Chuyên đề Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trước khi luật đất đai ban hành năm 1993, ở Hà Nội trong thời gian này công tác quản lý đất đai trên địa bàn lãnh thổ do bốn cơ quan đảm nhận đó là: Sở quản lý Ruộng đất, Sở xây dựng, Kiến trúc sư trưởng thành phố và sở Nhà đất.

Trong suốt thời gian này cũng như tình hình chung của cả nước, quỹ đất của Hà Nội không được quản lý thống nhất, sử dụng lãng phí, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn gặp nhiều khó khăn, bộ máy quản lý cồng kềnh chồng chéo. Việc lấn chiếm đất công mượn đất liên doanh liên kết chưa theo nguyên tắc, đất hoang hoá còn nhiều. Sự biến động đất đai chưa được theo dõi và có hướng giải quyết kịp thời mà thường bị động chạy theo hậu quả. Vì vậy cũng trong thời gian này, một loạt các văn bản pháp lý ra đời góp phần chỉ đạo kịp thời công tác quản lý sử dụng đất theo từng nội dung khía cạnh giúp cho cơ quan chức năng và các cấp trong thành phố thực hiện ngày một nền nếp và có hiệu quả hơn để cố gắng đáp ứng được công tác quản lý sử dụng đất đai đặc biệt là yêu cầu cần thiết đối với thành phố Hà Nội.

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cấp tỉnh, huyện, xã. Do bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn thành phố là phân tán, không tập trung thống nhất cho nên tháng 4/1995, thành phố Hà Nội thành lập Sở địa chính dựa trên cơ sở toàn bộ chức năng và nhiệm vụ của sở quản lý Ruộng đất và đo đạc và chức năng quản lý đất đô thị của Kiến trúc sư trưởng thành phố. Thực hiện Nghị định số 34CP của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy ngành Địa chính, tập trung nhiệm vụ và thành lập phòng Địa chính các quận huyện, mỗi xã phường có một cán bộ địa chính chuyên trách giúp UBND các quận huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và đo đặc bản đồ. Còn Sở Nhà đất được thành lập vào năm 1988, là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố quản lý quỹ đất liên quan đến quỹ nhà được giao quản lý, quỹ đất tại các khu nhà ở xây dựng tập trung. Đến tháng 1 năm 1999, UBND thành phố Hà Nội Thành lập Sở địa chính nhà đất trên cơ sở sáp nhập Sở Địa chính và sở Nhà đất thực hiện chức năng quản lý thống nhất toàn bộ đất đai và nhà trên địa bàn thành phố. Việc tổ chức bộ máy như vậy đã làm giảm bớt những khó khăn thủ tục rườm rà trước kia, tạo điều kiện cho việc quản lý đất đai có hiệu quả hơn. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố từng bước được ổn định và thống nhất về một đầu mối quản lý là Sở địa chính nhà đất. Công tác quản lý đất đai được Sở địa chính nhà đất thực hiện theo bảy nội dung đã được qui định trong luật đất đai. B. Thực trạng của công tác quản lý đất đai. 1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất, phân hạng, lập bản đồ địa chính Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong những năm qua, để tăng cường vai trò quản lý đất đai, để năm chắc toàn bộ quỹ đất cả về số luợng và chất lượng, công tác này đã được UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cho các ngành có liên quan đầu tư cả về tài chính cũng như về con người để công tác này đạt kết quả cao nhất. Cơ quan quản lý đất đai đã thực hiện quá trình khảo sát đo đạc để tổng hợp diện tích đất tự nhiên và từng loại đất theo mục đích sử dụng như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng Kết quả của quá trình đó đã giúp cho cơ quan quản lý đánh giá chính xác số lượng cũng như chất lượng đất và lập bản đồ địa chính trên toàn thành phố, giúp cho công tác quản lý đất đai một cách chặt chẽ đến từng thửa đất, đến từng chủ sử dụng đất. Bước đầu ngành Địa chính của thành phố đã áp dụng công nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ, gắn việc quản lý đất đai với quản lý nhà nước và đã tiến hành nhiều công trình thí điểm về đo đạc lập sổ địa chính theo phương pháp quản lý mới ở một số phường xã. Quá trình đo đạc bản đồ địa chính ở Hà Nội có sự khác nhau qua các giai đoạn. Giai đoạn trước năm 1954 thực dân Pháp đã tiến hành thành lập 1902 bản đồ địa chính tỉ lệ 1/200 và 1/500, 910 tờ bản đồ tỉ lệ 1/1000, 942 bản đồ tỉ lệ 1/2000 cho toàn bộ làng xã khu phố trên địa bàn Hà Nội. Trong giai đoạn 1955 đến 1975, thành phố Hà Nội không xây dựng bản đồ địa chính. Công tác quản lý đất đai dựa vào hồ sơ và bản đồ địa chính thời Pháp và được chỉnh lý vào cuối năm 1959-1960, công tác xây dựng bản đồ địa chính ít được quan tâm do đất nước vẫn còn chiến tranh. Giai đoạn 1975 đến 1991, Cục đo đạc bản đồ nhà nước đã giúp Hà Nội thành lập hệ thống bản đồ tỉ lệ 1/5000 cho bốn quận cũ là Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, 1/10000 cho bốn huyện cũ là Sóc Sơn, Từ Liêm, Đông Anh, Gia lâm và hệ thống bản đồ tỉ lệ 1/25000 cho toàn thành phố. Trong giai đoạn này, công tác đo đạc thành lập bản đồ vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Tuy nhiên do yêu cầu thống kê, kiểm kê đất đai theo chỉ thị 299/TTg năm 1991 của Thủ tướng chính phủ thì một số huyện, xã của Hà Nội đã thành lập bản đồ giải thửa nhưng hệ thống bản đồ này mang tính rời rạc chắp vá, độ chính xác thấp, nội dung của bản đồ không thể hiện được yêu cầu của công tác quản lý. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2001, được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Tổng cục Địa chính, thành phố Hà Nội đã quyết định đo đạc bản đồ và xây dựng hồ sơ địa chính cho toàn bộ các xã ngoại thành Hà Nội. Do được đầu tư kinh phí và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công tác đo đạc cho nên Hà Nội đã thành lập xong bản đồ gốc địa chính cho toàn bộ 118 xã, thị trấn của 5 huyện ngoại thành Hà Nội. Có 13859ha đất bản đồ tỉ lệ 1/500, 45727ha đất bản đồ tỉ lệ 1/1000, 21412ha đất bản đồ tỉ lệ 1/2000, 5179ha bản đồ tỉ lệ 1/5000. Toàn bộ khối lượng bản đồ địa chính các xã ngoại thành được vẽ thành 12 mảnh bản đồ tỉ lệ 1/5000, 286 mảnh bản đồ tỉ lệ 1/2000, 2442 mảnh bản đồ tỉ lệ 1/1000, 2960 mảnh bản đồ tỉ lệ 1/500. Hệ thống bản đồ địa chính trên thể hiện một số thông tin địa chính và các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai phục vụcho: - Kiểm kê thống kê đất. - Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân và tổ chức đăng kí đất đai, xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động đất đai. Cụ thể tỉ lệ bản đồ được thành lập đến từng xã, phường, thị trấn như sau: Huyện Sóc Sơn: Đất thổ cư tỉ lệ bản đồ là : 1/1000 Đất thổ canh tỉ lệ bản đồ là : 1/500. Huyện Đông Anh: Đất thổ cư tỉ lệ bản đồ là : 1/500. Đất thổ canh tỉ lệ là :1/1000. Huyện Từ Liêm :Đất thổ cư :1/500. Đất thổ canh : 1/1000. Đối với các xã Yên Hoà, Trung Hoà, Xuân phương, Đại Mỗ tỉ lệ bản đồ cả thổ canh và thổ cư đều là 1/1000. Đối với phường Quan Hoa, tỉ lệ bản đồ cả thổ canh và thổ cư là 1/200. Huyện Thanh Trì: Đất thổ cư :1/500. Đất thổ canh : 1/1000. Thị trấn Văn Điển : 1/200. Huyện Gia Lâm: Đất thổ cư: 1/500. Đất thổ canh : 1/1000. Đối với các xã Gia Thụy, Hội Xá, Việt Hưng tỉ lệ bản đồ cả thổ canh và thổ cư là 1/1000. Các xã Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Giang Biên có cùng tỉ lệ bản đồ thổ cư là 1/1000, thổ canh là 1/2000. ở khu vực nội thành đã thành lập bản đồ ở tất cả bảy quận với tỉ lệ bản đồ được lập là 1/200. Hệ thống bản đồ được nêu trên được thành lập bằng phương pháp toàn đạc, một số xã huyện Thanh trì được thành lập bằng phương pháp ảnh máy bay cho khu vực đất nông nghiệp. Nội dung bản đồ là hiện trạng đất tại thời điểm đo vẽ. Khối lượng bản đồ này đã được giao cho các cấp quận huyện để thực hiện công tác kê khai đăng ký đất. * Định giá đất: Công tác này về cơ bản vẫn áp dụng NĐ87CP của chính phủ về khung giá ban hành. Mặt khác để phù hợp với thực tế, UBND thành phố đã ban hành quyết định 3519/QĐ- UB ngày 12/9/1997 qui định về khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Việc định giá đất xác định nghĩa vụ tài chính của các đối tượng sử dụng đất trong thời gian qua đã tăng cường nguồn thu cho ngân sách của nhà nước. Tuy vậy giá đất thực tế vẫn cao gấp 4 đến 6 lần so với khung giá do nhà nước qui định và giá đất trên thị trường là do sự thoả thuận giữa các cá nhân tham gia mua bán đất đai là chủ yếu. Chính điều này đã gây khó khăn cho nhà nước trong việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng do giá đền bù quá thấp so với giá thị trường và người dân không chấp nhận giá đền bù của nhà nước. Giá đất trong quan hệ mua bán đất đai trên địa bàn Hà Nội thời gian qua chủ yếu do cung cầu đất chi phối mặt khác khi bán đất thì người bán tự quyết định giá bán mà không theo khung giá do nhà nước qui định. Chính vì vậy có một số đối tượng đã tự ý đẩy giá lên cao nhằm mục đích thu được nguồn lợi nhuận to lớn. Cũng trong thời gian qua trên địa bàn đã xuất hiện những cơn sốt đất, giá đất tăng vọt theo thời gian làm ảnh hưởng đến thị trường hàng hoá và tiền tệ của Hà Nội. Việc định giá đất còn khó khăn do chưa có một tổ chức định giá khoa học. Công tác này rất phức tạp do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Mà mục tiêu xác định giá đất là để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính giá trị quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, là cơ sở để tính tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất... Từ đó có thể thấy công tác định giá đất có ý nghĩa quan trọng và rất phức tạp bởi vậy cần phải tăng cường công tác này để làm cơ sở cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay. * Phân hạng đất: Công tác này đã được UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện kể từ khi chính phủ ban hành nghị định số 73CP ngày 25/10/1993 qui định chi tiết về phân hạng đất để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo tinh thần của nghị định này, UBND 5 huyện ngoại thành Hà Nội là Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm đã chỉ đạo cho UBND xã phường thị trấn tiến hành phân hạng đất nông nghiệp vừa căn cứ vào tiêu chuẩn hạng đất thực tế, vừa căn cứ vào kết quả sản xuất nông nghiệp của địa phương. Kết quả của công tác này đã đem lại một nguồn thu lớn, tăng cường ngân sách của thành phố Hà Nội, từ đó có thể cung cấp thêm nguồn kinh phí để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai 2. Thực trạng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao của mỗi quốc gia, mỗi vùng trước hết có quan hệ chặt chẽ với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quốc gia đó. Việc thực hiện công tác này có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, phân bổ quĩ đất để sử dụng cho từng mục đích một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Hà Nội giai đoạn 1991-2000 mới chỉ tập trung giải quyết việc sử dụng đất đai khu vực nội thành còn khu vực ngoại thành chưa được giải quyết cụ thể để phân chia ra từng loại đất. Nhằm khắc phục những tồn tại đó, UBND thành phố đã rà soát kiểm tra chặt chẽ tình hình sử dụng đất trên địa bàn để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn này đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1447/QĐ- TTg ngày 9/11/2001. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) của thành phố đã được thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 1115 /QĐ -TTg ngày 5/11/2002. Hiện nay UBND thành phố đang chỉ đạo Sở địa chính nhà đất lập kế hoạch và hướng dẫn UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 để cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố đã được thủ tướng phê duyệt. Thực hiện nghị định 64CP về giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân, 118/118 xã trên địa bàn thành phố đã lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất được ngành Địa chính nhà đất và ngành Quy hoạch kiến trúc thẩm định, UBND các huyện phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý để UBND các xã và huyện xây dựng kế hoạch giao đất giãn dân nông thôn đồng thời quản lý chặt chẽ quý đất công ích của các xã, xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn. Hiện nay huyện Thanh Trì đã lập xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, các ngành có liên quan của thành phố đang thẩm định để trình UBND thành phố phê duyệt. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kì 2001-2010 đã được Sở địa chính nhà đất Hà Nội xây dựng dựa trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của thủ đô giai đoạn 2001-2010, dựa trên hiện trạng sử dụng đất trên toàn thành phố trong thời gian qua. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu đến năm 2010 là: Đến năm 2010, tổng GDP của Hà Nội tăng 2,4 đến 2,7 lần so với năm 2000, tốc độ tăng GDP hàng năm đạt 9,5 đến 10%, GDP bình quân đầu người khoảng 2200$. Cơ cấu kinh tế thủ đô sẽ là : Dịch vụ (55%-60%), công nghiệp mở rộng (42 đến 42,5%), nông nghiệp (1,8 đến 2%). Dân số của thủ đô Hà Nội năm 2010 vào khoảng 3,2 đến 3,3 triệu người, tỉ lệ tăng dân là 1,05%. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thành phố là: - Đất ở đô thị : Đến năm 2010 sẽ có 2079100 người sống trong các đô thị, tăng 531600 người so với năm 2000, diện tích đất ở đô thị sẽ là 5875 ha, tăng 3003ha so với năm 2000 để phát triển các khu đô thị mới. - Đất ở nông thôn : Dân số nông thôn năm 2010 còn 1120900. Đất ở nông thôn năm 2000 là 8817ha, đến năm 2010 là 7904ha, giảm 913ha so với năm 2000, chủ yếu là chuyển sang đất đô thị. - Đất chuyên dùng : Năm 2000 là 20533ha, đến năm 2010 là 29473ha, tăng 8940ha so với năm 2000 để mở rộng, xây dựng mới các khu công nghiệp, trụ sở cơ quan, cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, công viên cây xanh, giao thông thuỷ lợi và các công trình công cộng khác. - Đất nông nghiệp : Năm 2000 là 43612ha, đến năm 2010 còn lại 33605ha, sử dụng cho trồng cây hàng năm là 25391ha, cây lâu năm là 4743ha chủ yếu là trồng cây ăn quả, còn lại là dùng vào các mục đích khác. - Đất lâm nghiệp : Năm 2000 là 6128ha, năm 2010 là 7703ha, tăng 1575ha so với năm 2000 chủ yếu do trồng rừng mới ở Sóc Sơn. - Đất chưa sử dụng và sông suối núi đá: Năm 2000 có diện tích là 10135ha, năm 2010 là 7573ha, giảm 2598ha so với năm 2000 chủ yếu do trồng rừng, đất trồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Hà Nội được thủ tướng chính phủ phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để UBND thành phố giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị theo qui định của pháp luật. Kế hoạch sử dụng dất giai đoạn 1996-2000 của thành phố về cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức cá nhân để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa cao. Trong 5 năm 1996-2000 theo kế hoạch được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp để xây dựng công nghiệp và phát triển đô thị tổng cộng là 10118ha nhưng ước tính đến cuối năm 2000 mới chỉ thực hiện được 4474,2ha đạt 44,2% kế hoạch, trong đó: Đất ở nông thôn Kế hoạch là 297 ha, thực hiện 52,8ha đạt 17,7% Đất ở đô thị Kế hoạch là 1291ha thực hiện 291,6ha đạt 22,6%. Đất xây dựng Kế hoạch là 5737ha thực hiện 2418,6ha đạt 42,2%. Đất giao thông Kế hoạch là 1134ha thực hiện 662,1ha đạt 58,4%. Đất thuỷ lợi Kế hoạch là 1147ha thực hiện 769,2ha dạt 67%. Đất quốc phòng Kế hoạch là 53ha thực hiện 29,5ha đạt 55,6%. Đất nghĩa địa Kế hoạch là 64ha thực hiện 5,01ha đạt 7,8%. Đất chuyên dùng khác Kế hoạch là 423ha thực hiện 151,6ha đạt 35,8% Kết quả này chưa cao vì những nguyên nhân sau: - Trong giai đoạn này, việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất của thành phố chưa thật khoa học, chính xác vì các tổ chức đơn vị có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn thành phố đặc biệt là các cơ quan trung ương không đăng kí kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo qui định. Thành phố lập kế hoạch sử dụng đất trình chính phủ dựa trên cơ sở báo cáo nhu cầu sử dụng đất bình quân của các năm và chưa tính đến yếu tố khả thi của dự án mà các chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất. - Trước năm 2000 thành phố chưa có qui hoạch sử dụng đất được duyệt nên chưa có định hướng đầu tư đồng bộ trên toàn địa bàn thành phố, sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển đô thị và kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật với kế hoạch sử dụng đất, thực chất việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng phải đi trước một bước nhưng hiện nay thành phố mới chuẩn bị ở một số khu vực nên chưa đủ điều kiện cho các dự án phát triển công nghiệp và phát triển đô thị một cách hiệu quả, đó cũng là nguyên nhân làm cho việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất không đạt được kết quả cao. - Trong các năm 1998-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ ở khu vực cho nên các dự án có qui mô lớn không thực hiện được hoặc bị chững lại bởi vậy không thực hiện được kế hoạch sử dụng đất. - Việc hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương để thực hiện nghị định 52/CP ngày87/7/1999 của chính phủ về qui chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản chưa kịp thời và còn nhiều bất cập cũng làm chậm tiến độ phê duyệt các dự án đầu tư, ảnh hưởng đến kết quả sử dụng đất. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 như sau: * Kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2001-2005). - Đất ở đô thị: Năm 2000 có diện tích 2872ha đến năm 2005 là 3975ha tăng thêm 1103ha so với năm 2000. - Đất ở nông thôn: Năm 2000 có diện tích 8817ha đến năm 2005 là 8204ha, giảm 577so với năm 2000. - Đất chuyên dùng: Năm 2000 có diện tích là 20533ha đến năm 2005 là 25523ha, tăng thêm 4990ha so với năm 2000. - Đất nông nghiệp : Năm 2000 có diện tích là 43612ha đến năm 2005 là 38807ha, giảm 4805ha so với năm 2000. - Đất lâm nghiệp: Năm 2000 có diện tích là 6128ha đến năm 2005là 7763ha, tăng thêm 1535ha so với năm 2000. - Đất chưa sử dụng và sông suối núi đá : Năm 2000 có diện tích là 10135ha, đến năm 2005 là 7889ha, giảm 2246ha so với năm 2000. Trên cơ sở những nhiệm vụ cơ bản và nội dung chủ yếu của kế hoạch sử dụng đất 5 năm trên, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sử dụng đất 5năm 2001-2005 như sau: Chuyển mục đích sử dụng 5156 ha đất các loại để xây dựng các công trình so với kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996-2000 bằng 126% cụ thể: - Đất ở nông thôn giảm 557ha chiếm 0,66% trên tổng diện tích sử dụng Đất ở đô thị 1103ha chiếm 1,3% trên tổng diện tích đất sử dụng, so với kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996-2000 bằng 378%. - Đất xây dựng 2983ha chiếm tỉ lệ 3,54% trên tổng diện tích đất sử dụng so với kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 bằng 123%. - Đất giao thông 1834ha chiếm tỉ lệ 2,17% trên tổng diện tích đất sử dụng,so với kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996-2000 bằng 277%. - Đất thuỷ lợi 162ha chiếm tỉ lệ 0,19% trên tổng diện tích đất sử dụng, so với kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đất 5 năm 1996-2000 bằng 211%. - Đất quốc phòng giảm 11 ha chiếm tỉ lệ 0,01% trên tổng diện tích đất sử dụng, so với kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996-2000 bằng 37%. - Đất nghĩa địa 26ha chiếm tỉ lệ 0,03% trên tổng diện tích đất sử dụng, so với kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996-2000 bằng 520%. - Đất chuyên dùng khác 1ha chiếm tỉ lệ 0,001% trên tổng diện tích đất sử dụng, so với kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996-2000 bằng 0,7%. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 10 năm (2001-2005) (2006-2010) Đất nông nghiệp 38807ha chiếm 41,7% 33146ha chiếm 36,32%. Đất lâm nghiệp 7763ha chiếm 8,33% 7703ha chiếm 8,36%. Đất chuyên dùng 25533ha chiếm 28,17% 29779ha chiếm 32,33%. Đất ở 12179ha chiếm 13,28% 13784ha chiếm14,97%. Đất chưa sử dụng 7889ha chiếm 8,52% 7385ha chiếm 8,02%. + Kế hoạch sử dụng đất phát triển nhà ở giai đoạn 2001-2005: Chỉ tiêu cơ bản về phát triển đất xây dựng nhà ở đô thị của kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001- 2005 của thành phố dự kiến là 1269ha, trong đó diện tích đất ở 7 quân nội thành là 509ha và 5 huyện ngoại thành là 1060ha. Với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên nhằm đạt chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân khoảng 100m2 một người, chỉ tiêu đất giao thông là 25m2 một người, chỉ tiêu đất cây xanh công viên, thể dục thể thao là là 18m2 một người và chỉ tiêu đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5m2 một người. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có gắn kết chặt chẽ với qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cái này vừa là điều kiện và là động lực của cái kia do vậy cần phải coi trọng việc xây dựng và tổ chức thực hiện như nhau. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên phải được thảo luận và công khai, UBND thành phố phải có biện pháp tăng cường phối hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng kĩ thuật với kế hoạch sử dụng đất hàng năm để nâng cao tính khả thi, tính thực tiễn của quy hoạch và hiệu quả sử dụng đất. 3. Công tác ban hành văn bản pháp qui và hướng dẫn thực hiện các văn bản đó. Luật đất đai năm 1993 qui định các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, qui định khung giá các loại đất, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cùng với hệ thống các văn bản pháp qui, Chính phủ ban hành và được các bộ ngành Trung ương cụthể hoá bằng các thông tư hướng dẫn trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến quản lý đất đai. Trên cơ sở đó, được sự chỉ đạo của Thành uỷ và Hội đồng nhân dân, UBND đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, qui định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách quản lý và sử dụng đất đai. - Thực hiện nghị định 64CP của chính phủ về giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân, UBND thành phố đã ban hành văn bản số 55/CV- UB ngày 13/1/1994 và quyết định số 1615/QĐ - UB ngày 12/6/1995 hướng dẫn thực hiện nghị định 64CP trên địa bàn thành phố triển khai việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ gia đình cá nhân ở các huyện ngoại thành. + Ngày 28/9/1998, UBND thành phố có chỉ thị số 10/CT-UB về việc đẩy nhanh công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn. - Thực hiện nghị định 60CP của chính phủ, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 3564 ngày 16/9/1997 về thực hiện kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở tại khu vực đô thị. Để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tinh giảm thủ tục ở các khâu xét duyệt và đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận, ngày 18/9/1999, UBND thành phố ban hành quyết định số 69/99/QĐ- UB về việc kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thực hiện nghị định 60CP trên địa bàn thành phố.( Thay thế quyết định số 3564). - Để triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực khu dân cư nông thôn, ngày 29/8/2001, UBND thành phố ban hành quyết định số 65/01/QĐ - UB qui định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu vực dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố. - Thực hiện nghị định 87CP của chính phủ qui định về khung giá các loại đất, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 2591/ QĐ - UB ngày 8/11/1994 qui định về khung giá các loai đất trên địa bàn thành phố. Để phù hợp với tình hình thực tế ngày 12/9/1997, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 3519/ QĐ - UB qui định về khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố ( Thay thế quyết định 2591/ quyết định -UB). - Để tăng cường quản lý đất đai, thực hiện phân cấp quản lý xác định rõ nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cơ sở, ngày 17/8/1998, UBND thành phố ban hành quyết định số 23/98/ QĐ -UB về qui định và phân cấp quản lý đất đai đối với UBND quận huyện, phường,xã, thị trấn, chống lấn chiếm đất đai, xử lý và ngăn chặn kịp thời các trường hợp xây dựng nhà ở không phép. Ngày 1/3/2002, UBND thành phố đã có quyết định số 1415/2002/QĐ -UB uỷ quyền cho UBND quận Hai Bà Trưngvà các huyện ngoại thành, ngày 17/6/2002 có quyết định số 4215/02/ QĐ - UB uỷ quyền cho quận Tây Hồ thí điểm xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo nghị định 60CP. - Nhằm cải cách hành chính công khai, đơn giản trình tự thủ tục giao đất cho thuê đất, gộp một số khâu và bớt một số công đoạn nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về cơ sở pháp lý theo qui định của pháp luật, ngày 18/8/1999, UBND thnàh phố đã ban hành quyết định số 68/1999 qui định về trình tự thủ tục để được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố. Ngày 17/8/1998, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 36 qui định về giao đất làm nhà ở giãn dân cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn, trong đó qui định thành phố chỉ phê duyệt kế hoạch và phân cấp cho UBND các huyện chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, thu tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nướcvà quyết định giao đất cho các hộ để xây dựng nhà ở giãn dân. - Để kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp để đất hoang hoá không sử dụng, mua bán trái phép đất nông nghiệp, vi phạm luật đất đai, UBND thành phố đã ban hành chỉ thị số 15/CT-UB ngày 24/4/2001 về tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố, chỉ thị số 16/CT-UB ngày 8/4/2002 về tổ chức thực hiện kháng nghị số 01 ngày 14/1/2002 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về khắc phục và xử lý vi phạm dất đai trên địa bàn thành phố, chỉ thị số 17/CT-UB ngày 9/4/2002 về một số biện pháp tăng cường quản lý đất đai, ngăn chặn và xử lý việc mua bán chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trái pháp luật. Đồng thời UBND thành phố còn ban hành quyết định số 04/2002 ngày 16/1/2002 về xử lý thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân vi phạm luật đất đai trên địa bàn. - Trước những bức xúc của việc chuyển quyền sử dụng đất, ngày 25/11/2002, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 158/ 2002/về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố. - Để đơn giản hoá các thủ tục hành chính về giao đất đồng thời qui định thời gian giải quyết cụ thể tránh chồng chéo, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, đẩy nhanh việc kiểm tra các dự án đầu tư, ngày 18/8/1999, UBND thành phố đã ban hành qui định về thủ tục để được giao đất cho thuê đất trên địa bàn thành phố( kèm theo quyết định 68/1999/Qđ- UB). -Ngày 16/7/1999, UBND thành phố đã ban hành chỉ thị số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsfd gfh.doc
Tài liệu liên quan