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phải phân tích, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm chính xác thì mới khắc phục được.
Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tại Tp.HCM đã có 6 trạm đi vào hoạt động gồm: Bến Than (Phú Cường), Bình Phước, Nhà Rồng (sông Sài Gòn), Nhà Bè (sông Nhà Bè), Hoá An (sông Đồng Nai) và Bình Điền (sông Chợ Đệm).
Đến năm 1997, hệ thống quan trắc mở rộng thêm 02 trạm Lý Nhơn (sông Soài Rạp) và Tam Thôn Hiệp (sông Lòng Tàu).
Tháng 01/2005, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt của thành phố mở rộng thêm 02 trạm: Cát Lái (trên sông Đồng Nai) và trạm cửa sông Vàm Cỏ (trên sông Vàm Cỏ) nâng tổng số trạm lên 10 trạm.
Từ tháng 11/2006 tiếp tục mở rộng thêm hai trạm Thị Tính và Bến Củi (sông Sài Gòn) và cuối cùng đến tháng 3/2007, hệ thống quan trắc nước mặt mở rộng thêm 08 trạm bao gồm: Bến Súc, Rạch Tra (sông Sài Gòn), Thầy Cai (Tân Thái – kênh Thầy Cai), N46 (Kênh N46 thuộc hệ thống kênh Đông) và các trạm cửa sông là Đồng Tranh, Ngã Bảy, Cái Mép nâng tổng số trạm quan trắc nước mặt của Tp.HCM lên thành 20 trạm và đi vào hoạt động ổn định.
Tần suất: Tiến hành lấy mẫu thường kỳ vào các ngày 01-08-15-22 hàng tháng và mẫu được lấy vào hai thời điểm trong ngày ứng với lúc triều cao nhất và triều thấp nhất (đỉnh cao nhất, chân thấp nhất).
Thông số đo đạc: pH, EC, DO, độ đục, TSS, BOD5, độ kềm, tổng N, tổng P, Pb, Hg, Cd, Cu, thuốc trừ sâu, dầu mỡ, E. Coli và Coliform.
Bản đồ vị trí các trạm quan trắc nước mặt
Quản lý việc thoát nước
Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đầy đủ và phù hợp.
Tách hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước bẩn thành hai hệ thống riêng.
Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung cho từng khu vực.
Tất cả các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, các cơ sở dịch vụ có lượng nước thải lớn đều phải có trạm xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường mới được thải ra hệ thống thoát nước chung.
Trong phát triển đô thị phải dành đất để xây dựng các trạm xử lý nước thải đô thị tâp trung.
Luôn luôn quan tâm bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước trong đô thị, vì trong quá trình phát triển đô thị, hệ thống thoát đô thị thường bị lấn chiếm và làm hư hỏng, như san lấp hai bên bờ để mở rộng đất ở, mở rộng đường, sân bãi, xây dựng nhà cửa đè lên hệ thống thoát nước, làm nứt gãy hệ thống thoát nước, đổ chất thải xây dựng vào kênh mương làm tắt nghẽn dòng chảy.
Lựa chọn công nghệ
Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị thích hợp. Tuỳ theo tính chất ô nhiễm và khối lượng nước thải khác nhau mà cần chọn lựa các công nghệ thích hợp.
Phòng ngừa
Cần phải có biện pháp ngăn chặn để các cơ sở công nghiệp không thải ra các chất nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải ở các trạm xử lý nước thải tập trung của thành phố. Các biện pháp phòng ngừa trong việc này có thể là :
Phải thực hiện quá trình tiền xử lý ở các cơ sở công nghiệp trước khi đưa nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung là một cách tiếp cận theo cách chi phí hiệu quả.
Hạn chế sử dụng các hoá chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đô thị.
1.4.4. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước
1.4.4.1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của công đồng trong các hoạt động về tài nguyên nước
Phát huy hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội về các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên nước, từ đó tham gia vào các hoạt động và chương trình về bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước.
Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông, có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội và từng loại phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hiểu biết về nước và cuộc sống; các cuộc thi sáng tác nghệ thuật và lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc, có tính giáo dục cao về bảo vệ và sử dụng hợp lý tiết kiệm nguồn nước.
Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn, các khu dân cư tập trung và các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Tạo điều kiện để quần chúng trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực trong việc giám sát bảo vệ tài nguyên nước, đấu tranh với các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng và nhân rộng những cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nước.
Tăng cường sự tham gia của các tổ chức, các cá nhân và các tổ chức xã hội trong quá trình lập, kiểm tra, giám sát thực hiệm quy hoạch lưu vực sông; các dự án, đề án vế tài nguyên nước.
Phổ cập kiến thức, thông tin cơ bản về tài nguyên nước trong các hệ thống giáo dục phổ thông; pháp luật về tài nguyên nước, quản lý tổng hợp về tài nguyên nước được giảng dạy trong trường đại học.
1.4.4.2. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên nước
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý về tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống quản lý tài nguyên nước ở địa phương. Tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xây dựng lực lượng quản lý, lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước hiện nay còn yếu. Trong giai đoạn tới cần nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Một mặt, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, tất cả các cấp, các ngành, công đồng xã hội có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước. Mặt khác, tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thi hành pháp luật. Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, cần nghiên cứu việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Đề cao vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước. Huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ tài nguyên nước. Đưa bảo vệ tài nguyên nước vào nội dung hoạt động của các tổ dân phố, thôn, ấp, bản, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ tài nguyên nước. Các biện pháp hành chính, tuyên truyền, giáo dục cùng với các công cụ kinh tế phải nhằm mục đích chung là nâng cao pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên nước.
1.4.4.3. Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh xã hội hoá trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Tăng cường xây dựng hồ chứa để tăng khả năng điều tiết dòng chảy, chú trọng phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp đa mục tiêu ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Phát triển hệ thống giám sát tự động tài nguyên nước bằng kỹ thuật và công nghệ số. Thiết bị, công nghệ phục vụ việc điều tra, khảo sát, quan trắc tài nguyên nước được chuyển từng bước sang thế hệ công nghệ số, bảo đảm tự động hoá hầu hết việc thu thông tin, dữ liệu.
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở các quy hoạch lưu vực sông đã được phê duyệt. Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA cho lĩnh vực tài nguyên nước. Chống thất thu thuế tài nguyên nước, phí xả nước thải vào nguồn nước. Khai thác triệt để các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ tài nguyên nước.
Tăng chi ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý tài nguyên nước. Dành phần tỷ lệ thích đáng trong Quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động bảo vệ tài nguyên nước.
Xoá bỏ từng bước bao cấp trong dịch vụ cung cấp nước. Giá của dịch vụ cung cấp nước được tính đúng, tính đủ trong giá nước và tổ chức thực hiện tốt việc thu tiền nước. Trợ cấp cho các đối tượng được ưu tiên sử dụng nước, các đối tựơng được hưởng chính sách xã hội trong việc cung cấp nước bằng các loại quỹ riêng, tách hẳn ra khỏi việc hạch toán kinh doanh dịch vụ về nước.
1.4.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước
Đa dạng hình thức hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập khu vực về tài nguyên nước thông qua các chương trình, dự án đa phương và song phương trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Về hợp tác song phương, chủ động việc đề xuất hợp tác đối với lưu vực sông Hồng và các con sông khác mà Việt Nam cùng chung với các nước láng giềng, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước đối với các sông quốc tế.
Về hợp tác khu vực, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội sông Mekong Quốc tế trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác sông Mekong (1995). Tăng cường hợp tác về tài nguyên nước với các nước trong Tiểu vùng Mekong.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như: UNDP, ADB, WB, JICA… các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cho lĩnh vực tài nguyên nước, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về tài nguyên nước.
Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực, thế giới về tài nguyên nước, bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, hợp tác khác về tài nguyên nước.
1.4.4.5. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về tài nguyên nước bao gồm cán bộ chuyên môn, các bộ quản lý và công nhân lành nghề ở cả Trung ương và địa phương. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đa dạng hoá các hình thức đào tạo trong lĩnh vực tài nguyên nước ở các trường Đại học Thuỷ lợi, Đại học Xây dựng, Đại học Khoa học tự nhiên, Cao đẳng Tài nguyên – Môi trường … Có kế hoạch nâng cấp, phát triển hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng tài nguyên và môi trường thành trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo triển khai về tài nguyên nước bao gồm các trung tâm, các viện, các trường…
Đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước, tăng cường các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ về: mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông; công nghệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước; các giải pháp phòng, chống các tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải (đặc biệt là các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường); các giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất; các giải pháp sử dụng kết hợp nước mặt và nước dưới đất.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học, công nghệ cho các công tác cảnh báo, dự báo nhằm nâng cao chất lượng dự báo lũ, lụt, hạn, ô nhiễm nguồn nước và sự biến động về tài nguyên nước có xét đến sự biến đổi của khí hậu toàn cầu.
1.5. Những vấn đề bất cập trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
1.5.1. Về bảo đảm nhu cầu nước và an ninh về nước cho phát triển KT-XH
a. Thiếu nước trong mùa khô diễn ra phổ biến với quy mô và mức độ ngày càng tăng, đặc biệt là ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên
Các số liệu thống kê và các kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy với cơ sở hạ tầng hiện nay thì nhiều khu vực sông, nhu cầu nước đã vượt quá khả năng nguồn nước trong một số tháng mùa khô. Vấn đề thiếu nước trong mùa khô sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi nhu cầu tăng lên cùng sự gia tăng dân số và phát triển KT-XH.
Việc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng có khả năng sẽ làm tình hình thiếu nước bớt căng thẳng nhưng sẽ không hoàn toàn giải quyết tình trạng thiếu nước. Sẽ không khả thi về mặt kinh tế cũng như không có lợi về mặt môi trường nếu cứ cố gắng tập trung xây thêm nhiều công trình để “không có hạn hán”. Vấn đề chính là phải kết hợp tạo nguồn với việc điều hoà, phân phối, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước hiện có.
b. Tình trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng khai thác, sử dụng nước; việc sử dụng nước lãng phí, thiếu hiệu quả chưa được cải thiện
Nhiều cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng cùng với việc quản lý chưa tốt, dẫn đến hoạt động không hiệu quả, sử dụng nước lãng phí. Lượng nước thất thoát lên tới 50% ở một số hệ thống cấp nước đô thị, khả năng cấp nước theo thiết kế của các hệ thống thuỷ lợi đang giảm đi. Nhiều công trình trên sông (hồ chứa và đập tràn) khi thiết kế đã không chú ý đầy đủ đến nhu cầu bảo đảm dòng chảy cho hạ du dẫn tới tình trạng suy thoái nghiêm trọng ở hạ lưu sông, tăng xâm nhập mặn và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với nguồn nước của người dân sống ở vùng hạ lưu sông. Thiếu nước trong mùa khô, dòng chảy ở hạ lưu bị suy giảm cùng với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng dẫn đến sự cạnh tranh về nước trong mùa khô.
c. Tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đã xảy ra ở một số nơi mà việc ngăn chặn chưa kịp thời, chưa có hiệu quả
Khai thác nước dưới đất không hợp lý hoặc khai thác quá mức cho phép đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng ở một số vùng. Tại một số khu vực ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mực nước dưới đất đã bị hạ thấp liên tục và còn đang tiếp diễn. Mực nước dưới đất hạ thấp quá mức đang làm gia tăng nguy cơ lún sụt đất, đe doạ tới sự ổn định của các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng. Việc suy giảm mực nước dưới đất quá mức cùng với tình trạng xả nước thải chưa được kiểm soát, nguồn nước mặt bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính làm nhiễm bẩn, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất ở nhiều khu vực.
1.5.2. Về giảm thiểu tác hại do nước gây ra
a. Chưa có giải pháp hiệu quả phòng, chống tác hại do nước gây ra
Trong những năm gần đây, hạn hán, lũ, lụt xảy ra với mức độ ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn và nghiêm trọng, gây tác hại lớn cho nền kinh tế quốc dân, đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Công tác phòng chống thiên tai mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng ở nhiều vùng, nhiều lưu vực sông còn thiếu tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt; chưa có các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, lũ bùn đá gây ra; chưa thể chủ động hoàn toàn kiểm soát lũ, hạn ở Trung bộ và Nam bộ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, điều tra cơ bản phục vụ công tác dự báo, cảnh báo những tác hại do nước gây ra còn nhiều hạn chế.
b. Nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, ô nhiễm
Cải thiện chất lượng môi trường nói chung, chất lượng nước nói riêng đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Hiện nay, mức độ ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn, các khu dân cư tập trung là rất nặng, dẫn đến hậu quả là có nước nhưng vẫn bị thiếu nước do chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu sử dụng. Nước ở một số sông bị ô nhiễm với mức độ cao, kéo dài và có xu hướng ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn nước sông để cấp nước sinh hoạt ở nhiều địa phương. Ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, nhiều khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đang ngày càng xả hàng triệu m3 nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm nặng làm nhà máy nước Phủ Lý đã nhiều lần phải ngừng hoạt động. Trên sông Cầu, ở khu vực thành phố Thái Nguyên, lượng nước thải có lúc chiếm tới 15% lượng nước sông trong mùa kiệt làm cho nguồn nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể lấy để cấp nước cho sinh hoạt.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật cũng như thực hiện nhiều chương trình, dự án để bảo vệ tài nguyên nước, tuy cảnh báo, thông báo chất lượng nước và các sự cố ô nhiễm nguồn nước chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
1.5.3. Về bảo vệ các hệ sinh thái nước
Trong những năm gần đây, do việc xây dựng các công trình trên sông không có các hạng mục tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư của cá, với chế độ vận hành không chú ý đầy đủ đến nhu cầu nước để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các hệ sinh thái thuỷ sinh và khai thác nước trên quy mô lớn đã làm thay đổi chế độ vận chuyển phù sa, chất dinh dưỡng (chuỗi thức ăn), chế độ thuỷ văn của các hệ thống sông … dẫn tới làm thay đổi môi trường sống trong sông, sự đa dạng sinh học của các loài thuỷ sinh cùng với việc sự lành mạnh của các đầm lầy và các đồng bằng cửa sông … đã làm mất đi nhiều loại thuỷ sinh, kể cả một số loài mang lại lợi ích kinh tế trên thị trường và làm lan truyền dịch bệnh. Chỉ riêng ở đồng bằng sông Hồng, sản lượng cá chỉ còn 1.000 tấn/ năm so với 5.000 tấn/ năm trong quá khứ. Ở những nơi khác của miền Bắc, sản lượng đã giảm từ 2 đến 24 lần so với sản lượng trong những năm đầu thấp niên 70. Ở đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá giảm đi 22,4% trong giai đoạn từ thập niên 70 đến thập niên 90. Có nhiều loài động vật và thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hay trở nên hiếm. Các loài được liệt kê trong Sách đỏ năm 2002 bao gồm: 6 loài chim sống trên mặt nước vùng đầm lầy, 24 loài bò sát, 14 loại động vật lưỡng cư, 37 loài cá, 19 loài trai và 1 loài côn trùng nước ngọt. Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới suy giảm hệ sinh thái nước bao gồm:
Chưa chú ý đầy đủ đến việc bảo đảm dòng chảy môi trường, bảo tồn hệ sinh thái khi xây dựng các công trình trên sông, trong khai thác, sử dụng nước các dòng sông.
Nguồn nước bị ô nhiễm gây độc hại và làm suy giảm hệ động, thực vật dưới nước.
Chặt phá rừng ngập mặn, gia cố bờ hồ, bờ sông không có quy hoạch, sự suy giảm lớp phủ thực vật trên lưu vực làm giảm khả năng tự làm sạch của dòng chảy mặt.
Khai thác cát, sỏi trên sông và các hoạt động khác ở ven sông không hợp lý, thiếu quy hoạch làm biến đổi nghiêm trọng môi trường sống của nhiều hệ động vật, thực vật.
1.5.4. Về quản lý tài nguyên nước
a. Tổ chức và năng lực quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qu7843n l ngu7891n n4327899c m7863t.doc