Mục Lục
PHẦN MỘT: Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Tài Chính 1
1. Khái niệm 1
2. Mục đích 1
3. Nội dung 2
3.1 Quyết định đầu tư 2
3.1.1 Khái niệm 2
3.1.2 Mục tiêu 2
3.1.3 Các loại tài sản được các ĐCTC đầu tư 4
3.1.4 Các bước quản lý mà các ĐCTC cần theo đuổi 5
3.2 Quyết định tài trợ 6
3.2.1 Khái niệm 6
3.2.2 Mục tiêu 6
3.2.3 Các hình thức huy động 7
3.2.4 Chi phí vốn huy động và lợi ích 11
3.2.5 Rủi ro gắn với việc huy động vốn 11
3.3 Quyết định phân phối 12
3.3.1 Khái niệm 12
3.3.2 Mục tiêu 12
3.3.3 Mô hình tài sản ưu tiên 13
4. Phương pháp 13
5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính 13
PHẦN HAI: Phân Tích Tình Hình Thực Tế Tại Công Ty 19
A. Giới thiệu về công ty 19
1. Lịch sử hình thành 19
2. Mô hình tổ chức và chức năng hoạt động 19
2.1 Mô hình tổ chức 20
2.2 Chức năng hoạt động 22
3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động 22
3.1 Thuận lợi 22
3.2 Khó khăn 22
B. Phân tích tình hình thực tế tại công ty 24
1. Tình hình quản lý vốn 24
1.1 Tình hình nguồn vốn qua các năm 24
1.2 Đánh giá tình hình 24
2. Tình hình cho vay tại công ty 27
2.1 Tình hình cho vay qua các năm 27
2.2 Tình hình dư nợ quá hạn 29
3. Tình hình đầu tư tại công ty 31
4. Tình hình phân phối lợi nhuận 34
5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá 37
PHẦN BA: Các Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện 42
1. Giải pháp vốn 42
2. Giải pháp đầu tư 45
3. Giải pháp nguồn tài trợ 46
55 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý tài chính tại công ty tài chính cao su - Tổng công ty cao su Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN và pháp luật hiện hành.
Vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước theo đúng quy định của NHNN.
Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
CHO VAY VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các tổ chức cá nhân.
Cho vay trả góp mua hàng tiêu dùng.
Cho vay uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác của các tổ chức, cá nhân.
Thực hiện các hoạt động bảo lãnh theo quy định của NHNN.
Chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với tổ chức, cá nhân.
Tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu với các TCTD khác.
Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và TCTD khác.
Đầu tư cho các dự án, liên kết với các doanh nghiệp theo hợp đồng.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác cho các doanh nghiệp.
Nhận uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két theo quy định của pháp luật.
Hoạt động ngoại hối khi được NHNN cho phép.
Hoạt động bao thanh toán khi được NHNN cho phép.
3. Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Hoạt Động Của Công Ty
Do mô hình công ty tài chính trong tổng công ty là mô hình thí điểm đang thử nghiệm nên công ty có những khó khăn và thuận lợi sau:
3.1 Thuận lợi
Tuy công ty mới thành lập nhưng được sự hổ trợ tích cực của Tổng Công ty Cao Su Việt Nam nên công ty nhanh chóng đi vào ổn định tổ chức và hoạt động.
Nhờ nguồn vốn uỷ thác của Tổng Công ty Cao Su Việt Nam nên bước đầu công ty gặp thuận lợi trong việc phát triển nguồn vốn, do vậy dư nợ cho vay tăng lên nhanh chóng.
Tổng Công ty Cao Su Việt Nam có nhu cầu vốn rất lớn về nguồn vốn ngắn hạn và đầu tư trung và dài hạn, đây là một thị trường lớn và ổn định giúp công ty cho vay có hiệu quả và ít rủi ro.
Trong công tác điều hành NHNNVN đã ban hành hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn nhất là Nghị định 79 đã cho phép mở rộng phạm vi hoạt động giúp công ty phát triển được thị trường tăng nhanh nguồn vốn và dư nợ cũng như các hoạt động khác; các quy chế hoạt động, các quy chế về quản lý lãi suất giúp cho công ty nhiều thuận lợi và nâng cao chất lượng trong việc điều hành và quản lý.
3.2 Khó khăn
Về đối tượng và kỳ hạn huy động
Kỳ hạn huy động chỉ được phép trên một năm, khiến cho kênh huy động khó phát triển. Hơn nữa, mô hình công ty tài chính trong tổng công ty chủ yếu phục vụ cho ngành, việc mở rộng cho các đối tượng khác ngoài ngành gặp khó khăn.
Về xử lý tài sản thế chấp
Thủ tục xử lý tài sản cầm cố thế chấp hiện nay rất phức tạp, gây các khó khăn cho các TCTD trong việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ kịp thời, TCTD phải tăng dự phòng rủi ro tín dụng lớn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
B - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY
Tình Hình Quản Lý Vốn Của Công Ty
Vốn là một yêu cầu quan trọng hàng đầu để cấp phép hoạt động cho công ty. Tương tự như vậy, giá trị đầy đủ của vốn phải nhất thiết được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của chính công ty. Giá trị vốn của công ty chính là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà công ty có thể chấp nhận được. Như vậy, vốn đóng góp một vai trò rất quan trọng vừa để công ty bắt đầu hoạt động vừa đảm bảo khả năng tồn tại của công ty. Chính vì thế, khi nghiên cứu tình hình quản lý tài chính tại công ty, chúng ta không thể không quan tâm đến vốn.
Tình hình nguồn vốn của công ty qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Chênh lệch 2003
so 2002
Chênh lệch 2004
so 2003
Mức
%
Mức
%
1.Vốn chủ sở hữu - các quỹ
51,084
61,627
73,164
10,543
20.64%
11,537
18.72%
+Vốn điều lệ
50,135
60,000
70,000
9,865
19.68%
10,000
16.67%
+Vốn khác
0
442
442
442
0
0.00%
+ Các quỹ
949
1,185
916
236
24.87%
-269
-22.70%
+ Lãi kỳ này
0
0
1,806
0
1,806
2. Vốn huy động
16,087
74,558
168,838
58,471
363.47%
94,280
126.45%
+Huy động tiền gửi
16,087
74,558
118,838
58,471
363.47%
44,280
59.39%
+Phát hành trái phiếu
0
0
50,000
0
50,000
3. Vốn vay TCTD
45,448
65,959
57,373
20,511
45.13%
-8,586
-13.02%
+Vay các TCTD
45,448
65,959
57,373
20,511
45.13%
-8,586
-13.02%
4. Vốn khác
2,325
6,487
5,274
4,162
179.01%
-1,213
-18.70%
Tổng nguồn vốn
114,944
208,631
304,649
93,687
81,51%
93,018
44,58%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty qua các năm 2004-2003-2002
Đánh giá tình hình
Theo kết quả tổng hợp và phân tích trong giai đoạn ba năm về thực trạng nguồn vốn của công ty, ta nhận thấy tình hình vốn của tổ chức đã có sự gia tăng theo thời gian. Nhìn tổng quát, nếu như tổng nguồn vốn trong năm 2002 là 114,994 tỷ Đ thì trong năm 2003 số vốn này đã gia tăng đạt 208,631 tỷ Đ tương ứng tăng 93,687 tỷ Đ tức tăng 81,51% so với năm trước; và trong năm vừa qua, năm 2004 số vốn này đã tiếp tục tăng và đạt dược tổng số là 304,649 tỷ Đ tương ứng tăng 93,018 tỷ Đ tức tăng 44,58% so với năm 2003.
Tình hình này là do, trong hai năm qua là giai đoạn ngành cao su được giá và được mùa, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, đạt hiệu quả cao, tài chính dồi dào dẫn đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong ngành giảm mạnh, tuy nhiên lại có thuận lợi cho Công ty Tài Chính trong việc huy động vốn.
Cụ thể, trong năm 2003 Công Ty Tài Chính Cao Su đã được tổng công ty quan tâm cấp thêm 10 tỷ đồng nâng tổng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 60 tỷ và liên tiếp công ty lại được cấp thêm 10 tỷ đồng trong năm 2004, nâng tổng mức vốn điều lệ của công ty đạt 70 tỷ đồng.Như vậy, mặc dù vốn và các quỹ của công ty chiếm một tỷ trọng tương đối so với tổng tài sản, thường là từ 10 – 25%, tỷ trọng này nhìn chung thấp hơn nhiều so với tỷ trọng về vốn tự có của các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại khác. Tuy nhiên, công ty đã hoạt động tốt và duy trì sự tăng trưởng này một cách đều đặn qua các năm, cho thấy khả năng chống đỡ hoặc bù đắp rủi ro của tổ chức ngày càng vững chắc.
Nguồn vốn tăng trưởng của công ty sẽ bảo vệ người gửi tiền, các chủ nợ của công ty và các bên hữu quan khác trong mọi trường hợp.Chính vì thế công ty luôn đảm bảo được uy tín của mình trong quan hệ với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác. Công ty đã sử dụng tốt và duy trì số vốn, các quỹ cũng như mở rộng số vốn này nhờ tăng lợi nhuận giữ lại và đồng thời đáp ứng những đòi hỏi khác về sự cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, về lòng tin của khách hàng và dân chúng nói chung về sự an toàn lành mạnh trong quá trình hoạt động của công ty.
Nguồn vốn mang lại cho công ty thường do việc huy động từ: các tổ chức tín dụng như các Ngân hàng Nhà Nước như VCB TPHCM, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sài Gòn ( lãi suất 0,73%/tháng); từ các công ty tài chính bạn như: Công ty tài chính Dầu khí, công ty tài chính Bưu Điện (lãi suất: 0,74%/tháng); Huy động từ các đơn vị thành viên trong tổng công ty (lãi suất: 9%/năm); Huy động từ nhân dân(theo lãi suất thị trường). Tuy nhiên, nguồn vốn của công ty chủ yếu là được huy động từ các công ty thành viên, việc huy động vốn từ dân cư chiếm một tỷ lệ rất thấp so với tổng nguồn huy động có thể được.
Cụ thể là trong năm 2003 huy động từ nhân dân đạt 5,5 tỷ đồng, và đạt 7,8 tỷ đồng trong năm 2004. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải cố gắng đẩy mạnh khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên để tạo thế chủ động hơn trong việc huy động vốn đặc biệt là vốn trung hạn, nên trong năm vừa qua công ty thực hiện thí điểm phát hành trái phiếu Công Ty Tài Chính Cao Su, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 8,6%/năm , với tổng mệnh giá phát hành là 50 tỷ. Thực hiện thành công việc phát hành trái phiếu có ý nghĩa lớn trong công tác huy động vốn, vì đã mở ra một hướng mới rất cơ bản trong công tác nguồn vốn, đã thiết lập được một kênh huy động vốn lớn, lâu dài và ổn định cho công ty. Đây là nổ lực lớn của ban giám đốc công ty và phòng kinh doanh và các phòng khác.
Như vậy, sự gia tăng liên tục nguồn vốn của công ty qua các năm đã thể hiện tính năng động, đạt tốc dộ tăng trưởng cao trong công tác huy động vốn. Trong bối cảnh của nền kinh tế, với sự khan hiếm nguồn vốn như hiện nay mà công ty đã có thể liên tục gia tăng các nguồn tài trợ và thông qua đó đã sử dụng số tiền nhàn rỗi này để mở rộng hoạt động cho vay và đầu tư tài chính nhằm mục đích sinh lời.
Đối với công ty nguồn tài trợ từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư –nguồn gửi tiết kiệm và có kỳ hạn – là nguồn vốn khá ổn định cho phép công ty chủ động trong việc đầu tư chúng vào các kế hoạch sinh lời, chủ yếu là cho vay cho các tổ chức kinh tế và các cá thể để nhằm hưởng được chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Mặc dù các khoản tiết kiệm này tương đối ổn định hơn và ít gây sức ép rút tiền đối với công ty nhưng lãi suất của nó thì lại thường cao hơn và đa phần là những món tiết kiệm thường nhỏ và phân tán. Do vậy, chi phí thu hút nguồn vốn này đối với công ty lại cao hơn .
Ngoài việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, công ty còn tiến hành vay tiền của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, đây là những khoản vay thường có chi phí khá cao và công ty đã và đang cố gắng giảm việc huy động vốn từ nguồn này. Cụ thể là, nếu trong năm 2003 công ty đã vay 65.959.268.283 Đ thì trong năm 2004 công ty chỉ vay 57.373.109.993 Đ, con số này đã giảm 8.586.158.290 Đ tương ứng giảm 13.02%. Tình hình này được đánh giá là tốt, bởi đây là nguồn vốn có chi phí cao và công ty thường thiếu chủ động, điều kiện vay thường ngặt nghèo, luôn đòi hỏi có sự đảm bảo khá đầy đủ, thời hạn cho vay thường ngắn. Chính vì vậy, công ty đã không ngừng cải thiện công tác huy động vốn từ nguồn tiền gửi và giảm đi vay từ các tổ chức tín dụng. Thêm vào đó, để mở rộng các nguồn tài trợ công ty đã tiến hành phát hành các loại giấy tờ có giá, cụ thể là nếu trong năm 2002, 2003 công ty đã không huy động vốn dưới hình thức này nhưng sang năm 2004 công ty đã tận dụng quyền lợi của mình để phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn từ các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước với tổng giá trị đạt 50.000.000.000 Đ .
2. Tình Hình Cho Vay Tại Công Ty
2.1 Tình hình cho vay
Cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn mang lại thu nhập lớn và chủ yếu nhất cho công ty, đồng thời rủi ro liên quan đến danh mục cho vay cũng là loại rủi ro chủ yếu của công ty. Nguồn thu nhập chủ yếu mang lại từ danh mục cho vay chính là khoản lãi suất mà người vay tiền thanh toán cho công ty, phần khác là từ các hoạt động trao đổi các món cho vay hoặc từ việc bảo đảm và cung cấp dịch vụ tương tự. Nguồn thu nhập này lệ thuộc chủ yếu vào doanh số và lãi suất cho vay. Bởi lẻ cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận của cả công ty và thực tế cho thấy cho vay luôn chiếm từ 60 đến 80% tài sản của công ty và chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nổi các chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và cả chi phí rủi ro đầu tư và do đó công việc của nhà quản lý tài chính trước tiên là phải quản lý các khoản cho vay.
Tình hình cho vay của doanh nghiệp qua các năm
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2003 so 2002
Chênh lệch 2004 so 2003
Mức
%
Mức
%
Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước
300,685
432,815
254,831
132,130
43.94%
-177,984
-41.12%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Qua số liệu phân tích trên ta thấy nhìn chung tình hình cho vay của công ty trong giai đoạn ba năm đã phát triển rất tốt và khả năng cho vay của công ty ngày càng được phát huy mạnh mẽ.
Cụ thể như, nếu trong năm 2002 công ty chỉ có thể cho vay với tổng giá trị đạt 300.685 tỷ đồngthì bước qua năm 2003 công ty đã nâng con số này lên đạt 432.815tỷ đồng. Và trong năm vừa qua, với việc mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng các khoản cho vay, công ty đã thực hiện cho vay cho đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước đạt tổng mức là 254.831.207.005 VNĐ. Con số này nếu so với mức cho vay trong năm 2003 đã giảm 41.12%, tuy nhiên thực tế không phải như vậy vì do công ty đã thay đổi phướng thức hạch toán kế toán trên bảng cân đối kế toán. Kết quả là dự nợ tài sản giảm nhiều do chuyển phần cho vay từ nguồn vốn uỷ thác AFD 261,457,121,900 đ ra tài khoản ngoài bảng. Vì vậy, nếu cộng khoản cho vay nguồn vốn uỷ thác AFD vào khoản cho vay từ nguồn vốn của công ty thì dư nợ cho vay của công ty trong năm vừa qua tăng.
Có thể nói thêm rằng trong năm 2003, ngoài cho các đơn vị trong ngành vay, công ty đã có thêm 150 khách hàng, trong đó có 36 doanh nghiệp, còn lại là các hộ kinh doanh cá nhân. Hiện nay,có trên 500 khách hàng, trong đó cho vay ngoài ngành tăng trưởng nhanh, đảm bảo được kế hoạch tăng trưởng chung, mặc dù nhu cầu vay của các doanh nghiệp trong ngành giảm ( năm qua ngành cao su hoạt động đạt hiệu quả cao, tài chính dồi dào dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm mạnh).
Ngoài ra, thời gian vừa qua công ty đã mở thêm một phòng giao dịch, 3 tổ tín dụng ; ngoài cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã mở rộng thêm các loại hình : cho vay vốn làm kinh tế hộ gia đình, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, sinh hoạt tiêu dùng, cho vay CBCNV không có tài sản đảm bảo thông qua sự giới thiệu và hỗ trợ của cơ quan
Như vậy, nhìn chung hoạt động tín dụng của công ty trong thời gian qua hoạt động rất tốt vì:
Thứ nhất, công ty luôn cẩn trọng trong việc tiến hành thu nhập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng vay tiền, thực hiện việc giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng một cách chặt chẽ và liên tục nhằm tìm ra những người vay có triển vọng tốt , loại trừ những người vay vốn quá mạo hiểm, đảm bảo sử dụng tiền vay đúng mục đích, giải quyết rõ ràng vấn đề lựa chọn đối nghịch giữa lợi nhuận và rủi ro đạo đức và kết cục là công ty đã giảm xác suất mất vốn mà tăng xác suất đạt mục tiêu thu nhập đối với tiền cho vay.
Thứ hai, công ty không ngừng sửa đổi, bổ sung đưa ra các nguyên tắc nhất định mà khách hàng phải tuân theo khi thực hiện hành động xin vay vốn tại công ty. Mặt khác công ty cũng không ngừng tăng cường tính chuyên môn hoá trong bộ máy cho vay của mình . Hơn nữa, công ty cũng đã ưu tiên thiết lập và duy trì sự ưu tiên trong cho vay ở mức độ nào đó có thể đối với những khách hàng có mối quan hệ ổn định, lâu dài với công ty.
Cuối cùng là sự đa dạng hoá các khoản cho vay luôn được công ty đặt lên hàng đầu trong hoạt động cho vay, không tập trung cho vay đối với một ngành công nghiệp hoặc một vài khách hàng riêng biệt mà thay vào đó là công ty biết phân tán vốn cho vay một cách thích hợp cho nhiều khách hàng thuộc nhiều ngành, nhiều loại cho vay, nhiều kỳ hạn Nói chung điều tốt nhất là không bao giờ bỏ tất cả các trứng vào cùng một rổ, vì thật là tai hại nếu bạn thực hiện điều đó! Chính vì sự đa dạng hoá hoạt động cho vay đã đem lại nhiều lợi ích cho công ty , nó cho phép công ty giảm thiểu được các rủi ro đặc thù, rủi ro do tập trung cho vay cũng như các rủi ro về thanh khoản và tương ứng là sự cải thiện được thu nhập đối với toàn bộ danh mục cho vay.
2.2 Tình hình dư nợ quá hạn tại công ty
Là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của công ty là điều không tránh khỏi. Đặc biệt, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì rủi ro trong cho vay ngày càng cao. Ta biết rằng, trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có của mình các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là nguồn vốn vay của các định chế tài chính. Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường. Tuỳ đặc điểm và tính chất hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp mà việc sử dụng vốn vay cũng có sự khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ sử dụng vốn vay nhiều hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất. Về phía công ty, đây là nghiệp vụ kinh doanh theo nguyên tắc đi vay để cho vay. Như vậy, việc phát sinh nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và vấn đề cho vay vốn của công ty đối với các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan diễn ra thường xuyên trong quá trình thực hiện mọi hoạt động kinh doanh cả về phía doanh nghiệp và công ty. Doanh nghiệp vay vốn và công ty cho doanh nghiệp vay vốn được thực hiện bằng những cam kết thoả thuận theo những nội dung đã ấn định phù hợp với các nguyên tắc tín dụng. Về nguyên tắc, trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho công ty. Thực hiện đúng nguyên tắc này, nhìn chung là rất tốt cho doanh nghiệp, cho công ty và cho cả nền kinh tế. Nhưng thực tế, lại không diễn ra như vậy, có nhiều doanh nghiệp không trả được nợ và lãi cho công ty khi nợ đã đến hạn trả. Trong trường hợp này, công ty không thu hồi được vốn và lãi. Đây người ta gọi là nợ quá hạn.
Nợ quá hạn hiện nay ở công ty nói riêng và ở các ngân hàng nói chung đang là một vấn đề đáng quan tâm. Làm thế nào để giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nhằm góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn và tạo điều kiện cho công ty thực hiện tốt nghiệp vụ kinh doanh của mình trong lĩnh vực tín dụng, nhằm từng bước hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng đạt kết quả.
Chúng ta có thể xem tình hình dư nợ và phần trăm dư nợ quá hạn của công ty trong thời gian gần đây
Khoản mục
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
1. Tổng dư nợ của công ty (VNĐ)
300,685,476,402
432,215,690,860
254,471,207,005
2. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng DN
1.00%
1.70%
2.08%
Từ số liệu của bảng trên ta có nhận xét tổng quát như sau:
Tổng dư nợ của năm sau nhìn chung là cao hơn so với năm trước, điều này biểu hiện sự tăng trưởng về tín dụng của công ty.( Riêng năm 2004, do khoản cho vay từ vốn uỷ thác AFD được hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán)
Tỷ lệ phần trăm dư nợ quá hạn có xu hướng tăng, đây là những khoản nợ quá hạn tương đối cao đối với công ty. Nếu số nợ này trở thành nợ khó đòi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty và hoạt dộng kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên nếu so với tỷ lệ phần trăm dư nợ quá hạn hiện nay của một số ngân hàng thương mại nhìn cục bộ, có phần trăm nợ quá hạn cao, được biết đây là số nợ tồn đọng kéo dài chưa hoặc không giải quyết được.
Tình hình doanh nghiệp nợ và phần trăm nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây 1999-2003
Khoản mục
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Tổng dư nợ (tỉ VNĐ) toàn bộ nền kinh tế
139,180
184,936
225,704
286,614
365,300
2. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng DN
13.20%
10.75%
8.80%
8.15%
8.02%
Từ cái nhìn tổng quan ta nhận thấy rằng, mặc dù là phần trăm nợ quá hạn của công ty có xu hướng tăng, nhưng so với tổng ngành thì tỷ lệ này của công ty là tương đối an toàn. Ơû các nước trên thế giới hoặc trong khu vực, phần trăm nợ quá hạn của ngân hàng thương mại phải đạt tỷ lệ là dưới 5% - đây cũng là mục tiêu đề ra cho các NHTM Việt Nam. Như vậy, đánh giá chung về hoạt động tín dụng của công ty là khá tốt. Trong xu hướng hội nhập,công ty nên cố gắng phấn đấu duy trì mức tỷ lệ này hoặc hạ thấp nếu có thể để lành hoá tình hình tài chính của chính mình thông qua việc thực hiện các khoản tín dụng cá chất lượng tốt.
3. Tình Hình Đầu Tư Tại Công Ty
Mặc dù cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho công ty, nhưng ngoài các nghiệp vụ chính thì công ty luôn hướng đến những hoạt động khác . Một trong những hoạt động đó là đầu tư.
Trong bối cảnh của sự phát triển của nền kinh tế, sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, và đặc biệt là sự sôi động trở lại của nó sau một thời gian dài vốn đã rất èo ọt và ế ẩm. Trong giai đoạn hiện nay, khi các DNNN ra sức cổ phần hóa theo quy định của nhà nước, cùng với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán là các công ty chứng khoán của các ngân hàng và các sàn giao dịch lần lượt được khai sinh và hoạt động sôi nổi thì hoạt động đầu tư mà đặc biệt là đầu tư chứng khoán của công ty có xu hướng phát triển đi lên gắn liền với xu hướng nới lỏng quản lý của chính phủ và xu hướng đa dạng hoá hoạt động của công ty. Đây là một khoản mục tài sản quan trọng thứ hai sau các khoản mục cho vay.
Thực tế đầu tư qua các năm tại công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2003 so 2002
Chênh lệch 2004 so 2003
Mức
%
Mức
%
1. Các khoản đầu tư
7,205
17,689
18,700
10,484
145.51%
1,011
5.72%
+ Đầu tư chứng khoán
805
1,289
2,300
484
60.12%
1,011
78.43%
+ Góp vốn liên doanh, mua cổ phần
6,400
16,400
16,400
10,000
156.25%
0
0.00%
2. Thu lãi góp vốn
272
570
921
298
109.56%
351
61.58%
3. Thu lãi kinh doanh chứng khoán
75
281
293
206
274.67%
12
4.27%
Là một định chế tài chính phi ngân hàng luôn tuân thủ những quy định của nhà nước, công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh đầu tư chứng khoán và tham gia trên thị trường tiền tệ theo khuôn khổ của pháp luật. Trong ba năm qua, 2002-2004, cùng với bước đi sôi động của thị trường, công ty đã nhanh chóng hoà mình và dòng chảy ấy nhằm mục đích mở rộng xu hướng hoạt động của công ty .
Và khi tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ, công ty đầu tư chủ yếu vào các loại chứng khoán – thường là chứng khoán nợ sau: Trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngắn h