Chuyên đề Quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài: thực trạng và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP ĐẦU TƯ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHÂU SÂN BAY QUỐC TẾ (SBQT) NỘI BÀI 3

1. Giới thiệu tổng quan về Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 3

1.3. Tổ chức bộ máy của Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 4

1.4. Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 4

1.5. Kết quả thực hiện các mặt công tác tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 6

2. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 8

2.1. Giới thiệu về hàng nhập đầu tư 8

2.1.1. Khái niệm và tính chất 8

2.1.2. Các loại hàng nhập đầu tư 8

2.2. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư 10

2.2.1. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư không được miễn thuế 10

2.2.2. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư được miễn thuế 13

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đẩu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 15

3.1. Các nhân tố thuộc Chi cục hải quan Nội Bài 15

3.2. Các nhân tố ngoài Chi cục 17

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP ĐẦU TƯ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 20

1. Tình hình nhập khẩu hàng hóa qua Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 20

2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 24

2.1. Thực hiện các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 24

2.2. Quy trình thủ tục hải quan với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 28

2.3. Phối hợp giữa các bộ phận trong công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 39

2.4.Các hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 41

3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 43

3.1. Ưu điểm 43

3.2. Tồn tại 44

3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 46

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP ĐẦU TƯ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 48

1. Cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 48

1.1. Định hướng hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Ngành, của Cục hải quan TP Hà Nội và của Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 48

1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư 50

1.3. Mục tiêu về quản lý hàng nhập đầu tư trong thời gian tới 51

2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 52

2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp 52

2.1.1. Nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật hải quan 53

2.1.2. Tích cực góp phần triển khai hải quan điện tử 54

2.1.3. Nâng cao hiệu quả trong quá trình làm thủ tục hải quan 55

2.2. Giải pháp đối với hoạt động của Chi cục hải quan 55

2.2.1. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan hữu quan 55

2.2.2. Hoàn thiện hiện đại hóa hải quan ở Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài 57

2.2.3. Chính sách cán bộ 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài: thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chứng từ của bộ hồ sơ hải quan. Vì vậy có nhất thiết cần đến Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế!? Đối với trường hợp dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư có sử dụng thường xuyên năm trăm đến năm nghìn lao động phải có Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án khi đi vào hoạt động sử dụng thường xuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động. Nhưng cơ quan nào đánh giá và phê duyệt Báo cáo này thì chưa được quy định rõ: cơ quan cấp giấy phép đầu tư, Bộ chủ quản hay chính quyền địa phương nơi dự án được thực hiện…? Cũng trong mục này, doanh nghiệp phải nộp Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng thường xuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động. Thiết nghĩ hải quan là cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, thực hiện các chính sách thuế, không quản lý về lĩnh vực lao động nên có cần Bản cam kết như trên? Theo quy định, đối với hàng được miễn thuế, doanh nghiệp ngoài việc phải sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo đúng quy định; định kỳ sáu tháng một lần kể từ khi đăng ký tờ khai đầu tiên để nhập khẩu hàng hoá được miễn thuế cho đến khi kết thúc xây dựng hoặc đưa vào lắp đặt, sử dụng hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã được miễn thuế, người nộp thuế có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế theo Danh mục đã đăng ký với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục để quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, sử dụng toàn bộ hàng hoá miễn thuế từ khi bắt đầu nhập khẩu đến thời điểm báo cáo. Người nộp thuế phải có văn bản thông báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về số lượng, chất lượng, chủng loại... hàng hóa dự kiến sẽ thay đổi mục đích sử dụng. Có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm, tiền phạt vi phạm hành chính (nếu có) cho hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu, nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng trong thời hạn. Cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích đối với hàng hóa miễn thuế của người nộp thuế. Trường hợp sử dụng không đúng mục đích thì thu đủ thuế, đồng thời xử phạt theo đúng quy định. Nhưng trên thực tế, nhiều dự án đầu tư kéo dài hàng chục năm, việc quản lý sử dụng và chuyển đổi mục đích các hàng nhập đã được miễn thuế là rất khó. Điều này phụ thuộc nhiều vào ý thức, trách nhiệm pháp luật của doanh nghiệp! Hiện nay, cơ quan hải quan chưa có đủ lực lượng cũng như hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác để kiểm tra ở các doanh nghiệp. 2.2. Quy trình thủ tục hải quan với hàng nhập đầu tư tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài Thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu được thực hiện ở Đội thủ tục hàng hóa nhập. Đội có hai khu vực là khu tiếp nhận tờ khai, tính thuế, thông quan và khu kiểm tra thực tế hàng hóa. Theo tính chất hàng hóa thì có hai bộ phận phụ trách là hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch. Vì việc mở tờ khai hàng phi mậu dịch tương đối đơn giản nên chỉ có một cán bộ tiếp nhận, hai cán bộ tính thuế, dưới sự quản lý của một Đội phó. Hàng mậu dịch có một Đội phó phụ trách việc tiếp nhận tờ khai với mười cán bộ tiếp nhận. Trong quá trình tiếp nhận tờ khai mậu dịch, nhiều mục phải có ý kiến và chữ ký của Lãnh đạo Chi cục nên có một Phó Chi cục trưởng làm việc tại Đội. Theo quy trình mới, quy trình thủ tục hải quan theo Quyết số 1171/2009/QĐ-TCHQ, công chức tiếp nhận sẽ nhận cả nhiệm vụ ra thông báo thuế, không đơn thuần là đăng ký tiếp nhận tờ khai. Công việc nặng nề hơn, đòi hỏi trình độ và trách nhiệm lớn hơn với mỗi công chức. Đối với hàng nhập đầu tư được miễn thuế, khó khăn nhất trong quá trình tiếp nhận là xác nhận chính xác mặt hàng nhập khẩu là mặt hàng có trong Danh mục hàng hóa được miễn thuế. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ hải quan hàng nhập đầu tư, các công chức hải quan chủ yếu xem xét các mặt hàng nhập khẩu có phù hợp mục đích, quy mô dự án? Đặc điểm nổi bật của các dự án đầu tư là thời gian thực hiện dự án thường rất dài, vốn lớn. Khi xin cấp giấy phép đầu tư thì chính nhà đầu tư không thể kê khai chính xác và đầy đủ các mặt hàng sẽ nhập khẩu cho dự án vì sự thay đổi liên tục của công nghệ, khoa học kỹ thuật; thay đổi về các chính sách liên quan đến đầu tư, mặt hàng, giá cả…của nhà nước; sự thay đổi mục đích sử dụng của chính nhà đầu tư…theo thời gian. Trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, họ chỉ kê khai chung chung tên, số lượng các hàng hóa nhập phục vụ dự án. Điều này gây khó khăn cho công chức hải quan khi tiếp nhận tờ khai hàng nhập đầu tư được miễn thuế vì không biết chính xác tất cả các hàng nhập khẩu này có thuộc trong Danh mục được miễn thuế đã đăng ký hay không? Cũng qua đó, doanh nghiệp khá dễ dàng gian lận khi nhập khẩu thêm những mặt hàng khác, để các mặt hàng không được miễn thuế nghiễm nhiên được miễn vì lí do phục vụ dự án ưu đãi đầu tư nếu như hải quan không phát hiện ra. Hoặc khai khống số lượng các mặt hàng được miễn thuế để sau đó tìm cách thực hiện buôn bán, chuyển nhượng trái pháp luật. Theo quy định, trách nhiệm của người nộp thuế là tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định 149/2005/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư 79/2009/TT-BTC và các văn bản quy định khác có liên quan; Tự xây dựng bản thuyết minh và/ hoặc vẽ sơ đồ việc lắp đặt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế nêu tại bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế gửi đăng ký theo đúng quy định của pháp luật, nhu cầu của dự án, chương trình khi cơ quan hải quan yêu cầu; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng nhập khẩu kê khai tại Danh mục miễn thuế, bản thuyết minh việc lắp đặt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hoá này. Nhưng kiểm soát được sự trung thực này thật khó bởi nguyên nhân sâu xa lại là tính khách quan của các dự án đầu tư. Với thủ tục miễn thuế, người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt hàng, tờ khai hải quan như đối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo qui định. Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hoá nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện ấn định thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để cập nhật số lượng, trị giá hàng hoá đã nhập khẩu vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhận theo quy định, lưu 01 bản sao Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và phiếu trừ lùi đã ghi rõ số lượng, trị giá hàng hoá nhập khẩu đã miễn thuế nhập khẩu cùng hồ sơ nhập khẩu. Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên Danh mục, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế, photocopy 01 bản gửi Cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục để làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế. Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, cơ quan hải quan lập hồ sơ báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. Còn với hàng nhập đầu tư không được miễn thuế thì thủ tục như với hàng nhập khẩu thương mại. Việc khai hải quan (bao gồm cả khai thuế khi làm thủ tục hải quan) được thực hiện theo mẫu Tờ khai hải quan. Khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu Nội Bài. Hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) trong hồ sơ máy bay nhập cảnh hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải hàng không qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải hàng không. Hàng hoá nhập khẩu theo các loại hình khác nhau và/hoặc có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng hoặc từng thời hạn nộp thuế tương ứng. Cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ, nhập mã số thuế để kiểm tra doanh nghiệp có bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không, kiểm tra ân hạn thuế, kiểm tra vi phạm để xác định việc chấp hành pháp luật của chủ hàng. Nếu hệ thống thông báo bị cưỡng chế nhưng doanh nghiệp có hồ sơ chứng minh đã nộp thuế hoặc thanh khoản, công chức tiếp nhận thấy phù hợp thì báo cáo Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội, lưu kèm hồ sơ. Kiểm tra thực hiện chính sách mặt hàng (giấy phép, điều kiện nhập khẩu). Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì trả hồ sơ và thông báo bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho người khai biết rõ lý do. Nếu đủ điều kiện đăng ký thì kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trong hệ thống với hồ sơ hải quan, chấp nhận dữ liệu để hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ, làm cơ sở để khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu về trị giá, mã số, xuất xứ và các thông tin khác. Ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục hải quan và ngày tháng năm đăng ký lên tờ khai hải quan. Ví dụ tờ khai hàng nhập đầu tư đăng ký tại Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài là 906/NK/NDT/A01B05. Trong đó 906 là số tờ khai, NK là viết tắt của nhập khẩu, có sẵn trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, NDT là viết tắt loại hình nhập đầu tư, A01B là mã Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài, 05 là mã Đội hàng hóa nhập. Sau đó, cán bộ ký, đóng dấu công chức vào ô “cán bộ đăng ký tờ khai” và in Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra hải quan. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ký Quyết định số 437/QĐ-TCHQ ngày 09/3/2010 sửa đổi, bổ sung quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ, cụ thể: ban hành Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung); thay thế lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ nói trên. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2010. Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu phân luồng tờ khai qua các năm (số liệu năm 2010 tính từ đầu năm đến 27-04) (Nguồn: Đội hàng hóa nhập – Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài) Theo số liệu thống kê trên biểu đồ, có thể thấy được hầu hết các hồ sơ làm thủ tục hải quan qua Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài đều được phân luồng xanh, trung bình chiếm 50%. Tuy nhiên, trong quý I năm 2010, số hồ sơ bị phân luồng đỏ chiếm đa số với 51%, luồng vàng cũng cao hơn các năm trước, 30%. Lý giải sự tăng đột biến của hồ sơ luồng đỏ năm 2010 này là do có công văn số 17433/2009/BTC-TCHQ ngày 11-12-2009, hướng dẫn về việc tăng cường kiểm soát nhập khẩu. Theo đó, khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu: (1) Danh mục hàng tiêu dùng phải nộp thuế trước khi thông quan; (2) Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng; (3) Danh mục hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện chuyển luồng đỏ để kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra về mã số, giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa. Phân luồng ngẫu nhiên là hệ thống phân luồng không dựa trên các tiêu chí có sẵn, mà ngẫu nhiên lựa chọn luồng, nên thường chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, 3-4%. Trong quá trình tiếp nhận tờ khai, khó khăn lớn nhất là phát hiện gian lận trong khai báo của người khai, qua sự không thống nhất giữa các thông tin có được. Điều này buộc cán bộ tiếp nhận phải nắm vững rất nhiều kiến thức tổng hợp để có thể đánh giá được sự phù hợp của bộ hồ sơ, từ các chính sách thuế, chính sách mặt hàng, các thông tin về thị trường, các quy định của các cơ quan nhà nước liên quan đến mặt hàng nhập khẩu, các thông tin xã hội khác… Xuất nhập khẩu tức là hoạt động mua bán liên quan đến nước ngoài, nên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan có nhiều chứng từ được viết bằng ngoại ngữ, thông dụng nhất là tiếng Anh. Các cán bộ công chức hải quan phải vừa nắm vững tiếng Anh vừa phải hiểu bản chất, đặc điểm của các chứng từ trong bộ hồ sơ. Tùy trường hợp mà công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hay chuyển kiểm hóa. Kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và pháp luật về thuế. Kiểm tra chi tiết hồ sơ với các chủ hàng khác. Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1171 đã gộp cả 2 việc kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết hồ sơ thành một bước để tránh tình trạng một bộ hồ sơ phải kiểm tra 2 lần (kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết) đối với hồ sơ luồng Vàng và luồng Đỏ. Việc gộp cả 2 bước kiểm tra khắc phục việc lãnh đạo Chi cục duyệt hồ sơ 2 lần (ở bước 1 và bước 2 cũ), nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức và hạn chế tình trạng tùy tiện chuyển luồng hồ sơ mà không có lý do. Nguyên tắc chuyển luồng là từ luồng có mức kiểm tra thấp đến luồng có mức kiểm tra cao hơn. Công chức hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ, như sau: Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa. Một khó khăn thường gặp phải là trong việc phân loại áp mã hàng hóa. Nói đến tên hàng hóa có rất nhiều cách gọi, như là tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học, tên gắn với tính năng sử dụng, với kích thước, với nhà sản xuất, địa danh sản xuất, với các nguyên nhiên liệu chính… Trước hết, hải quan phải xác định được tên hàng phù hợp với tên trong bảng mã hàng hóa để áp mã. Nhiều tên bằng tiếng nước ngoài nên nhiều trường hợp doanh nghiệp và hải quan không thống nhất tên hàng để áp mã, nhất là các hàng hóa đặc biệt, chuyên dụng, trong nước chưa sản xuất được. Nhưng quan trọng hơn là xác định hàng nhập khẩu đúng với tên khai báo. Nhập máy móc, thiết bị kỹ thuật phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những khó khăn trong việc áp mã mà gian lận thương mại. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Xuất xứ hàng hóa chỉ là khái niệm tương đối. Việc xác định và thừa nhận quốc gia hay vùng lãnh thổ nào là xuất xứ hàng hóa trên thực tế khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất. Cán bộ hải quan phải dựa vào các tiêu chí để xác định xuất xứ như hàng hóa có xuất xứ thuần túy, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, các tiêu chí chuyển đổi căn bản, các ngoại lệ ngoài tiêu chí chuyển đổi như quy tắc cộng gộp, quy tắc vận chuyển thẳng. Trong số các chứng từ cần lưu ý đầu tiên để phát hiện gian lận là vận đơn hàng không (AWB). Khác với các vận đơn khác, AWB còn có chức năng khai báo hải quan. Do người gửi hàng lập, các thông tin trong vận đơn hàng không khá chính xác và đầy đủ các thông tin về hàng hóa, bởi vận chuyển bằng máy bay đòi hỏi các yêu cầu cao hơn về thông tin hàng hóa so với các phương tiện vận tải khác. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá còn phải căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá. Kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong trường hợp cần tham vấn ngay. Nhằm hạn chế việc mời tham vấn tràn lan và đạt được hiệu quả, công chức cần kiểm tra lại hồ sơ lô hàng đang làm thủ tục và đối chiếu với thông tin dữ liệu có sẵn gồm: Giá giao dịch của lô hàng đang xác định trị giá thấp hơn của những lô hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận giá khai báo vào cùng ngày hoặc trong vòng 90 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang xác định trị giá. Giá giao dịch của hàng hóa đang xác định trị giá thấp hơn giống hệt hoặc tương tự được tính toán theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp suy luận trên cơ sở vận dụng linh hoạt phương pháp khấu trừ. Giá giao dịch của hàng hóa đang xác định trị giá thấp hơn giống hệt hoặc tương tự được tính toán theo phương pháp tính toán hoặc phương pháp suy luận trên cơ sở vận dụng linh hoạt phương pháp tính toán. Giá giao dịch của hàng hóa đang xác định trị giá thấp hơn hệ thống giá có sẵn bằng cách vận dụng linh hoạt giá chào bán trên internet hoặc giá chào bán công khai của người xuất khẩu. Với phương tiện kỹ thuật vật chất như hiện nay thì công chức phải cố gắng tra cứu những thông tin trên để so sánh với lô hàng đang xác định trị giá nhằm tham mưu cho Lãnh đạo mời doanh nghiệp đến tham vấn. Trong bộ hồ sơ trình Lãnh đạo, phải kèm theo thông tin nghi vấn và ý kiến đề xuất của công chức tham vấn. Việc kiểm tra mã số, xác định trị giá, xuất xứ hàng hóa hoặc ấn định thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế,… thực hiện theo các quy trình của Tổng cục hải quan. Nội dung kiểm tra phải tập trung thực hiện theo “chỉ dẫn rủi ro“ tại mục 3.2.1. trên Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra do hệ thống tự xác định (nếu có) và tra cứu phân tích thông tin quản lý rủi ro theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục hải quan. Tiêu chí này nhằm định hướng cho cán bộ công chức tập trung, kiểm tra có trọng điểm theo các chỉ dẫn cụ thể được tổng hợp từ hệ thống quản lý rủi ro. Tuy nhiên, trong thời gian đầu khi chương trình quản lý rủi ro còn trong giai đoạn nâng cấp và hoàn thiện thì tiêu chí này có thể chưa có chỉ dẫn chi tiết, vì vậy Lãnh đạo Chi cục căn cứ thông tin có được tại thời điểm đăng ký tờ khai để chủ động, hướng dẫn chỉ đạo công chức hải quan thực hiện. Nếu hàng hóa phải kiểm tra thực tế thì sau khi được kiểm tra chi tiết, hồ sơ được chuyển xuống bộ phận kiểm hóa của Đội. Bộ phận này có bảy cán bộ kiểm hóa và một Đội phó quản lý. Số lượng kiểm hóa viên thực hiện kiểm tra hàng hóa là do Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội quyết định. Với số lượng lớn thì hàng được kiểm tra bằng máy soi, nếu không thì kiểm tra thủ công. Tuy nhiên với một máy soi hàng hóa hoạt động không ổn định, thường gây tắc hàng hóa với các hàng quá nặng, nên con người kiểm tra vẫn là chính. Khi kiểm tra, doanh nghiệp là người mở hàng hóa cũng như là người đóng gói hàng sau kiểm. Với các trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ, ví dụ 10% , cán bộ hải quan có thể yêu cầu mở 10% số hàng hoặc yêu cầu mở tất cả các đơn vị hàng và chỉ kiểm tra 10% mỗi đơn vị. Cách thức kiểm tra là kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa; kiểm tra nhãn mác, quy cách đóng gói, các đặ trưng cơ bản của hàng hóa để xác định tên hàng, mã số và xuất xứ; kiểm tra lượng hàng (cân, đo, đong, đếm, giám định… tùy trường hợp); kiểm tra chất lượng hàng. Trường hợp kiểm tra phát hiện có vi phạm, xét thấy cần thì kiểm tra toàn bộ lô hàng, do Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội quyết định. Sau khi kiểm tra hải quan, công chức phải ghi kết qủa kiểm tra vào Lệnh và kết luận vào tờ khai. Tiêu chí "kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và đề xuất xử lý" trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan yêu cầu công chức kiểm tra thực tế hàng hóa phải thể hiện đầy đủ, trung thực quá trình kiểm tra, còn trên Tờ khai hải quan chỉ thể hiện ngắn gọn kết luận kiểm tra. Tiêu chí "đánh giá kết quả kiểm tra..." trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan nhằm đánh giá lại kết quả kiểm tra, đối chiếu với hệ thống xác định để nhằm bổ sung thêm thông tin có được về chủ hàng, về mặt hàng nhập khẩu phục vụ công tác thu thập xử lý thông tin. Trường hợp hàng hóa thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ thì kết thúc kiểm tra công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện đánh giá. Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì khi kết thúc kiểm tra công chức kiểm tra thực tế thực hiện đánh giá.           Tại bộ phận thông quan, hồ sơ hải quan được tách ra thành hai phần, phần trả cho khách hàng và phần hải quan lưu giữ tại đơn vị. Phần hải quan giữ lại của một bộ hồ sơ mậu dịch được xếp như sau: trên cùng là Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan; Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra hải quan có chữ ký của Lãnh đạo Chi cục; Biên lai thu lệ phí hải quan (liên 1); Biên lai thu thuế hải quan, nếu có (liên 1); Giấy thông báo thuế; Tờ khai hàng hóa nhập (bản lưu hải quan); phụ lục tờ khai, nếu có; Tờ khai trị giá, nếu có (có dòng chữ: ”Chấp nhận giá” của cán bộ công chức tiếp nhận); phụ lục tờ khai trị giá, nếu có. Sau đó là các chứng từ khác đã được sắp xếp từ bộ phận tiếp nhận. Phần hồ sơ mậu dich trả cho khách hàng là Tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) đã đóng dấu thông quan; phụ lục tờ khai, nếu có (bản copy); Biên lai thu lệ phí hải quan (liên 2); Biên lai thu thuế hải quan, nếu có (liên 2); Tờ khai trị giá, nếu có (bản copy); phụ lục tờ khai trị giá, nếu có (bản copy). Bộ phận này của Đội hàng hóa nhập gồm có ba công chức. Một người chuyên viết các Biên lai thu lệ phí, thuế; nhập thông tin trên các biên lai vào máy hoặc từ máy (tùy thuộc vào hàng mậu dịch hay phi mậu dịch). Một công chức chuyên tách và đếm hồ sơ, đóng dấu thông quan lên tờ khai (hai bản) và công chức còn lại thu tiền. Dấu “Đã làm thủ tục hải quan” được đóng lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM). Hồ sơ sau khi được thông quan phải được chuyển vào bộ phận phúc tập theo từng loại hình, thứ tự, số lượng tờ khai. Tại đây, công chức hải quan sẽ kiểm tra lại các công việc đã làm trong qui trình thông quan xem có thiếu sót, sai sót gì không để kịp thời yêu cầu khắc phục; Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy; Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ hồ sơ nhập khẩu. Kiểm tra hồ sơ về số loại, số lượng, hình thức từng loại (mẫu, bản chính hay bản sao,...) các giấy tờ của hồ sơ hải quan và ký nhận bàn giao hồ sơ trên sổ giao nhận hồ sơ (mở sổ theo dõi). Căn cứ vào các thông tin có được tại thời điểm phúc tập (nhất là các thông tin nhạy cảm, các chỉ đạo của cấp trên), khối lượng công việc, để xác định: Thời gian phúc tập đối với từng hồ sơ và mức độ phúc tập sâu đối với từng hồ sơ. Cũng theo công văn số 17433/2009/BTC-TCHQ, cần tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc luồng xanh, luồng vàng, những mặt hàng nhạy cảm dễ gian lận thương mại. Đối với Chi cục làm thủ tục hải quan cho từ 100 tờ khai trở lên/ ngày như Chi cục hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài, thời gian phúc tập là trong vòng 07 ngày kể từ ngày hàng hoá được thông quan. Riêng đối với lô hàng phải chờ kết quả phân tích phân loại, giám định, kiểm tra chất lượng (kết quả) mới được thông quan thì thời gian phúc tập là trong vòng 03 ngày kể từ ngày lô hàng được thông quan theo kết quả nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày đăng ký hồ sơ hải quan. Đối với hồ sơ có độ rủi ro cao và trường hợp có thông tin gian lận, sai phạm thì tiến hành kiểm tra kỹ thêm về tên hàng, lượng hàng, mã số, thuế suất, trị giá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (trường hợp hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt). Đối với những mặt hàng phải phân tích phân loại hoặc giám định cần kiểm tra kết quả giám định, phân tích phân loại, kết quả kiểm tra thẩm định của cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận có đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn và quy trình giám định không... Khi phúc tập rất lưu ý việc đối chiếu hồ sơ lô hàng đang phúc tập với hồ sơ lô hàng khác tương tự đã phúc tập để phát hiện các bất hợp lý, sai phạm. Kết quả phúc tập hồ sơ được ghi vào "Phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ hải quan và phân loại”, báo cáo Lãnh đạo Chi cục: Những hồ sơ không có sai sót, vi phạm gì và hồ sơ đảm bảo theo quy định thì chuyển lưu trữ; Đối với hồ sơ còn thiếu chứng từ thì yêu cầu bộ phận làm thủ tục hải quan bổ sung; Đối với hồ sơ phát hiện có sai sót yêu cầu bộ phận làm thủ tục hải quan khắc phục, chấn chỉnh kịp thời; Đối với hồ sơ xác định có khả năng vi phạm thì tổng hợp và báo cáo riêng, hàng ngày về phòng Kiểm tra sau thông quan (ghi rõ nghi vấn gì? cơ sở để nghi vấn? Ví dụ: Có một lô hàng tương tự của một doanh nghiệp khác nhưng khai giá cao hơn, mã số có thuế suất cao hơn...). Nếu trong ngày không phát hiện các trường hợp này thì không phải làm báo cáo này. Nhiệm vụ của công chức phúc tập còn là cập nhật các thông tin thuộc hồ sơ hải quan chưa được các khâu trước đó cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu; Tổng hợp báo cáo kết quả phúc tập về Phòng Kiểm tra sau thông quan Cục hải quan TP Hà Nội 15 ngày 1 lần (tình hình, số liệu trong kỳ báo cáo là đến ngày 15 và ngày 30/31 của tháng). Nội dung báo cáo là tổng hợp tất cả các thông tin về dấu hiệu vi phạm, gian lận (sai về giá, mã số và thuế suất hàng hoá, xuất xứ, định mức, lượng hàng, ...) trong kỳ báo cáo, kèm phụ lục về số liệu phúc tập hồ sơ trong kỳ (tổng số hồ sơ phải phúc tập theo từng loại hình; tổng số hồ sơ đã phúc tập theo từng loại hình; tổng số hồ sơ chưa phúc tập theo từng loại hình; tổng số hồ sơ xác định có khả năng vi phạm theo từng loại hình). Chi cục đã bố trí hai công chức chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện việc phúc tập hồ sơ, và một công chức quản lý kho hồ sơ. 2.3. Phối hợp giữa các bộ phận trong công tác quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31583.doc
Tài liệu liên quan