MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH 3
1.1 Khái niệm hướng dẫn du lịch và quản trị hoạt động hướng dẫn du lịch 3
1.1.1. Hướng dẫn viên du lịch 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Vai trò của hướng dẫn viên du lịch 4
1.1.2. Khái niệm hoạt động quản trị hướng dẫn du lịch 5
1.2 Nội dung quản trị hoạt động hướng dẫn 11
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động hướng dẫn du lịch 19
1.4 Các biện pháp quản trị hoạt động hướng dẫn du lịch 23
1.4.1 Kinh tế: 23
1.4.2 Giáo dục: 24
1.4.3 Hành chính: 25
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH 27
2.1 Giới thiệu công ty Du lịch và Thương mại Nam Thái 27
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2 Các sản phẩm của công ty: đó là các chương trình du lịch. 28
2.1.3 Đối tượng khách trong những năm trước 31
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty du lịch Nam Thái. 31
2.2 Phân tích cơ cấu của bộ phận hướng dẫn 34
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh. 36
2.2.2. Quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận hướng dẫn 39
2.2.3.Quản trị quy trình hướng dẫn du lịch 40
2.2.4. Quản trị nghiệp vụ hướng dẫn 41
2.2.5 Quản trị chất lượng dịch vụ hướng dẫn 42
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN CỦA CÔNG TY 45
3.2 Các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị hướng dẫn tại công ty du lịch và thương mại Nam Thái. 46
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy: 46
3.2.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật 47
3.2.3 Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhận lực: 48
3.2.4 Hoàn thiện quy trình hướng dẫn: 49
3.2.5.Các biện pháp quản lý chất lượng: 50
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
59 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị hoạt động hướng dẫn du lịch tại công ty Nam Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty. Mục tiêu của các hoạt động tuyên truyền quảng cáo này là nhằm để du khách hiểu thêm về công ty cũng như để khẳng định khả năng, vị thế của công ty.
Đối với các chương trình du lịch không chọn gói, hướng dẫn viên đồng thời cũng là một nhân viên bán hàng thông qua công việc giới thiệu và bán các dịch vụ bổ sung thêm cho chương trình. Công việc này thường được thực hiện vào thời điểm thích hợp của buổi làm việc đầu tiên với khách( các dịch vụ bổ sung thêm được tượng trưng bằng phiếu xác nhận dịch vụ mà khách sẽ được nhận khi họ đăng ký và thanh toán tiền cho hướng dẫn viên).
Hoạt động tuyên truyền quảng cáo là công việc phụ. Do vậy, nó cần phải được thực hiện vào những thời điểm thích hợp để không phải sao nhẵng hoặc đổi hướng suy nghĩ của du khách là chúng ta đang tự khoe khoang về mình, không làm sao nhẵng công việc chính của hướng dẫn viên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động hướng dẫn du lịch
Hiện nay, do quá trình toàn cầu hóa chúng ta đang sống trong một môi trường luôn thay đổi và thay đổi với tốc độ nhanh. Các nhà quản lý phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn đó là chuẩn bị cho sự thay đổi đồng thời cũng phải thích nghi với những sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi đó. Bởi vậy, nhận biết rõ nguồn gốc của sự thay đổi là một yếu tố quan trọng đối với các nhà quản lý. Nhìn chung, đối với hoạt động quản trị có 2 yếu tố thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động quản trị. Đó là:môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Thứ nhất: Môi trường bên ngoài
Môi trường vật chất và môi trường kinh tế
Việc gia tăng dân số và cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, quốc gia, các công ty và thậm chí các cá nhân với nhau ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm của người lao động. Hiện nay, du lịch Việt Nam đang rất phát triển do cả yếu tố bên ngòai lẫn nội tại của nó. Khách du lịch nước ngòai đang có xu hướng đến du lịch các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á do nhiều mục đích khác nhau, mặt khác do chính sách của nhà nước cũng như chiến lược của các doanh nghiệp. Chính vì thế mà mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Và do đó, để cạnh tranh nhau thì các doanh nghiệp tranh thủ thu hút nguồn nhân lực tài giỏi. Vì chỉ có đầu tư vào chất xám là cách phát triển nhanh và bền vững nhất. Do đặc điểm của ngành hướng dẫn rất phức tạp và công việc không ổn định nên thông thường người làm trong ngành này thường ở dạng hướng dẫn viên tự do. Vì vậy, dù là hướng dẫn viên của công ty hay là hướng dẫn viên tự do làm việc theo chương trình thì vấn đề đặt ra là cần phải trả thù lao cho người hướng dẫn là bao nhiêu, so với đối thủ cạnh tranh thì mức này như thế nào, có áp ứng được ít nhất nhu cầu tối thiểu cho hướng dẫn không, có tạo được động lực cho nhân viên cố gắng không, đồng thời cũng phải xét xem doanh nghiệp có khả năng chi trả mức đó không và chi trả được là bao nhiêu. Khi cân bằng được vấn đề tài chính giữa hai bên công ty và người lao động ( hướng dẫn) và đạt được mức tương đối trong thị trường thì những người lao động sẽ có khả năng gắn bó lâu dài với công ty hơn. Mặt khác vấn đề chi trả thù lao cho người hướng dẫn phải minh bạch, rõ ràng.
Thứ hai: môi trường chính trị, pháp luật: khi một ngành kinh tế càng phát triển mạnh thì những văn bản quy phạm pháp luật càng trở nên chặt chẽ và đồng bộ hơn. Ngành du lịch cũng không nằm ngoại lệ. Mặc dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng lại đi sau các đàn anh đàn chị trong ngành như Thái Lan, Singapo, Indonexia, Malaysia.. Nhưng cái đó không làm Việt Nam phai nhạt đi trong mắt du khách quốc tế, mà ngược lại, nó càng làm Việt Nam trở nên hấp dẫn, huyền bí hơn trong khu vực. Vì nắm được xu thế thay đổi về cầu trong du lịch như thế nên Đảng và nhà nước ta không những có những chính sách như quảng bá hình ảnh của đất nước con người Việt Nam, cải thiện các chính sách đầu tư phát triển du lịch, đưa ra các quy định rõ ràng về các quản lý cũng như quy định về họat động kinh doanh, tổ chức và đầu tư du lịch. Và để trở thành công ty lữ hành nội địa hay quốc tế thì cần bao nhiêu hướng dẫn viên quốc tế, bao nhiêu hướng dẫn viên nội địa. Để trở thành hướng dẫn viên nội địa hay quốc tế thì cần những yêu cầu gì về bằng cấp, trình độ, ngoại ngữ…tất cả đều được quy định rõ ràng. Khi các chính sách, quy định càng rõ ràng như vậy thì càng dễ quản lý và làm cho người quản lý sẽ chủ động hơn trong công việc của mình để đảm bảo thực hiện đúng luật pháp quy định.
Thứ ba là khách hàng: Hiện nay, khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khách hàng như là một yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Do tính chất thời vụ của doanh nghiệp du lịch mà yếu tố khách hàng càng trở nên quan trọng hơn. Nếu công ty du lịch nào có lượng khách ổn định, tương đối lớn, thường xuyên đi chương trình của công ty, ngoài ra còn giới thiệu khách hàng cho công ty khi mà dịch vụ của công ty có chất lượng tốt. Vì vậy để có thể làm khách hàng hài lòng với chương trình của mình thì ngoài yếu tố là các dịch vụ của nhà cung cấp đạt chất lượng, hoàn hảo, giá cả hợp lý thì yếu tố hướng dẫn cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi như đã nói ở phần trên, dù dịch vụ có hoàn thiện mà người hướng dẫn viên không vững tay nghề, thiếu kinh nghiệm, không biết quản lý đoàn, không hiểu nhiều về đối tượng tham quan… sẽ làm du khách hoài nghi về dịch vụ chất lượng của công ty. Nhưng ngược lại, nếu chất lượng không thật hoàn hảo, có nhiều vấn đề tế nhị liên quan đến điểm tham quan, nội dung bài thuyết trình hay khách có những câu hỏi để thử hướng dẫn viên, nhưng nếu hướng dẫn viên không vững tay nghề, không bản lĩnh sẽ để lại những hoài nghi, những băn khoan cho du khách. Hướng dẫn viên như là bộ mặt của công ty, thay mặt công ty để phục vụ quý khách. Ngoài ra, sự thay đổi về đối tượng khách, nhu cầu của khách cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hướng dẫn. Chẳng hạn như dự báo về khả năng sẽ tăng lượng khách Trung Quốc trong thời gian tới, bộ phận quản trị hướng dẫn phải có kế hoạch để thu hút những hướng dẫn viên biết tiếng, biết nghiệp vụ để có thể hướng dẫn tốt. Nhưng hầu hết những hướng dẫn này là hướng dẫn viên tự do, vì vậy chế độ lương thưởng, thời gian làm việc như nào cũng rất ý nghĩa để hướng dẫn viên có thể cống hiến hết mình cho công việc, phục vụ khách được chu đáo tốt nhất.
Thứ tư là đối thủ cạnh tranh: Ngành du lịch ngày càng phát triển nhanh tróng, thể hiện sự tăng trưởng này là việc đóng góp vào tỷ trọng GDP cho nhà nước. Khi sự phát triển này tăng lên thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Họ không chỉ cạnh tranh nhau về thị trường khách, cạnh tranh nhau về nhà cung cấp mà còn cạnh tranh nhau cả nguồn hướng dẫn viên nữa. Nếu công ty nào có được đội ngũ hướng dẫn viên hùng mạnh, có tinh thần làm việc trách nhiệm cao, cống hiến hết mình vì công việc. Nhiều khi dịch vụ không được như ý, nhưng nếu hướng dẫn viên biết cách nói chuyện hay nhanh trí, sáng tạo. Chẳng hạn như khi đưa khách đi hạ long chương trình 2 ngày 1 đêm mà gặp bão không đi thăm vịnh bằng tàu được, người hướng dẫn viên đã nhanh trí cho du khách đi bộ ngắm vịnh và tới làng trài xem đánh bắt cá, kéo lưới..đó cũng là một cách ứng xử khá hay. Vì thế, các doanh nghiệp lữ hành thường có những quân bài hướng dẫn viên chủ chốt của mình. Vì vậy, để có thể giữ chân được những người hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm này thì doanh nghiệp cần chú ý tới nhu cầu, mong muốn nguyện vọng của họ là gì, chế độ lương thưởng ra sau, chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng như thế nào, công việc có ổn định không….để hướng dẫn viên cảm thấy thoải mái nhất và yên tâm với nghề.
Thứ hai: yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp
Thứ nhất là công tác tổ chức bộ máy lao động khoa học hợp lý. Cái này phải dựa trên mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi..để định hướng phân công công việc rõ ràng, lựa chọn được những người phù hợp cả về chất lượng và số lượng. Vì thời gian và không gian sản xuất, tiêu dùng trùng nhau nên khó có thể đánh giá chất lượng lao động của hướng dẫn viên một cách chính xác nhất. Ngoài ra, cần phải căn cứ vào ngân sách tài chính, tình hình tài chính của công ty để có thể có những phương pháp tổ chức và quản lý phù hợp nhất
Thứ ba là các chính sách, chiến lược của tổ chức:chiến lược và tổ chức bộ máy doanh nghiệp là hai mặt không thể tách rời nhau trong công tác quản lý của các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Khi có sự thay đổi về chiến lược của doanh nghiệp thì bộ máy tổ chức phải thay đổi theo quy mô của doanh nghiệp. Mỗi mô hình, mỗi chủ quản lý có cách quản lý riêng, có mục tiêu riêng, chính sách riêng. Do đó, bộ phận hướng dẫn cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong doanh nghiệp và cũng phải chịu sự quản lý, chi phối của các chính sách đó. Nếu quy mô nhỏ, mô hình đơn giản, gọn nhẹ, các chính sách chỉ mang tính vi mô, thì phòng nhân sự cũng được tổ chức và bố trí đơn giản nhất để giảm chi phí lao động, còn nguồn hướng dẫn chính của công ty chủ yếu là từ các nguồn hướng dẫn tự do hay cộng tác viên. Đây thường là cơ cấu tổ chức phổ biến của các công ty lữ hành hiện nay.
Các biện pháp quản trị hoạt động hướng dẫn du lịch
Kinh tế:
Vấn đề kinh tế là một trong những vấn đề có ảnh hưởng rất lớn tới sự lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc của nhân viên và chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Mục tiêu cơ bản của vấn đề tài chính là thu hút được những người lao động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc tốt nhất.Hoạt động tài chính, kinh tế biểu hiện của nó thông qua việc doanh nghiệp trả thù lao lao động, tiền lương thưởng cũng như áp dụng các biện pháp sử phạt về kinh tế đối với những nhân viên cố tình vi phạm quy định ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hoạt động của doanh nghiệp đó. Mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động tài chính kinh tế bao gồm:
Hệ thống thù lao phải hợp pháp: Thù lao lao động của tổ chức phải tuân thủ các điều khoản của bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những điều khoản này nhằm định hướng cho doanh nghiệp về mức thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên để đảm bảo được mức sống trung bình cho họ. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp mà nhà nước bảo vệ quyền của người lao động.
Hệ thống thù lao phải thỏa đáng: Hệ thống thù lao phải đủ lớn để thu hút lao động có chất lượng cao vào làm việc cho tổ chức và giữ chân họ ở lại tổ chức. Lý do là vì sự hòan thành công việc của họ có vai trò rất quan trọng giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra và phát triển tổ chức.
Hệ thống thù lao phải có tác động kích thích người lao động , tạo động lực cho người lao động để họ hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ thống thù lao phải công bằng: Nếu chương trình thù lao không công bằng sẽ triệt tiêu động lực lao động. Công bằng được xét trên hai khía cạnh, công bằng bên ngoài và công bằng bên trong nội bộ doanh nghiệp. Công bằng đối với bên ngoài là mức thù lao tương tự hoặc bằng nhau khi so sánh thù lao lao động của cùng một chương trình, cùng thứ tiếng đó, thời gian như nhau, mức tiền công cũng phải giống nhau hoặc không có sự khác biệt lớn. Còn công bằng bên trong doanh nghiệp là các công việc khác nhau trong tổ chức phải được trả mức lương lao động khác nhau, các công việc giống nhau có yêu cầu chung về mức độ phức tạp, trình độ lành nghề, kinh nghiệm tương đương nhau thì phải mức thù lao, tiền công giống nhau. Công bằng còn thể hiện sự công bằng về thủ tục như thời hạn tăng lương, điều kiện tăng lương cho lao động.
Các quy định sử phạt phải rõ ràng, áp dụng cho mọi đối tượng là như nhau và bình đẳng nhau, không thiên vị người này, trù dập người nọ. Các nội quy sử phạt là nhằm tạo ra sự chuyên nghiệp trong công việc, giúp người lao động hoàn thiện mình và phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.. Nó mang tính tích cực chứ không phải mang tính tiêu cực trù dập hay kìm hãm lao động.
Hệ thống thù lao phải đảm bảo: Nghĩa là người lao động cảm thấy thu nhập hàng tháng của họ được đảm bảo, ổn định và có thể đoán trước được thu nhập của họ.
Hệ thống thù lao phải hiệu quả và hiệu suất: Đòi hỏi tổ chức phải quản lý hệ thống thù lao một cách có hiệu quả và phải có những nguồn tài chính để hỗ trợ cho hệ thống đó được tiếp tục thực hiện trong thời gian dài.
Giáo dục:
“ Giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hay chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn” ( Trích dẫn giáo trình Quản trị nhân lực trường đại học Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2005).
Còn đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
Phát triển là các hoạt động học tập nhằm vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.
Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp đỡ người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc. Có thể nói công tác đào tạo và phát triển là quan trọng và cần được quan tâm đúng mức trong tổ chức. Vì các lý do chủ yếu sau:
Để đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động
Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Giáo dục, đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để một doanh nghiệp có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp:
Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.
Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc
Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát, quản lý chính mình.
Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp.
Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực hướng dẫn.
Tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối với người lao động thì vai trò của giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ:
Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.
Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tại.
Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng phát triển của người lao động.
Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
Hành chính:
Các biện pháp hành chính này nhằm tạo ra sự rằng buộc giữa doanh nghiệp và người lao động. Biểu hiện của nó là những hợp đồng lao động, những thỏa ước lao động tập thể, những nội quy, quy định cũng như những biện pháp khen thưởng hay kỷ luật người lao động. Thông qua các biện pháp hành chính này giúp cho doanh nghiệp theo dõi quá trình lao động, đánh giá chất lượng lao động, sự cố gắng hay làm việc không hết mình, đánh giá được năng lực của nhân viên để từ đó có những biện pháp tiếp theo như đào tạo lên, khiển trách, kiểm điểm hay tăng lương,thưởng để khuyến khích, đào thải hay hỗ trợ người lao động làm việc…
Tiểu kết: sau khi nghiên cứu về đối tượng hướng dẫn viên, thấy được vai trò của hoạt động hướng dẫn đối với công ty du lịch nói riêng và đối với đất nước nói chung có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng như văn hóa, tâm linh tín ngưỡng….không những giúp cho chính con người Việt Nam thêm hiểu hơn, kiêu hãnh hơn, tự hào hơn về đất nước mình mà còn khiến cho bạn bè thế giới cũng phải có cái nhìn thiện cảm hơn về con người và thiên nhiên Việt Nam. Vì thế, việc quản trị hoạt động hướng dẫn đóng vai trò rất quan trọng. Việc quản trị này không phải nhằm mục đích răn đe mà nó mang ý nghĩa tích cực hơn. Đó là chọn lọc , tuyển chọn những hướng dẫn viên có đủ đức, đủ tài, đào tạo họ, giúp họ hoàn thiện mình hơn, vững vàng hơn, tự tin hơn với vai trò là một phát ngôn viên giới thiệu về đất nước con người Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những lý thuyết, những cơ sở lý luận. Để biến lý luận thành thực tiễn thì cần được vận dụng và áp dụng vào một mô hình nào đó. Để từ đó có những biện pháp quản lý hiệu quả nhất phù hợp với từng mô hình cụ thể. Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các công ty lữ hành , em đã quyết định tham gia thực tập ở công ty Du lịch và Thương Mại Nam Thái để có những kiến thức thực tế nhất, có thể vận dụng được lý thuyết học được vào thực tiễn.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH
2.1 Giới thiệu công ty Du lịch và Thương mại Nam Thái
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH DL và TM Nam Thái
Tên giao dịch: Nam Thai Travel and Trading Company., Ltd
Họ và tên người đại diện theo pháp luật: Phạm Quang Long
Địa chỉ trụ sở chính: Số 8 – Hàng Than – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: (84)4 9273 650/ 4 9273 645/ 4 9273 649
Fax: (84) 4 9273 650
Website: www.vietnamasean.com
www.namthaitour.com
Email: namthai@netnam.vn;
Ngành nghề kinh doanh: Lữ hành quốc tế số 0350 cấp ngày 26/10/2005
Chức năng:
Kinh doanh lữ hành nội địa.
Lữ hành quốc tế
Dịch vụ du lịch
Vận chuyển khách du lịch.
Visa, hộ chiếu, vé máy bay
Đặt các dịch vụ về ăn uống, vận chuyển theo nhu cầu của khách hàng..
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty du lịch và thương mại Nam Thái được thành lập từ tháng 11 năm 1999 tại số 8- Hàng Than- Ba Đình- Hà Nội. Trong thời gian đầu hoạt động, công ty chủ yếu kinh doanh lữ hành nội địa, khai thác thị trường khách trong nước là chủ yếu. Đồng thời cung cấp một số dịch vụ du lịch khác như dịch vụ vận chuyển, đại lý bán vé máy bay, tư vấn du lịch, nhận đặt phòng….. Sau một vài năm hoạt động, công ty đã đứng ra tổ chức một số hội nghị, hổi thảo quan trọng như hội thảo liên ngành dược phẩm AVENTIS – Malaysia tại khách sạn Sofitel Plaza thành phố Hồ Chí Minh (tháng 9/ 2003), tiếp là hội thảo dầu nhớt CALTEX – Malaysia tại khách sạn Rex thành hos Hồ Chí Minh (tháng 12/2003)…Đến tháng 11.2004 công ty xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và đến tháng 10/2005, công ty đã có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số 0350. Trong thời gian đầu, thị trường quốc tế chủ yếu mà công ty tập trung là các nước trong khối ASEAN và một số nước châu Á khác với những chương trình du lịch thus vị như du lịch chữa bệnh, du lịch tìm về miền đất Phật… Ngoài ra trong một vài năm trở lại đây, công ty bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng công cụ Internet nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo sản phẩm, tạo sự gần gũi với khách hàng cũng như tạo được sự liên hệ thường xuyên với nhà cung cấp. Từ tháng 2/2005, công ty đã xây dựng website riêng với tên miền www.vietnamasean.com và đến năm 2009, một website mới được xây dựng www.namthaitour.com, cho phép khách du lịch có thể dễ dàng đặt tour, xây dựng tour cho mình. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến và khai thác có hiệu quả hơn công cụ thần kỳ này
2.1.2 Các sản phẩm của công ty: đó là các chương trình du lịch.
Những hoạt động kinh doanh chủ yếu:
+ Lữ hành nội địa: Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Nam Thái kinh doanh mảng lữ hành nội địa và dã thu được nhiều két quả tốt với các tour du lịch giải trí, du lịch lễ hội, tham quan, du lịch MICE…
+ Lữ hành quốc tế: Công ty chỉ hoạt động du lịch quốc tế hơn 4 năm và đã đưa ra được một số chương trình du lịch hấp dẫn đến các nước truyền thống: các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng một số nước ở châu Âu, chương trình du lịch đến Trung Quốc, Thái Lan, Myanma. Trong thời gian tới, Nam Thái đang có kế hoạch thu hút thị trường Inbound đặc biệt là thị trường khách Châu Âu, Bắc Mỹ.
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo: Công việc tổ chức hội nghị hổi thảo được điều hành bởi người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức hội thảo tại các khách sạn lớn là ông Nguyễn Trọng Sơn. Bởi vậy, công ty đã nhận được nhiều đặt hàng về tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn và đã dành được nhiều thành công như hội thảo Liên ngành Dược phẩm AVENTIS Malaysia (9/2003), hội thảo dầu nhớ CALTEX (Malaysia 12/2003), hay hội thảo biểu dương các nhà đại lý BP tốt nhất khu vực châu Á, Thái Bình Dương (4/2004), cùng hội thảo biểu dương các đơn vị bán hàng tốt nhất của hãng BP Malaysia (7/2004). Hội thảo biểu dương các nhà đại lý hãng sơn Jotun tốt nhất Malaysia (10/2004)…
+ Dịch vụ vận chuyển: Công dy du lịch Nam Thái kinh doanh dịch vụ vận chuyển như cho thuê các loại xe du lịch, xe tự lái …
+ Dịch vụ làm visa:
+ Dịch vụ tư vấn du lịch:
+ Dịch vụ đặt phòng: Công ty có mối liên hệ tốt với hơn 500 khách sạn trên cả nước. Hiện nay, việc đặt phòng có thể dễ dàng đặt qua 2 tên miền của công ty.
Có một số loại hình du lịch hiện đang hấp dẫn khách du lịch và góp phần vào sự phát triển bền vững, đó là du lịch sinh thái hay còn gọi là “du lịch dựa vào thiên nhiên” và du lịch văn hóa hay là: “du lịch dựa vào văn hóa”.
Các loại hình du lịch sinh thái gồm:
Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch mạo hiểm
Du lịch thể thao
Du lịch nghiên cứu
Du lịch tham quan
Vui trơi giải trí…
Các loại hình du lịch văn hóa bao gồm:
Du lịch tham quan nghiên cứu
Du lịch làng nghề
Du lịch hành hương lễ hội
Du lịch làng bản…
Các loại hình du lịch bền vững là các loại hình du lịch mang tính giáo dục nhận thức cao, nhằm bảo tồn và phát triển cộng đồng. Do vậy, khác du lịch nước ngoài đến Việt Nam cũng rất thích đi theo loại hình du lịch này.
Hiện nay, với phương châm phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng, các công ty lữ hành nói chung và công ty du lịch và thương mại Nam Thái nói riêng đã tiến hành thiết kế những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu. Các sản phẩm du lịch trọn gói mà công ty Nam Thái đưa vào khai thác là như sau:
Các tour một ngày:
1.Hà Nội – Tam Cốc – Hoa Lư
2.Hà Nội – Nhà thờ Phát Diệm- Tam Cốc
3.Hà Nội – Rừng Cúc Phương
4.Hà Nội – Hòa Bình
5.Hà Nội – Mai Châu
6.Hà Nội – Hạ Long
…
Các tour hai ngày/ Một đêm
1.Hà Nội – Rừng Cúc Phương – Tam Cốc – Hoa Lư
2. Hà Nội – Rừng Cúc Phương - Làng Vân Long
3.Hà Nội – Hòa Bình- Mai Châu
4.Hà Nội- Hạ Long.
Các tour ba ngày hai đêm
1.Hà Nội – Chùa Hương – Tam Cốc – Hoa Lư – Mai Châu- Hòa Bình.
2.Hà Nội – Rừng Cúc Phương – Mai Châu – Hòa Bình
3.Hà Nội – Hòa Bình- Mai Châu – Sông Mã
……………
Các tour bốn ngày ba đêm
1.Hà Nội – Mai Châu – Sông Mã – Cúc Phương – Tam Cốc – Hoa Lư
2.Hà Nội – Mai Châu – Hoa Lư – Tam Cốc – Vịnh Hạ Long
3.Hà Nội – Mai Châu- Sơn La- Điện Biên.
4.Hà Nội- Huế- Đà Nẵng- Hội An
5.Hà Nội- Đông Hội- Phong Nha- Quảng trị- Huế- Đà Nẵng- Hội An- Mỹ Sơn
Vịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch được nhiều công ty du lịch khai thác và coi đó là một tour du lịch lịch trọng điểm, Nam Thái có các tour trọn gói như sau:
1.Hà Nội- Hạ Long (Một ngày)
2.Hà Nôi- Hạ Long (Hai ngày một đêm)
3.Hà Nội- Vịnh Hạ Long- Vịnh Lan Hạ( Hai ngày một đêm)
4.Hạ Nội- Hải Phòng- Đảo Cát Bà- Vịnh Hạ Long- Tuần Châu ( ba ngày một đêm)
5.Hà Nội-Vịnh Hạ Long- Đảo Cát Bà(hai ngày một đêm)
6.Hà Nội- Vịnh Hạ Long- Vịnh Bái Tử Long(hai ngày một đêm)
7.Hà Nội- Vịnh Hạ Long- Vịnh Lan Hạ- Đảo Cát Bà (ba ngày hai đêm)
….
Bên cạnh đó SaPa cũng là một điểm du lịch đầy hấp dẫn ở khu vực phía Bắc. Với SaPa Công ty Nam Thái cũng đã đưa được ra nhiều tour khác nhau để phục phụ khách du lịch. Chủ yếu các tour du lịch này là tham quan các làng quê hẻo lánh và các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, công ty còn thiết kế nhiều tour du lịch Đông- Bắc như:
1.Hà Nội- Vịnh Hạ Long- Lạng Sơn- Cao Bằng Ba Bể (bốn ngày ba đêm)
2.Hà Nội- Ba Bể- Cao Bằng- Lạng Sơn- Hạ Long Bay (năm ngày bốn đêm)
Tour Tây – Bắc:
1.Hà Nội- Sơn La- Điện Biên- Lai Châu- SaPa (sáu ngày năm đêm)
2.Hà Nội- Mộc Châu- Sơn La- Tuần Giao- Điện Biên- Lai Châu- SaPa
(sáu ngày năm đêm)
Ngoài các tour trên công ty còn thiết kế các tour Đông- Tây Bắc dài ngày các tour ngày thường kéo dài một tuần đến 2 tuần, và còn có các tour xuyên Việt phục vụ khách du lịch.
2.1.3 Đối tượng khách trong những năm trước
Trong những năm trước đây, công ty Nam Thái chú trọng tới thị trường nội địa nên khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách các khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng truyền thống của công ty. Những khách này thường chia làm hai loại. Thứ nhất là những khách của các cơ quan, đòan thể, cán bộ công nhân viên… thuộc về những đối tượng lao động tại các phòng ban, xí nghiệp. Những đối tượng này có nhu cầu cao về nghỉ ngơi, giải trí hay những hoạt động hoạt náo. Đối tượng thứ hai là những người thuộc tầng lớp trí thức như cán bộ giáo viên, Viện Hán Nôm, Viện nghiên cứu y học cổ truyền, học sinh, sinh viên.. những đối tượng này thường có nhu cầu cao về tìm hiểu thông tin, khám phá…
Còn đối với khách quốc tế, công ty chủ yếu nhằm vào đối tượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị hoạt động hướng dẫn du lịch tại công ty nam thái.doc