Chuyên đề Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính. 3

1.1. Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1.2. Khái niệm hoạt động cho thuê tài chính 6

1.1.3. Đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính 7

1.1.4. Phân loại hoạt động cho thuê tài chính. 10

1.1.5. Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính 15

1.2. Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính. 18

1.2.1. Khái niệm rủi ro. 18

1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 19

1.2.2.1. Rủi ro tài chính. 19

1.2.2.2. Rủi ro hoạt động 21

1.2.2.3. Rủi ro khác 22

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 23

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 25

1.3. Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 28

1.3.1. Khái niệm 28

1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 28

 

Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 33

2.1. Tổng quan về công ty cho thuê tài chính – BIDV. 33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 33

2.1.2. Hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty 34

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính BIDV 37

2.2.1.Thực trạng về hoạt động cho thuê tài chính 37

2.2.2. Thực trạng về rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính – BIDV 45

2.2.2.1. Tình hình Nợ quá hạn 45

2.2.2.2. Tình hình Nợ xấu 49

2.2.2.3. Lãi treo 51

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính-BIDV 52

2.2.3.1. Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính-BIDV 52

2.2.3.2. Thực trạng trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. 54

2.2.3.2.Chính sách quản lỷ rủi ro của công ty cho thuê tài chính-BIDV 56

2.3. Đánh giá công tác quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV 59

2.3.1. Kết quả đạt được 59

2.3.2. Hạn chế 61

 

Chương III: Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV. 64

3.1.Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV 2009-2010 64

3.1.1. Mục tiêu chung 64

3.1.2. Chỉ tiêu cụ thể năm 2009-2010 64

3.1.3. Định hướng phát triển 2009-2010 65

3.2.Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV 66

3.2.1. Thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 67

3.2.2. Thiết lập quy trình liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính và thực hiện tốt các quy trình này 68

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định 69

3.2.4. Xếp hạng rủi ro hoạt động cho thuê tài chính, tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn khi cho thuê và thực hiện tốt biện pháp xử lý thu hồi nợ. 71

3.2.5. Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực 73

3.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 75

3.3.Một số kiến nghị 76

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ. 76

3.3.2. Kiến nghị với Các Bộ, Ban, Ngành chức năng. 77

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 79

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô, định hướng: Bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, các định hướng, chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê tài chính, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. - Các thông tin phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính: gồm các thông tin từ khách hàng thuê tài chính; hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị điều hành hoạt động cho thuê tài chính như báo cáo thực trạng hoạt động cho thuê tài chính, dự báo xu hướng phát triển, báo cáo xu hướng rủi ro hoạt động cho thuê tài chính, báo cáo tổng kết ... Các báo cáo bao gồm: Báo cáo về tính hình tập trung cho thuê tài chính. Những vấn đề trong danh mục cho thuê tài chính theo đó chỉ ra những khoản cho thuê có vấn đề, khoản cho thuê cần chú ý và những khoản thuê có thể bị mất. Tình trạng các khoản cho thuê đã được cơ cấu lại. Những khu vực cho thuê tài chính tăng trưởng nhanh. Hàng năm hoặc hàng quý, hội đồng quản trị phải nhận được báo cáo về những khoản có khả năng mất vốn trong tình huống thay đổi bát lợi của nền kinh tế hoặc khủng hoảng. Các báo cáo lên ban điều hành: Báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro trong lĩnh vực cho thuê tài chính; Báo cáo về danh mục cho thuê và các rủi ro chính; Báo cáo định kỳ về mức độ tập trung của danh mục cho thuê và việc duy chuyển các khoản thuê; Báo cáo đột xuất theo yêu cầu khi phát sinh các vấn đề về cơ chế chính sách. Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2.1. Tổng quan về công ty cho thuê tài chính – BIDV. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Ngày 27/5/1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành thể lệ Tín dụng thuê mua. Theo đó, Công ty Tín dụng thuê mua trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức được thành lập theo Quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 128/ QĐ-NH5 ngày 26/4/1995. Để tạo một hành lang thông thoáng hơn cho hoạt động cho thuê, tháng 10/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/NĐ-CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Sau 3 năm hoạt động cho thuê một cách dè dặt như một chi nhánh trực thuộc của ngân hàng, tháng 9/1998 Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Công ty tín dụng thuê mua, đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Công ty Cho thuê tài chính BIDV là một doanh nghiệp nhà nước và là một trong những Công ty cho thuê tài chính được thành lập rất sớm, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều 2 của Quyết định số 305 này quy định: “Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một pháp nhân; là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp vốn điều lệ; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy định tại Điều lệ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.” Một số nét về công ty như sau: Tên gọi đầy đủ của công ty bằng tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh: Financial Leasing Company of Bank for Investment and Development of Viet Nam. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: BIDV Leasing Co. (BLC) Vốn điều lệ được cấp ban đầu : 55 tỷ đồng. Năm 2001 vốn điều lệ tăng lên là 102 tỷ đồng Việt Nam. Cuối năm 2006 vốn điều lệ tăng lên 200 tỷ đồng. 2.1.2. Hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty a, Hoạt động của công ty Hiện nay, Công ty cho thuê tài chính BIDV cung cấp các dịch vụ: Cho thuê tài chính: là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn trong đó Công ty cho thuê tài chính BIDV sẽ đứng ra mua các máy móc, thiết bị và động sản theo yêu cầu của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp thuê trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận. Trong thời hạn thuê, tài sản thuê vẫn thuộc sở hữu của công ty; doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng tài sản thuê vào mục đích kinh doanh và có nghĩa vụ bảo dưỡng, mua bảo hiểm tài sản thuê và trả phí thuê. Hêt thời hạn thuê, tài sản thuộc sở hữu doanh nghiệp với giá chọn mua danh nghĩa. Cho thuê ủy thác: Công ty nhận vốn ủy thác của các tổ chức khác để thực hiện cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp do các tổ chức đó chỉ định. Mua và cho thuê lại: Công ty mua các tài sản trước đây thuộc sở hữu doanh nghiệp và cho doanh nghiệp thuê lại. Đây là một hình thức tháo gỡ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp. Tư vấn về cho thuê tài chính: Công ty sẽ tư vẫn cho cac doanh nghiệp về các giải pháp đàu tư vốn và công nghệ có liên quan đến dịch vụ thuê tài chính. Nhập khẩu trực tiếp tài sản thuê: Công ty sẽ đứng ra nhập khẩu trực tiếp tài sản thuê mà doanh nghiệp yêu cầu. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhập khẩu ủy thác. b, Cơ cấu tổ chức Nguyên tắc tổ chức và điều hành Công ty cho thuê tài chính BIDV chịu sự quản lý của của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về vốn, về kế hoạch phát triển kinh doanh, về tổ chức nhân sự và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ. Công ty thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, tín dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình. Công ty chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mô hình tổ chức Từ một mô hình tổ chức đơn giản năm 1998 với 01 Ban lãnh đạo, 03 phòng chức năng Kinh doanh, Tổng hợp, Kế toán, đến tháng 10 năm 2001 công ty Cho thuê tài chính BIDV thành lập Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11 năm 2008 mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính BIDV như sau: + Hội sở chính gồm có Ban Giám đốc, phòng Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và 8 phòng chức năng là Phòng Quan hệ khách hàng I, phòng Quan hệ khách hàng II, phòng Quản lý rủi ro, phòng Quản trị tín dụng, phòng Cho thuê nội ngành, phòng Kế hoạch-Tổng hợp, phòng Tài chính-Kế toán, phòng Tổ chức-Hành chính, + Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh (được nâng cấp thành Công ty Cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam từ tháng 1 năm 2005) Tuân thủ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, được sự chấp thuận của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, công ty Cho thuê tài chính BIDV thực hiện mô hình tổ chức mới như sau: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát HĐQT BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Quản lý Rủi ro Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quan hệ khách hàng I Phòng Quan hệ khách hàng II Phòng Cho thuê nội ngành Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty cho thuê tài chính BIDV từ tháng 11/2008 Với mô hình như trên, chức năng nhiệm vụ các phòng ban được quy định cụ thể hơn, chuyên môn hóa cao hơn, tạo được sự phối hợp liên kết giữa các bộ phận, phòng ban chức năng với nhau. Các quyết định, chính sách của Công ty đưa ra đều dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá và có sự tham gia của số đông mà không mang tính chất chủ quan của một người quyết định (giám đốc, phó giám đốc). Vì vậy, mô hình tổ chức mới mang tính ưu việt, chuyên môn và năng động hơn so với mô hình quản trị cũ. 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính BIDV 2.2.1.Thực trạng về hoạt động cho thuê tài chính Tiếp theo năm 2005, năm 2006 là năm rất khó khăn của Công ty sau 8 năm hoạt động, các khoản nợ xấu đã bùng phát, việc quản lý, quản trị điều hành đã bộc lộ nhiều sai sót, kết quả kinh doanh của Công ty sa sút, lợi nhuận thấp nhất sau 8 năm hoạt động, tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ ngoại ngành gần 16%. Các cuộc thanh kiểm tra kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý cán bộ. Cuối năm 2006, Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam quyết tâm khôi phục lại Công ty bằng việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt, kiện toàn mô hình tổ chức Công ty theo Thông tư 06/2006/TT-NHNH, cấp bổ sung vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, cho phép Công ty hưởng lãi suất vay ưu đãi,... Với sự hỗ trợ về nhiều mặt và chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, năm 2007 Công ty đã có sự tăng trưởng mạnh thoát khỏi ra sự khủng hoảng và trích lập đủ Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, lợi nhuận trước thuế đạt 21,3 tỷ đồng gấp 23 lần so với năm 2006, thu nhập của cán bộ Công ty đã được cải thiện với thu nhập sau thuế bình quân đầu người đạt 213 triệu đồng/người, hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đề ra. Sang năm 2008 Công ty đã thực sự khôi phục và hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao với hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Quy mô tổng tài sản là 1.705 tỷ đồng tăng 43% so với đầu năm, dư nợ tín dụng (ngoại ngành) đạt 1352 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với năm 2007, lợi nhuận trước thuế sau trích Dự phòng rủi ro là 54,16 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm trước và tỷ lệ nợ xấu nội bảng/dư nợ ngoại ngành khống chế ở mức 2,79%. Tháng 11/2008 Công ty đã triển khai mô hình TA2 tách bạch giữa 3 chức năng khởi tạo, quản lý rủi ro và tác nghiệp nhằm quản lý khoản thuê tốt hơn, bên cạnh đó Công ty cũng đã triền khai thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin Công ty. Để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính-BIDV, có thể xem xét các chỉ tiêu sau: a, Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho thuê Bảng 2.1: Dư nợ cho thuê 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Tổng dư nợ 936 1195 1733 2 Dư nợ ngoại ngành 548 821 1352 3 Dư nợ nội ngành 388 377 381 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2006-2008 công ty cho thuê tài chính-BIDV) Biểu đồ 2.1: Cho thuê tài chính nội ngành và ngoại ngành 2006-2008 Cho đến nay, Công ty vẫn chưa được phép thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tài chính và chưa đủ điều kiện để cho thuê vận hành nên hoạt động vẫn dựa vào một sản phẩm duy nhất là cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính là hoạt động chủ đạo của công ty, đưa lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty, là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Theo tiêu chí đối tượng cho thuê cũng như lãi suất cho thuê và mức độ rủi ro, cho thuê tài chính của công ty được phân thành hai khu vực là cho thuê nội ngành và cho thuê ngoại ngành. - Cho thuê nội ngành: Đối tượng thuê của cho thuê nội ngành là các tài sản mua bán từ các chi nhánh BIDV hoặc các tài sản mua bán tập trung toàn ngành. Tài sản thuê thường là xe ô tô, hệ thống máy văn phòng, hệ thống điều hòa, từ năm 2002 có cả máy rút tiền tự động và trở thành tài sản có tỷ trọng dư nợ cho thuê lớn nhất. Tháng 11/2008 phòng cho thuê nội ngành cũng đã được thành lập để thực hiện một cách tôt nhất khu vực cho thuê này. Tính đến ngày 31/12/2008, dư nợ cho thuê tài chính nội ngành là 381 tỷ đồng (gồm 0,2 tỷ đồng đầu tư), tăng không nhiều so với năm 2007 (377 tỷ đồng), và giảm so với năm 2006 (388 tỷ đồng). Trong khi đó Tổng dư Nợ lại tăng lên nhiều, điều đó cho thấy, Công ty đang mở rộng hoạt động sang khu vực cho thuê ngoại ngành-khu vực đem lại nhiều lợi nhuận hơn. - Cho thuê tài chính ngoại ngành Đây là khu vực cho thuê chiếm tỷ trọng lớn hơn trên tất cả các mặt dư nợ, giá trị tài sản...Tài sản cho thuê đa dạng, gồm các dây chuyền sản xuất, các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng, thực phẩm, máy mọc đơn lẻ; phương tiện thi công cầu, đường, xây dựng; phương tải vận chuyển hàng hóa, hành khách…Khách hàng của hoạt động cho thuê tài chính ngoài hệ thống ngân hàng ĐT&PTVN bao gồm các pháp nhân như công ty TNHH, công ty CP, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã… Năm 2007, số lượng dự án đã ký kết là 174 dự án, tổng giá trị cho thuê lên đến 1056 tỷ đồng, dư nợ cho thuê ngoại ngành cuối kỳ là 821 tỷ đồng, tăng 49,8% so với năm 2006. Dư nợ cho thuê đến 31/12/2008 của cho thuê ngoại ngành là 1.352 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với cuối năm 2007( dư nợ 821 tỷ đồng ), đạt 102,4% kế hoạch được giao. b, Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp cho thuê Trong thời gian qua Công ty tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng tăng tỷ lệ cho thuê đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi và giảm cho thuê bên các doanh nghiệp quốc doanh thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án, đồng thời thúc đẩy mạnh việc đôn đốc thu hồi nợ. Kết quả cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho thuê với các doanh nghiệp quốc doanh giảm đáng kể, từ 57,3% năm 2006 xuống còn 5,5% năm 2008, ngược lại trong thời gian đó tỷ trọng dư nợ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian đó tăng mạnh, từ 42,7% lên đến 94,5%. Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho thuê theo loại hình doanh nghiệp và loại hình tài sảN 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng I- THEO HÌNH THỨC SỞ HƯŨ 1-Doanh nghiệp quốc doanh 536,2 57,3% 314,4 26,3% 95,6 5,5% 2-Doanh nghiêp ngoài quốc doanh 399,8 42,7% 881,0 73,7% 1637,7 94,5% II- THEO LOẠI TÀI SẢN 1-Phương tiện vận chuyển 254,59 27,2% 437,52 36,6% 825,1 47,6% 2-Máy móc thiết bị 107,52 11,5% 236,69 19,8% 382,7 22,1% 3-Tài sản khác 573,89 61,3% 521,19 43,6% 525,5 30,3% Tổng 936,0 100% 1195,4 100% 1733,3 100% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2006-2008 công ty cho thuê tài chính-BIDV) Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 2006-2008 c, Cơ cấu dư nợ theo nhóm tài sản cho thuê Hiện nay tài sản cho thuê của công ty cho thuê tài chính-BIDV khá đa dạng, bao gồm dây chuyền sản xuất, chế biến; máy móc thiết bị sản xuất, khai thác, xây dựng và văn phòng...; phương tiện vận tải và các động sản phục vụ sản xuất kinh doanh. Để có thể dễ so sánh, có thể cơ cấu dư nợ theo các nhóm tài sản lớn gồm phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị và tài sản khác như ở bảng 2.2. Trong giai đoạn 2006-2008, dư nợ cho thuê theo nhóm tài sản phương tiện vận chuyển và nhóm máy móc thiết bị đều tăng, còn các tài sản khác giảm dần từ 573,89 tỷ đồng năm 2006 xuống 521,19 tỷ đồng năm 2007 và năm 2008 là 525,5 tỷ đồng. Việc tập trung cho thuê vào một loại tài sản có thể dẫn tới rủi ro cao, đặc biệt nhóm tài sản máy móc thiết bị thường hao mòn nhanh chóng, nhất là hao mòn vô hình do phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì vậy Công ty cần có những định hướng cụ thể trong việc đầu tư vào nhóm tài sản nào trong giai đoạn nào. d, Thị phần hoạt động so với các công ty cho thuê tài chính khác Bảng 2.3: Thị phần của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008 Đơn vị: tỷ đồng STT Tên công ty Dư nợ cho thuê Thị phần(%) 1 Cty CTTC II NHNN & PTNT VN 6206.27 44.43 2 Cty CTTC I NHNN & PTNT VN 2146.48 15.36 3 Cty CTTC I NH Đầu tư & PTVN 1733.34 12.41 4 Cty CTTC II NH Đầu tư & PTVN 1309.45 9.37 5 Cty CTTC NH Ngoại thương VN 1084.16 7.76 6 Cty CTTC NH Công thương VN 985.06 7.05 7 Cty CTTC NH Sài Gòn thương tín 331.77 2.37 8 Cty CTTC NH Á Châu 106.14 0.76 9 Cty CTTC Công nghiệp tàu thủy 67.27 0.48 Tổng cộng 13969.94 100.00 (Nguồn:Báo cáo kết quả công tác năm 2008 của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam) Biểu đồ 2.3: Thị phần của các công ty cho thuê tài chính năm 2008 Hiện nay có 9 công ty thuộc Hiệp Hội cho thuê tài chính Việt Nam, trong đó 2 Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất (lần lượt là 44.43% và 15.36%) dư nợ của hai công ty này chiếm hơn một nửa tổng dư nợ của cả 9 công ty. Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đứng thứ 3 với thị phần 12.41%. Điều này có phần dễ hiểu vì 2 công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam ra đời trước và có vốn điều lệ lớn hơn (200.000 triệu đồng và 350.000 triệu đồng), trong khi vốn điều lệ của Công ty cho thuê tài chính I- BIDV là 200.000 triệu. Sản phẩm cho thuê của Công ty cho thuê tài chính-BIDV cũng không phong phú như Công ty cho thuê tài chính II-NHNN&PTNT, đặc biệt là về tàu thuyền các loại. Trong năm 2008, Dư nợ cho thuê tàu thuyền của Công ty cho thuê tài chính I-BIDV là 595,826 tỷ đồng, công ty CTTC II-NHNN&PTNT là 3088,663 tỷ đồng, công ty CTTC I- NHNN&PTNT là 1433,659 tỷ đồng) 2.2.2. Thực trạng về rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính – BIDV Khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là trong ngành Ngân hàng-Tài chính từ năm 2007, làm cho rủi ro và nguy cơ xảy ra rủi ro ngày càng gia tăng trong hoạt động cho thuê tài chính. Trong giai đoạn 2006-2008, thực trạng về rủi ro của Công ty được thực hiện qua các chỉ tiêu 2.2.2.1. Tình hình Nợ quá hạn a, Phân tích nợ quá hạn theo thời gian Bảng 2.4: Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 -Tổng dư nợ cho thuê 936 1195,4 1733,3 -Nợ quá hạn 85,8 223,4 653,2 + Nhóm II 4,3 190,3 615,4 + Nhóm III 24,1 2,8 11,8 + Nhóm IV 1,7 7,8 22,4 + Nhóm V 55,7 22,5 3,6 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 9,17% 18,69% 37,69% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 Công ty cho thuê tài chính -BIDV) Biểu đồ 2.5: Nợ quá quá hạn 2006-2008 Bảng 2.3 đã phân loại Nợ quá hạn theo Quyết định 493/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Năm 2006, Nợ quá hạn mới chỉ 88,5 tỷ đồng; nhưng sang năm 2007, Nợ quá hạn tăng vọt lên 223,4 tỷ đồng và năm 2008 nhiều nhất 653,2 tỷ đồng. Điều này dẫn đến Tỷ lệ Nợ quá hạn của các năm lần lượt tăng lên là 9,17% năm 2006; 18,69 năm 2007 và 37,69 năm 2008. Có thể thấy tốc độ tăng Nợ quá hạn trong 3 năm qua cao, năm sau hơn gấp đôi năm trước. Trong khi đó tốc độ tăng Tổng dư nợ cho thuê năm sau so với năm trước lần lượt là 27,7% (năm 2007 so với 2006) và 45% (năm 2008 so với 2007). Theo tính chất của các khoản Nợ quá hạn, trong năm 2006, phần lớn các khoản Nợ quá hạn nằm trong Nhóm V (nợ quá hạn trên 306 ngày), 65% nợ quá nằm trong nhóm nợ quá hạn nguy hiểm nhất này. Sang các năm 2007,2008, các khoản nợ quá hạn ở nhóm V dần dịch chuyển lên nhóm II. Sở dĩ như như vậy là vì, Công ty đã có các biện pháp xử lý kịp thời với những khoản nợ quá hạn. Đối với các công ty cho thuê tài chính thì tài sản cho thuê chính là tài sản đảm bảo cùng với các tài sản đảm bảo khác (nếu có). Tất cả các khoản cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính-BIDV đều có tài khoản đảm bảo. Khi khách hàng không trả tiền thuê, Công ty có quyền phát mại tài sản cho thuê để thu hồi nợ. Chúng ta có thể phân tích kỹ hơn tình hình nợ quá hạn theo các tiêu chí sau: b, Phân tích nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế: Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn theo ngành kinh tế năm 2008 Đơn vị: tỷ đồng Ngành kinh tế Dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Công nghiệp chế biến 41,98 33,82 80,56 Công nghiệp khai thác mỏ 29,05 2,74 9,43 Nông lâm nghiệp 107,48 12,57 11,7 Tài chính-tín dụng 262,05 0 0 Vận tải 424,76 208,71 49,14 Xây dựng 201,92 29,27 14,5 Y tế và hợp đồng cứu trợ xã hội 10,18 10,18 100 Khách sạn- nhà hàng 2,35 2,30 97,87 Sản xuất phân phối điện nước 9,43 4,02 42,63 Khác 644,1 349,59 54,28 Tổng cộng 1733,3 653,2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 Công ty cho thuê tài chính -BIDV) Công ty cho thuê tài chính-BIDV thực hiện cho thuê tài chính trên nhiều ngành nghề khác nhau. Tính đến năm 31/12/2008, dư nợ trong ngành Vận tải là lớn nhất (chiếm 24,5%), tiếp theo là các ngành Tài chín-tín dụng và Nông lâm nghiệp. Công ty không quá tập trung quá nhiều vào một ngành nghề nào nhất định. Xét về Nợ quá hạn, thì ngành Y tế và cứu trợ xã hội có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất, nợ quá hạn lên tới 100%. Tài sản Công ty cho ngành này thuê là các máy siêu âm, máy chụp X-Quang. Hoạt động y tế-cứu trợ xã hội mang đặc thù của một ngành nghề xã hội, thu nhập mang tính chất tài chính công, việc thanh toán có thể có nhiều thủ tục phức tạp, vì vậy việc thu hồi tiền thuê khá khó khăn. Mặt khác, các thiết bị y tế thường có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp, Công ty nên hạn chế việc cho thuê trong ngành này. Tuy nhiên toàn bộ nợ quá hạn của ngành này nằm vào nhóm II, nợ nhóm II là các khoản nợ được gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vì vậy mức độ rủi ro chưa phải là nghiêm trọng. Ngành có tỷ lệ nợ quá hạn cao thứ hai là ngành Khách sạn-nhà hàng. Đây là ngành dịch vụ có nhiều cơ hội phát triển, khả năng thanh toán không phải là quá thấp, thế nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại lên đến 97,87%. Công ty cần cân nhắc việc thu hồi nợ trong lĩnh vực cho thuê này. Phương tiện giao thông vận tải có tỷ lệ nợ quá hạn là 49,14%. Các tài sản cho thuê thương là xe ca, xe tãi, xe tải...Đây là loại tài sản dễ mua bán, khả năng chuyển đổi thành tiền cao, khi cần thiết có thể phát mại để thu nợ. Chính vì vậy Công ty nên đẩy mạnh cho thuê tài chính trong ngành nghề này 2.2.2.2. Tình hình Nợ xấu a, Phân tích Nợ xấu theo Quyết định 493 Bảng 2.6: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 -Tổng dư nợ cho thuê 936 1195,4 1733,3 -Nợ xấu 81,5 33,1 37,8 + Nhóm III 24,1 2,8 11,8 + Nhóm IV 1,7 7,8 22,4 + Nhóm V 55,7 22,5 3,6 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 8,7% 2,77% 2,18% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 Công ty cho thuê tài chính -BIDV) Tỷ lệ Nợ xấu của Công ty giảm rõ rệt qua các năm trong giai đoạn 2006-2008. Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu rất cao 8,7%, nợ xấu tập trung vào nhóm V (nợ có khả năng mất vốn) là 55,7 tỷ đồng, chiếm 68,3% tổng nợ xấu của năm 2006. Sang năm 2007, nợ xấu giảm rõ rệt, còn 33,1 tỷ đồng, giảm 59,4% so với năm 2006; đồng thời nợ xấu ở nhóm V cũng giảm xuống. Sở dĩ giảm được nợ xấu một cách nhanh chóng như vậy là vì trong năm 2007, công ty xác định nhiệm vụ trọng tâm là lành mạnh hóa tình hình tài chính. Công ty cho thuê tài chính-BIDV đã kiên quyết trong việc thu hồi, xử lý nợ xấu như: khởi kiện 13 doanh nghiệp và có 9 trường hợp có quyết định công nhận thỏa thuận của tòa án; làm đơn tố giác tố giác tội phạm và làm thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm. Kết quả là Công ty đã thu gốc 20,7 tỷ đồng; thu lãi 0,4 tỷ đồng, trong đó có hai khoản nợ bán được cho DATC (Công ty mua bán nợ của Bộ tài chính) với trị giá hơn 11 tỷ đồng của Công ty Xây dựng công trình đường thủy và Công ty cầu 7 Thăng Long. Sang năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm, một điều đáng lưu ý là nợ Nhóm V giảm nhiều, giảm 84% so với nợ nhóm V năm 2007, và chỉ còn chiếm 9,5% tổng nợ xấu năm 2008. Trong năm 2008 Công ty tiếp tục thực hiện chính sách lành mạnh hóa tài chính như năm 2007 đã đề ra. Công ty đã tích cực thu hồi, bán tài sản, truy hồi tài sản và thu được: Công ty Hoàng Anh 11,7 tỷ đồng; Cty Cổ phần cơ khí và xây lắp số 7: 1.434 triệu đồng; Cty TNHH Đức Nguyên: 1.236 triệu đồng; Cty Hoàng Linh: 810 triệu đồng; Cty In Thế kỷ 198 triệu đồng...Đồng thời Công ty cũng tích cực phối kết hợp với cơ quan thi hành án để thu nợ: Cty Toàn Long 35 triệu đồng; Cty Cổ phần Đất Việt: 50 triệu đồng; DNTN Thương mại Hà Phát: 310 triệu đồng... Kết quả của những hoạt động tích cực trên nợ xấu của Công ty cho thuê tài chính- BIDV giảm mạnh cả về tuyệt đối và tương đối. b, So sánh tỷ lệ Nợ xấu với các công ty cho thuê tài chính khác Bảng 2.7: Nợ xấu của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008 Đơn vị: tỷ đồng; % STT Tên công ty Dư nợ cho thuê Tỷ lệ Nợ xấu (nhóm 3,4,5) Tỷ lệ Nợ xấu (Nhóm 5) 1 Cty CTTC II NHNN & PTNT VN 6206.27 1,92 0,55 2 Cty CTTC I NHNN & PTNT VN 2146.48 14,06 1,29 3 Cty CTTC I NH Đầu tư & PTVN 1733.34 2,18 0,20 4 Cty CTTC II NH Đầu tư & PTVN 1309.45 3,32 1,07 5 Cty CTTC NH Ngoại thương VN 1084.16 0,76 0,39 6 Cty CTTC NH Công thương VN 985.06 16,18 11,44 (Nguồn:Báo cáo kết quả công tác năm 2008 của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam) Bảng trên là tỷ lệ nợ xấu của 6 công ty cho thuê tài chính có dư nợ cho thuê lớn nhất Việt Nam. So với những công ty này, BLC có tỷ lệ nợ xấu đứng thứ 3. So với Công ty cho thuê tài chính II-NHNN&PTNT VN – là công ty có dư nợ lớn nhất, thì tỷ lệ nợ xấu của BLC vẫn cao. Điều này cho thấy BLC không những phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng dư cho thuê mà vấn đề quan trọng hơn nữa là quản lý nợ xấu. Tuy nhiên trong việc xử lý nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm V), BLC lại là công ty làm tốt nhất với tỷ lệ này rất thấp 0,2%. 2.2.2.3. Lãi treo Bảng 2.8: Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Tổng dư nợ 936 1195,4 1733,3 2 Lãi treo 7,398 4,926 30,555 3 Lãi treo/Tổng dư nợ (%) 0,79 0,41 1,76 4 Thu nợ ngoại bảng 1,691 20,7 16,33 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 Công ty cho thuê tài chính –BIDV) Năm 2007, dư nợ cho thuê tăng lên nhưng lãi treo lại giảm xuống so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu, năm 2007 là năm Công ty bắt đầu mở chiến dịch lành mạnh hóa tài chính, kiên quyết thu hồi xử lý nợ; kết quả là Công ty đã thu được 20,7 tỷ đồng nợ ngoại bảng, làm giảm tỷ lệ lãi treo/tổng dư nợ xuống còn 0,41%. Sang n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan