MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 5
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY. 5
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY. 5
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 5
1.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY. 6
1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 7
1.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG 12
1.7. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12
1.8. PHƯƠNG THỨC NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI. 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH. 18
2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM. 18
2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời gian vừa qua. 18
2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động thời gian vừa qua. 25
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 33
2.2.1. Quy trình thực hiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty. 33
2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch xklđ của Công ty 41
2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch XKLĐ 43
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC XKLĐ TẠI CÔNG TY 46
2.3.1. Kết quả đạt được 46
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục 48
2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại 49
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 52
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 52
3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động XKLĐ của công ty 52
3.1.2. Một số kiến nghị của Công ty. 53
3.2.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY. 55
3.2.1.Tìm kiếm và phát triển thị trường lao động nước ngoàI và trong nước 55
3.2.2. Tăng cường nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 56
3.2.3. Bảo đảm quyền lợi người lao động. 57
3.2.4. Giải pháp tăng cường tính kỷ luật lao động 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 61
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước phải tốn 100 triệu đồng, cho người có tay nghề trung bình phải đầu tư khoảng 30-50 triệu đồng, hoặc để tạo một chỗ làm việc cho lao động giản đơn trong tiểu thủ công nghiệp cũng cần đầu tư khoảng 10-15 triệu đồng.Với số lượng lao động và chuyên gia hiện nay đang làm việc ở nước ngoài, đầu tư tạo việc làm trong nước giảm được ít nhất khoảng hơn 3000 tỷ đồng.
- Mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam
Đưa lao động đi nhận thầu xây dựng công trình ở nước ngoài đã mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam, tạo điều kiện rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý của cán bộ ta, nâng cao khả năng cạnh tranh để đạt hiệu quả. Hiện nay có khoảng trên 42.000 lao động đang làm việc tại các nước dưới hình thức này.
- Tăng cường sự giao lưu, hiểu biết quốc tế.
XKLĐ góp phần làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, tăng cường sự giao lưu quốc tế, củng cố cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời tạo cơ hội cho nước bạn hiểu được nền văn hoá, phong tục tập quan... góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao của Đảng ta, đưa Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
- Xuất khẩu lao động đã thu được nguồn ngoại tệ lớn về trong nước.
Ngoài việc cải thiện đời sống cho bản thân người lao động, hoạt động XKLĐ cũng đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Từ năm 1991 đến nay, ngân sách Nhà nước đã thu được 3 tỷ USD. Bình quân sau một hợp đồng( khoảng hai năm) thì người lao động mang được trên 150 triệu đồng về nước. Mức thu nhập hàng tháng của người lao động ngày càng cao nên số ngoại tệ được chuyển về trong nước cũng nhiều hơn. Tính đến năm 2005 thì chỉ tiêu thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua xuất khẩu lao động đạt 2,839 tỷ USD. Đây là nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong điều kiện thiếu vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài vào.
Phần lớn những người đi xuất khẩu trong thời gian vài năm về có thể xây dựng được nhà cửa, cải thiện đời sống gia đình và có tiền đầu tư vào phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người khác.
Bảng 4: Số ngoại tệ thu về từ năm 1991 đến nay.
STT
Năm
Số ngoại tệ thu về (USD)
1
1991
2 500 000
2
1992
6 800 000
3
1993
15 800 000
4
1994
43 100 000
5
1995
77 900 000
6
1996
100 800 000
7
1997
129 200 000
8
1998
148 300 000
9
1999
150 800 000
10
2000
160 000 000
11
2001
195 000 000
12
2002
201 000 000
13
2003
361 000 000
14
2004
536 000 000
15
2005
711 000 000
Tổng cộng
2 839 200 000
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991- 2002 và báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu lao động năm 2003, năm 2004, năm 2005- Bộ LĐTBXH
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Cho đến nay, đã có hơn 160 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia, trong đó có hơn 100 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, nghành TW; 67 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; 13 doanh nghiệp thuộc các đoàn thể TW và 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Trừ một số doanh nghiệp đã thôi hoạt động do hết hạn giấy phép và do bị thu hồi giấy phép, cho đến nay hơn 160 doanh nghiệp đã ký kết và thực hiện hợp đồng với nước ngoài, trong đó có 30 doanh nghiệp đưa được trên 1000 lao động, 13 doanh nghiệp đưa được 500 đến 1 000 người và 16 doanh nghiệp đưa được 200 đến 500 người. Như vậy một đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia đã được hình thành và bước đầu hoạt động tương đối hiệu quả.
Phần lớn các doanh nghiệp đã thực sự coi xuất khẩu lao động và chuyên gia là một trong các nhiệm vụ chính và đã chú trọng đầu tư cho hoạt ddộng này. Các doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy phù hợp trong doanh nghiệp, bố trí đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực để thực hiện công tác này. Một số tổng công ty đã thành lập công ty, đơn vị chuyên doanh xuất khẩu lao động và đã phát huy tích cực trong việc mở rộng thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp đã thành lập trung tâm đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi nhằm chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng đảm bảo.
Một số doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp tích cực và chủ động để mở thị trường như: cử các đoàn đi khảo sát thị trường, tìm kiếm hợp đồng, tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước, tìm kiếm thông tin qua internet...
Hoạt động xuất khẩu lao động của các doang nghiệp đã bước đầu đi vào nề nếp. Nhiều doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước, ngăn ngừa có hiệu quả các tiêu cực phất sinh trong tuyển chọn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh ở nước ngoài và bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp đã cử cán bộ có năng lực, ngoại ngữ đi quản lý lao động ở nước ngoài.
- Trình độ người lao động được nâng lên
Lao động ta được người sử dụng lao động nước ngoài đánh giá là chăm chỉ, chịu khó và tiếp thu nhanh công việc. Qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghề, giáo dục định hướng, học ngoại ngữ, học tập phong tục tập quán và sinh hoạt của nước sở tại, ý thức và nhận thức của người lao động được nâng cao, phát huy được những khả năng và ưu điểm của mình trong quá trình làm việc ở nước ngoài.
2.1.2.2. Những hạn chế của công tác xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động trong thời gian qua nhìn chung đã đạt kết quả và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.Tuy nhiên, với mục tiêu và yêu cầu bức thiết phải giải quyết mỗi năm hơn một triệu lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài thì công tác này còn một số hạn chế. Bình quân hàng năm mới đưa gần một vạn người ra nước ngoài làm việc, con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và nguồn nhân lực dồi dào của nước ta. Có thể nói công tác xuất khẩu lao động trong thời gian qua còn có một số thiếu sót, tồn tại như sau:
- Về chủ trương chính sách:
Tuy chủ chương chính sách mở rộng và tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động nhưng các chính sách hỗ trợ về vốn, về chỉ đạo các chính sách còn chưa thể hiện đầy đủ. Quan điểm của các cấp, các nghành còn khác nhau trong việc giữ và mở thị trường xuất khẩu lao động.Nhà nước ta chưa đầu tư thoả đáng cho việc mở và tìm kiếm thị trường, mới chỉ quyết định đưa lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đi theo hình thức nhận thầu, khoán gọn xây dựng các công trình hoặc dự án , trong khi chúng ta chưa đủ điều kiện về vốn, thiết bị, năng lực quản lý và công nhân có tay nghề cao. Vì vậy chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội thâm nhập thị trường có nhu cầu sử dụng mọt lượng lớn lao động như khu vực Trung Đông,Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan....
- Cơ chế hiện nay còn có mặt hạn chế:
Cơ chế xuất khẩu lao động còn chưa phù hợp với sự vận động của thị trường lao động lao động quốc tế, và cũng chưa tạo được sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành có liên quan . Chưa có cơ chế khuyến khích các đơn vị xuất khảu lao động có đủ điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ sử dụng lao động nưóc ngoài. Còn có nhiều đối tượng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài không được pháp luật lao động điều tiết, dẫn đến việc người lao động phải đầu tư tốn kém bằng các con đường không hợp pháp như đi thăm thân nhân, du lịch.Trong giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đã xếp loại lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài vào nhóm đi việc riêng (cùng loại với nhựng người đi thăm thân nhân, đi du lịch) nên không được quan tâm tạo điều kiện, làm người lao động phải mất nhiều thời gian, tiền bạc, nhiều hợp đồng phải huỷ bỏ vì lý do chậm thủ tục.
- Công tác nghiên cứu thị trường:
Việc tìm và áp dụng các biện pháp mở rộng thị trường còn nhiều yếu kém. Có nhiều thị trường nhận lao động nước ngoài nhưng do ta còn chỉ đạo dè dặt nên chưa xâm nhập được thị trường như khu vực châu Phi- Mỹ latinh, Vùng Vịnh, Châu úc.
- Công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động:
Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan chức năng trong việc quản lý và triển khai hợp đồng lao động, việc làm thủ tục qua nhiều khâu trung gian chưa loại bỏ được các Công ty trung gian, môi giới nên người lao động mất nhiều thời gian và chi phí bất hợp lý. Tình trạng này dẫn đến một số nơi tuyển chọn không đúng đối tượng, thu tiền của người lao động cao hơn mức qui định của nhà nước, thậm chí có một số tổ chức kinh tế phần lớn là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Trung tâm xúc tiến việc làm và cá nhân giả danh các công ty được phép xuất khẩu lao động để lừa đảo thu tiền bất chính của người lao động, hiện tượng này gây cho người lao động thiếu lòng tin, có ấn tượng trong dư luận xã hội và nhân dân.
- Chất lượng lao động xuất khẩu:
Chất lượng lao động xuất khẩu của ta không cao. Thể lực của người lao động Việt Nam yếu, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật còn thấp, nhận thức về quan hệ chủ - thợ không phù hợp với cơ chế thị trường của nước ngoài, khả năng ngoại ngữ kém. Vì vậy sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế còn thấp. Mặt khác, người lao động chưa chuẩn bị kỹ cho mục tieeu về lợi ích của đất nước, trong đó có một bộ phận không tôn trọng hợp đồng lao động đã ký, có sự vi phạm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam như một số tu nghiệp sinh tại Nhật Bản (bỏ ra ngoài sống bất hợp pháp, phá hợp đồng, không chịu về nước khi hết hạn hợp đồng, ăn cắp trong siêu thị, đánh nhau....)
- Các tổ chức kinh tế xuất khẩu lao động chưa mang lại hiệu quả:
Thực chất chỉ có 30% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đạt hiệu quả. Lượng lao động mà các doanh nghiệp này đưa ra nước ngoài chiếm tới 90% tổng số lao động xuất khẩu trong 2 năm gần đây. Có đến 25% tổng số doanh nghiệp còn quá yếu kém và không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chính là thiếu vốn, không được đầu tư về tài chính, thiếu cán bộ có năng lực và công tác tiếp cận thị trường còn kém. Các doanh nghiệp chưa liên kết và gắn bó lẫn nhau.
- Thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính đưa lao động ra nước ngoài làm việc còn quá rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức, nhất là thủ tục nhân sự, xuất nhập cảnh chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của nước ngoài.
2.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
- Về khách quan:
Do những biến động chính trị, các thị trường tiếp nhận truyền thống đều bị thu hẹp, các thị trường mới ta còn khó khăn trong việc tiếp cận. Trong những năm 70, do bùng nổ giá dầu mỏ, các nước Vùng Vịnh nhận ồ ạt lao động nước ngoài để xây dựng thì ta chưa có điều kiện đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Hiện nay thị trường cũ của ta là Liên xô (cũ), các nước Xã hội chủ nghĩa Đông âu và Irắc đang gặp nhiều khó khăn. Khi ta thay đổi cơ chế và tìm cách mở hướng xuất khẩu lao động và chuyên gia sang các khu vực khác thì thị trường đã bị các nước xuất khẩu lao động khác như Philippin, Thái lan, Pakistan...chiếm lĩnh và cạnh tranh gay gắt.
- Về mặt chủ quan:
Việc cụ thể hoá chủ trương, xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu lao động quốc tế. Quan điểm về mở thị trường, địa bàn xuất khẩu lao động, về sự tham gia của các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi khả năng tìm việc làm ở nước ngoài còn khác nhau nên chưa đẩy mạnh được sự nghiệp xuất khẩu lao động như yêu cầu đặt ra. Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác xuất khẩu lao động trên tất cả các khâu như: tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng, tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn yếu kém. Công tác quản lý người lao động ở nước ngoài chưa được quan tâm một cách thích đáng. Đội ngũ cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài của ta còn kém cả về số lượng và chất lượng nên đã không ngăn chặn được tình trạng lao động bỏ việc hoặc tuỳ tiện bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác.
Trong việc tổ chức thực hiện còn dè dặt. Chủ trương khuyến khích xuất khẩu lao động theo hướng nhận thầu công trình, lao động kỹ thuật và lao động tay nghề cao là đúng nếu xét về lâu dài, nhưng việc chỉ đạo đưa lao động tay nghề thấp và lao động không nghề đi làm việc ở nước ngoài hiện nay là chưa phù hợp với tình hình của nước ta và nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hiện nay. Trong khi thị trường có nhu cầu về loại hình này, ta có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đó thì lại bị hạn chế. Ta khuyến khích xuất khẩu lao động có tay nghề cao trong khi bản thân nền kinh tế nước ta lại thiếu, hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ là rất đáng lo ngại. Nước ta chưa coi việc người lao động tự tìm việc ở nước ngoài thông qua người thân, bạn bè ở nước ngoài bảo lãnh hoặc giới thiệu việc làm là việc cần khuyến khích nên chưa tăng cường quản lý loại hình này, trong khi đây là một lực lượng rất lớn đã và đang gửi một lượng ngoại tệ không nhỏ về cho đất nước.
Việc phát hiện và xử lý trước pháp luật các hiện tượng lừa đảo, kiếm tiền bất hợp pháp chưa kịp thời, thiếu nghiêm khắc và thường xuyên nên chưa chặn đứng được hiện tượng này.
Nguồn lao động chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu thị trường lao động quốc tế, bao gồm đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo về tác phong công nghiệp và giáo dục về nhận thức quan hệ chủ - thợ trong cơ chế thị trường, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm đi đôi với quyền lợi người lao động trong thực hiện hợp đồng. Một bộ phận lao động còn chạy theo lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, ảnh hưởng đến uy tín lao động Việt Nam và các Công ty xuất khẩu lao động nước ta.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
2.2.1. Quy trình thực hiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty.
2.2.1.1. Tuyển chọn lao động.
- Tuyển thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở lao động thương binh xã hội Hà Tĩnh hoặc các đơn vị đoàn thể chính trị xã hội ( ví dụ như Liên đoàn lao động, hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn TNCSHCM…) tại các địa phương.
Đa phần lao động đi làm việc tại nước ngoài đề là những lao động sinh hoạt tại các tổ chức kể trên vì thế việc tuyển thông qua các đơn vị đó khiến cho thông tin đến với người lao động đượn rõ ràng cụ thể tránh cho người lao động phải đi lại vất vả tốn kém, mất thời gian. Mối liên hệ giữa các đơn vị này với trung tâm của công ty cũng gần gũi vì thế mà thông tin đến với người lao động cũng được nhanh chóng tiện lợi.
Khi có chỉ tiêu về lao động xuất khẩu trung tâm sẽ thông báo tới Sở LĐTBXH của từng địa phương. Các đơn vị trên sẽ có thông báo tới người lao động và tiến hành tuyển chọn lao động tại các địa điểm đó theo yêu cầu đặt ra có sự giám sát của cán bộ trung tâm.
Hình thức tuyển chọn này rõ ràng có lợi cho người lao động, bởi người lao động không phải đi lại khó khăn, thông tin có thể nắm bắt nhanh chóng nhưng chất lượng lao động không cao.
- Tuyển trực tiếp tại các địa phương thông qua chính quyền cấp xã phường:
Khi có chỉ tiêu về xuất khẩu lao động ban chỉ đạo XKLĐ của các Tỉnh, Thành phố sẽ có thông tin tới các chính quyền cơ sở, các đơn vị trên có thông báo tới người lao động. Người lao động có nhu cầu đi XKLĐ sẽ đăng ký tại chính quyền địa phương và Công ty sẽ cử cán bộ xuống để tiến hành tuyển chọn trực tiếp.
Hình thức tuyển chọn này trung tâm chủ động được về số lượng, phong phú về nguồn lao động. Người lao động sẽ không tốn kém khi phải đi lại. Khi được tuyển người lao động có điều kiện thuận lợi để vay vốn ngân hàng người thân phục vụ cho quá trình đi xuất khẩu lao động.
- Tuyển trực tiếp tại trung tâm của công ty :
Công ty gửi thông báo tới các địa phương để thông tin về chỉ tiêu đi xuất khẩu lao động. Các địa phương có trách nhiệm truyền đạt thông tin tới người lao động, Trung tâm sẽ ấn định ngày để phỏng vấn tuyển chọn trực tiếp tại trung tâm. Hình thức tuyển chọn này đảm bảo được về chất lượng lao động tuy nhiên nguồn lao động và số lượng lao động trung tâm không chủ động được. Về phía người lao động việc đi lại khá vất vả, khó khăn, đôi khi phải qua trung gian tốn kém.
2.2.1.2. Đào tạo, giáo dục định hướng:
- Chức năng nhiệm vụ của trung tâm đào tạo và xuất khẩu lao động của công ty.
*Tham mưu cho Giám đốc công ty để xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng thời kỳ, khóa đào tạo nhằm đào tạo người lao động có chất lượng, luyện ý thức tổ chức kỷ luật để đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, đồng thời chủ động tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được trung tâm giao;
* Trực tiếp làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đào tạo người lao động đi làm việc tại nước ngoài;
* Quản lý giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ của trung tâm với nhiệm vụ được giao để quản lý, giám sát chặt chẽ về giờ giấc học tập, ý thức đạo đức và đánh giá kết quả học tập, ý thức chấp hành nội quy kỷ luật của người lao động do mình phụ trách trong suốt quá trình đào tạo;
* Chủ động đề xuất phương pháp quản lý, giảng dạy, bố trí lớp học và các giáo trình Tài liệu..vv, để trình lãnh đạo lãnh đạo trung tâm xem xét thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ; đề xuất việc bố trí sắp xếp các phòng ban, bộ phận và lao động của trường đẻ trình Giám đốc trung tâm quyết định;
* Bố trí sắp xếp hợp lý nơi ăn ở, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở cán bộ giáo viên giảng dạy và người lao động giữ gìn vệ sinh chung, trật tự trị an nơi ở, công tác an toàn phòng chống cháy nổ của trường và những quy định chung của địa phương;
* Quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ văn bản, Tài liệu, các thông tin liên quan đến công tác đào tạo của trung tâm đồng thời quản lý các Tài sản máy móc, phưong tiện thiết bị..vv của trường;
* Đào tạo phải phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng được yêu cầu của đối tác, đảm bảo cho người lao động có đủ kiến thức để công tác và sinh hoạt hàng ngày tại nước ngoài;
* Lập danh sách quản lý theo dõi chặt chẽ người lao động theo các lớp học, chấm điểm, đánh giá xếp loại theo chương trình đào tạo của trường, đồng thời quản lý, theo dõi và yêu cầu người lao động nộp các khoản học phí và lệ phí nội trú( nếu có ) đầy đủ theo quy định của trung tâm. Lập danh sách người lao động đã hoàn tất các thủ tục của chương trình đào tạo và đã nộp đủ các khoản lệ phí để phòng Hành chính Tổng hợp đề nghị Giám đốc công ty xét cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật Nhà nước.
* Hàng tuần, tháng, quý và năm phải có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ với lãnh đạo Công ty để lãnh đạo công ty nắm được và chỉ đạo thực hiện;
* Quản lý kiểm tra giấy tờ của người lao động đang học tập, nội trú tại trường và khách đến trường để liên hệ công tác.
- Đối tượng đào tạo:
+ Trung tâm tuyển chọn đưa đến để đào tạo
Tất cả lao động được tuyển chọn để đi lao động xuất khẩu đều phải tham gia theo học tại trung tâm để nâng cao tay nghề trình độ ngoại ngữ và giáo dục định hướng tại trường về phong tục tập quán của các nước nơi sẽ đến làm việc.
Chương trình học sẽ do giáo viên của trường biên soạn và giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Học viên ở xa sẽ được bố trí nơi ở tại trường. Cuối khóa học, Trường sẽ tiến hành kiểm tra kết quả học tập, nếu như đạt yêu cầu học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp và đủ điều kiện đi lao động tại nước ngoài.
+ Trung tâm liên kết với đối tác để đào tạo:
Do đối tác nước ngoài kết hợp với trung tâm đào tạo người lao động đưa đi xuất khẩu. Lao động được tuyển chọn sang nước ngoài làm việc theo yêu cầu của phía bạn sẽ được đạo tạo tại trung tâm cho phù hợp với công việc sẽ đảm nhận. Chương trình học do giáo viên của trường trực tiếp hướng dẫn bên cạnh đó có chuyên gia nước ngoài đào tạo chuyên môn nếu như thấy cần thiết. Hình thức đào tạo này thường chỉ áp dụng trong những trường hợp lao đông đi làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
+ Do đối tác thuê trung tâm đào tạo:
Lao động được tuyển chọn được đào tạo tại trung tâm theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Khác với hai loại hình đào tạo trên. đối tượng lao động ở đây không phải được đào tạo theo chương trình do trung tâm soạn thảo mà được đào tạo theo chủ ý của người sử dụng lao động trung tâm sẽ soạn chương trình và giáo viên hướng dẫn theo yêu cầu của đối tác. Cuối khóa học chuyên gia của đối tác sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá hình thức đào tạo này thường chỉ áp dụng đối với những lao động giản đơn không cần đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
+ Trung tâm liên kết với các đơn vị bạn để đào tạo:
Một số các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động nhưng không có chức năng đào tạo lao động chính vì thế để đảm bảo cho chất lượng lao động xuất khẩu họ đã thuê trung tâm đào tạo giúp, đây chính là hình thức liên kết với đơn vị khác đêt đào tạo. Hình thức đào tạo này đem lại thu nhập thêm cho cán bộ giáo viên của Trường và tăng doanh thu cũng như tạo dựng các mối quan hệ cho trung tâm trong công tác XKLĐ.
- Hình thức đào tạo
+ Có thời hạn theo từng nghề;
Đối với mỗi loại hình công việc khác nhau thì thời hạn đào tạo để thành nghề cũng khác nhau, thường thì những công việc lao động giản đơn như giúp việc gia đình, khán hộ công, xây dựng..vv chỉ cần đào tạo trong một thời gian ngắn từ 2,3 tháng. Ngược lại đối với những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như thợ hàn cơ khí, thuyền viên xa bờ, công nhân điện tử..vv thời gian đào tạo sẽ dài hơn tùy thuộc vào yêu cầu của đối tác nước ngoài. Nói tóm lạ hình thức đào tạo có thời hạn theo từng nghềđaỏm bảo yêu cầu về chất lượng lao động cho đối tác nước ngoài và tiết kiệm thời gian cũng như Tài chính cho phía người lao động.
+ Ngắn hạn từ 02 đến 06 tháng:
áp dụng trong trường hợp đối tác nước ngoài càn nhanh chóng tiếp nhạn người lao đọng sang làm việc,vì điều kiện công việc gấp rút nên thới gian đào tạo được rút ngắn.
Hình thức đào tạo này đáp ứng được yêu cầu về thời gian khi cần thiết nhưng chất lượng lao động hạn chế. Đối với những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì hình thức đào tạo này chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cho người lao động. Đa phần chỉ áp dụng cho những lao động giản đơn.
+ Kết hợp với các đơn vị khác để đào tạo :
Trong trường hợp các đơn vị có cùng chức năng XKLĐ nhưng không có chức năng đào tạo yêu cầu, trung tâm tiến hành đào tạo giúp lao động di xuất khẩu của đơn vị bạn, chất lượng của lao động do phía đơn vị bạn kiểm tra. Ngoài ra cũng có những trường hợp lao động của trung tâm được gửi sang các đơn vị khác để đào tạo những chuyên môn mà trung tâm không có chức năng đào tạo.
+ Kết hợp với đối tác nước ngoài để đào tạo;
Trung tâm có liên kết với các đối tác nước ngoài để đào tạo lao động theo yêu cầu của phía bạn. Một phần của chương trình đào tạo do phía bạn đảm nhận, do đó giáo trình dành cho người lao động sẽ phong phú và đa dạng hơn giúp người lao động tiếp thu được nhiều kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và phù hợp với yêu cầu công việc sau này.
- Nội dung của đào tạo:
+ Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động:
Người lao động sau khi được tuyển chọn đi làm việc tại nước ngoài về ngành nghề nào sẽ được đào tạo tại trường về ngành nghề đó theo yêu cầu của đối tác.
Trung tâm có kế hoach soạn thảo chương trình đào tạo và tiến hành giảng dạy để người lao động có thể nâng cao trrình độ tay nghề, nếu đạt điều kiện mới có thể ký hợp đồng đi lao động.
Quá trình đào tạo này là bắt buộc, nó đảm bảo điều kiện cần thiết để người lao động có thể làm việc tại nước ngoài trong những công việc mới.
+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ:
Người lao động khi theo học tại trung tâm sẽ được đào tạo ngoại ngữ căn bản đủ để giao tiếp, có thể hiểu và làm việc tại nước ngoài. Đây là việc làm cần thiết đối với mỗi lao động đi xuất khẩu, bởi nếu không được học ngoại ngữ người lao động sẽ vất vả, không hiểu, không thể thực hiện được yêu cầu công việc do chủ sử dụng lao động đưa ra cũng như khó khăn trong giao tiếp hàng ngày với người bản địa.
Cuối khóa học, học viên cũng phải tiến hành làm bàI kiểm tra bắt buộc để đánh giá trình độ.
+ Giáo dục định hướng:
Đây là một chương trình đào tạo quan trọng trước khi đi xuất khẩu.Thực tế đã chứng minh lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ý thức tác phong chưa tốt, không hiểu về phong tục tập quán của nước bản xứ dẫn đến những việc làm thiếu hiểu biết. Điển hình như việc người lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia ( một nước theo đạo Hồi ) nhưng vi phạm truyền thống đạo đức của họ, bắt trộm gia súc của người dân bản địa giết mổ, điều này một số phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đăng tải. ý thức kỷ luật lao động kém, không tuân thủ nội quy lao động dẫn tới tai nạn lao động hoặc hỏng hóc máy móc sản phẩm gây thiệt hại cho bản thân và chủ sử dụng lao động. Người lao động chưa nhận thức cũng như chưa có tác phong làm việc công nghiệp do đó không tuân thủ, chấp hành mệnh lệnh cấp trên, đòi hỏi quyền lợi nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ,nhiều trường hợp đã bị kỷ luật, bị thảI hồi về nước, có những trường hợp người lao động bỏ trốn làm việc c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32424.doc