MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO 3
1.1. Rủi ro đối với các dự án đầu tư. 3
1.2. Rủi ro tín dụng. 4
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. 4
1.2.2. Các nguyên nhân rủi ro tín dụng: 5
1.2.2.1. Những nguyên nhân từ các nhân tố vĩ mô: 5
1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía dự án. 8
1.2.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 10
1.3. Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng. 13
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro các dự án đầu tư. 13
1.3.1.1. Ảnh hưởng của rủi ro tới nền kinh tế. 13
1.3.1.2. Ảnh hưởng của rủi ro tới bản thân ngân hàng cấp tín dụng. 14
1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro. 15
1.3.2.1. Phát hiện rủi ro. 16
1.3.2.2. Đánh giá rủi ro của một dự án đầu tư. 16
1.3.2.3. Quản trị rủi ro. 19
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 21
2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Hà Nội. 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh. 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. 22
2.1.2.1. Phòng tín dụng. 24
2.1.2.2. Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng. 25
2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong giai đoạn 2002- 2007. 26
2.1.3.1. Những hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 26
2.1.3.2. Tình hình hoạt động huy động vốn. 27
2.1.3.3. Tình hình hoạt động sử dụng vốn. 28
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 30
2.2.1. Trước khi cho vay: Thẩm định xét duyệt vay vốn, đánh giá dự án. 30
2.2.2. Sau khi cho vay 39
2.2.2.1. Đánh giá rủi ro định kỳ, xếp loại khách hàng. 39
2.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro các dự án đầu tư. 41
2.2.2.3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát dự án đầu tư vay vốn. 52
2.2.2.4. Hỗ trợ khách hàng để thu hồi nợ. 54
2.2.3. Kiểm tra nội bộ. 55
2.3. Thực tế quản lý rủi ro dự án xây dựng công trình. 56
2.3.1. Thông tin chung về dự án. 56
2.3.2. Báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng. 56
2.3.2.1. Hồ sơ khách hàng. 56
2.3.2.2. Khái quát về dự án vay vốn. 63
2.3.2.3. Kết luận và đề xuất của Phòng Tín dụng 4 sau khi thẩm định 67
2.3.3. Quá trình quả lý rủi ro dự án sau khi cho vay. 68
2.3.3.1. Tài sản đảm bảo. 68
2.3.3.2. Kiểm tra thực tế khách hàng. 69
2.3.3.3. Theo dõi việc sử dụng vốn vay. 70
2.3.3.4. Tình hình dự án đến thời điểm hiện tại. 70
2.3.4. Nhận xét về việc quản lý rủi ro dự án xây dựng công trình. 70
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Hà Nội. 71
2.4.1. Những kết quả đạt được. 71
2.4.2. Những tồn tại. 75
2.4.3. Nguyên nhân. 78
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI. 82
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 82
3.1.1. Một số dự báo về môi trường kinh doanh. 82
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới. 82
3.2. Giải pháp tăng cường khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 84
3.2.1. Tư vấn cho các dự án trong quá trình hoạt động. 84
3.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng, coi trọng cả phẩm đạo đức lẫn nghiệp vụ. 84
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư. 87
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn. 89
3.2.5. Đổi mới cơ cấu tổ chức tín dụng, tổ chức quản lý rủi ro. 91
3.2.6. Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 92
3.3. Kiến nghị. 93
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 93
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 94
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 95
LỜI KẾT 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 99
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín dụng.
Ngay sau khi nhận bàn giao các khoản nợ xấu từ Phòng Tín dụng, Phòng Quản lý Tín dụng trong vòng 5 ngày làm việc phải làm các bước sau:
Cùng cán bộ tín dụng hoàn tất báo cáo tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của khoản nợ (cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan).
Chuyển các khoản nợ này sang các tài khoản nợ xấu tương ứng theo quy định hiện hành. Đề nghị trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ.
Kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ vay vốn của dự án, tài sản đảm bảo, khả năng và thiện chí trả nợ của chủ đầu tư, đánh giá lại tình hình tài chính, thứ tự ưu tiên trả nợ của khách hàng.
Sau đó báo cáo tình hình cụ thể, đề xuất kế hoạch áp dụng biện pháp xử lý, hành động và lịch triển khai thực hiện gửi về ban Quản lý Tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương.
Sau khi có sự phê duyệt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, Chi nhánh áp dụng ngay kế hoạch hành động đã đăng ký. Hàng tháng xếp lại mức độ rủi ro của dự án khi đã áp dụng các biện pháp xử lý và có báo cáo về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát dự án đầu tư vay vốn.
Rà soát định kỳ:
Cán bộ tín dụng thực hiện việc rà soát định kỳ đối với dư nợ của các dự án ít nhất một năm hai lần. Việc rà soát bao gồm: việc đánh giá tiến triển kinh doanh của dự án kể từ lần rà soát trước, phân tích cách thực hiện và sử dụng khoản vay, kiểm tra sự tuân thủ hợp đồng và cam kết trong thỏa thuận ban đầu và các vấn đề liên quan khác. Nội dung của cuộc rà soát và ngày rà soát tiếp theo nhất thiết phải được xác định lại.
Quy trình rà soát được thiết lập nhằm mục đích duy trì chất lượng tài sản có. Bất cứ sự vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố hoặc cam kết với ngân hàng của bên vay,…đều phải được điều tra và có các biện pháp giải quyết cần thiết kịp thời.
Trong khi rà soát danh mục dự án, cán bộ tín dụng đồng thời tiến hành xếp loại khách hàng và xếp loại rủi ro theo chất lượng dự án. Đối với các dự án có nguy cơ rủi ro cao, cán bộ tín dụng xác định và kiến nghị với Trưởng phòng để chuyển ngay hồ sơ dự án sang bộ phận quản lý tín dụng (hoặc quản lý nợ xấu tại Chi nhánh để theo dõi và báo cáo Lãnh đạo chi nhánh phụ trách tín dụng. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và cung cấp các thông tin về dự án cho bên nhận bàn giao. Đối với dự án có dấu hiệu xấu đi cần phải được đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt và cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay phải rà soát hàng ngày.
Các bước thực hiện khi rà soát dư nợ của dự án:
Việc rà soát tín dụng được lên kế hoạch thực hiện trong suốt cả năm. Cán bộ tín dụng ghi vào nhật ký theo dõi từng dự án vay mới và các dự án vay cũ sau từng lần rà soát vào ngày dự kiến thực hiện rà soát.
Cán bộ tín dụng lấy bản báo cáo hoàn chỉnh từ phòng Kế toán về dư nợ có liên quan đến dự án.
Cán bộ tín dụng phân tích thông tin này để xác định chất lượng hoạt động của dự án bao gồm việc sử dụng và khả năng thanh toán nhanh đúng hạn nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đồng thời, tiến hành xếp loại khách hàng và xếp loại rủi ro theo chất lượng của dự án để đánh giá chất lượng danh mục cho vay.
Cán bộ tín dụng cũng sẽ rà soát các thỏa thuận cho vay nhằm đảm bảo người vay chấp hành đầy đủ các điều khoản trong Hợp đồng tín dụng.
Cán bộ tín dụng trực tiếp đi kiểm tra khách hàng vay cùng với phần phân tích này để thu thập các thông tin về tình hình kinh doanh của dự án.
Nội dung kiểm tra phải được chi tiết trước nhằm đảm bảo Cán bộ tín dụng có thể thu thập được tất cả các thông tin cần thiết để có thể đánh giá được đầy đủ về dự án. Việc rà soát bao gồm cả đánh giá tình hình tài chính mới nhất, những vấn đề lớn mà dự án đang gặp phải, thực trạng của tài sản đảm bảo, bất kỳ các vấn đề pháp lý phát sinh.
Sau khi rà soát Cán bộ tín dụng lập bản phân tích toàn diện, chi tiết như hồ sơ xin vay gốc và bổ sung việc phân tích cách thức quản lý khoản vay. Một số nội dung chính trong báo cáo như sau: hoạt động của dự án kể từ lần rà soát trước, kết quả kinh doanh, mức tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay vốn, định giá tài sản thế chấp, hiệu quả của khoản vay (phù hợp với mục đích hay không?...) và các vấn đề khác…
Sau khi hoàn thành báo cáo, Cán bộ tín dụng nộp báo cáo cho Trưởng phòng Tín dụng xem xét để trình lãnh đạo Chi nhánh phụ trách tín dụng quyết định việc xử lý các vấn đề phát sinh. Đồng thời chuyển một bản báo cáo cho Phòng Quản lý tín dụng để thẩm định và thực hiện bất kỳ hoạt động cần thiết nào.
Rà soát bất thường:
Cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra, rà soát đột xuất, ngay lập tức các dự án đầu tư nếu có một trong các sự kiện sau xảy ra liên quan đến dự án đó:
Qua số liệu thu thập được về dự án cho thấy lợi nhuận trước khi nộp thuế và trả lãi vay không đủ để trả lãi vay ngân hàng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án ki đến hạn.
Chậm thanh toán nợ lãi và gốc đúng hạn.
Có sự thay đổi về chủ sở hữu/cơ cấu điều hành/pháp lý của dự án vay vốn.
Sự thay đổi trọng yếu trong đội ngũ quản lý chủ chốt của dự án.
Sự suy giảm nghiêm trọng về tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của dự án.
Biến động mạnh của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất có ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng tài chính của dự án.
Tổn thất của nhà cung cấp chính hoặc khách hàng chủ yếu của dự án.
Giá trị tài sản bảo đảm thay đổi theo hướng bất lợi sau khi đánh giá lại tài sản bảo đảm.
Bất cứ sự kiện nào khác được đánh giá là trọng yếu.
Hỗ trợ khách hàng để thu hồi nợ.
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh, là một hiện tượng bất khả kháng. Cho nên tùy thuộc vào nguyên nhân và thực trạng của từng dự án mà điều chỉnh một cách phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Đối với các dự án có dấu hiệu đe dọa, hoặc đã quá hạn do những khó khăn phát sinh từ những điều kiện khách quan đối với sản xuất kinh doanh của dự án, Chi nhánh thường có những biện pháp hỗ trợ dự án như: hỗ trợ khách hàng thu hồi các khoản phải thu, cơ cấu lại khoản nợ, kỳ hạn trả nợ, miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt, hỗ trợ thêm vốn cho khách hàng…khi đánh giá được khả năng khách hàng phục hồi được sản xuất, có hướng phát triển khả quan….
Đối với các dự án đã quá hạn khó thu hồi có tài sản đảm bảo thì Chi nhánh có các biện pháp xử lý như: thực hiện bán nợ cho công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (BAMC), hoặc Chi nhánh có thể yêu cầu dự án chuyển giao tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay của Ngân hàng cho Ngân hàng quản lý và khai thác, nếu có đủ điều kiện có thể phát mại tài sản đó bằng cách bán đấu giá công khai trên thị trường, mua lại để sử dụng,…có thể xử lý từng phần đối với dự án nhiều hạng mục, dây chuyền sản xuất, hoặc khởi kiện ra tòa án.
Đối với các dự án quá hạn khó thu hồi không có tài sản đảm bảo nhưng còn đối tượng để thu. Nếu là các công ty cổ phần, Chi nhánh tiến hành bán cổ phần của công ty đó trên thị trường để thu hồi nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp với doanh nghiệp theo đề án cổ phần khi doanh nghiệp chưa bán được cổ phần trên thị trường.
Đối với các khoản nợ quá hạn khó thu hồi không có tài sản đảm bảo và không cón đối tượng để thu hồi, Chi nhánh thường tiến hành thành lập đoàn thẩm định, xem xét đề xuất hướng xử lý. Có thể khởi kiện ra tòa án kinh tế đối với ngành liên quan, nếu doanh nghiệp giải thể thì Chi nhánh tiến hành lập hồ sơ đề nghị cho phép xóa nợ trình lên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Kiểm tra nội bộ.
Kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chuyên môn, trong đó đặc biệt là hoạt động cho các dự án vay vốn. Việc kiểm tra này sẽ tránh được phần nào những rủi ro do vi phạm đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ tín dụng gây ra trong quá trình thẩm định dự án đầu tư và theo dõi quản lý dự án đầu tư.
Thực tế quản lý rủi ro dự án xây dựng công trình.
Thông tin chung về dự án.
Tên dự án: Dự án “Đầu tư dây chuyền sản xuất ống cống bê tông đúc sẵn và cung cấp bê tông thương phẩm”
Tổng mức đầu tư: 4.321.000.000đ.
Mục đích đầu tư: Cung cấp ống cống bê tông đúc sẵn cho gói thầu C1B – Cải tạo các đường ống thoát nước trung tâm thành phố Hải Phòng và dự án khác.
Hình thức đầu tư: Xây dựng công nghiệp, dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép 16.500m/năm.
Địa điểm xây dựng: Hải Phòng.
Nguồn vốn đầu tư: Sử dụng nguồn vốn tự có và vốn vay trung hạn Ngân hàng
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1.
Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 7/2005 đến tháng 7/2012.
Báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng.
Hồ sơ khách hàng.
Khái quát chung.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng; được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Công ty Cổ phần được Đại hội cổ đông thông qua và đăng ký kinh doanh theo Luật định.
Số hiệu tiền gửi không kỳ hạn: 211 10 00 0013421
Trụ sở công ty tại số 168 Đường Giải Phóng – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là: 15.000.000.000 đồng.
Trong đó: Vốn Nhà nước góp chiếm 68%.
Ngành nghề kinh doanh:
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp.
Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật, hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp, thi công lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình, hệ thống cứu hỏa, trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng.
Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng.
Hồ sơ pháp lý.
Cán bộ tín dụng thẩm định dự án đã liệt kê toàn bộ các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp và kết luận hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đầy đủ theo quy định.
Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính.
Tình hình sản xuất kinh doanh.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 xem tại Bảng 1 Phần Phụ lục 2.
Nhìn vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, ta thấy:
Sản lượng, tổng doanh thu qua các năm có sự tăng lên làm lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng lên, cụ thể: Doanh thu năm 2004 tăng 52% so với năm 2003, quý II/2005 doanh thu của công ty đạt 88.989 triệu đồng, đạt 52% so với kế hoạch năm 2005; Lợi nhuận năm 2004 tăng 152% so với năm 2003, lợi nhuận đến hết quý II/2005 của công ty đạt 4.301 triệu đồng, đạt 89,6% so với kế hoạch năm cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng về quy mô và đạt hiệu cao. Dự kiến đến hết năm 2005, công ty sẽ thực hiện vượt mức kế hoạch đặt ra.
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu có sự tăng lên, đặc biệt năm 2004 là 20,9%. Cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, sinh lời cao. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty đến hết quý II/2005 là 38,9%.
Khả năng sinh lời trên tổng tài sản năm 2004 đã tăng lên so với năm 2003, cho thấy công ty sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao. Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của công ty đến hết quý II/2005 là 16,78 vòng.
Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng giảm, năm 2004 là 1,79 vòng, giảm 0,49 vòng so với năm 2003. Nguyên nhân này là do nhiều công trình xây lắp có giá trị lớn của công ty chưa hoàn thành, chưa được nghiệm thu, nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đến cuối năm của công ty lớn, đẩy giá trị của khoản mục hàng tồn kho lên cao. Kéo theo vòng quay vốn lưu động là 1,25 vòng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm có sự tăng trưởng và phát triển, thể hiện quy mô tăng lên và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Vốn lưu động bảo đảm được luân chuyển thường xuyên, khả năng thu hồi vốn tốt.
Tình hình tài chính
Chi tiết về tình hình tài chính của công ty xem tại Bảng 2 Phần Phụ lục 2.
Nhìn vào bảng tính các chỉ tiêu trên ta thấy:
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng lên qua các năm: năm 2004 tăng 49.98% so với năm 2003, ứng với số tuyệt đối là 44.494 triệu đồng. Cụ thể như sau:
Về tổng tài sản:
Các khoản phải thu năm 2004 tăng lên 57,5% so với năm 2003, tương ứng tăng 3.133 triệu đồng; Quý II/2005 là 10.679 triệu đồng trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, cho thấy công ty đã tích cực trong công tác đối chiếu nghiệm thu công nợ và thu nợ các công trình.
Hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm, chủ yếu là sản phẩm dở dang: năm 2004 tăng 82,33% so với năm 2003, tương ứng 47.256 triệu đồng. Quý II/2005 là 115.654 triệu đồng. Sự tăng lên mạnh này là do trong mấy năm năm trở lại đây việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta được đầu tư nhiều, đặc biệt là ở địa bàn Hà Nội. Trên thực tế, chỉ riêng khối lượng công việc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị giao (Khu chung vư và biệt thự Việt Hưng, CT khu Mỹ Đình, CT Pháp Vân, CT Văn Quán, CT Linh Đàm, Sân golf Tam Đảo… đều là những công trình có giá trị lớn), công ty đã làm chưa hết việc. Ngoài ra, công ty còn chủ động tìm kiếm các hợp đồng xây lắp bên ngoài (CT Điện lực Hai Bà Trưng, CT Bưu điện Hà Nội, Trại giam Vĩnh Quang, Trung tâm phụ nữ và phát triển…) và làm chủ đầu tư một số dự án khu đô thị, nhà ở trên các địa bàn Vĩnh Phúc, Hải Dương, tạo dần thế chủ động trong kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, với khối lượng dở dang lớn như vậy cũng là khó khăn cho Công ty trong việc luân chuyển vốn liên tục. Vì vậy, công ty cần tích cực hơn trong công tác nghiệm thu từng phần khối lượng công việc thực hiện, giảm sản phẩm tồn kho xuống.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2004 tăng lên so với năm 2003. Tài sản cố định của công ty tăng lên sau khi chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị góp vốn bằng tài sản cố định là toàn bộ trụ sở số 168 đường Giải Phóng. Ngoài ra trong các năm công ty đã mua sắm thêm các trang thiết bị văn phòng và một số máy móc phục vụ thi công. Tuy nhiên, khối lượng công việc năm 2004 và 2005 ngày càng nhiều mà công ty không đầu tư nâng cao trang thiết bị, tăng tài sản cố định đã làm hạn chế công việc và giảm lợi nhuận của công ty. Công ty nên chú trọng vào đầu tư nâng cao năng lực thiết bị.
Về nguồn vốn:
Nợ phải trả qua các năm tăng lên rõ rệt: năm 2004 tăng 59,34% so với năm 2003, tương ứng là 43.014 triệu đồng. Nợ phải trả tăng chủ yếu là do tăng nợ vay ngắn hạn ngân hàng, người mua ứng trước và phải trả các đơn vị nội bộ. Hết quý II/2005, nợ phải trả là 127.989 triệu đồng. Sự tăng lên này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của công ty, sự tăng lên về sản lượng thực hiện qua các năm. Điều này cũng cho thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn của người bán và huy động vốn trong nội bộ công ty.
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên sau khi thực hiện cổ phần hóa: Vốn điều lệ trước cổ phần hóa là 9.657 triệu đồng, sau cổ phần hóa là 15.000 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu phân bổ vào các quỹ cũng tăng lên qua các năm. Lợi nhuận chưa phân phối năm 2004 là 961 triệu đồng, đến hết quý II/2005 là 4.301 triệu đồng.
Phân tích các chỉ số tài chính của công ty cho thấy:
Cơ cấu tài sản có sự chênh lệch lớn giữa tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng giảm trên tổng tài sản. Với khối lượng công việc lớn như hiện nay (sản lượng thực hiện năm 2004 235.000 triệu đồng, kế hoạch năm 2005 là 265.000 triệu đồng) mà phải thuê máy móc thiết bị là rất tốn kém, làm giảm lợi nhuận của công ty đi so với việc đầu tư máy móc lâu dài. Vì vậy, công ty nên xem xét vào khối lượng công việc trong thời gian tới để đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công và giảm sự chênh lệch cơ cấu tài sản quá lớn.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự chênh lệch lớn, hoạt động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ phải trả, tài trợ bằng vốn chủ sở hữu có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Nợ phải trả của công ty năm 2003 là 81,43%, năm 2004 là 86,01% và đến hết quý II/2005 là 85.28%, cho thấy công ty đang tận dụng khả năng chiếm dụng vốn từ các nguồn bên ngoài, vốn huy động nội bộ từ các đội, xưởng thi công. Đây cũng là lý do chính làm cho khoản mục Phải trả các đơn vị nội bộ của công ty trong mấy năm trở lại đây lớn. Tuy nhiên, trong tương lai, công ty cần tăng vốn chủ sở hữu để tránh bị động trong sản xuất kinh doanh.
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đảm bảo thanh toán nợ trong ngắn hạn nhưng chưa cao. Khả năng thanh toán nhanh giảm đi nhiều qua các năm do trong năm, khối lượng công trình chưa được nghiệm thu lớn, nằm nhiều trong khoản mục hàng tồn kho. Trong năm 2005, công ty cần tích cực phối hợp cùng chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán.
Khả năng thanh toán dài hạn của công ty thể hiện ở chỉ tiêu hệ số thanh toán nợ dài hạn. Hiện tại công ty chưa có phát sinh nợ dài hạn (vay dài hạn) nên chưa phản ánh được khả năng thanh toán dài hạn của công ty.
Tình hình công nợ.
Chi tiết về tình hình công nợ của công ty xem tại bảng 3 Phần Phụ lục 2.
Các khoản phải thu năm 2004 tăng lên so với 2003 đồng thời sản phẩm dở dang của công ty năm 2004 tăng gấp 10 lần năm 2003, cho thấy khối lượng công việc thực hiện của công ty luân chuyển thường xuyên, khối lượng được nghiệm thu và khối lượng công việc dở dang công ty đều tăng lên, đặc biệt là công việc dở dang cho thấy khối lượng công việc của công ty ngày càng lớn. Đánh giá tình hình phải thu năm 2004 của công ty là bình thường. Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành với chủ đầu tư, không để sản phẩm dở dang nhiều. Đến hết quý II/2005, các khoản phải thu là 20.686 triệu đồng, gấp đôi so với thời điểm cuối 2004.
Các khoản phải trả của công ty năm 2003, 2004 là rất lớn. Năm 2003 người mua trả trước và phải trả các đơn vị nội bộ tăng mạnh, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty tốt. Năm 2004, người mua trả tiền trước tăng vọt lên 41,512 triệu đồng, chiếm 35,94% các khoản phải trả. Đó là do trong năm 2004, công ty nhận của được nhiều hợp đồng mới, hầu hết đều đạt được mức tạm ứng tối đa. Do khối lượng công việc tăng nhiều nên năm 2004 nợ vay ngắn hạn cũng tăng lên. Phải trả nội bộ năm 2004 có giảm so với 2003 nhưng vẫn chiếm 46,55% các khoản phải trả. Các khoản phải trả nội bộ hầu hết đều là phải trả các Đội, xưởng sản xuất thi công. Đến hết quý II/ 2005, các khoản phải trả của công ty đạt 127.987 triệu đồng.
Phải trả người bán giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2004 giảm mạnh do người bán đòi thanh toán rất gay gắt, nhất là thời điểm cuối năm. Đến hết quý II/2005, phải trả người bán tăng lên nhưng không đáng kể.
Kết luận chung: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng và mở rộng, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Tình hình tài chính ổn định, không có sự biến động lớn.
Quan hệ tín dụng
Hiện tại công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 chỉ quan hệ tín dụng duy nhất với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Công ty mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp nhưng chỉ để thanh toán các khoản điện, nước, điện thoại của công ty. Toàn bộ tiền thu được từ các công trình qua chuyển khoản đều chuyển về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Tình hình tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội từ đầu năm 2005 đến thời điểm 31/07/2005 là khá tốt.
Tính đến thời điểm hiện tại, công ty chưa bao giờ có nợ quá hạn và lãi treo. Công ty là một đơn vị vay trả song phẳng, hầu hết các khoản vay đều trả nợ trước hạn. Các khoản vay chủ yếu là vay thanh toán vật tư. Tiền thanh toán từ các công trình 100% qua chuyển khoản đều về tài khoản của công ty tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Các món bảo lãnh của công ty đều bảo lãnh hợp lệ, ngân hàng chưa phải trả nợ thay và cho vay bắt buộc cho công ty.
Năm 2004, phân loại khách hàng theo CV số 5645 và sửa đổi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, công ty xếp loại A.
Khái quát về dự án vay vốn.
Hồ sơ dự án, hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng thẩm định dự án xem xét hồ sơ dự án và thấy rằng dự án có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định.
Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng mức đầu tư: 4.321.000.000đ. (gồm cả VAT).
Trong đó: Xây lắp: 1.194.596.749 đ
Dây chuyền thiết bị: 2.188.244.920 đ
Chi phí khác: 545.079.057 đ
Vốn vay ngân hàng: 2.188.000.000đ được sử dụng để mua dây chuyền thiết bị sản xuất ống cống.
Phần còn lại công ty sử dụng vốn tự có để đầu tư.
Phân tích dự án:
Sự cần thiết của dự án:
Hiện nay ở nước ta nhu cầu về các sản phẩm ống cống có chất lượng cao, kéo dài tuổi thọ công trình, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, trong đó có cả một số nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn.
Ống cống bê tông của dự án có rất nhiều ưu việt hơn các loại ống cống bê tông khác đang có trên thị trường. Với những ưu việt của loại cống trên thì sản phẩm ống cống của các công ty đang sản xuất trên thị trường như công ty bê tông Thịnh Liệt sẽ không đảm bảo yêu cầu.
Hiện tại trên thị trường chỉ có hai đơn vị đang sản xuất loại cống này là: Licogi 13 và Công ty TNHH XD công trình Hùng Vương. Điều đó cho thấy thị trường tiềm năng của loại sản phẩm này là rất lớn và mức độ cạnh tranh trên thị trường còn chưa gay gắt lắm.
Trước nhu cầu sử dụng ống cống trên thị trường, việc đầu tư dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép đúc sẵn sẽ góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức khép kín công đoạn xây lắp, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, nhằm chủ động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong các dự án của công ty cũng như của các dự án bên ngoài khác.
Những thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trúng thầu gói thầu C1B.
Tổng công ty và công ty đang có hiện đang triển khai một số dự án nhà ở và đô thị, điều đó góp phần chủ động áp dụng công nghệ tiên tiến vào công trình, nâng cao chất lượng các dự án.
Công ty CP đầu tư và xây dựng HUD1 có đủ năng lực về công nghệ, mặt bằng và máy móc để sản xuất loại ống trên.
Khả năng sản xuất đồng loạt, khép kín tạo điều kiện chủ động thúc đẩy nhanh tiến độ của dự án.
Thị trường vật liệu đầu vào tương đối thuận lợi.
Khó khăn: So với 2 đơn vị cùng sản xuất loại cống bê tông cốt thép đúc sẵn trên thị trường thì kinh nghiệm sản xuất, sử dụng loại dây chuyền còn hận chế, đồng thời thương hiệu cho sản phẩm còn mới mẻ.
Phân tích hiệu quả dự án:
Thị trường và khai thác thị trường:
Cung cấp ống cống bê tông đúc sẵn và cung cấp bê tông thương phẩm cho dự án C1B.
Cung cấp cho các công trình trong tổng công ty và các công trình công ty đang thi công.
Cung cấp cho nhu cầu thị trường xây dựng đặc biệt là thị trường miền Bắc.
Hiệu quả tài chính của dự án đầu tư:
Cơ sở và phương pháp tính:
Căn cứ vào dự kiến vốn đầu tư.
Căn cứ vào kế hoạch dự kiến sản xuất kinh doanh của công ty.
Căn cứ vào các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng về quản lý tài sản cố định.
Căn cứ vào phương pháp tính toán và xác định hiệu quả tài chính, kinh tế của vốn đầu tư.
Hiệu quả tài chính của dự án được đánh giá qua các chỉ tiêu:
Giá trị hiện tại ròng của dựa án.
Tỷ suất thu hồi nội bộ.
Thời gian thu hồi vốn.
Tính toán các chỉ tiêu:
Doanh thu: Doanh thu môt năm của dự án được xác định căn cứ theo khối lượng các dự án đang triển khai tại Công ty và các dự án bên ngoài, được căn cứ trên cơ sở định mức và đơn giá vật liệu, chi phí và lợi nhuận.
Đơn giá bán 1m cống được xác định là: 419.000đ/m.
Sản lượng sản xuất, doanh thu dự kiến hàng năm được thể hiện ở Bảng 4 Phần Phụ lục 3
Chi phí:
Khấu hao cơ bản: theo phương pháp khấu hao tuyến tính với thời gian là 7 năm. Giá trị khấu hao hàng năm là: 523.652.320 đ.
Chi phí vật liệu: được xác định trên cơ sở định mức nhiên liệu và sản lượng sản xuất dự kiến.
Chi phí vật liệu được thể hiện ở bảng 3 Phần Phụ lục 3.
Chi phí nhiên liệu, năng lượng: được xác định trên cơ sở định mức nhiên liệu sử dụng, được thể hiện ở Bảng 5 Phần Phụ lục 3.
Chi phí nhân công: tổng số cán bộ công nhân viên, với mức lương cụ thể được thể hiện ở Bảng 2 Phần Phụ lục 3.
Chi phí nhân công năm: 381.600.000 đồng
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng 1 năm: được trích tỷ lệ quy định, cụ thể theo tính toán của dự án.
Chi phí SCBD bình quân năm của 3 năm đầu: 54.365.384đ
Chi phí SCBD bình quân năm của 4 năm tiếp theo là: 93.970.392đ
Chi phí thuê trạm trộn bê tông 01 năm:
7.000.000đ/th x 12 tháng = 84.000.000đ
Chi phí thuê đất làm nhà xưởng 01 năm: căn cứ theo giá cho thuê đất của tỉnh Hải Dương.
Chi phí thuê đất là: 8000m2 x 1.075đ/tháng x 12 = 163.636.364đ
Chi phí văn phòng: 22.880.000đ
Chi phí lãi vay ngân hàng:
Lãi suất vay trung hạn: 11.52%/năm, tương ứng là 0.96%/tháng.
(Bảng 1 Phần Phụ lục 3.)
Chi phí khác: được xác định bằng 1,5% tổng các khoản chi phí (1-9).
Chi phí quản lý công ty: được xác định bằng 4% tổng các khoản chi phí (1-10).
Thuế thu nhập doanh nghiệp: tính bằng 28% thu nhập lợi nhuận trước thuế.
Tổng doanh thu - chi phí – Lợi nhuận trước thuế xác định trong Bảng 5.
Lợi nhuận sau thuế bình quân 1 năm là: 522.322.342đ
Giá trị hiện tại ròng(NPV):
Theo kết quả tính toán trình bày trong bảng 4: NPV = 945.510.904đ >0.
Vậy dự án có hiệu quả về mặt tài chính.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ:
Theo kết quả tính to
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111801.doc