Chuyên đề Quản trị chiến lược tại công ty khóa Minh Khai

Từ sau khi Nhà nước chuyển đổi cơ cấu từ kế hoach hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã dần tự mình chuyển hoá cho ngày càng phù hợp hơn với tình hình thị trường. Công ty đã tiến hành xắp xếp lại sản xuất theo nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Công ty đã chú trọng nhiều vào việc sản xuất, đa dạng hoá các loại sản phẩm phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc quan tâm tới chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm được đưa lên hàng đầu. Thời kì này, bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng truyền thống, Công ty đã tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới với mẫu mã phong phú, kiểu dáng, chất lượng, tiện lợi hơn và đã dược thị trường chấp nhận.

Chỉ tiêu đặt ra của Công ty là sản phẩm sản xuất ra phải đạt mức trung bình của thế giới, nê một số sản phẩm, hàng hoá mà Công ty sản xuất ra không những đã có khả năng cạnh tranh cùng với hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước mà còn cạnh tranh được với hàng hoá nhập ngoại. Vì vậy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nhưng Công ty vẫn không những đứng vững và tồn tại mà còn tạo nên thế mạnh vững chắc cho việc phát triển đi lên.

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị chiến lược tại công ty khóa Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước ở tầm vĩ mô. 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bộ máy quản lí của Công ty được tổ chức theo hệ trực tuyến, thực hiện chế độ một thủ trưởng, Giám đốc Công ty là người có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm mọi mặt với nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên, ngoài ra Giám đốc Công ty còn trực tiếp phụ trách Phòng Tổ chức, Hành chính, Kế hoạch, Cung tiêu, Marketing, Tài chính-Kế toán. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc, một phụ trách về sản xuất, một phụ trách về kĩ thuật. Công ty cón có một Kế toán trưởng thực hiện các công tác quản lí tài chính và hạch toán kế toán của Công ty cùng một số phòng ban chức năng. Hiện tại, cơ cấu bộ may tổ chưc quản lí của Công ty gồm một số phòng ban chức năng sau: + Phòng Tổ chức Hành chính: Có chức năng tham mưu cho Giám Đốc về công tác tổ chức cán bbộ, quản lí hành chinh và quản trị. Cụ thể: - Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức của Công ty; - Sắp xếp nhân sự về số lượng, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kĩ thuật…; - Xây dựng các định mức lao động kế hoạch, quỹ lương, các quy chế quản lí và sử dụng lao động, tổ chức kí kết các hợp đồng lao động, giải quyết các chế độ chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước; - Thực hiên các nghĩa vụ quản trị, lễ tân, và các công tác văn thư, hành chính khác. + Phòng Kỹ thuật: Chức năng chủ yếu của bộ phận này là quản lí công tác kỹ thuật sản xuất trong toàn Công ty . nhiệm vụ cụ thể là: - Nghiên cứu chế tạo và thiết kế các sản phẩm khuôn mẫu, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty; - Xây dựng và quản lí các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, quy cách mặt hàng. Tổ chức quản lí và đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kiểm tra xác định trình độ tay nghề cho công nhân viên trong Công ty; - Lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị sản xuất,kế hoạch sửa chữa, tu bổ máy móc trong toàn Công ty. + Phòng Kế toán-Tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lí, huy động và sử dụng vốn, công tác quản lí hạch toán của Công ty, kiểm tra và giám sát toàn bộ hoạt động tổ chức – kế toán trong toàn Công ty. Nhiệm vụ cụ thể là: - Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện việc huy động các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh; - Tổ chức công tác hạch toán trong Công ty theo sắc lệnh về kế toán thống kê do Nhà nước ban hành; - Giám sát các hoạt động kinh tế – tài chính , các hợp đồng kinh tế về giá bán sản phẩm; - Thực hiên công tác thanh toán trong nội bộ các đối tác có quan hệ kinh tế với Công ty. + Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chức năng chính của bộ phận này là tổ chức kiểm tra chất lượng các sản phẩm trước khi nhập kho, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ… Kiểm tra giám sát việc quản lí, chấp hành các tiêu chuẩn chất lượng trong toàn Công ty. +Phòng Marketing: Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thị trường: giá cả, vật tư, sản phẩm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phản ánh được nhu cầu thị trường về các sản phẩm tương tự và các sản phẩm mà Công ty có khả năng sản xuất, đề xuất các phương án tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tiêu thụ và thu hồi với hiệu quả, công nợ cao nhất, đề xuất các phương án tiêu thụ bằng mọi hình thức, tổ chức thực hiện khi được lãnh đạo thông qua. Hình 3: Sơ đồ tổ chức quản lí của Công ty khoá Minh Khai Giám đốc Phó Giám đốc sản xuất Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kiểm tra clsp Trạm y tế Bảo vệ Phòng kế hoạch cung tiêu Phòng marketing Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Phân xưởng 4 + Phòng Kế hoạch Cung tiêu: Bộ phận này có chức năng tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đảm bảo vật tư cho sản xuất. Cụ thể: - Thực hiên công tác cung ứng và thu mua cho sản xuất – kinh doanh, tổ chức dự trữ vật tư, bảo quản kho tàng vật tư, sản phẩm; - Giám sát kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu nua, tạo nguồn hàng; - Tham mưu xây dựng phương tiên, cơ sở kho tàng, gian hàng. + Bộ phận bảo vệ: Có chức năng nhiệm vụ là bảo vệ an cho toàn bộ tài sản của Công ty. Xây dựng kế hoạch, biện pháp bảo vệ, tổ chức công tác dân quân tự vệ và phòng chay, chữa cháy của Công ty. + Trạm y tế: có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, tổ chức kế hoạch khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên và con em, theo dõi bẹnh nghề nghiệp và thực hiện giải quyết việc nghỉ ốm cho người lao động, tham gia chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, công tác kế hoạch hoá gia đình. + Các phân xưởng sản xuất: Hiện nay, Công ty khoá Minh Khai có 4 phân xưởng sản xuất chính thức: - Phân xưởng cơ khí:Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình các khuôn mẫu (ke khoá..). Đối với các sản phẩm đơn giản ít công đoạn thì phân xưởng cơ khí còn thực hiên gia công theo đơn đặt hàng( giàn giáo, cửa hoa, cửa xếp…). - Phân xưởng điện cơ: Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trung đại tu náy móc thiết bị trong Công ty cả về phần cơ và phần điện, đảm bảo cho các phân xưởng khác hoạt động liên tục, không bị gián đoạn bởi các nguyên nhân máy móc thiết bị hay đường điện. - Phân xưởng lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khoá từ các bộ phận chi tiết đến hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Phân xưởng mạ: Nhiệm vụ chủ yếu là mạ quai khoá, ke, bản lề, chốt cửa. Các phân xưởng này chịu sự quản lí trực tiếp của Giám đốc thông qua các quản đốc phân xưởng. 4. Sản phẩm và thị trường của Công ty 4.1. Sản phẩm của Công ty Theo quyết định số 993/ Bộ xây dựng cho phép thàh lập công ty thì ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là: + Sản xuất các loại khóa, hàng tiểu ngũ kim phục vụ ngành xây dựng và tiêu dùng + Sản xuất các mặt hàng kết cấu thép và thiết bị xây dựng Theo đó, trong thời gian vừa qua, các sản phẩm truyền thống của Công ty được chia thành 6 nhóm sản phẩm chính, đó là: -Khoá các loại, gồm 15 kiểu khác nhau: MK 10, MK 10E, MK 10C, MK 14E… -Ke các loại theo 7 kích cỡ và chủng loại( ke 120, ke 160…) -Bản lề ( gồm 6 loại) -Chốt cửa ( gồm 6 loại) -Clemôn gồm 4 loại: MK 23AS, MK 12A, Clemôn có khoá… -Dàn giáo, ống chống cho xây dựng Ngoài ra, hiện nay Công ty còn tìm cách đa dạng hoá sản phẩm của mình nhằm tận dụng năng lực sản xuất và tăng doanh thu, phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt, để mở rộng thị trường, Công ty đã bắt đầu sản xuất các phụ kiện cho sản xuất cửa nhựa, tủ nhựa thay thế cho đồ gỗ trong xây dựng. Ngoài các hợp đồng do Công ty tự tìm kiếm, Công ty còn tham gia sản xuất các mặt hàng do Tổng Công ty giao. Đó là các mặt hàng kết cấu thép cho các công trình lớn trong nước như công trình Nhà máy xi măng Nghi Sơn Thanh Hoá, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II, Nhà máy kính nổi Bắc Ninh… Trong hai năm vừa qua, doanh thu về các sản phẩm truyền thống thường chiếm khoảng 65% - 70% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu từ các sản phẩm kết cấu cơ khí khác. 4.2 Thị trường tiêu thụ chính của Công ty Trước đây, trong thời kì bao cấp, Công ty không bao giờ phải tính đến chuyện tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình, Công ty luôn sản xuất theo kế hoạch Nhà nước giao phó. Sau khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Công ty đã phải nỗ lực không ngừng trong việc giữ mối quan hệ với các bạn hàng cũ và tìm kiếm thêm bạn hàng mới. Trong nước, thị trường tiêu thụ chính của Công ty là các Công trình xây dựng, các Nhà máy, các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của Công ty… Bên cạnh thị trường trong nước, Công ty đã dần thâm nhập vào thị trường quốc tế. Sản phẩm của Công ty đã được nhiều nơi trên thế giới biết đến. Ngoài các bạn hàng cũ như Cu Ba, Lào, Đức,… Công ty đã bắt tay thêm với nhiều bạn hàng khác trên thế giới như Italia, Hungary…điều này đã khuyến khích Công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện công nghệ, dây truyền trang thiết bị sản xuất, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sao cho ngày một đẹp hơn, bền hơn, rẻ hơn… đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Trong thời kì quá độ, Công ty khoá Minh Khai cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, luôn ở trong tình trạng thiếu nguồn vốn hoạt động kinh doanh, trang thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ lạc hậu cũ kĩ…Mặc dù vậy, với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã ngày một đi lên, không ngừng lớn mạnh, mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. không chỉ dừng lại ở đó, Công ty còn luôn chú trọng vào việc đẩy mạnh công tác cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, điều này khiến cho sản phẩm của Công ty đã dần có được chỗ đứng riêng trên thị trường, được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng ngày một nhiều. Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong vài năm trở lại đây: Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khoá Minh Khai TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1998 1999 2000 1 Giá trị tổng sản lượng Tr đồng 11.883 12.551 12.671 2 Doanh thu Tr đồng 14.007 15.121 15.574 3 Thuế doanh thu Tr đồng 211 258 258 4 Lợi nhuận thực hiện Tr đồng 289 291 345 5 Số người lao động Người 355 342 347 6 Thu nhập bình quân/người Tr đồng 0,62 0,64 0,68 7 Vốn kinh doanh Tr đồng 3.988 4.001 4.039 8 Vốn cố định Tr đồng 2.395 2.474 2.512 9 Vốn lưu động Tr đồng 1.593 1.527 1.527 ( Nguồn: phòng kế toán tài chính ) II. Phân tích và đánh giá chiến lược phát triển của Công ty khoá Minh Khai trong thời gian qua 1.Phân tích môi trường hoạt động của Công ty 1.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Việt Nam hiện nay là một thị trường hấp dẫn đối với không ít nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà doanh nghiệp từ nhiều quố gia trên thế giới đã bắt đầu tính đến Việt Nam trong quá trình đầu tư cuả mình. Các khu công nghiệp, các công trình xây dựng có giá trị lớn không ngừng tăng lên về số lượng trong thời gian qua. Điều này tất yếu dẫn dến nhu cầu về sản phẩm của Công ty ngày một lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chuẩn bị tham gia vào thị trường. Ngoại trừ một số sản phẩm đòi hỏi để sản xuất được cần phải có cả một giây truyền công nghệ hiên đại, đa phần sản phẩm của công ty đều không đòi hỏi nhiều về yếu tố khoa học kỹ thuật ( bản lề, ke, chốt, clemôn…). Bên cạnh đó, vốn để đầu tư cho một cơ sở sản xuất gia công các sản phẩm kim khí không lớn lắm, thời gian quay vòng vốn lại không lâu, do đó, “ rào cản nhập cuộc” thấp cộng với lợi nhuận bình quân cao đang tạo ra một sức ép rất mạnh từ phía các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Điều này đòi hỏi Công ty phải cố gắng tạo dựng được một cái gì đó “riêng” trong sản phẩm củ mình, đồng thời không ngừng nghiên cứu cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. 1.2 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Nói đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty khoá Minh Khai thì không thể không nói đến một đối thủ có thể coi là “truyền kiếp”: Công ty khoá Việt Tiệp. Đây cũng là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất khoá và các mặt hàng tiểu ngũ kim. Được sự tài trợ của nước bạn Tiệp Khắc, Công ty khóa Việt Tiệp từng là một cái tên quen thuộc của người tiêu dùng khi có nhu cầu về sản phẩm khoá. Quả thực khoá Việt Tiệp là một loại sản phẩm khá bền và đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là trên thị trường Miền Bắc. tuy nhiên, trong khoảng 5-10 năm trở lại đây, Công ty khoá Việt Tiệp đã dần để mất đi thế mạnh của mình về sản phẩm khoá. Nguyên nhân là do Công ty đã không kịp cập nhật, đổi mới trang thiết bị máy móc, cải tiến mẫu mã và chất lượng cho phù hợp với sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng. Thị trường dần mất đi và theo đó, uy tín của sản phẩm khoá việt Tiệp cũng không còn được tôt đẹp như trước nữa. Mặc dù vậy, Công ty khoá Việt Tiệp vẫn được xem là một đói thủ nặng kí và luôn gây xức ép cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Công ty trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường Miền Bắc. Ngoài Công ty khoá Việt Tiệp được coi là đối thủ chính thì hiện nay, trên thị trường cũng xuất hiện khá nhiều các cơ sở sản xuất chuyên gia công và chế tạo các loại khoá, làm giàn giáo, cốp pha, cửa hoa, cửa xếp…Những cơ sở sản xuất này tuy quy mô chỉ dừng lại ở mức độ vừa và nhỏ nhưng vì số lượng rất nhiều nên cũng đã chiếm lĩnh mất một phần thị trường đáng kể của Công ty. Tuy nhiên, một điều có thể yên tâm là vị có quy mô, lượng vốn vừa và nhỏ nên các cơ sở sản xuất này không có đủ khả năng để thâm gia các công trình lớn, đòi hỏi vốn đầu tư nhiều và thời gian thu hồi vốn lâu. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân làm ăn chân chính thì cũng còn phải kể đến một dạng đối thủ cạnh tranh khác khá phổ biến hiện nay, đó là nạn buôn lậu. Các sản phẩm khoá, bản lề, chốt cửa, … nhập lậu từ Trung Quốc tuy có chất lượng không cao bằng sản phẩm khoá Minh Khai nhưng vì là hàng nhập lậu nên giá thành rất rẻ và quả thực điều này đã tạo không ít khó khăn cho không chỉ riêng Công ty khoá Minh Khai mà còn đối với cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. 1.3 Sức ép từ phía khách hàng Khách hàng chủ yếu tìm đến sản phẩm của Công ty là các doanh nghiệp , các tổ chức xã hội, các hộ gia đình có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của Công ty trong các công trình xây dựng, lắp máy, đảm bảo an ninh… Tính đa dạng của khách hàng tạo ra những sức ép khác nhau tới Công ty như: Các Doanh nghiệp Nhà nước luôn đặt yêu cầu về chất lượng, sự ổn định, độ bền của sản phẩm lên hàng đầu; các Doanh nghiệp tư nhân thì thường so sánh giữa chi phí và hiệu quả và tất nhiên họ cũng không thể không quan tâm tới độ bền của sản phẩm; các khách hàng là hộ gia đình thì tuỳ theo yêu cầu nhưng hầu hết họ đều muốn sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua đem lại cho họ sự tiện lợi trong sử dụng, độ an toàn cao và có giá thành rẻ. Mặt khác, vì sản phẩm của Công ty là các loại khoá, các ông cụ, phương tiện phục vụ cho ngành xây dựng nêncác khách hàng tìm đến với Công ty nếu là các doanh nghiệp thì họ luôn mua sản phẩm với số lượng nhiều, vì vậy, sức ép của hộ về giá cả bao giờ cũng lớn. Họ luôn tìm mọi lí do để đòi hỏi dược chiết khấu, giảm giá, đôi khi , họ còn đem các đối thủ cạnh tranh của Công ty ra nhằm gây sức ép buộc Công ty phải hạ giá thành nếu như không muốn mất bạn hàng. Ngược lại, với khách hàng là các hộ gia đình cá thể thì đa phần họ chỉ mua hàng với số lượng đơn chiếc, do vậy họ khó có thể tạo ra được một chút sưc ép nào lên giá bán sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Công ty không cần phải quan tâm tới đối tượng này mà ngược lại, cần phải luôn thăm dò nhu cầu thực tế, cảm nhân thực tế của loại khách hàng này về sản phẩm của Công ty bởi lẽ, họ là lực lượng quần chúng, họ có thể tạo nên dư luận xấu, cũng như tạo nên uy tín tốt cho công ty… Ngoài những yêu cầu về giá cả và chất lượng, một nhân tó mà khách hàng luôn quan tâm tới mà những nhà quản lí phải tính đến là dịch vụ sau bán hàng, thời hạnh bảo hành và thơì gian sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Khách hàng sẽ luôn an tâm khi mà họ thấy sản phẩm được bảo hành dài hạn, Công ty có trách nhiệm và hết mình trong việc khắc phục hậu quả khi có sự cố không may xảy ra; nếu đáp ứng được yêu xầu này, chắc hẳn Công ty sẽ có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 1.4 Sức ép từ phía nhà cung cấp Là một Công ty có quy mô vừa, chuyên sản xuất các loại khoá, mặt hàng phục vụ cho xây dựng như giàn giáo, cột chống đơn kiểu ý, cột chống MK500, chốt cốp pha F10, máy phổ quang,khung lưới ngăn phòng, contener, bộ lọc bụi, vì kèo hội trường Ba Đình…nên Công ty pơhải sử dụng một lượng vật tư tương đối lớn. Có hàng nghìn loại vật tư khác nhau được sử dụng trong quá trình sản xuất như: + Thép lá các loại: 1,5 * 1000 * 2000 + Thép tròn các loại: Phi 12 * 5800 + Thép tấm các loại + Đồng thanh cây Phi 12 * 4000 + Nhôm, Inox, Gang + Các chi tiết của khoá như: thân, lõi quai, bi, lò xo, phôi chìa.. + Các loại vật tư khác như: Niken, Crôm, A xít các loại, xăng dầu, than củi, cát sỏi và các loại hoá chất khác… Trong số đó, có một số loại vật tư rất khan hiếm, hoặc trong nước không tự sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chất lượng không cao…và phải nhập ngoại như: Thép lá của Nga, thép tròn Phi 128 * 5800, đồng thanh cây Phi 12 * 4000 của Đài Loan…Chính vì vậy, đôi lúc Công ty bị lệ thuộc khá nhiều vào các nhà cung ứng, bị họ ép giá, giao hàng chậm hoặc không đúng với quy cách, phẩm chất đã đăng kí, thoả thuận trong hợp đồng…Điều này đôi lúc đã gây ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, khiến Công ty không thể giao hàng đúng kì hạn cho khách hàng, chất lượng sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc nặng nề hơn nữa là Công ty phải tự mình đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải chịu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít. Điều đáng mừng là đa phần các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm của mình cho Công ty đều làm ăn đứng đắn và khá có uy tín trên thị trường. Hầu hết họ đều là các doanh nghiệp trong nước, chính vì vậy đã phần nào giảm bớt đi sự lệ thuộc của Công ty vào các nhà cung ứng. Sức ép này giờ đây đang ngày một giảm bởi chất lượng hàng hoá nội địa đang ngày được nâng cao, đồng thời, Công ty cũng đã và đang tìm kiếm thêm các nhà cung ứng khác có uy tín trên thị trường quốc tế nhằm hạn chế tối đa sự lệ thuộc của mình vào các nhà cung ứng. 1.5 Sự đe doạ từ sản phẩm thay thế Nói chung, xét trên thị trường thì lượng sản phẩm có thể dùng để thay thế cho sản phẩm của Công ty không nhiều. Chính vì vậy, sức ép từ phía các sản phẩm thay thế tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là không đáng kể. 2. Phân tích môi trường vĩ mô Trạng thái môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định chính và trở thành sức mạnh của nền kinh tế. Nó tác động trực tiếp vào khả năng của Công ty trong việc tìm kiếm và sáng tạo lợi nhuận. Thuận lợi rất lớn cho Công ty khoá Minh Khai là môi trường vĩ mô ở Việt Nam rất ổn định. Tốc độ tăng trưởng hàng năm ở Việt Nam cao hơn các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Năm 1999, tổng sản phẩm quốc nội của Việt nam tăng 5,8%; Năm 2000 tăng khoảng 6,75 . Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp cũng như làm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các Công ty hoạt động trong ngành. Mặt khác, Đảng và Chính phủ Viêt Nam chủ chương thực hiện quá trình đổi mới chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để làm được điều này, đòi hỏi cần phải xây dựng được một nền móng cơ sở hạ tầng đồng bộ và vững chắc. Chính điều này tạo tiền đề cho việc phát triển của ngành xây dựng nói chung và ngành cơ khí xây dựng nói riêng, trong đó có Công ty khoá Minh Khai. Bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn không it những khó khăn mà Công ty đang phải đối diện. Trước tiên là những chính sách của Nhà nước như thuế, chế độ đãi ngộ, ưu đãi …cho các ngành sản xuất các sản phẩm công nghiệp, xây dựng. Sau đó là sự mất giá của tiền Việt Nam so với đồng đôla Mĩ khiến cho giá các nguyên vật liệu tăng lên một cách nhang chóng làm cho giá thành sản phẩm của Công ty tăng theo, tạo trở ngại cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tóm lại, việc đánh giá và nắm vững những khó khăn và thuận lợi của môi trường vĩ mô sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược xác định được những thế mạnh và điểm yếu từ đó tìm ra các cơ hội kinh doanh cũng như lường trước được những nguy cơ có thể gặp phải trong việc xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài và ổn định. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một Công ty chính là co phát huy được sức mạnh nội lực của chính mình hay không? 3. Phân tích nội bộ Công ty Quá trình phân tích nội bộ của một doanh nghiệp sẽ giúp ta xác định được điểm mạnh, diểm yếu của Công ty trong từng lĩnh vực cụ thể dựa trên cơ sở xác định đúng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 3.1 Điểm mạnh của Công ty Trước tiên phải nói đến một nhân tố vô cùng quan trọng mà Công ty khoá Minh Khai có được là uy tín trên thị trường – một tài sản vô giá giúp Công ty tồn tại và phát triển. Có được uy tín này là do Công ty đã luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Sản phẩm của Công ty khá đa dạng và phong phú, cần khá nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau trong khi dù chất lượng của bất kì nguyên vật liệu nào không tốt cũng ảnh hưởng xấu tới chất lượng của sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, Công ty đa kí kết hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu vơí một số nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn xây dựng được một hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho đưa ra thị trường, đảm bảo rằng bất kì loại sản phẩm nào của Công ty khi đưa ra thị trường đều có chất lượng tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Ngoài ra, không thể không nhắc đến nguồn nhân lực quý giá của Công ty, đó là một đội ngũ lao động lành nghề, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc chung ngay cả trong những lúc Công ty đang khó khăn nhất. Hầu hết trong số họ đều đã được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề vững vàng, ham học hỏi, biết tiếp thu và ứng dụng tốt một số thành tựu kĩ thuật vào sản xuất. 3.2 Điểm yếu của Công ty Điểm yếu đầu tiên của Công ty phải đề cập đến là vốn. Đây quả thực là hó khăn lớn không chỉ đối với Công ty mà là đối với hầu hêt doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Điều này tạo khó khăn cho Công ty trong việc mở rộng sản xuất, cải tạo và nâng cấp một số trang thiết bị đã cũ nát và hỏng hóc, không thể sản xuất được nữa. Dẫn đến hậu quả là quá trình đầu tư thường không đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và chất lượng sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, việc nguồn vốn lưu động ít ỏi cũng làm hạn chế bớt lượng khách hàng đến với Công ty vì Công ty không thể cung cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, Công ty cũng còn chưa chú trọng vào hoạt động quảng cáo sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chưa có được một mạng lưới kênh phân phối hợp lí, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty chỉ chủ yếu tập trung ở gần địa phận cơ quan, chưa được áp dụng trên quy mô rộng. 4. Chiến lược cơ sở hạ tầng Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại 125D Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Công ty khoá Minh Khai còn có một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm đai lí chính thức trên toàn quốc. Do nhu cầu về các sản phẩm của Công ty trong lĩnh vực xây dựng ngày một tăng cao nên thời gian gần đây Công ty đã tiến hành mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ của mình bằng cách cho khai trương các cửa hàng cung cấp, tư vấn và giới thiệu sản phẩm mới.. Điều này giúp cho sản phẩm của Công ty có thể đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và thuân tiện nhất, đồng thời là số lượng sản phẩm bán ra của Công ty cũng sẽ tăng theo. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ, phân phối sản phẩm , Công ty dự định sẽ đầu tư một loạt máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tất cả mọi sản phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra chất lượng một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Điều này sẽ giúp cho Công ty có được niềm tin rừ những khách hàng tiềm năng và uy tín với những khách hàng truyền thống. Đây là cơ sở quan trọng cho Công ty trong việc chuẩn bị xây dựng nên một hệ thống mã vạch hoàn chỉnh nhằm quản lí tốt hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, Công ty cũng xây dựng cho mình một chiến lược dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp cho thị trường sản phẩm nhanh nhất, rẻ nhất, và thuận tiện nhất khi thị trường bước sang giai đoạn tăng trưởng. 5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Trong bất kì doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào, yếu tố con người bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay, Công ty có 342 cán bộ công nhân viên trong đó đại học, cao đẳng 29 người, công nhân chuyên nghiệp các loại 295 người. Trong đó, đa phần đều có kiến thức và trình độ chuyên môn cao, tay nghề chuyên môn vững vàng. Công ty đã áp dụng những chính sách nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi nhân viên, đồng thời chú trọng hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực mới, tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia các khoa đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước nhằm xây dựng lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp phát triển của Công ty trong tương lai. Công ty đã xây dựng được một môi trường lao động văn hóa, giúp cho nhân viên được làm việc đúng với khả năng, ngành nghề mà mình được đào tạo. Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng một chính sách lương, thưởng phù hợp nhằm khuyến khích anh chị em công nhân làm việc hiệu quả hơn, thu hút và gìn giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Mặc dù mức lương của Công ty còn chưa phải là cao lắm so với hiện nay ( bình quân khoảng 680.000 đồng/tháng năm 1999) nhưng nhờ áp dụng chính sách lương thưởng theo năng suất lao động, theo sự nhiệt tình cùng thời gian gắn bó với Công ty, theo một tỉ lệ phần trăm nhất định thu được từ lợi nhuận…nên Công ty đã xây dựng được một chiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24539.DOC
Tài liệu liên quan