Chuyên đề Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo

MỤC LỤC

 

NỘI DUNG Trang

LỜI GIỚI THIỆU 1

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn (ODA) . 2

I. Nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức (ODA) . 2

1. Khái niệm . 2

2. Các loại hình ODA 4

2.1. Xét theo mục đích ODA bao gồm các hình thức chủ yếu . 4

2.2. Xét theo hình thức tiếp nhận vốn . 4

3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước đang và chậm phát triển . 5

4. Bất lợi khi tiếp nhận ODA 8

II. Quản lý ODA 10

1. Mục tiêu 10

2. Nguyên tắc . 10

3. Chức năng và quy trình quản lý dự án ODA . 11

a. Chức năng . 11

b. Quy trình quản lý dự án ODA . 11

4. Đánh giá hiệu quả quản lý dự án ODA . 14

4.1. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung . 14

4.2 Ngành giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông . 15

4.3. Ngành công nghiệp 15

4.4. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . 15

4.5. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo . 16

4.6 Lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường . 16

4.7 Ngành Y tế . 16

Chương II: Thực trạng quản lý ODA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 – 2007 . 17

I. Thực trạng công tác tiếp nhận, điều phối và sử dụng ODA từ năm 2005 – 2007 17

1. Tình hình sử dụng quản lý và sử dụng ODA từ năm 2005 – 2007 17

1.1 Các chương trình, dự án ODA đã hoàn thành và đang triển khai thực hiện trong năm 2005 – 2006 . 18

1.2 Tình hình quản lý và sửdụng ODA trong năm 2007 và dự kiến triển khai trong năm 2008 . 18

1.1.1 Các chương trình, dự án ODA phê duyệt . 19

1.1.2 Các chương trình dự án ODA được ký kết 19

1.1.3 Các chương trình, dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn huy động . 19

1.1.4. Tiến độ giải ngân ODA . 20

1.1.5. Các vướng mắc chưa giải quyết . 21

2. Quy định lập kế hoạch tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn. vốn ODA . 21

2.1. Những quy định chung . 21

2.2. Những quy định cụ thể . 24

3. Khuôn khổ pháp lý 31

II. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA 36

1. Tình hình vận động ODA . 36

1.1. Tình hình thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án ODA . 36

1.2. Tình hình đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA . 37

2. Tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA 37

2.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. 37

2.2. Tiến độ thực hiện so với kế hoạch . 37

2.3 Tiến độ giải ngân . 38

2.4 Các vướng ắmc và biện pháp giải quyết . 38

3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc quản lý ODA tại tỉnh Thanh Hóa 39

3.1. Những kết quả đạt được . 39

3.2. Hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn ODA . 39

Chương III. Giải pháp hoàn thiện quản lý ODA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008 -2010 . 41

I. Kế hoạch thu hút và sử dụng ODA của Tỉnh Thanh Hóa 2008 -2010 41

II. Giải pháp hoàn thiện quản lý ODA . 42

PHỤ LỤC 51

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ODA có yêu cầu về vốn đối ứng hàng năm đều phải lập kế hoạch vốn đối ứng. Các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổng hợp yêu cầu và lập kế hoạch về vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA do mình trực tiếp quản lý. + Vốn đối ứng không áp dụng đối với các chương trình, dự án ODA mà trong Điều ước quốc tế ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam phải đóng góp, kể cả vốn góp bằng tiền, bằng hiện vật hay bằng các trách nhiệm khác. + Các chương trình, dự án ODA thuộc diện Ngân sách nhà nước cho vay lại hoặc chương trình, dự án ODA một phần cấp phát, một phần cho vay lại thì Chủ dự án phải tự bố trí toàn bộ vốn đối ứng và phải giải trình đầy đủ trong quá trình lập và phê duyệt dự án về khả năng đảm bảo vốn đối ứng. Đối với các dự án thuộc loại trên, chủ dự án được ưu tiên vay vốn đối ứng từ các nguồn tín dụng của Nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả vốn vay (gốc và lãi) theo đúng hợp đồng tín dụng. + Đối với các dự án thuộc diện Ngân sách Nhà nước cấp phát thì vốn đối ứng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm theo nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc hành chính sự nghiệp tương ứng và phân cấp cụ thể như sau: * Ngân sách trung ương đảm bảo vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện. * Ngân sách địa phương đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án do địa phương là chủ dự án và trực tiếp quản lý (bao gồm cả các dự án thành phần hoặc tiểu dự án do các địa phương thực hiện thuộc các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ương là chủ dự án). + Vốn đối ứng được bố trí trong kế hoạch hàng năm cho các dự án có đủ các điều kiện sau: * Điều ước quốc tế về dự án đã có hiệu lực. * Đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước. + Đối với những chương trình, dự án ODA mà Điều ước quốc tế về dự án đã ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực, nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước thì cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng chi XDCB hoặc từng lĩnh vực chi HCSN (theo tính chất vốn đối ứng), trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách Trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng) hoặc chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủ quản dự án (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng Ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng). + Các cơ quan chủ quản phải ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm nhằm thực hiện các cam kết tại các Điều ước quốc tế ODA đã ký và phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của chương trình, dự án ODA. Các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả. . Những Quy định cụ thể Dự kiến về nguồn vốn và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn vận động ODA: + Khi xây dựng đề cương chương trình, dự án ODA, các cơ quan chủ quản phải nêu rõ các đề xuất về tài chính bao gồm dự kiến mức vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợ không hoàn lại), vốn đối ứng và dự kiến cơ chế tài chính trong nước. + Danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ nước ngoài là cơ sở để xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi đối với chương trình, dự án ODA và cơ chế tài chính trong nước. + Vốn chuẩn bị chương trình, dự án: Căn cứ vào danh mục chương trình, dự án ODA do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA theo cùng quy trình lập, phê duyệt kế hoạch tài chính, trong đó phân chia cụ thể phần vốn được các nhà tài trợ cung cấp, vốn tự bố trí và vốn đề nghị ngân sách hỗ trợ) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Đối với các chương trình, dự án ODA do nhà tài trợ cung cấp riêng lẻ không nằm trong kế hoạch (hay danh mục ưu tiên vận động ODA) và không ký Điều ước quốc tế khung về ODA, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Dự kiến vốn đầu tư và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn xây dựng, thẩm định, phê duyệt các văn kiện dự án: Căn cứ vào thông báo bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các chương trình, dự án ODA đã được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ, các cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi hoặc văn kiện chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của chương trình, dự án ODA: Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các chương trình, dự án ODA được lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thể hiện rõ các nội dung sau: * Dự kiến cơ cấu và hình thức tài trợ hay đồng tài trợ của các nhà tài trợ cụ thể cho các cấu phần của chương trình, dự án ODA. * Khả năng đảm bảo vốn đối ứng từ các nguồn: tự cân đối của chủ dự án, nguồn vốn tín dụng, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn khác. Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, các chủ dự án phải căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung quy định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để lập phương án hoàn vốn sơ bộ của dự án. + Báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình, dự án ODA: Trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của các chương trình, dự án ODA lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thể hiện rõ các nội dung sau: * Điều kiện cụ thể đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước tài trợ cho chương trình, dự án (như thời hạn vay, thời gian ấn hạn, lãi suất, các loại phí vay và các điều kiện khác...). * Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án (cấp phát hay cho vay lại). + Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, chủ dự án phải có phương án hoàn vốn chi tiết (theo thời kỳ trả nợ, nguồn thu...) căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung qui định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp dự án không thể áp dụng được theo các điều kiện khung này phải có giải trình lý do cụ thể, đề xuất các điều kiện cho vay lại phù hợp với từng loại dự án và nguồn tài trợ, để Bộ Tài chính chủ trì cùng các cơ quan có liên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. + Trong quyết định phê duyệt báo cáo khả thi phải ghi rõ toàn bộ các nội dung cụ thể, quy định rõ cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án kể cả về hình thức và phương thức giao vốn giữa các bên liên quan đối với chương trình, dự án, chi tiết từng cấu phần chi xây dựng cơ bản, chi hành chính sự nghiệp và phân cấp rõ nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách trong việc bố trí vốn đối ứng. + Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi, văn kiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án lập và gửi cho cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính kế hoạch sử dụng vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án có phân chia theo năm từ năm đầu đến năm hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào sử dụng, chia ra cụ thể vốn ODA (theo từng nhà tài trợ), vốn đối ứng, theo các hình thức Ngân sách nhà nước cấp phát (xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp), cho vay lại và các hình thức khác. - Quy trình lập, phê duyệt và giao kế hoạch tài chính hàng năm đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA: + Quy trình lập, phê duyệt, giao kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án ODA được tiến hành theo đúng trình tự lập và phê duyệt Ngân sách nhà nước quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật qui định về quản lý đầu tư và xây dựng. + Căn cứ lập kế hoạch tài chính đối với chương trình, dự án ODA: * Điều ước quốc tế đã ký với nhà tài trợ nước ngoài. * Các quy định về xây dựng kế hoạch và dự toán Ngân sách nhà nước, các chế độ và định mức chi tiêu tài chính hiện hành. * Tiến độ và khả năng thực tế triển khai dự án. Hàng năm, phù hợp với thời gian lập dự toán Ngân sách nhà nước, căn cứ vào các quy định, tình hình nói trên, Chủ dự án lập kế hoạch tài chính chương trình, dự án ODA gửi cơ quản chủ quản cấp trên để tổng hợp. Nếu là dự án có sử dụng vốn cho vay lại thì các kế hoạch này phải gửi cho cả Cơ quan cho vay lại. Các kế hoạch tài chính phải được lập theo đúng quy định về mẫu biểu, kèm theo các báo cáo thuyết minh nêu rõ cơ sở, căn cứ tính toán, phân tích đánh giá tình hình thực hiện, các vấn đề vướng mắc, tồn tại cụ thể và kiến nghị biện pháp giải quyết, và phải được gửi theo đúng quy định về thời gian mà cơ quan chủ quản quy định để bảo đảm thời gian tổng hợp dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm. + Các cơ quan chủ quản tổng hợp tình hình thực hiện cả năm, và dự kiến kế hoạch tài chính năm sau đối với vốn ODA và vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. + Căn cứ vào các kế hoạch tài chính cho các chương trình, dự án ODA do các cơ quan chủ quản gửi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì xem xét và tổng hợp kế hoạch tài chính của các chương trình, dự án ODA hàng năm, trên cơ sở đó tổng hợp chung vào dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm, theo phân công như sau: * Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cấu phần đầu tư xây dựng cơ bản trong các dự án hỗn hợp. * Bộ Tài chính chủ trì đối với các dự án có tính chất hành chính sự nghiệp hoặc cấu phần có tính chất hành chính sự nghiệp trong các dự án hỗn hợp. Sau khi dự toán Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính giao dự toán Ngân sách nhà nước cho các cơ quan chủ quản theo đúng quy định hiện hành, trong đó ghi rõ vốn ngoài nước của các chương trình, dự án ODA. Căn cứ dự toán Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc quyết định, cơ quan chủ quản giao kế hoạch phân bổ vốn (gồm cả vốn ODA và vốn đối ứng) chi tiết cho các chương trình, dự án ODA, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp. + Căn cứ thông báo vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát và thanh toán vốn đối ứng theo chế độ cấp phát Ngân sách nhà nước hiện hành (vốn đầu tư XDCB kiểm soát và thanh toán theo chế độ đầu tư XDCB, vốn HCSN kiểm soát và thanh toán theo chế độ kinh phí HCSN). - Điều chỉnh kế hoạch tài chính, điều chuyển vốn đối ứng và xử lý các trường hợp đột xuất ngoài kế hoạch: + Cơ quan chủ quản, căn cứ vào tình hình thực hiện của các chương trình, dự án ODA để điều chỉnh hoặc trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch tài chính hàng năm đối với chương trình, dự án theo qui định hiện hành, trên cơ sở đó bố trí điều chuyển phần vốn đối ứng thuộc ngân sách cấp phát từ các chương trình, dự án không có khả năng thực hiện hết sang các chương trình, dự án ODA khác có đầy đủ thủ tục và khả năng thực hiện vượt kế hoạch trong năm, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp. Căn cứ thông báo điều chỉnh vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện thủ tục thanh toán. Trường hợp gặp khó khăn đột xuất về vốn đối ứng Chủ dự án phải báo cáo Cơ quan chủ quản để có biện pháp giải quyết. Việc điều chuyển vốn đối ứng từ dự án thừa sang dự án thiếu chỉ được thực hiện trong cùng một lĩnh vực chi. Không điều chuyển vốn đối ứng của các dự án thuộc lĩnh vực chi đầu tư XDCB sang các dự án thuộc lĩnh vực chi thường xuyên và ngược lại, không được điều chuyển vốn từ lĩnh vực y tế sang lĩnh vực giáo dục, đào tạo và ngược lại... + Đối với các chương trình, dự án ODA không kịp bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm hoặc có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng (các dự án do Ngân sách Nhà nước đảm bảo vốn đối ứng), các Cơ quan chủ quản phải tự sắp xếp trong phạm vi ngân sách được giao - Sử dụng và hoàn trả vốn ứng trước (theo quy định tại điều 27 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04-05-2001 của Chính phủ): + Vốn ứng trước là vốn Ngân sách nhà nước ứng trước theo kế hoạch hàng năm cho các chương trình, dự án ODA thuộc diện được cấp phát từ Ngân sách nhà nước để thực hiện một số hạng mục của chương trình, dự án đã được cam kết tài trợ từ nguồn vốn ODA và đã được ghi kế hoạch nhưng chưa rút được vốn ODA, nên chủ dự án không có nguồn vốn để triển khai các công việc. Cấp ngân sách nào chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cũng đồng thời chịu trách nhiệm bố trí nguồn vốn ứng trước này. + Vốn ứng trước chỉ được áp dụng đối với các dự án hoặc cấu phần dự án được áp dụng phương thức rút vốn “hoàn vốn” được quy định cụ thể trong các Điều ước quốc tế về ODA. Bắt đầu từ năm kế hoạch có phát sinh phương thức rút vốn này, căn cứ vào mức độ chi tiêu và thời gian cần thiết để rút vốn từ nhà tài trợ, dự án phải xác định và ghi vào kế hoạch vốn đối ứng của năm đó để được bố trí một khoản vốn ứng trước từ Ngân sách nhà nước. + Cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư đồng cấp xem xét, quyết định bố trí vốn cho chương trình, dự án có nhu cầu vốn ứng trước. Việc hoàn vốn ứng trước phải được quyết toán hàng năm và Kho bạc nhà nước các cấp chịu trách nhiệm thu hồi cho Ngân sách Nhà nước (tuỳ thuộc cấp Ngân sách nào đã bố trí vốn đối ứng cho dự án) vào cuối năm kế hoạch. Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm bố trí tiếp nguồn vốn ứng trước theo kế hoạch năm sau (nếu có nhu cầu) để bảo đảm tính liên tục thực hiện dự án. - Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính: Chủ dự án và cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định tại Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 30 tháng 9 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của các chương trình dự án ODA là cơ sở để vận động vốn ODA và lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình dự án. 3. Khuôn khổ pháp lý - ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước. Điều đó đòi hỏi một mặt lợi ích của các khoản ODA thuộc về toàn dân và mặt khác việc phân phối và sử dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ theo luật ngân sách và các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý ngân sách. - Các dự án đầu tư phát triển vốn ODA phải chịu sự quản lý Nhà nước. Về đầu tư xây dựng thông qua các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch và kế hoạch 5 năm, hàng năm cũng như các quy định của Chính phủ về đầu tư và xây dựng. Đối với các dự án ODA về khả năng thu hồi vốn Chính phủ áp dụng cơ chế cho vay lại với các điều kiện không ưu đãi hơn điều kiện chính phương của nước ngoài vừa góp phần tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, vừa tạo ra nguồn vốn Chính phủ có thể chủ động tài trợ chéo cho các dự án khác. Trên tinh thần đó Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp quy có liên quan đến vai trò và trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ khác nhau và về các thủ tục cơ chế liên quan đến ODA. Dưới đây là nội dung của các văn bản đó: + Nghị định 20 CP ra ngày 15/3/1994 ban hành quy chế quản lý và sử dụng ODA nội dung chủ yếu là: * Giao trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ trong quản lý ODA ở tầm vĩ mô cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoach và đầu tư ), Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, Ngân hàng Việt Nam và văn phòng Chính phủ trong đó Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc điều phối, quản lý và sử dụng ODA. * Quy định các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA. Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục...) vốn ODA vay ưu đãi được dùng để xây dựng cải tạo hạ tầng kinh tế (điện, giao thông vận tải, thuỷ lợi). * Với tư cách là cơ quan đầu mối Bộ kế hoach và đầu tư phối hợp với các bộ và cơ quan có liên quan soạn thảo quy hoạch định hướng ODA, xác định doanh mục dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA và kiến nghị chính sách có liên quan để Chính phủ phê duyệt. * Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì tổ chức các hoạt động vận động ODA chuẩn bị nội dung đàm phán và tiến hành đàm phán với các nhà tài trợ. * Phác thảo các thủ tục tiến hành các dự án ODA thông qua các giai đoạn từ xác định, xây dựng, đàm phán, thẩm định đến thực hiện dự án và kết thúc đưa dự án vào sử dụng. Đặc biệt định số trách nhiệm của cơ quan chủ quản và chủ dự án trong những khâu hình thành va theo dõi một dự án ODA. Để thực hiện hiệp định nói trên, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (Bộ Kế hoạch và đầu tư) đã ban hành (thông tư số 07/ UB/ KTĐN ngày 18/7/1994 hướng dẫn thi hành. + Viện trợ không hoàn lại là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước, phải được hạch toán và quản lý theo Luật ngân sách Nhà nước. + Viện trợ không hoàn lại được sử dụng dưới hình thức ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại. + Mọi khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền hoặc hiện vật mà phía Việt Nam được nhận và sử dụng đều phải làm thủ tục xác nhận viện trợ. Giấy xác nhận hàng, tiền viện trợ là căn cứ để hoàn tất các thủ tục nhận hàng, nhận tiền và hạch toán và ngân sách các cấp. + Bộ tài chính thống nhất quản lý tài chính Nhà nước đối với mọi nguồn viện trợ không hoàn lại, từ khâu tham gia ý kiến về mặt tài chính trong việc xác định chủ trương sử dụng viện trợ, thẩm định dự án, phân bổ nguòn vốn cho các dự án, đến nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý tài chính, thực hiện việc xác nhận viện trợ và hạch toán vào ngân sách, hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính, quyết toán của các dự án, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện việc bàn giao tài sản, vật tư, tiền vốn của các dự án sau khi kết thúc. * Bộ phận tài chính, kế toán của các Bộ, ngành có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại do Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận và thực hiện. * Sở tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý tài chính đối với toàn bộ các chương trình, dự án, các khoản viện trợ không hoàn lại do các khoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị thuộc địa phương tiếp nhận và thực hiện. + Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, thành phố, Chủ tịch các Hội, đoàn thể, các tổ chức quần chúng có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra về công tác quản lý tài chính ở các đơn vị thực hiện các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của mình. + Chủ nhiệm các chương trình, Giám đốc các dự án, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng các mục tiêu, đối tượng và các cam kết khác đã ghi trong từng chương trình, dự án, chấp hành nghiêm chỉnh thể chế tài chính, pháp lệnh kế toán thống kê, Điều lệ tổ chức kế toán và chế độ hạch toán kế toán, chế độ kiểm toán hiện hành của Nhà nước. Các nghị định điều chỉnh các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA đó là: * Nghị định 87/1997/NĐ-CP ra ngày 5-8-1997 ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với nội dung chủ yếu sau đây: + Điều tiết tất cả ODA của các nhà tài trợ (song phương, đa phương và các tổ chức phi Chính phủ) tức qui định phạm vi áp dụng quy chế ODA. Các hình thức cung cấp ODA và các loại ODA. + Vận động đàm phán, ký kết, phê duyệt và hợp lý hoá ODA. Vận động ODA được tiến hành thông qua các diễn đàn như: Hội nghị nhóm các nhà tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, các hội nghị điều phối viện trợ ngành, các hoạt động đối ngoại của các bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoạt động của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài. Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc chuẩn bị hội nghị do Ngân hàng thế giới (WB) chủ trì. + Quản lý và thực hiện các chương trình dự án sử dụng vốn ODA. Điều chỉnh bổ sung tăng vốn cho các chương trình dự án sử dụng vốn ODA quy định chậm nhất 2 tuần sau khi kết thúc quý và 1 tháng sau khi kết thúc năm ban quản lý chương trình dự án ODA phải gửi báo cáo tình hình thực hiện chương trình dự án tới Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính và Tổng cục thống kê. Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc dự án sử dụng ODA ban quản lý chương trình dự án phải có báo cáo gửi lên cơ quan cấp trên về kết quả cuối cùng của việc thực hiện chương trình, dự án ODA và kèm theo bảng quyết toán tài chính. + Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện. Ngoài ra còn có các nghị định điều chỉnh các dự án đầu tư sử dụng ODA như: * Nghị định 52/1999/NĐ-CP ra ngày 08-07-1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng với nội dung: + Xác định vai trò quản lý của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng trên cơ sở các dự án, lập kế hoạch và các quy định pháp lý. + Điều tiết các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các khoản tín dụng được Chính phủ bảo lãnh, tín dụng Nhà nước để phát triển và vốn do DNNN đầu tư. + Xác định các nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn và các nhà thầu trong giai đoạn thực hiện. * Nghị định 88/1999/NĐ-CP ra ngày 01-09-1999 về quy chế đấu thầu với nội dung: Điều tiết các hoạt động đấu thầu có liên quan đến việc tuyển chọn tư vấn, mua sắm nguyên liệu và thiết bị xây lắp hoặc tuyển chọn các đối tác để thực hiện một phần hay toàn bộ dự án. * Nghị định 197/2004/NĐ-CP ra ngày 03-12-2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất: Điều tiết đền bù thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và công cộng. Nhìn chung các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành trong thời gian vừa qua đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc điều phối quản lý và sử dụng ODA. Điều đó được thể hiện trên các điểm sau: + Về mặt tổ chức đã xác định được rõ cơ quan đầu mối và cơ quan phối hợp của Chính phủ trong việc điều phối, quản lý và điều phối ODA ở tầm vĩ mô. + Xác định các ngành và các cơ quan ưu tiên sử dụng vốn ODA. + Hình thành cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan theo chu trình dự án ODA. + Hình thành cơ chế quản lý tài chính (thủ tục rút vốn, ghi vốn, vốn bảo đảm trong nước, cho vay lãi) đối với các dự án ODA. II. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA 1. Tình hình vận động ODA: 1.1. Tình hình thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án ODA: - Số chương trình, dự án đến hạn phê duyệt: 06. - Số chương trình, dự án đã được phê duyệt: 06. - Số chương trình, dự án chậm phê duyệt: 0. 1.2. Tình hình đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA: - Tổng giá trị vốn ODA của các điều ước quốc tế cụ thể về ODA: + Triệu VNĐ: 426.756 + Quy đổi ra USD: 26.672.250 2. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. 2.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. Bảng 8: Xếp loại dự án Dự án đầu tư Dự án HTKH Tổng số dự án Tốt (loại A) 9 0 9 Khá (loại B) 2 0 2 Trung bình (loại C) 0 0 0 Kém (loại D) 3 0 3 Tổng số dự án 14 0 14 (Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa) 2.2. Tiến độ thực hiện so với kế hoạch - Tiến độ thực hiện các hoạt động (theo khối lượng công việc, hoặc theo giá trị công việc ước tính) Bảng 9: Kết quả thực hiện so với kế hoạch Quý Lũy kế thực hiện so với kế hoạch Năm Tiến độ thực hiện Số dự án Tiến độ thực hiện Số dự án > 80% 9 > 80% 9 80% - 60% 2 80% - 60% 2 60% - 40% 0 60% - 40% 0 < 40% 3 < 40% 3 (Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa) 2.3. Tiến độ giải ngân: - Tiến độ giải ngân thực tế so với kế hoạch giải ngân năm: 68,2% 2.4. Các vướng mắc và biện pháp giải quyết: - Các vướng mắc Bảng 10: Loại vướng mắc Số dự án Địa điểm thực hiện dự án “dự án nhà máy xử lý rác thải thị xã Sầm Sơn do Na Uy tài trợ” 1 (Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa) - Các biện pháp giải quyết đã thực hiện: Giao cho chủ đầu tư là UBND thị xã Sầm Sơn phối hợp với đơn vị tư vấn lựa chọn địa điểm thích hợp trình UBND tỉnh phê duyệt. - Khuyến nghị: + Các đề xuất mới của cơ quan chủ quản: yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương lựa chọn địa điểm xây dựng để tiến hành các bước tiếp theo. + Đề nghị các Bộ, Ngành trung ương, các nhà tài trợ cần sớm phát hành sổ tay thực hiện dự án làm cẩm nang cho chủ đầu tư thực hiện. + Trong khi nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn của chủ đầu tư còn nhiều khó khăn, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho ngân sách tỉnh để đảm bảo vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA thực hiện đúng tiến độ. 3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc quản lý ODA tại tỉnh Thanh Hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20345.doc
Tài liệu liên quan