Chuyên đề Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty TNHH đầu tư và phát triển Xây dựng Minh Huyền

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT 7

TRIỂN XÂY DỰNG MINH HUYỀN 7

I - TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 7

1- Lịch sử hình thành và phát triển 7

2 - Giới thiệu về Công ty: 10

3 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Doanh nghiệp: 11

II - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 16

1 – Các đặc điểm về hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng Minh Huyền. 16

a .Tình hình tổ chức và tổ chức nơi làm việc của Công ty 16

b. Bố trí phân xưởng . . . 16

2 - Quan hệ đối tác 19

3 - Kết quả sản xuất và định hướng phát triển Công ty 20

a. Kết quả sản xuất kinh doanh: 20

b. Định hướng phát triển của Công ty . 22

PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG MINH HUYỀN 24

I – Lao động và công tác quản lý lao động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng Minh Huyền. 24

1 - Phân tích tổng hợp 24

2 - Phân tích về bố trí lao động 27

3 - Tạo động lực trong lao động (tiền công, tiền lương) 30

4 - Nội dung về quản lý quỹ tiền lương tại công ty 31

* Các hình thức trả lương tại công ty: 31

a. Phương pháp trả lương theo thời gian 32

b. Phương pháp tính lương theo sản phẩm 33

c. Phương pháp tính thưởng cho nhân công trực tiếp sản xuất 33

d .Phương pháp xác định tiền lương thực tế của cán bộ công nhân viên tại .34

5- Vấn đề kỷ luật lao động 36

II - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG , CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 36

1- Hiệu quả sử dụng lao động 36

2 -Phân tích về năng suất lao động . . . . .39

3 -Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân trong sử dụng lao động và ở công ty trong thời gian qua 42

*- Những tồn tại 42

a.Về sự phân công, bố trí lao động trong Công ty 42

b.Về sử dụng thời gian lao động 42

c.Về trang thiết bị, công nghệ 42

4. Các nguyên nhân 43

a. Công ty Minh Huyền có nhiêù lao động mơí và trẻ 43

b. Về thu nhập 43

c. Nguyên nhân nghỉ việc 43

d. Về công tác tổ chức sản xuất và công tác thị trường 43

PHẦN III: 44

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MINH HUYỀN 44

1- Các giải pháp 44

2 - Sắp xếp, bố trí, đào taọ laị lao động 45

a. Đổi mới cơ cấu giới tính 45

b. Đôỉ mới cơ cấu học vấn và lý‎ luận chính trị 45

c. Đổi mới cơ cấu nghề nghiệp bậc thợ 46

3 -Tiếp tục ổn định và nâng cao năng lực trang thiết bị công nghệ 47

4 - Sử dụng tốt hơn thời gian lao động 47

5 - Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 48

6 - Cung cấp đầy đủ , đảm bảo các yếu tố cho sản xuất (máy móc, vật tư, năng lượng cho sản xuất) 48

7- Đổi mới về bộ máy quản lý 49

8. Các kiến nghị với cấp trên 49

a . Về phí công ty . . 50

b. Về phí cơ quan nhà nước . 51

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty TNHH đầu tư và phát triển Xây dựng Minh Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.000 8.500 8.515 4.320 3.720 2.750 3.869 6.294 8.785 116,2 108,24 128,37 113,03 104,4 188,07 99,20 100,91 100,23 101,51 100,40 PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG MINH HUYỀN I – Lao động và công tác quản lý lao động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng Minh Huyền. Việc phân tích tình hình sử dụng lao động để bổ sung, cân đối và nâng cao khả năng sản xuất, đánh giá khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định lao động của đơn vị là tiết kiệm hay lãng phí, trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Đây là một hoạt động quan trọng để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 1.Phân tích tổng hợp Bảng 04 : Bảng tổng hợp lao động của công ty Đơn vị tính : Người STT Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 SL % SL % SL % SL % I Cơ cấu lao động Tổng số CBCNV 50 100 65 100 70 100 85 100 + Cán bộ gián tiếp 7 14 9 13,85 10 14,29 12 14,11 + CN trực tiếp 43 86 56 86,15 60 85,71 73 85,89 II Chất lượng lao động Trình độ đại học 7 14 10 15,38 12 17,14 15 17,65 Trình độ CĐ trung học 15 30 19 29,23 24 34,28 33 38,82 Trình độ cấp III 18 36 24 36,92 28 40,00 25 29,41 Trình độ cấp II 10 20 12 18,47 6 8.58 12 14,12 III Giới tính Nam 35 70 47 72,3 48 68,57 54 63,5 Nữ 15 30 18 27,7 22 31,43 31 36,5 IV Độ tuổi 18 - 30 T 45 90 47 72,3 49 70 52 61,17 31 - 50 T 4 8 15 23,0 19 27,1 28 32,94 51 - 60 T 1 2 3 4,7 2 2,9 5 5,89 Qua bảng trên ta thấy , tình hình lao động công ty biến động qua các năm. Năm 2003 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 50 người, năm 2004 số lao động là 65 người, năm 2005 số lao động là 70 người so với năm 2003 tăng lên 20 người và năm 2004 tăng 5 người . Qua các lần kỷ luật bị giảm và một số lần tuyển dụng, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2006 là 85 người, số lượng lao động tăng đáng kể (35 người) + Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn và kiến thức của người lao động.Chính vì vậy việc nghiên cứu trình độ học vấn trong Công ty TNHH Minh Huyền là vô cung quan trọng, nó chi phối ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty cũng như thu nhập đời sống mỗi cá nhân trong Công ty. + Số liệu ở bảng chỉ ra từ 50 cán bộ CNV vào năm 2003 tăng lên 85 người vào năm 2006 . Cán bộ có trình độ Đại học vào năm 2004 chiếm 15,38% và có xu hướng tăng dần qua các năm như năm 2006 tăng lên 17,65%. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao. Song tỷ lệ đào tạo cao đẳng và trung cấp có xu hướng tăng lên từ 30% năm 2003 đến 34,28% năm 2006 tăng lên 38,82% riêng năm 2004 giảm đi còn 29,23% điều này cho thấy Công ty TNHH đầu tư & phát triển xây dựng Minh Huyền chú trọng đào tạo nghề nhiều hơn. Lực lượng tốt nghiệp phổ thông trung học cũng tăng nhưng không đáng kể từ 36% năm 2003 đến 36,92% năm 2004 và 40% năm 2005 và có xu hướng giảm vào năm 2006 là 29,41%, số lao động có trình độ học vấn cấp II có học vấn thấp năm 2003 là 20% nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm và nhất là năm 2005 giảm xuống còn 8.58%. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên, nâng cao năng suất lao động . Tóm lại trình độ học vấn ở công ty Minh Huyền chia ra với 5 mức chủ yếu : Đại học, cao đẳng, trung cấp, Phổ thông trung học, trung học cơ sở, tương ứng với mỗi cấp độ, Công ty đã có sự phân công và bố trí công việc hợp lý phù hợp với chất lượng của từng loại hình lao động. Do đó ở từng bộ phận khác nhau, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ mà sẽ được phân bố nhiều trình độ học vấn cao hay thấp. Qua nghiên cứu cho thấy rằng những người có học vị cao trong Công ty còn ít, trong khi đó những người có trình độ trung cấp, PTTH, PTCS còn chiếm tỷ lệ cao mặc dù đã có sự chuyển biến từ năm 2004 song không đáng kể. Với xu hướng này vài năm tới công ty phải đặt ra vấn đề là phải đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, học vấn và trang bị cho họ một nền tảng lý luận chính trị vững vững chắc. Có được như vậy công ty mới thực sự đủ mạnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Phân tích về bố trí lao động Bảng 05: Sự phân bổ đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng Minh Huyền. Các bộ phận của công ty 2003 2004 2005 2006 SL % SL % SL % SL % Tổng số 50 100 65 100 70 100 85 100 1. Bộ phận gián tiếp 7 14 9 13,8 10 14,3 12 14,1 Ban giám đốc 1 2 1 1,5 4 5,7 4 4,7 Phòng kế toán 2 4 2 3,0 4 5,7 5 5,9 Phòng kỹ thuật 1 2 1 1,5 3 4,3 3 30,5 Phòng tổ chức hành chính 2 4 2 3,0 5 7,1 5 5,9 Phòng tiếp thị bán hàng 2 4 2 3,0 18 25,7 26 30,6 2.Bộ phận trực tiếp sản xuất 43 86 56 86,1 60 85,7 73 85,9 Tổ kiểm tra NVL - kiểm tra tỷ trọng 10 20 12 18,5 15 21,4 17 20 Tổ kiểm tra độ nhớt - kiểm tra độ mịn 7 14 10 15,4 10 14,3 8 9,4 Tổ nghiền và lọc nguyên vật liệu 12 24 10 15,4 12 17,1 12 14,1 Tổ hoàn thiện sản phẩm 5 10 8 12,3 10 14,3 10 11,7 Tổ trực tiếp thi công 9 18 16 24,5 13 18,6 26 30,6 Qua số liệu thống kê trên cho thấy ở bộ phận gián tiếp sản xuất, trong đó nhân lực làm công tác quản lý chiếm 14% số nhân lực toàn công ty năm 2003 và 13,8% năm 2004( nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức sản xuất, quản lý CBCNV). Đặc trưng của bộ phận này: ít mà tinh, có năng lực quản lý tổ chức sản xuất và kinh doanh giỏi, do đó ở bộ phận này có xu hướng giảm từ 14% năm 2003 xuống 0.2% năm 2004 nhưng không nhiều. Đối với Công ty Minh Huyền chuyên sản xuất các sản phẩm sơn và hoá chất xây dựng chất lượng cao đến việc bảo đảm chức năng quan trọng là tổ chức, quản lý kỹ thuật và công nghệ cao như pha chế, công nghệ thí nghiệm, nghiên cứu triển khai, sáng chế cải tiến hợp lý hoá tiêu chuẩn hoá. Ban hành các các công thức sản xuất chuẩn, mẫu mã sản phẩm đẹp, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các sản phẩm và các chi tiết của bán sản phẩm, từng công đoạn sản phẩm. Ban hành các quy trình công nghệ sản xuất cho các sản phẩm và công đoạn sản xuất. Nghiên cứu soạn thảo quy trình công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh; định rõ các phép đo và độ chính xác cần thiết với các thiết bị công nghệ, thiết bị thử nghiệm....Do đó phải có một bộ phận chuyên sâu và luôn tiếp thu cải tiến công nghệ trong lĩnh vực sơn và hoá chất xây dựng, đó là phòng kỹ thuật sơn, bột bả, hoá chất xây dựng với số lượng chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sơn, bột bả, hoá chất xây dựng, đó là phòng kỹ thuật với số lượng nhân lực 1 người chiếm tỷ lệ 2%vào năm 2003 và có xu hướng giảm vào năm 2004 chiếm 1,5%. Song song với bộ phận kỹ thuật là phòng tiếp thị bán hàng.Để sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo uy tín trên thị trường cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Công ty Cao Minh Huyền có bộ phận vô cùng quan trọng là kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) với số lượng nhân lực là 5 người (10%) trên tổng số 50 người vào năm 2003. Lực lượng này quá ít đối với việc kiểm định chất lượng thành phẩm đem tiêu thụ. Xác định rõ tầm quan trọng của chất lượng bởi chất lượng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, quyết định chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong Công ty, chính vì lẽ đó Công ty chỉ thị đưa ra thị trường tiêu thụ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Do đó năm 2006 đã tăng từ 10 người gấp 2 lần so với năm 2003. Nhiệm vụ của bộ phận KCS phải thực hiện tổ chức nghiệm thu về số lượng, chất lượng sản phẩm và tiêu thụ tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, kiểm tra chất lượng đầu vào, lấy mẫu thí nghiệm để đánh giá nhanh chất lượng, duyệt các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Cạnh tranh hoàn hảo trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng luôn đưa mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Song để sản phẩm được tiêu thụ nhanh và nhiều thì việc tìm kiếm và mở rộng thị trường là vô cùng quan trọng. Xác định rõ mục tiêu này, Công ty đã không ngừng củng cố, sắp xếp nhân lực trong phòng tiếp thị - bán hàng với xu hướng gia tăng rất nhanh từ chỗ chỉ có 2 người năm 2003 tăng lên 26 người vào năm 2006 chiếm tỷ lệ 30,6% trong tổng số đã giúp cho sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các tỉnh trong toàn quốc ,. Ngoài ra Công ty còn có một số bộ phận khác có số nhân lực : Tổ chức – Hành chính: 4% ở những bộ phận này, số nhân lực không thay đổi nhiều, nó tương đối ổn định trong năm 2003 và 2006. Bộ phận sản xuất trực tiếp là nơi có số nhân lực đông hơn cả: 43 người chiếm tỷ lệ 86% . Sở dĩ có sự biến đổi đội ngũ lao động này là do quy mô mở rộng sản xuất của công ty từ một nhà máy chỉ có 50 người được phân bổ ra 3 phân xưởng sản xuất đã phát triển Như vậy việc phân chia các bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ là cách cơ bản nhất trong quá trình tổ chức, hoạt động sản xuất của Công ty Minh Huyền * Nhận xét: Công ty Minh Huyền đã chú trọng sắp xếp một cách hợp lý nhân lực quản lý và sản xuất cho phù hợp với chức năng cơ bản của từng bộ phận. Cùng với việc tổ chức sắp xếp lại khối gián tiếp, các phòng ban ngày càng có xu hướng tinh giản gọn nhẹ đủ mạnh đã thực sự làm cho guồng máy sản xuất kinh doanh của Minh Huyền hoạt động một cách nhịp nhàng đồng bộ đạt hiệu quả cao. Công ty Minh Huyền với quy trình sản xuất công nghệ máy móc hiện đại đã và đang từng bước chuyển đổi cơ cấu bậc thợ cho phù hợp với yêu cầu công việc và kỹ thuật sản xuất mới tiên tiến nhất.Với bậc thợ cụ thể của đội ngũ công nhân Công ty Minh Huyền đã đánh giá tay nghề của người lao động thông qua: công nhân lành nghề (tương ứng với bậc thợ 4,5,6,7) và công nhân bán lành nghề (tương ứng với bậc thợ 1,2,3) và công nhân không lành nghề (những người chưa được xét vào bậc thợ nào, họ làm những công việc không đòi hỏi trình độ 3. Tạo động lực trong lao động (tiền công, tiền lương) Trên thực tế ta thấy rằng con người lao động là nhằm mục đích gì? trước hết là thoả mãn nhu cầu của họ trong đó tiền lương là một vấn đề chủ chốt, năm bắt được tầm quan trọng đó công ty Minh Huyền luôn đề ra những nguyên tắc đúng đắn để khuyến khích người lao động để họ không còn cảm thấy bất công mà dồn hết tâm huyết vào làm việc, việc phân phối lương thưởng cho cán bộ công nhân viên được tuân thủ theo nguyên tắc sau: - Tương xứng với khả năng của họ - Tương xứng với kết quả công việc họ thực hiện - Phù hợp với chính sách hiện hành của nhà nước - Phù hợp với chính sách của doanh nghiệp Chính từ chính sách đúng đắn và hợp lý trên nó thúc đẩy quá trình làm việc của người lao động đạt hiệu quả cao, hoạt động sản xuất tăng lên, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện. Bảng 6 : Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong 3 năm qua. STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Lao động Người 50 65 70 85 2 Thu nhập Trong đó : - Tiền lương Đồng 1.200.000 900.000 1.350.000 1.000.000 1.550.000 1.200.000 1.650.000 1.400.000 Với đội ngũ cán bộ trực tiếp, gián tiếp, việc tính lương theo hình thức thời gian hay theo sản phẩm là theo trình độ chuyên môn và số lượng sản phẩm hoàn thành.. Đối với trưởng phó phòng, quản đốc phân xưởng có thêm Lương trách nhiệm. 4 - Nội dung về quản lý quỹ tiền lương tại công ty - Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm các khoản sau : + Tiền lương tính theo thời gian + Tiền lương tính theo sản phẩm + Tiền lương có tính chất thường xuyên + Tiền phụ cấp trách nhiệm + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan Quỹ lương của Công ty được quy định theo số lượng sản phẩm nhập kho nhân với đơn giá tiền lương, Hàng quý‎ phòng Hành chính căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được Giám đốc ký duyệt hình thành lên đơn giá tiền lương dựa trên những hướng dẫn cơ bản của Bộ lao động – Thương Binh và xã hội. Cuối tháng phòng Hành chính tổ chức thống kê toàn bộ số lượng sản phẩm nhập kho nhân với Đơn giá tiền lương , sau đó tính ra quỹ tiền lương của tháng đó rồi trình lên Giám đốc hệ số lương thưởng. * Các hình thức trả lương tại công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là : trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. a- Phương pháp trả lương theo thời gian Công ty áp dụng hình thức này đối với bộ phận nhân viên gián tiếp như : Nhân viên quản lý‎ phân xưởng , nhân viên quản lý phòng ban , nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng Tiền lương được tính trên cấp bậc, thang lương và thời gian làm việc thực tế của lao động Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x hệ số cấp bậc Lương cơ bản Lương thời gian = x Số ngày làm việc thực tế Số ngày làm việc theo chế độ BIỂU SỐ 07 : ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG STT Tên sản phẩm ĐVT Đơn giá (Đồng) 1 Sơn nội thất Xpaint Thùng 310.000 2 Sơn ngoại thất Xpaint Thùng 510.000 3 Sơn bóng không màu Thùng 660.000 4 Sơn lót chống kiềm Thùng 490.000 5 Bột bả vinamatic nội thất Bao 85.000 6 Bột bả vinamatic ngoại thất Bao 125.000 Ví dụ : Chị Nguyễn Thị Huế ở phòng Hành chính có : Lương cơ bản = 450.000 x 2 = 900.000 đ Trong tháng 8 số ngày làm việc thực tế của chị là 26 ngày Vậy tiền lương chị nhận được trong tháng 8 là : = (900.000 : 26)x 26 = 900.000đ Chứng từ dùng để hạch toán lương thời gian là Bảng chấm công và một số chứng tư khác như : phiếu nghỉ BHXH, phiếu báo làm them giờ, sau khi các chứng từ thanh toán tiền lương đã được nộp cho phòng Hành chính và chuyển về phòng Tài vụ, kế toán tiền lương sẽ vào bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, phòng ban b- Phương pháp tính lương theo sản phẩm Hình thức trả lương này được Công ty áp dụng trực tiếp cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm. Để tính lương sản phẩm cho từng cá nhân người ta sử dụng Phiếu giao việc, Bảng kê khối lượng công việc thực hiện tổ trưởng lập cho từng công nhân sản xuất Tiền lương sản phẩm Khối lượng công việc = x Đơn giá hoàn thành đủ tiêu chuẩn hoàn thành đủ tiêu chuẩn Lương cơ bản Số ngày nghỉ Nghỉ việc, ngừng việc = x Số ngày làm việc theo chế độ (ngừng) việc thực tế trong tháng (26 ngày) Trong quá trình sản xuất do mất điện hoặc máy móc hỏng do các nguyên nhân khách quan, công nhân buộc phải ngừng sản xuất thì chấm ngừng việc và vẫn được hưởng nguyên 100% lương. Cuối tháng phụ trách bộ phận chuyển các phiếu như: Phiếu giao việc, phiếu kiểm tra chất lượng (KCS), phiếu nhập kho, bảng kê khối lượng thực hiện công việc lên phòng Hành chính xác nhận rồi chuyển sang phòng Tài vụ cho kế toán tiền lương làm căn cứ tập hợp và tính lương. Ví dụ 2: Anh Dũng trong tháng 08 sản xuất được 1000 bao bột bả vinamatic tương đương với 40.000kg với Đơn giá tiền lương cho công nhân sản xuất bột bả là 50.000đ/tấn . Vậy tiền lương trong tháng (theo sản phẩm) của anh Dũng là : = 40.000kg x 50.000đ/t = 2.000.000 đồng c- Phương pháp tính thưởng cho nhân công trực tiếp sản xuất Bên cạnh việc trả lương cho cán bộ công nhân viên theo phương pháp trên , Công ty còn có chế độ tiền thưởng, quỹ tiền thưởng của cả Công ty là số tiền còn lại của quỹ lương thực tế sau khi đã trả lương cho cán bộ công nhân viên, Kế toán lương tính hệ số tiền rồi trình lên Giám đốc ký duyệt.... Quỹ tiền thưởng của từng tháng là khác nhau và ai nghỉ 10 ngày trở lên theo bất cứ hình thức nào đều không được tính lương. Lương cơ bản Ngày công Hệ số Tiền thưởng = x hưởng lương x thưởng Số ngày làm việc theo chế độ theo thời gian(SP) trong tháng (22 ngày) Ví dụ 3: Trong tháng 07/2006 các số liệu về lương của Công ty như sau: Tổng quỹ lương thực tế : 165.000.000 đ Tổng lương thực chi : 152.000.000 đ Quỹ lương cơ bản : 87.881.000 đ Hệ số thưởng = (165.000.000 – 142.000.000) : 87.881.000 = 0.26 Chị Chị Nguyễn Thị Thắm ở phòng kế toán có lương cơ bản : 800.000 đ Tháng 08 chị có 26 ngày công (hưởng lương theo thời gian) Vậy tiền thưởng chị nhận được trong tháng 07 là = (800.000 : 26) x 26 x 0.26 = 208.000 đ d, Phương pháp xác định tiền lương thực tế của Cán bộ công nhân viên tại Công ty Tiền Lương Tiền thưởng Lương Lương nghỉ Phụ cấp lương = thời gian + có tính + ngừng + hưởng + trách nhiệm thực tế (lương SP) chất lượng việc chế độ BH (nếu có) Thu nhập Tiền lương Các khoản Các khoản = - - thực lĩnh thưc tế khấu trừ đã tạm ứng Ví dụ 4: Chị Thắm ở phòng kế toán có lương cơ bản (theo thời gian) : 800.000 đ (xem ví dụ 1). Trong tháng 07 chị có 26 ngày công + Cũng trong tháng 07 chị có 03 ngày nghỉ phép hưởng 100% lương = (800.000 : 26 ) x 3 = 92.300 đồng + Chị có 01 ngày nghỉ con ốm được hưởng 75% lương: = (800.000 : 26 ) x 75% = 23.076 đồng Vì là trưởng phòng nên chị được hưởng phụ cấp trách nhiệm( 20% lương/ tháng) = 800.000 x 20 % = 160.000 đồng + Tiền thưởng chị nhận được trong tháng 07 là : 208.000 đồng (xem ví dụ 3) Vậy tổng thu nhập chị nhận được trong tháng 07 là = 800.000 + 92.300 +23.076 + 160.000 + 208.000 = 1.283.367 đồng + Các khoản phải khấu trừ vào thu nhập của chị gồm có BHXH, BHYT (6%) = 800.000 x 6 % = 48.000 đồng + Ngày 20/07 chị được tạm ứng lương lần I: 300.000 đồng Vậy lương thực nhận được lần II (tháng 07) của chị là: = 1.283.367- 48.000 – 300.000 = 935.367 đồng Thu nhập khác Ngoài ra công ty còn có: Thưởng năm, thưởng đột xuất cho các công nhân tích cực lao động sản xuất đáp ứng được tiến độ sản xuất cho những đơn hàng gấp rút, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nhận xét Việc trả lương gắn với lợi ích của người quản lý nhất là lãnh đạo gắn với kết quả SXKD của công ty có tác dụng kích thích người lao động Kết hợp trả lương sản phẩm và lương khoán thực tế có tác dụng kích thích người lao động. Công ty quan tâm đến các khoản thưởng khác cho người lao động. Tuy nhiên công tác trả lương còn có hạn chế như cách chia lương cho lao động quản lý còn dựa trên thang lương của nhà nước quy định mặc dù có dựa trên hệ số lần của công ty có quy định nhưng vẫn chưa có quy định hệ số này cụ thể ngoài việc khống chế mức cao nhất là không quá 2.0 lần. 5- Vấn đề kỷ luật lao động Song song với việc sản xuất kinh doanh vấn đề kỹ luật lao động cũng không thể được coi nhẹ đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả lao động, cũng như uy tín của công ty trên thị trường nó làm cho người lao động hiểu rõ được quyền hạn, nghĩa vụ của mình đối với công việc, đối với công ty và đối với lợi ích chung của toàn xã hội. Trong công ty vấn đề kỷ luật lao động được thực hiện rất nghiêm túc theo phương châm của ban lãnh đạo là “Kỷ luật có vững chắc thì công ty mới ổn định và phát triển được”, kỷ luật được phổ biến rộng rãi đến từng lao động trong toàn công ty, phải giúp cho người lao động hiểu được rằng kỷ luật giúp cho mỗi hành vi của ta đều phải có trách nhiệm, sống có văn hoá lành mạnh và theo một khuôn mẫu nhất định, những kỷ luật cơ bản và cần thiết đều được xuất hiện ở những nơi tiện lợi nhất, mọi người đều có thể thấy được ngay. Tuy vậy vẫn không tránh khỏi những hiện tượng lao động cố tình làm sai gây hậu quả nghiêm trọng như trong năm 2005 công ty phải giải quyết 2 trường hợp vi phạm trong quá trình sản xuất sơn làm sản phẩm bị hỏng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhưng qua xem xét đều thấy vi phạm nhẹ nên chỉ cảnh cáo và hạ mức lương. Chính từ việc làm tích cực này mà tỉ lệ số vi phạm lao động giảm nhẹ rõ rệt năm 2006 giảm 40% so với năm 2005 và tiến tới theo phương hướng của ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty phải chấp hành triệt để kỷ luật đề ra góp phần đưa công ty phát triển vững mạnh và toàn diện. II - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG , CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1- Hiệu quả sử dụng lao động Sử dụng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.Vấn đề sử dụng biện pháp nào và áp dụng trong thời gian nào là tuỳ theo đặc điểm, đặc thù của mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng vây, việc áp dụng biện pháp nhất định vào một tổ chức sẽ tạo những phản ứng tương ứng.Nhất là biện pháp ấy tác động lên mỗi con ngừơi là vấn đề rất nhậy cảm,vì các phản ứng ở từng tập thể, cá nhân khác nhau nên sẽ có thái độ và mức độ khác nhau. Do đó khi sử dụng các biện pháp phải tính toán rất kỹ, phải làm tốt công tác tư tưởng, tạo dư luận đông đảo đồng tình ủng hộ thì việc áp dụng các biện pháp ấy mới đem lại hiệu quả mong muốn, nếu không sẽ có những phản ứng tâm lý tiêu cực, thiếu niềm tin ảnh hưởng không tốt đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đi sâu vào vấn đề này ta đi tìm hiểu phân tích các nội dung sau: a, Phân tích sử dụng thời gian lao động Trước hết cần phân tích việc sử dụng thời gian theo quy định đạt kết quả như thế nào. Số ngày làm việc chế độ được xác định theo công thức: Ncđ = Nl – (L + T + CN + F) Trong đó : Ncđ : Số ngày công làm việc theo chế độ năm Nl : Số ngày theo lịch 1 năm là 365 ngày L : Ngày nghỉ lễ tết dương ịch một năm là 4 ngày T : Tết nguyên đán 4 ngày CN : Số ngày nghỉ chủ nhật là 52 ngày F : ngày nghỉ phép 1 năm 12 ngày Tổng số ngày nghỉ theo chế độ là 72 ngày, số ngày còn lại làm việc thực tế là : 365 – 72 = 293 ngày Bảng 08: Bảng phân tích sử dụng hiệu quả thời gian lao động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số công nhân trong danh sách Người 50 65 70 85 Tổng số ngày công theo chế độ Ngày 14.650 100% 19.045 100% 20.510 100% 24.905 100% Tổng số ngày công có hiệu quả Ngày 14.650 100% 19.045 100% 20.510 100% 24.905 100% Tổng số giờ công có hiệu quả Giờ 102.550 87.5% 133.315 87.5% 143.570 87.5% 174.335 87.5% Số giờ làm việc có hiệu quả H/Ngày 7 87.5% 7 87.5% 7 87.5% 7 87.5% Số giờ làm việc bình quân 1 CN H/năm 2.051 2.051 2.051 2.051 Số ngày công bình quân theo chế độ Ngày/Năm 291 0.045% 291 0.038% 291 0.034% 291 0.035% Trong thực tế theo quy định của Nhà nước, cán bộ công nhân viên phải thực hiện 8h/ngày song trên thực tế thời gian sử dụng có hiệu quả của công nhân công ty chỉ đạt 7h/ngày chiếm tỷ lệ 87,5%. Thực tế đó có một số nguyên nhân là công tác chuẩn bị điều kiện làm việc đôi khi còn chậm, ý thức chấp hành kỷ cương công nghệ, kỷ luật lao động ở một số cán bộ công nhân viên còn kém… Qua bảng trên ta thấy số giờ làm việc bình quân 1 công nhân là 2.051 giờ một năm chiếm tỷ lệ 87,5% năm 2003 và vẫn giữ ổn định đến năm 2006. Do sự biến động lực lượng đội ngũ công nhân viên lao động Công ty Minh Huyền nên kéo sự thay đổi của tổng số ngày công theo chế độ và tổng số giờ công có hiệu quả. Để quản lý, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động , Công ty cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về kinh tế, hành chính giáo dục tâm lý xã hội buộc người lao động tận dụng hết thời gian làm việc. Mặt khác phải quan tâm đến chế độ thù lao thích đáng, điều kiện lao động đời sống cán bộ công nhân viên. Nếu tính lãng phí do chưa sử dụng hết hiệu quả ngày làm việc thì ta có kết quả như sau : Bảng 9 : Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số giờ theo chế độ/ngày 400 520 560 680 Số giờ làm việc thực tế 350 3.640 3.920 4.760 Tỷ lệ 87.5% 87.5% 87.5% 87.5% Như vậy Công ty chưa tận dụng : 50 giờ/mỗi ngày vào năm 2003 65 giờ mỗi ngày vào năm 2004 70 giờ mỗi ngày vào năm 2005 85 giờ mỗi ngày vào năm 2006 Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, công ty phải tính tới các biện pháp phục vụ tốt các điều kiện để người lao động sử dụng có hiệu quả 8 giờ làm việc trong ngày. 2. Phân tích về năng suất lao động Bảng 10 : Bảng năng suất lao động công nhân trong công ty Minh Huyền STT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 1 Giá trị tổng sản lượng 1.000đ 11.218.360 13.315.760 13.413.000 13.676.680 2 Số CNSX bình quân Người 50 65 70 85 3 Tổng số ngày làm việc Ngày 14.650 19.045 20.510 24.905 4 Số ngày làm việc bình quân 1 CN Ngày 293 293 293 293 5 Tổng số giờ làm việc của CN Giờ 117.200 152.360 164.080 199.240 6 Số giờ bình quân ngày Giờ 8 8 8 8 7 NSLĐ năm 1CN 1.000đ 224.367 204.857 191.614 160.902 8 NSLĐ ngày 1 CN 1.000đ 765,76 699,2 654 549,1 9 NSLĐ giờ 1CN 1.000đ 95,7 87,4 81,7 68,6 Qua bảng trên cho thấy giá trị tổng sản lượng của Công ty tăng dần theo các năm. Năm 2003 đến năm 2004 tăng khoản 18,6% đến năm 2005 tăng lên 19,5% năm 2006 tăng 21,5%. Như vậy từ năm 2003 đến năm 2004 tốc độ tăng tương đối nhanh và sau đó tăng chậm lại và sau đó lại tăng nhanh vào năm 2006. Song do Công ty chưa sử dụng hết thời gian lao động hiệu quả nên năng suất lao động chưa có sự tăng dần qua các năm, ngày, giờ 1 công nhân đạt đỉnh điểm vào năm 2003 và thấp nhất vào năm 2006. Năm 2005 năng suất lao động có xu hướng giảm nhưng không đáng kể nguyên nhân là do Công ty sử dụng không triệt để thời gian làm việc trong ngày. Đây là một thực trạng chung của Công ty Minh Huyền nói riêng và các xí nghiệp Quốc doanh khác nói chung, khác hẳn với các công ty liên doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý và sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty TNHH đầu tư & Phát triển Xây dựng Minh Huyền.doc
Tài liệu liên quan