Chuyên đề Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

Trang

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại (NHTM) 4

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Hoạt động của NHTM. 4

1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại (NHTM). 8

1.2.1. Vốn chủ sở hữu 8

1.2.2. Vốn huy động 9

1.2.3. Vốn đi vay 10

1.2.4. Các nguồn vốn khác 11

1.3. Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM. 12

1.3.1. Khái niệm về quản lý 12

1.3.2. Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi 13

1.3.2.1. Tiền gửi của NHTM 13

1.3.2.2. Sự cần thiết và quy trình quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi 17

1.3.2.3. Cơ sở đánh giá hoạt động quản lý tiền gửi tại NHTM 21

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM 23

1.4.1. Các nhân tố khách quan 23

1.4.2. Các nhân tố chủ quan về phía ngân hàng. 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TẠI CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 26

2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 26

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 27

2.1.3. Các hoạt động chính của chi nhánh 28

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 29

2.1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh 29

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2007 32

2.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 38

2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 38

2.2.2. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động 39

2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo mục đích huy động 39

2.2.2.2. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế 41

2.2.2.3. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn 43

2.2.2.4. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền 45

2.2.3. Sự phù hợp giữa cơ cấu tiền gửi huy động và cho vay 46

2.2.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu tiền gửi huy động và cho vay theo kỳ hạn 46

2.2.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay theo loại tiền 49

2.2.4. Phân tích chi phí huy động và chênh lệch lãi suất đối với các loại tiền gửi 51

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. 54

2.3.1. Kết quả đạt được 54

2.3.2. Tồn tại 55

2.3.3. Nguyên nhân 56

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TẠI CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 58

3.1. Định hướng phát triển chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 58

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 59

3.2.1. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch nguồn vốn 59

3.2.2. Nhóm giải pháp về thị trường nhằm tăng cường huy động tiền gửi của khách hàng 61

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 65

3.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách lãi suất và tối thiểu chi phí huy động 66

3.2.5. Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ 68

3.3. Kiến nghị 70

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 70

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 71

3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang trong thời kỳ khó khăn về thanh toán vốn, tình trạng nợ đọng vốn XDCB chưa có biện pháp tháo gỡ, tiến trình cổ phần hoá các DNNN diễn ra chậm. Năm 2007 là năm có chỉ số lạm phát cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (12,63%), giá xăng dầu, sắt thép và lương thực thực phẩm đều tăng rất cao gây tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống của đại đa số người lao động. Những khó khăn trên của tổng thể nền kinh tế trực tiếp gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng tài chính. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2005 – 2007 liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao: năm 2005 là 8,4%, năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8,48% cao nhất trong 10 năm trở lại đây (riêng địa bàn Hà Nội có mức tăng trưởng đạt 12,07%). Sau 1 năm ra nhập WTO - sự kiện quốc tế quan trọng đã nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng cao các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là tăng trưởng về xuất khẩu. Kinh tế tăng trưởng mạnh và những thay đổi trong đường lối chính sách cũng như sự ổn định chính trị xã hội đã tạo ra những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. - Thu nhập tăng, tích luỹ của nền kinh tế tăng, khối lượng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của tổ chức và cá nhân tăng tạo điều kiện cho NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng thu hút các loại tiền gửi, mở rộng hoạt động kinh doanh. - Môi trường pháp lý được cải thiện, lãi suất được quản lý theo xu hướng tự do hoá. Sự thông thoáng này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng linh hoạt và chủ động áp dụng các mức lãi suất khác nhau trong công tác huy động vốn. - Trong môi trường công nghệ phát triển, tập quán dân cư đã dần thay đổi, mọi người đã có xu hướng sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại qua ngân hàng và thay vì cất trữ tiền, vàng, ngoại tệ, đã mang tiền đến gửi ngân hàng và tham gia các hoạt động đầu tư sinh lời khác. - NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt trong thời gian vừa qua với việc điều chỉnh mức lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn kịp thời phù hợp với sự biến động của thị trường trong nước và thế giới tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở để hoạch định các chính sách kinh doanh của mình trước tình hình mới. Những biến động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng tuy nhiên với những biện pháp quyết liệt trong chỉ đạo điều hành cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ nhân viên, chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng trong giai đoạn 2004 – 2007 đã đạt được những kết quả sau. 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2007 Ø Về công tác huy động vốn: Bảng 2.1: Số liệu về tình hình huy động vốn: Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn huy động 2.290.310 2.416.939 2.472.852 2.868.931 Cơ cấu nguồn vốn huy động - Tiền gửi tổ chức kinh tế 850.832 931.621 1.034.847 1.402.144 - Tiền gửi dân cư 1.439.478 1.485.318 1.438.005 1.466.787 - Tiền gửi bằng VNĐ 1.863.166 1.983.642 1.967.063 2.420.015 - Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy VNĐ) 427.144 433.297 505.789 448.916 Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Trong giai đoạn này, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhìn chung có sự tăng trưởng khá ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,47%, năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 13,8%. So với tốc độ tăng trưởng của các Chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội nói chung (8,4%) thì Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao hơn, tuy nhiên so với các chi nhánh: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Cầu Diễn, Đông Anh, Yên Viên, Bắc Hà Nội, Hoàng Mai thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh còn rất thấp, nhất là tiền gửi dân cư có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn mức tăng bình quân và xếp thứ 10 trong 12 Đ/V. Năm 2007 công tác huy động vốn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài sự cạnh tranh giữa các NHTM là các mốc đáng nhớ: Tháng 2/2007 thị trường chứng khoán sôi động đã thu hút tiền của khách hàng về đầu tư chứng khoán nên huy động tiền gửi dân cư đã đứng trước xu hướng giảm sút; tiếp đến là thị trường bất động sản cũng bắt đầu nóng và đặc biệt là giá vàng tăng cao, lãi suất tiết kiệm thấp hơn chỉ số tăng của giá cả nên đã ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Mặt khác tỷ giá USD được giữ ổn định và xu hướng giảm nên việc tích trữ và gửi ngoại tệ cũng giảm sút so với trước đây. Với nhiều yếu tố của thị trường đã tác động không nhỏ đến tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, nhất là huy động từ khu vực dân cư có tốc độ tăng trưởng thấp. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại mang tính chủ quan cần khắc phục như: Nhiều quỹ tiết kiệm của Chi nhánh còn chật hẹp chưa phù hợp, nơi giao dịch còn chưa thực sự văn minh, tác phong giao dịch và kỹ năng làm việc của cán bộ còn bất cập và chưa chuyên nghiệp, tính chủ động trong công tác tiếp thị thu hút khách hàng còn chưa cao. Ø Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh trong giai đoạn này không ổn định. Năm 2007, tổng dư nợ cho vay tăng 2,4% và còn thấp so với các NHCT trên địa bàn Hà Nội (bình quân 14,8%), đặc biệt trong 3 năm từ 2005-2007, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đều thấp hơn năm 2004. Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh còn thấp nhưng năm 2007, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận; đã quan tâm tới công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, giải quyết những khó khăn vướng mắc để phát triển tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ nhóm 2 và nợ xấu giảm thấp, thu nợ đã xử lý rủi ro vượt kế hoạch, dư nợ tăng trưởng an toàn. Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh được phản ánh trong bảng sau. Bảng 2.2: Số liệu về hoạt động tín dụng: Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ cho vay 943.788 740.111 686.481 703.643 Phân theo kỳ hạn nợ - Dư nợ cho vay ngắn hạn 599.168 512.635 474.570 478.034 - Dư nợ cho vay trung hạn 108.336 61.486 70.151 83.230 - Dư nợ cho vay dài hạn 217.677 147.222 122.738 142.379 - Dư nợ được khoanh 18.607 18.768 19.022 Phân theo loại tiền - Dư nợ bằng VNĐ 735.574 547.016 405.508 411.926 - Dư nợ ngoại tệ (quy VNĐ) 208.214 193.095 280.973 291.717 Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Ø Về công tác tài trợ thương mại: Nhìn chung các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 công tác thanh toán XNK của Chi nhánh có nhiều thuận lợi do hoạt động thanh toán XNK của các khách hàng truyền thống có mức tăng trưởng khá và Chi nhánh đã chủ động tích cực thực hiện các chính sách ưu đãi. Do vậy các chỉ tiêu đều tăng trưởng cao so với năm 2007, góp phần vào hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Bảng 2.3: Số liệu về công tác tài trợ thương mại Đơn vị: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Thanh toán L/C nhập 25,6 15,89 21,65 32,13 Thanh toán L/C xuất 7,5 12,29 16,84 26,17 Thông báo L/C xuất - 2,24 13,75 24,65 Doanh số mua ngoại tệ 23,8 21 26,97 42,34 Doanh số bán ngoại tệ 24 22 26,35 42,46 Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Ø Hoạt động dịch vụ: Ä Hoạt động thanh toán: Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp, công tác thanh toán ngày càng phức tạp và đòi hỏi khẩn trương hơn. Tuy nhiên Chi nhánh chú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, nâng cao phong cách giao tiếp, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác và an toàn, việc giao dịch một cửa ngày càng ổn định và thuận lợi hơn nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng. Ä Dịch vụ thẻ: Số lượng thẻ ATM phát hành tăng mạnh từ 3842 thẻ năm 2004 lên 7442 thẻ năm 2007, góp phần đưa số lượng thẻ phát hành đến 31/12/2007 là 17781 thẻ tăng 71,9% so với năm 2006. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế đã triển khai thực hiện tại Chi nhánh được 3 năm, các bộ phận liên quan cũng đã nhanh chóng nắm bắt quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhanh chóng và tốt hơn. Tuy nhiên kết quả về phát hành thẻ tín dụng quốc tế và phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ TD của Chi nhánh còn hạn chế (thẻ TDQT đạt 15,8% kế hoạch, không thực hiện được phát triển cơ sở chấp nhận thẻ) đòi hỏi cần được quan tâm hơn nữa. Ø Kết quả kinh doanh: Bảng 2.4: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 163,7 184,4 243,9 366,2 Tổng chi phí 145,8 279,9 241,8 209,8 Lợi nhuận 17,9 - 95,6 2,1 156,4 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh nhìn chung không ổn định. Lợi nhuận của Chi nhánh trong 4 năm trở lại đây nhìn chung rất thấp, thậm chí năm 2005 với Chi nhánh có số lỗ rất lớn dochi phí tăng 92% so với năm 2004 chủ yếu là trích dự phòng rủi ro theo quyết định 234/QĐ-NHCT37 lên tới 124,4 tỷ đồng, đã ảnh hưởng lớn đến kết quả tài chính của chi nhánh . Nhưng năm 2007, Chi nhánh có chênh lệch thu chi có lãi và đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Chi nhánh đã thực hiện tốt quy chế quản lý tài chính và các chỉ tiêu kế hoạch NHCTVN giao, thực hành chi tiêu tiết kiệm, đúng chế độ, các khoản tăng chi phí (chi trả lãi, chi cho CBNV) là các khoản tăng tất yếu và đảm bảo đúng chế độ. Ø Các công tác khác: Ä Công tác TC lao động tiền lương hành chính - quản trị: Về cơ bản đã thực hiện đúng cơ chế công khai minh bạch đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Công tác Hành chính đã đáp ứng kịp thời nhu cầu điều kiện vật chất và phương tiện làm việc hợp lý, đúng chế độ cho người lao động, tạo điều kiện để các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác bảo vệ cơ quan đã được chú ý. Trong năm đã đảm bảo nội vụ an toàn tuyệt đối, không xảy ra cháy nổ và mất an toàn. Ä Công tác thi đua khen thưởng: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện theo hướng tích cực trên cơ sở vận hành quy chế thưởng tác nghiệp, cơ chế chi trả tiền lương kinh doanh phù hợp với đặc điểm của Chi nhánh và theo mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, nhằm từng bước gắn tiền lương, tiền thưởng với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng phòng và từng người lao động. Thông qua cơ chế chi trả tiền lương, công tác thi đua khen thưởng đã có những kết quả rõ rệt, tác động tích cực động viên CBNV Chi nhánh thi đua lao động giỏi, nâng cao ý thức vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Hàng quý thực hiện biểu dương khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua đề ra. Năm 2007 tổng tiền thưởng là 350 triệu đồng. Ä Công tác đoàn thể khác: Ban Giám đốc đã chủ động phối hợp với Đảng uỷ, Công đoàn trong việc quyết định các công việc quan trọng của hoạt động kinh doanh, công tác cán bộ, lao động, tiền lương,v.v… Tạo mọi điều kiện cho Đảng viên, Đoàn viên công đoàn và Thanh niên được học tập nâng cao nhận thức và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền lợi của Đảng viên, Đoàn viên. Công tác xã hội: Luôn quan tâm và tham gia nhiệt tình có trách nhiệm, tiếp tục thực hiện phụng dưỡng 2 mẹ Việt Nam anh hùng đến suốt đời, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ từ thiện, tích cực tham gia các công tác xã hội. 2.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Trong 3 năm 2005- 2007, chi nhánh liên tục thực hiện đạt và vượt kế hoạch về huy động vốn do NHCT Việt Nam giao. Lượng tiền gửi huy động là cơ sở để Chi nhánh sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay. Việc Chi nhánh hoàn thành vượt kế hoạch huy động vốn chứng tỏ kế hoạch đặt ra đã sát với tình hình thực tế và hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồn vốn cũng như hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý. Tuy nhiên, ngược lại với công tác huy động vốn, dư nợ cho vay qua các năm vẫn tăng nhưng không năm nào đạt kế hoạch được giao (chỉ đạt trung bình 90% kế hoạch). Điều này có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn giữa lượng huy động và nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Kế hoạch đặt ra quá cao hay do bộ phận tín dụng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, các cán bộ quản lý chưa bám sát điều hành hoạt động tín dụng? Có thể so sánh để thấy rằng kế hoạch huy động và cho vay mà NHCTVN giao cho chi nhánh là có sự phù hợp với nhau, chỉ tiêu về dư nợ cho vay thấp hơn rất nhiều so với huy động; vậy mà Chi nhánh luôn đạt vượt về chỉ tiêu huy động vốn nhưng không thể hoàn thành chỉ tiêu dư nợ cho vay. Điều này chứng tỏ Hội sở Chính lập kế hoạch đã bám sát tình hình thực tế của Chi nhánh nhưng dư nợ tín dụng cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc một cách chủ quan vào bộ phận tín dụng của chi nhánh. Như trên đã phân tích, tình hình kinh tế xã hội thời gian gần đây rất nhiều biến động làm ảnh hưởng đến đời sống của dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy cũng tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần có sự kiểm tra sát sao hơn trong từng giai đoạn để kế hoạch được đảm bảo hoàn thành. (Xem bảng số liệu trang bên). 2.2.2. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động Nhiệm vụ của quản lý vốn huy động từ tiền gửi tại NHTM là làm sao đảm bảo đủ vốn với chi phí thấp nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo từng chỉ tiêu mục đích huy động, kỳ hạn, đối tượng, loại tiền, giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồn vốn giúp phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý vốn. 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo mục đích huy động Phân theo mục đích huy động, tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Sự thay đổi tăng hay giảm về lượng và tỷ trọng của hai nguồn tiền gửi này thể hiện chất lượng nguồn tiền huy động và những thuận lợi, khó khăn với hoạt động quản lý tiền gửi tại ngân hàng. Trong các năm 2005 - 2007 nhìn chung không có một tốc độ tăng trưởng hay suy giảm đều đặn đối với từng loại tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi thanh toán. Xu hướng chung của tổng lượng tiền gửi huy động là tăng qua các năm nhưng trong đó có sự thay đổi về lượng và tỷ trọng của hai loại tiền gửi này. Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay tại Chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Kế hoạch Thực hiện % thực hiện Kế hoạch Thực hiện % thực hiện Kế hoạch Thực hiện % thực hiện Tổng tiền gửi huy động 2.341.836 2.416.939 103.2% 2.380.030 2.472.852 103.9% 2.740.144 2.868.931 104.7% Tổng dư nợ cho vay 794.640 740.111 93.1% 800.094 686.481 85.8% 770.693 703.643 91.3% Nguồn: Phòng Tổng hợp – chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Tình hình cụ thể về huy động vốn qua tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán được thể hiện trong bảng sau. Bảng 2.6: Biến động về tiền gửi theo mục đích huy động giai đoạn 2005-2007 Chỉ tiêu Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm trước (triệu đồng) (%) Tiền gửi thanh toán Năm 2005 795.172 32,9 _ _ Năm 2006 868.712 35,13 73.540 2,23 Năm 2007 1.126.342 39,26 257.630 4,13 Tiền gửi tiết kiệm Năm 2005 1.621.767 67,1 _ _ Năm 2006 1.604.140 64,87 - 17.627 - 2,23 Năm 2007 1.742.589 60,74 138.449 - 4,13 Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Sự thay đổi về tỷ trọng của hai nguồn tiền gửi này có xu hướng ngược chiều nhau. Tỷ trọng của nguồn tiền gửi thanh toán liên tục tăng 32,9%; 35,13%; 39,26% trong khi tỷ trọng của nguồn tiền gửi tiết kiệm liên tục giảm 67,1%; 64,87%; 60,74%. Những con số trên thể hiện sự thay đổi trong tư duy và thói quen gửi tiền của khách hàng, mục đích chủ yếu của khách hàng khi gửi tiền không còn tập trung vào việc hưởng lãi mà hiện nay, khách hàng có nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các phương thức thanh toán qua trung gian là ngân hàng thương mại. Mặt tích cực thể hiện ở đây là việc ngân hàng giảm được chi phí huy động do lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán là rất thấp. Nhưng mặt tiêu cực thể hiện lớn hơn đó là tính ổn định của các khoản tiền gửi ngày càng giảm. Ngân hàng không thể kiểm soát được thời gian số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lưu lại ngân hàng, vì thế rất khó khăn trong việc lên kế hoạch sử dụng lượng tiền này vào mục đích kinh doanh. Điều này dẫn đến ngân hàng phải tăng chi phí quản lý, và tỷ trọng tiền gửi thanh toán tăng thêm đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng. 2.2.2.2. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là hai nguồn chủ yếu hình thành nên nguồn vốn của Chi nhánh, đồng thời đây cũng là những đối tượng khách hàng thường xuyên của ngân hàng. Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm trước (triệu đồng) (%) Tiền gửi từ TCKT Năm 2005 931.621 38,54 _ _ Năm 2006 1.034.847 41,85 103.226 3,31 Năm 2007 1.402.144 48,87 367.297 7,02 Tiền gửi từ dân cư Năm 2005 1.485.318 61,46 _ _ Năm 2006 1.438.005 58,15 - 47.313 -3,31 Năm 2007 1.466.787 51,13 28.782 - 7,02 Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Bảng số liệu trên cho thấy rằng tiền gửi dân cư vẫn thường xuyên có quy mô và tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế song tỷ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng giảm từ 61,46% tại thời điểm 31/12/2005 xuống còn 51,13% tại thời điểm 31/12/2007 và dường như không còn chiếm ưu thế so với tiền gửi của tổ chức kinh tế. Tỷ trọng hai loại tiền gửi này đều ở mức xấp xỉ 50%. Chi nhánh ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ dân cư do hiện nay, người dân có rất nhiều sự lựa chọn để đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của mình. Đầu năm 2007, thị trường chứng khoán sôi động đã thu hút tiền của khách hàng vào đầu tư chứng khoán là một phần nguyên nhân khiến huy động tiền gửi dân cư có xu hướng giảm sút. Tiếp đó là thị trường bất động sản cũng bắt đầu nóng và đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng tăng cao, lãi suất tiết kiệm thấp hơn chỉ số tăng của giá cả nên đã ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng. Khách hàng dường như không còn mấy hi vọng vào việc đầu tư sinh lời bằng cách gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Thậm chí đầu năm 2008, sau diễn biến của cuộc chạy đua lãi suất huy động đã có tình trạng khách hàng rút các khoản tiền đến hạn mà không tái gửi tại ngân hàng. Điều này là một khó khăn đối với ngân hàng vì nguồn tiền gửi huy động từ dân cư vốn có tính ổn định cao hơn nhiều so với nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế thường xuyên biến động (do các Tổ chức kinh tế chủ yếu gửi tiền phục vụ mục đích thanh toán). Tuy nhiên, sự gia tăng tiền gửi Tổ chức kinh tế không phải không có những ưu thế nhất định. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế tuy không có được thế mạnh về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế về giá cả. Chi phí huy động đối với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thấp hơn rất nhiều tiền gửi huy động từ dân cư. Việc Chi nhánh có nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (gần 50%) và liên tục tăng qua các năm (từ 38,54% năm 2005 lên 48,87% năm 2007) vì thế cũng có tác động tích cực với ngân hàng. Hơn nữa, các Tổ chức kinh tế là đối tượng khách hàng chủ yếu của hoạt động tín dụng, hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Việc tiền gửi của Tổ chức kinh tế gia tăng là biểu hiện của việc Chi nhánh đang mở rộng và thắt chặt quan hệ kinh doanh với ngày càng nhiều các Tổ chức kinh tế. Khách hàng đang gửi tiền hiện tại cũng là những người có nhu cầu vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian và quy mô giữa lượng tiền thu về và nhu cầu chi tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc tăng lượng tiền gửi huy động từ các Tổ chức kinh tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 2.2.2.3. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn Các ngân hàng luôn muốn thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài để có thể cho vay các dự án trung và dài hạn nhằm thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy kỳ hạn gửi tiền trên 12 tháng rất được các ngân hàng khuyến khich và ra sức huy động, đặc biệt là với kỳ hạn trên 2 năm được coi là nguồn vốn dài hạn của ngân hàng. Yếu tố kỳ hạn gắn liền với lãi suất do đó các chính sách huy động với các kỳ hạn khác nhau cần kết hợp với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý. Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) TĐTT (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) TĐTT (%) TG không kỳ hạn 422.887 17,49 430.418 17,41 1,78 562.574 19,61 30,7 TG có kỳ hạn <12 tháng 914.816 37,85 926.013 37,45 1,22 1.004.136 35,0 8,44 TG có kỳ hạn 1-2 năm 691.417 28,61 703.542 28,57 1,75 718.632 25,04 2,14 TG có kỳ hạn >2 năm 387.819 16,05 412.879 16,57 6,46 583.589 20,35 41,3 Tổng tiền gửi huy động 2.416.939 100 2.472.852 100 2.868.931 100 Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Nhìn chung tiền gửi huy động với các loại kỳ hạn khác nhau đều tăng trưởng trong 3 năm 2005- 2007. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn rất thấp; đây là năm mà công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, một mặt vì để giữ thị phần, phần vì nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư nên các ngân hàng thương mại phải tăng cường huy động vốn tạo nên sự cạnh tranh hết sức sôi động và quyết liệt thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn rất cao nhưng tỷ trọng giữa các loại kỳ hạn vẫn không có sự thay đổi đáng kể. Tiền gửi không kỳ hạn có quy mô tăng từ 422.887 triệu đồng năm 2005 lên 562.574 triệu đồng năm 2007, tỷ trọng cũng tăng từ 17,49% lên 19,61%. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nằm trong khoảng 35- 37%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 1- 2 năm có quy mô tăng từ 691.417 triệu đồng năm 2005 lên 718.632 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm từ 28,61% xuống còn 25,04%. Tiền gửi có kỳ hạn trên 2 năm cũng tăng trưởng về quy mô từ 387.819 triệu đồng lên 583.589 triệu đồng và tỷ trọng cũng tăng đáng kể từ 16,05% lên 20,35% tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu vì chỉ tiêu về tỷ trọng vốn trung dài hạn mà chi nhánh đặt ra là 30%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động năm 2007 cao tập trung vào tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi trung dài hạn là biểu hiện tích cực vì tiền gửi không kỳ hạn giúp tiết kiệm chi phí huy động và là nguồn tiền linh hoạt, nếu duy trì được thường xuyên thì cũng tạo điều kiện cho ngân hàng đảm bảo được kế hoạch sử dụng vốn của mình. Ngược lại, tiền gửi trung dài hạn tuy lãi suất huy động cao hơn nhưng có mức độ ổn định cao, ngân hàng có thể yên tâm khi sử dụng để cho vay những dự án có thời hạn dài để thu lãi lớn và giảm thiểu rủi ro. Trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục tập trung vào tăng cường huy động vốn trung dài hạn đạt mục tiêu 30% tổng nguồn vốn để đảm bảo chất lượng nguồn vốn phục vụ tốt nhất cho hoạt động đầu tư, cho vay. 2.2.2.4. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền Giao dịch ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế không chỉ sử dụng đồng nội tệ mà còn được thực hiện rất nhiều bằng đồng ngoại tệ. Những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá; những biến đổi trên thị trường tiền tệ cũng như những bất ổn về chính trị đều ảnh hưởng đến loại tiền nào sẽ được lựa chọn làm phương tiện thanh toán, cất trữ và đầu tư của khách hàng. Hiện nay trong khi nền kinh tế xã hội có nhiều biến động thì tiền không còn là sự lựa chọn hiệu quả nhất song vốn huy động bằng tiền vẫn chiếm tỷ trọng tối đa và việc phân tích cơ cấu tiền gửi bằng nội, ngoại tệ vẫn rất quan trọng không chỉ với hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn phản ánh một phần nào đó những biến động của thị trường và xu hướng tiết kiệm, niềm tin vào đồng bản tệ của người dân. Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền Chỉ tiêu Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm trước (triệu đồng) (%) Tiền gửi bằng VNĐ Năm 2005 1.983.642 82,07 _ _ Năm 2006 1.967.063 79,55 - 16.579 - 2,52 Năm 2007 2.420.015 84,35 452.952 4,8 Tiền gửi ngoại tệ (quy VNĐ) Năm 2005 433.297 17.93 _ _ Năm 2006 505.788 20,45 72.491 2,52 Năm 2007 448.916 15,65 - 56.872 - 4,8 Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Bảng số liệu trên cho thấy sự biến động không ổn định cả về lượng và tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ trong tổng vốn huy động. Nhìn chung quy mô vốn huy động vẫn duy trì tăng trưởng trong đó đồng nội tệ luôn chiếm ưu thế hơn so với đồng ngoại tệ (luôn chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng vốn huy động). Năm 2006 huy động tiền gửi bằng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với nguồn vốn huy động VNĐ do trong năm lãi suất huy động ngoại tệ tăng. Năm 2007 tỷ giá USD được giữ ổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12340.doc
Tài liệu liên quan