Chuyên đề Quản Lý Nhà Nước đối với thị trường thuốc lá giai đoạn trước năm 2010 và định hướng năm 2020 tại Bộ Công Thương

Điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá

1. Điều kiện kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn thuốc lá bao gồm:

a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá;

b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt;

c) Có cơ sở vật chất và năng lực tài chính phù hợp quy mô kinh doanh;

d) Phải có hợp đồng mua bán sản phẩm thuốc lá và có hệ thống phân phối thuốc lá ổn định;

đ) Có giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá quy định tại Điều 26 Nghị định 12/2000/NQ-CP.

2. Điều kiện kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ thuốc lá bao gồm:

a) Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá;

b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt;

c) Thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân bán buôn, đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá;

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản Lý Nhà Nước đối với thị trường thuốc lá giai đoạn trước năm 2010 và định hướng năm 2020 tại Bộ Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.12.Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh phải có Giấy phép do Bộ Công nghiệp cấp. 2. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 3. Doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 2.1.13. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp xác định và công bố. 2. Năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp là cơ sở để quản lý đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp. 2.1.14. Sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Sản lượng sản phẩm thuốc lá sản xuất hàng năm của doanh nghiệp không được vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 2. Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của doanh nghiệp trong từng thời kỳ theo định hướng Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2.1.15. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thuốc lá 1. Sản phẩm thuốc lá phải phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. 2. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thuốc lá. 2.1.16. Giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá 1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp quy định giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá. 2. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá không được bán thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định. 2.1.17. Nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá và ghi nhãn 1. Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam. 2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. 3. Việc ghi nhãn trên bao bì sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật. Từ ngày 01 tháng 4 năm 2008 áp dụng in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ bằng chữ đen trên nền trắng, chiếm 30% diện tích vỏ bao thuốc lá với một trong các nội dung: "hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính". Quy định in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá thực hiện có lộ trình theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC), phù hợp với tình hình chung của thế giới và đặc điểm Việt Nam. 4. Chỉ các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá. 2.1.18. Quản lý chuyên ngành giấy cuốn điếu thuốc lá 1. Các doanh nghiệp sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá trong nước chỉ được bán sản phẩm cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc xuất khẩu. 2. Chỉ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được mua giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất phù hợp với sản lượng được phép sản xuất và không được bán lại cho các tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. 3. Doanh nghiệp nhập khẩu giấy cuốn điếu thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; b) Số lượng giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với sản lượng sản phẩm thuốc lá được phép sản xuất của doanh nghiệp; c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp. 4. Việc đầu tư sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt. 2.1.19. Tem sản phẩm thuốc lá 1. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước phải dán tem trên bao gói theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài không dán tem theo quy định của Việt Nam. 3. Tem sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ tại Việt Nam chỉ được cấp cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá. Số lượng tem cấp cho doanh nghiệp hàng năm không được vượt quá sản lượng được phép sản xuất. 4. Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được dán tem nhập khẩu trên bao gói. 5. Bộ Tài chính in phát hành và tổ chức cấp tem cho doanh nghiệp theo đúng quy định. 2.1.20. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau: 1. Bán các sản phẩm thuốc lá theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tổ chức hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này. 2. Phải công bố thông tin về sản phẩm và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh sản phẩm thuốc lá theo quy định của pháp luật. 3. Được phép thực hiện các hình thức giới thiệu về doanh nghiệp sau: a) Đăng, phát giới thiệu sản phẩm thuốc lá, sợi thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên báo chí đối ngoại bằng tiếng nước ngoài; b) Đăng phát một lần trên các phương tiện truyền thông lời chúc mừng, giới thiệu tên, địa chỉ, biểu tượng của doanh nghiệp trong các dịp lễ tết, ngày truyền thống hàng năm của doanh nghiệp. 2.1.21. Điều kiện đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá 1. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt. 2. Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được Bộ Công nghiệp xác định theo quy định tại điều 15 Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ”; 3. Các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá, kể cả các hoạt động đầu tư theo hợp đồng để gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện: a) Đầu tư trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá để đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; b) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp; c) Đáp ứng các điều kiện quy định tại mục 2.1.13 và có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định 12/2000/NQ-CP d) Được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở đề nghị của Bộ Công nghiệp. 4. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu, gia công xuất khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá, di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp. Về Kinh doanh sản phẩm thuốc lá. 2.1.22. Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá 1. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh sản phẩm thuốc lá thông qua Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá. 2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng và phê duyệt Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong cả nước. 2.1.23. Điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá 1. Điều kiện kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn thuốc lá bao gồm: a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá; b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt; c) Có cơ sở vật chất và năng lực tài chính phù hợp quy mô kinh doanh;  d) Phải có hợp đồng mua bán sản phẩm thuốc lá và có hệ thống phân phối thuốc lá ổn định; đ) Có giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá quy định tại Điều 26 Nghị định 12/2000/NQ-CP. 2. Điều kiện kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ thuốc lá bao gồm: a) Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá; b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt; c) Thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân bán buôn, đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá; d) Có giấy phép kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá quy định tại Điều 26 Nghị định 12/2000/NQ-CP. 2.1.24. Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá 1. Kinh doanh sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép do Bộ Thương mại cấp. 2. Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn, đại lý bán buôn, hoặc giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá. 3. Thương nhân chỉ được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép bán buôn, đại lý bán buôn hoặc Giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá. 2.1.25. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau: 1. Mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp. 2. Tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp. 3. Chỉ được bán buôn sản phẩm thuốc lá cho các thương nhân có Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá. 2.1.26. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích thương mại 1. Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau: a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành; c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước. 2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu. 2.1.27. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích phi thương mại 1. Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép theo quy định của Chính phủ. 2. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện, thủ tục, mức tiêu chuẩn đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để làm mẫu sản xuất và sử dụng trong các hoạt động phi thương mại khác. 2.1.28. Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại 1. Tất cả  thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả đều bị tịch thu để tiêu hủy. 2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng chống buôn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả. Về máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá 2.1.29. Quản lý máy móc thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá 1. Tổ chức, cá nhân không có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức, trừ trường hợp sử dụng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định12/2000NĐ-CP 2. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và tuân thủ các quy định sau: a) Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá; b) Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý do Bộ Công nghiệp thành lập. 3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu huỷ theo quy định. 2.1.30. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá 1. Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; b) Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp; c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp. 2. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 9 Nghị định 12/2000/NQ-CP và đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này chỉ được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho chế biến nguyên liệu thuốc lá. Trách Nhiệm của các Bộ 2.1.31. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất và kinh doanh thuốc lá; 2. Xây dựng Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng đề án tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá; quản lý việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu và phụ liệu thuốc lá theo đúng các quy định của pháp luật; 4. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và của Nghị định này; 5. Ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn ngành thuốc lá, chất lượng sản phẩm thuốc lá; 6. Tổ chức quản lý chuyên ngành, quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; 7. Quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá và Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; 8. Quy định năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá; 9. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam; 10. Phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cơ chế quản lý thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; 11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu hủy theo quy định. 2.1.32. Trách nhiệm của Bộ Thương mại 1. Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực thuốc lá; 2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng, phê duyệt và công bố Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc; 3. Hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá; 4. Chủ trì, phối hợp Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu; 5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước tổ chức kiểm tra, xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá vi phạm Nghị định này; 6. Phối hợp với Bộ Công nghiệp quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá lá theo hạn ngạch thuế quan; 2.1.33.Về TTTĐB Thuế TTĐB trước đây đánh vào thuốc lá điếu có 3 mức: 25% - 45% và 65% dựa trên tiêu chí tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Năm 2006, thuế TTĐB được sửa đổi về một mức 55%. Năm 2008, mức thuế suất nâng lên 65%, áp dụng cho tất cả các loại thuốc lá điếu. Giá thuế được thể hiện qua bảng sau: Gian đoạn Thuế TTĐB VAT Thuốc lá đầu lọc Filter sản xuất do ... Không đầu lọc Đầu lọc Nhập khẩu SP trong nước 10/1990-8/1993 50 50 40 40 ------- 9/1993-12-1995 70 52 32 32 --------- 1/1996-12/1998 70 52 32 70 ------ 1/1999-12/2005 65 45 25 65 10 1/2006-12/2007 55 55 55 55 10 1/2008-........ 65 65 65 65 10 Lưu ý: thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuế cơ bản là thuế trước, giá bán buôn; căn cứ thuế VAT là tiền thuế GTGT, giá bán lẻ. Source: Vietnam Ministry of Justice Nguồn: Bộ Tư pháp Việt Nam 2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá các năm gần đây 2.2.1.Đặc điểm tình hình Bước vào thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2009 trong điều kiện hết sức khó khăn.Năm 2008 và nửa đầu năm 2009,cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh tới hầu hết các lính vự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việt nam.Từ nửa cuối năm 2009,nền kinh tế Việt Nam đã có nhưng dấu hiệu hồi phục nhờ vào các giải pháp chính sáh kích thích kinh tếcủa Chính phủ đã được phát huy,cuộc “vận động&người Việt Nam dùng hàng Việt Nam !” đã thực sự tạo được cú hích cho các doanh nghiệp ở thị trường trong nước.Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn: lãi suất,ỷ giá ngoại tệ biến động mạnh,chỉ số hàng tiêu dùng,tình hình bão lụt ở Bắc bộ và các tỉnh miền Trung,suy giảm kinh tế tại các nước xuất khẩu mặc dù chững lại nhưng chưa giải quyết ở một thời gian ngắn..Cùng với đặc điểm tình hình chung của cả nước,ngành sản xuất thuốc lá nói riêng có những thuận lợi và khó khăn sau : 2.2.1.1.Khó khăn - Thuốc lá là mặt hàng nhà nước không khuyến khích tiêu dùng,việc tuyên truyền tác hại thuốc lá ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thực tác động tới tâm lý của người tiêu dùng - Gía cả đầu vào vẫn ở mức cao gây áp lực rất lớn về giá thành sản phẩm lên tất cả các đơn vị :giá nguyên liệu thuốc lá tăng 50 % , vật tư phụ liệu thuốc lá tăng 30% . - Tiêu dùng hàng hoá gặp khó khăn rất lớn về tình trạng thuốc lá nhập khẩu,thuốc lá giả gia tăng chưa kiểm soát hiêụ quả,hàng giả , hàng nhái vẫn còn khá phổ biến. - Các chương trình đầu tư , di dời, đầu tư chiều sâu của các đơn vị trong tổ hợp các công ty thuốc lá thành viên còn nhiều vướng mắc chưa triển khai theo đúng kế hoạch… 2.2.1.2.Thuận lợi - Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2009/NĐ-CP bổ sung các loại hàng hoá nhập khẩu vào danh mục các hàng hoá cấm buôn bán kinh doanh tạo đieuù kiện thuận lợi cho việc bảo vệ ngành thuốc lá. - Các công ty nhận được sự quan tâm hỗ trỡ ,chỉ đạo sát sao của Chính phủ,các Bộ,Ngành trung ương và các địa phương tạo thuận lợi,có những biện pháo chính sách tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thành tựu đạt được qua gần 25 năm sản xuất trong ngành ,sự tự tin từ kinh nghiệm thực tế để vượt qua khủng hoảng năm 2008. - Sự đoàn kết ,nhất trí cao,tâm huyết của cán bộ công nhân viên ngành thuốc lá vì mục tiêu đề ra,sự kiên định thực hiện đồng bộ 8 giải pháp đã đề ra từ đầu năm,tập trung chỉ đạo và điều hành quyết liệt,linh hoạt và phù hợp với thực tế tình hình trong từng giai đoạn khó khăn,các đơn vị đã phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công tác thực hiện tiết kiệm chống lãng phí với chủ trương tiết kiệm 10 % chi phí thường xuyên được thực hiện có hiệu quả,góp phần giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 2.1.1.3. Một số tồn tại,hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009. Bên cạnh những thành công đạt được,hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty vẫn còn những nốt thắt lớn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh : -Hiệu quả kinh doanh một số mặt hàng/nghành hàng,một số đơn vị đạt hiệu quả thấp,chưa tương xứng 2.2.2.Các kết quả kinh doanh của tổng công ty thuốc lá việt Nam Chỉ tiêu ĐVT TH 2008 KH 2009 TH 2009 Tỷ lệ TH (%)so với KH2009 TH 2008 a.thuốc lá Tr bao 2.582 2.620 2.897 110,56 112,18 TĐ:-Xuất khẩu 841 856 960 112,56 114,05 -Nhập khẩu 1.171 1.764 1.937 109,81 111,28 b.Doanh thu Tỷ đồng 25.281 24.610 30.149 122,51 119,25 c. nộp ngân sách Tỷ đồng 3.832 4.065 4.756 117.28 124,14 d.lợi nhuận Tỷ đồng 831 795 876 110,15 124,13 e.kim ngach xuất khẩu 1000usd 159.025 135.00 149.982 110,10 94,21 Nguồn : Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh năm 2009 của tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba). 2.2.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ toàn ngành Năm 2009 tổng sản lượng tiêu thụ của toàn ngành ước đạt 4.082 triệu bao,tưăng 11% so với năm 2008,trong đó ản lượng tiêu thụ nội địa ước đạt 3.744 triệu bao,tăng 10% do quy mô thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và sản lượng những tháng đầu nămn2008 đạt thấp do tác động của thuế TTĐB năm 2008.Sản lượng nội tiêu đạt 2.101 triệu bao,chiếm 53,7% sản lượng toàn ngành,so với năm 2008 thị phần tăng 1,1 điểm %. Các nhóm sản phẩm ở các phân khúc đều có sự tăng trưởng,trong đó thuốc lá phổ thông và trung cấp tăng trưởng mạnh trên 10%. 2.2.2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá ở việt nam Gần một nửa nam giới ở Việt Nam (49%) hút thuốc, và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn (65%) ở người trẻ từ 25 đến 45 tuổi. Dưới 2% nữ giới hút thuốc, nhưng phụ nữ và trẻ em lại chịu tác hại của việc hút thuốc thụ động ở nhà với mức độ cao; hai phần ba số hộ gia đình có ít nhất một người hút thuốc. Hút thuốc lá và thuốc lào là hình thức sử dụng thuốc lá phổ biến nhất. Người hút thuốc có thu nhập cao hơn có xu hướng hút thuốc lá hơn là thuốc lào. Tỷ lệ % Tỷ lệ nam giới tuổi từ 15 trở lên hút thuốc phân theo nhóm mức sống , 2001-02 Nguồn 2.2.2.1.2.Thị phần các hãng thuốc lá năm 2000. Thị phần các hãng thuốc lá tại việt nam 2.2.2.1.3.Khả năng mua được các sản phẩm thuốc lá, 1995-2006 . Ghi chú: Khả năng mua được = GDP tính theo đầu người / CPI thuốc lá. Chỉ số khả năng mua tăng lên có nghĩa là các sản phẩm thuốc lá đang trở nên dễ mua được hơn. Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam — 2006. Hà nội: Nhà xuất bản Thống kê, 2007. 2.2.2.1.4.Gía các sản phẩm thuốc lá qua các năm đơn vị nghìn đồng Nguồn :Tổng cục thống kê.www.gos.gov 2.3.Tình hình xuất nhập khẩu 2.3.1.Xuất khẩu Sau khoảng 22 năm thực hiện các mục tiêu sản xuất và kinh doanh,ngành sản xuất thuốc lá nước ta đã xuất khẩu sản phẩm tới rất nhiều nước trên thế giới:UAE,Singapore,Thailands,một số nước Châu phi và trung đông,ngoài ra còn có các thị trường khác như : Bắc Triều Tiên,Căm phu Chia,Thổ nhỉ kỳ,peru-Panama… (Nguồn : bản tin số 1 tại website www.vinataba.com.vn) 2.3.2.Tình hình thuốc lá Lậu Theo Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, về nhập lậu thuốc lá trong năm 2007 là 630 triệu bao, năm 2008 là hơn 700 triệu bao, hiện chiếm khoảng 15 – 20% sản lượng tiêu thụ nội địa. Đơn vị :triệu bao Nguồn : bản tin số 4, ra tháng 3/2010 tại website www.vinataba.com.vn Số lượng thuốc lá nhập khẩu vào việt nam từ 2005-2009 Trong thời gian gần đây ,tình hình buôn lậu thuốc lá có chiều hướng gia tăng về số vụ và độ liều lĩnh,đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước,đồng thời làm thất thu ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm.Tại hội ngị tổng kết công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá giả diễn ra vào ngày 3/12/2008 theo báo cáo của hiệp hội thuốc lá Việt Nam .Năm 2008 lượng thuốc lá giả nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh so với năm 2007.Ước tính khoảng 731 triệu bao chiếm khoảng 15%-20 % thị phần trong nước do tác động của việc áp dụng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 55%-65% và giá nguyên liệu đầu vào tăng gấp đôi so với năm 2007.Nhiều thị trường trong nước có tỷ lệ thuốc lá giả chiếm tỷ trọng cao:Cần Thơ(50%)và Thành Phố Hồ Chí Minh (70%).và ước tính thất thu của nhà nước khoảng 3000 tỷ đồng. Hai loại thuốc lá được nhập khẩu vào việt nam nhiều nhất là JET và HERO chiếm 90% số lượng ,chủ yếu được sản xuất từ Inđônêxia ,thông qua biên giới Căm-phu-chia để nhập lậu vào nước ta. Tại các tỉnh miền nam,các loại thuốc này được bày bán công khai với mức giá rất thấp : HERO(5000Đ-6000Đ),JET(7000Đ-8000Đ)… Tại thành phố Hồ Chí Minh thuốc lá lậu JET&HERO chiếm khoảng 43% thị phần tương đương 172 triệu bao. Sự gia tăng thuốc lá lậu đã làm giảm sản lưọng tiêu thụ thuốc lá trong nước.Từ đó làm thị trường toàn ngành thuốc là mất đi nguồn cung ứng nguyên liệu khoảng 15.000 tấn,tương đương với 9000 ha trồng thuốc lá.làm ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của người lao động.Ngoài ra thuốc lá lậu còn ảnh hưởng tới các ngành liên quan như :phụ liệu,hương liệu,phân bón ,thuỷ lợi,vận chuyển.. Theo ban chỉ đạo 127/TW một số địa phương có tình hình buôn bán ,vận chuyển thuốc lá lậu phức tạp đó là Cao Bằng,Quản Ninh,Hà Tĩnh ,Thanh Hoá,Đồng Tháp,Kiên Giang…Trong năm 2007 và đến tháng 10/2008 đã phát hiện và bắt giữ :15.455 vụ buôn bán trái phép,kinh doanh buôn bán thuốc lá lậu trái phép,thu giữ 13,675 triệu bao,trong đó đã tiêu huỷ hết 11 triệu bao.Các địa phương có số vụ bắt giữ cao nhất là : Cao bằng , Quảng Ninh,Long An, An Giang,Cần Thơ. Tỷ đồng Tình hình thất thu ngân sách nhà nước từ năm 2005-2008 do thuốc lá lậu gây nên. (Nguồn :Bản tin số 1,số ra tháng 1/2009 tại website www.vinataba.com.vn) 2.4. Phương hướng phát triển của thị trường thuốc lá định hướng đến năm 2020 Theo đó mục tiêu tổng thể 2.4.1. Mục tiêu 2.4.1.1. Tổ chức sản xuất ngành thuốc lá đến năm 2020 - Tổng công ty Thuốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25880.doc
Tài liệu liên quan