Chuyên đề Quản trị kênh phân phối tại công ty Coxiva Đà Nẵng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN:QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI 3

I. TỔNG QUAN KÊNH PHÂN PHỐI : 3

1.1.Khái niệm kênh phân phối 3

1.2.Các chức năng kênh phân phối : 3

1.3. Dòng dịch chuyển kênh phân phối: 4

II. MÔI TRƯỜNG KÊNH : 4

2.1 Môi trường kinh tế 4

2.2. Môi trường kỹ thuật và công nghệ 5

2.3. Môi trường luật pháp 6

2.4. Môi trường văn hóa – xã hội 6

2.5 Quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong kênh. 7

III. CẤU TRÚC KÊNH PHÂN PHỐI 8

3.1 Cấu trúc kênh hàng tiêu dùng: 8

3.2 Kênh marketing kỹ nghệ: 8

3.3 Hệ thống marketing dọc VMS(Vertical Marketing System) 8

3.4. Các thành viên kênh phân phối 9

3.4.1 Người sản xuất 9

3.4.2 Người trung gian bán buôn 9

3.4.3 Trung gian bán lẻ: 10

IV. QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI: 10

4 .1 Bản chất kênh phân phối: 13

4.2. Những nội dung và đặc điểm cơ bản của quản trị kênh phân phối : 13

4. 3. Nhận diện thực tế xung đột trong kênh 15

4 .3.1 Phát hiện mâu thuẫn: 15

4.3.2 Các kiểu xung đột trong kênh 15

4.3.3 Những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột trong kênh 15

4.3.4 Gải quyết mâu thuẫn : 16

4.5 Đánh giá các thành viên và điều chỉnh hệ thống kênh phân phối 17

4.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phạm vi và tần suất của các đánh giá 17

Kiến nghị các hoạt động đúng đắn nhằm giảm các hoạt động sai lệch. 18

4.5.2 Kiểm tra hoạt động của các thành viên kênh: 18

4.5.3 Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động: 20

4.5.4 Đề xuất các điều chỉnh kênh phân phối: 21

4.5.5 Vận dụng các yếu tố marketing mix trong quản trị kênh 22

PHẦN II GIỚI THIỆU CÔNG TY 26

I. Lịch sử công ty 26

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 26

1.2 Giới thiệu công ty 28

1.3. Ngành nghề kinh doanh : 28

1.4 . Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 29

1.5. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 30

1.5.1.Vị thế của công ty trong ngành. 30

1.5.2 Triển vọng phát triển của ngành: 30

1.5.3. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà Nước. 31

1.6. Nguồn lực công ty: 32

1.6.1 Cơ cấu lao động trong Công ty 32

1.6.2 Cơ sở hạ tầng: 32

1.6.3 Máy móc thiết bị: 33

1.6.4. Nguồn lực tài chính: 34

II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 37

2.1 Hoạt động Marketing 37

2.2 Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm 39

2.3. Biểu đồ cơ cấu doanh thu và lợi nhuận công ty qua các năm 39

2.4. Chi phí 46

III THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI XIMĂNG CÔNG TY CÔXIVA 46

3.1 Phân tích ảnh hưởng từ môi trường kinh tế: 46

3.2. Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty: 47

3.3 Hệ thống tiêu thụ và các điểm bán 48

3.4 Một số vấn đề trong quản trị kênh phân phối của công ty: 48

3.5 Một số đánh giá chung về hệ thống kênh và quản trị kênh : 49

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI 50

4.1. Phương hướng kinh doanh của công ty: 50

4.2 Mục tiêu: 50

4.3 Phân tích điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội,đe dọa: 51

4.3.1Điểm mạnh: 51

4.3.2Điểm yếu: 51

4.3.3 Cơ hội: 52

4.3.4 Thách thức: 52

4.4 Những tiền đề nghiên cứu 52

4.4.1 Nghiên cứu thi trường 52

4.4.2. Phân đoạn thị trường : 53

4.4.3 Dự báo sản nhu cầu thị trường: 54

4.5 Một số giải pháp cho quản trị hệ thống kênh phân phối 59

4.5.1 Mở rộng kênh phân phối: 59

4.5.1.1: lựa chọn thị trường mục tiêu: 59

4.5.1.2 Định vị sản phẩm: 61

4.5.1.3 Lựa chọn các nhà phân phối: 62

4.5.1.4 Một số tiêu chuẩn chọn nhà phân phối: 63

4.5.2 Đưa công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bán hàng 64

4.5.2.1 Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin: 64

4.5.2.2 Thực hiện: 65

4.5.3 Chính sách tồn kho 66

KẾT LUẬN

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2595 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị kênh phân phối tại công ty Coxiva Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ênh liên kết dọc đối với tất cả các thành viên đồng thời lại cho phép họ duy trì hoạt động như các hãng kinh doanh độc lập PHẦN II GIỚI THIỆU CÔNG TY I. Lịch sử công ty 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng tiền thân là Công ty Vật tư xây dựng số 2. Được thành lập theo quyết định số 503/BXD-TCCB ngày 28/10/1975 của Bộ Xây dựng. Đến năm 1979 công ty được đổi tên và thành lập Nhà máy gạch ngói Quảng Đà - trực thuộc Bộ xây Dựng theo quyết định số 417/BXD-TCCB ngày 07/04/1979 của Bộ xây dựng. Từ khi mới được thành lập công ty luôn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Bộ giao, tổ chức hoạt động của đơn vị luôn được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất của công ty ngày càng lớn mạnh và giữ vững bảo toàn được vốn và hoạt động ngày càng có hiệu quả qua các năm. Do yêu cầu xắp xếp tổ chức để đáp ứng kịp tốc độ phát triển của ngành vật liệu xây dựng ở miền trung và nhu cầu càng lớn cho các công trình Nhà nước sau này. Năm 1980 công ty tách ra làm 3 công ty theo 3 lĩnh vực khai thác sản xuất vật liệu xây dựng: + Xí nghiệp đá Hoà Phát tách ra nhập vào liên hiệp đá cát sỏi Hà Nội. + Xí nghiệp gạch ngói số 2 tách ra nhập vào liên hiệp gạch ngói sành sứ Hà Nội. + Công ty cung ứng số 2 trực thuộc bộ xây dựng Năm 1981 được Bộ xây Dựng đổi tên: Xí nghiệp liên hợp gạch ngói miền Trung – Trung bộ và đặt tên là : Xí nghiệp liên hợp gạch ngói số 2 trực thuộc Bộ xây Dựng. Được thành lập theo quyết định số 82/BXD-TCCB ngày 21/01/1981. Năm 1984 được đổi tên : Xí nghiệp liên hợp cung ứng và sản xuất VLXD gọi tắt là Xí nghiệp liên hợp VLXD số 2 – Trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập theo quyết định số 1470/BXD-TCCB ngày 30/10/1984 của Bộ Xây Dựng. Năm 1990 Xí nghiệp liên hợp VLXD số 2 được chuyển giao trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam. Theo quyết định số 871/BXD-TCLĐ ngày 10/12/1990. Đến năm 1991 nhập xí nghiệp vật liệu xây dựng số 2 nhập vào liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam (nay là tổng công ty xi măng Việt Nam) với nhiệm vụ kinh doanh vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng trên 9 tỉnh miền Trung Năm 1993 : Bộ xây Dựng quyết định thành lập lại doanh nghiệp : Xí nghiệp liên hợp VLXD số 2 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng – Bộ xây dựng. Theo quyết định số 020A/BXD-TCLĐ ngày 12/02/1993. Tháng 9/1993 được Bộ xây Dựng đổi tên thành Công ty xi măng – VLXD Đà Nẵng trực thuộc Liên hợp các Xí nghiệp xi măng Việt Nam theo Quyết định số 446/BXD-TCLD ngày 30/09/1993. Tháng 7 năm 1996 Công ty được bổ sung tên gọi chính thức là Công ty xi măng - Vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam theo quyết định số 662/BXD-TCLĐ ngày 29/07/1996 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/06/2007 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3203001458 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà nẵng cấp ngày 01/06/2007. Một số thành tích mà COXIVA đã đạt được: Năm 1998 được Bộ Xây Dựng tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng năm 1998 Năm 1999 được Bộ Xây Dựng tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng năm 1999 Năm 1992 được Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thưởng Huân chương lao động hạng 3 “ Vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1986-1991” Năm 1993 được Bộ Xây Dựng tặng bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 1993 Năm 1995 được Chính Phủ tặng bằng khen vì “ đã có nhiều thành tích trong công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1989 – 1994” Năm 2002 được Bộ lao động Thương binh và Xã hội tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào đền ơn đáp nghĩa từ năm 1997 -2001” Năm 2004 được Uỷ ban ND Thành phố Đà NẴng tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc Năm 2004 được Chính Phủ tặng cờ thi đua “ Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2004” Năm 2004 được Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) tặng bằng khen “ Vì đã có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp năm 2004 Năm 2005 được Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tặng bằng khen “ Vì đã có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp năm 2005” 1.2 Giới thiệu công ty Tên công ty : Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng. Tên giao dịch quốc tế: Da Nang construction building materials and cement joint stock company. Tên viết tắt : COXIVA Biểu tượng công ty : Trụ sở chính : Số 15, Lê Hồng Phong, TP Đà Nẵng. Điện thoại : (84-0511) 382 2832/ 356 2509 Fax : (84-0511) 382 2338/ 383 4984. Website : Vốn điều lệ : 99.000.000.000 đồng (Chín mươi chín tỷ đồng). Các đơn vị trực thuộc: Chi nhánh Công ty Cổ phần Xi măng VLXD XL Đà Nẵng tại Quảng Nam  Chi nhánh Công ty Cổphần Xi măng VLXD XL Đà Nẵng tại Quảng Ngãi  Chi nhánh Công ty Cổphần Xi măng VLXD XL Đà Nẵng tại Bình Định. Chi nhánh Công ty Cổphần Xi măng VLXD XL Đà Nẵng tại Phú Yên Chi nhánh Công ty Cổphần Xi măng VLXD XL Đà Nẵng tại Khánh Hòa  Chi nhánh Công ty Cổphần Xi măng VLXD XL Đà Nẵng tại Ninh Thuận Chi nhánh Công ty Cổphần Xi măng VLXD XL Đà Nẵng tại Gia Lai Chi nhánh Công ty Cổphần Xi măng VLXD XL tại Đắc Lắc Trạm tiếp nhận Đầu nguồn Hoàng Mai Xí nghiệp KDXM VLXD Đà Nẵng Xí nghiệp gạch Lai Nghi Nhà máy gạch An Hòa Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng Xí nghiệp đá ốp lát và Xây dựng  Ban QLDA nhà máy xi măng Cam Ranh  1.3. Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất kinh doanh xi măng, các sản phẩm từ xi măng và các chủng loại vật liệu xây dựng khác ; Sản xuất vỏ bao xi măng, bao bì các loại ; Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng ; Kinh doanh và kinh doanh XNK vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng. Kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và đường thủy ; Đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà và văn phòng ; 1.4 . Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC SXKDCÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VLXD XÂY LẮP ĐÀ NẴNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC CÔNG TY P. GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT P. GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG PHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG Ban QL DA XM Cam Ranh Nhà máy gạch An Hòa XN đá ốp lát và XD XN SX vỏ bao XM ĐN XN gạch Lai Nghi XN KDXM VLXD Đà Nẵng Chi nhánh Quảng Nam Chi nhánh Quảng Ngãi Chi nhánh Bình Định Chi nhánh Phú Yên Chi nhánh Khánh Hòa Chi nhánh Ninh Thuận Chi nhánh Gia Lai Chi nhánh Đắc Lắc Trạm đầu nguồn Hoàng Mai 1.5. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 1.5.1.Vị thế của công ty trong ngành. Công ty xi măng VLXD xây lắp Đà Nẵng là đơn thành viên thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh các loại xi măng của Tổng công ty trên thị trường Miền Trung và Tây Nguyên, là đơn vị chủ lực của Tổng công ty về kinh doanh xi măng tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, cung cấp đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại mọi thời điểm. Ngoài ra công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất và phát triển các loại VLXD truyền thống khác của Công ty như gạch nung, đá ốp Granit, vỏ bao XM. Hiện tại, thị phần phân phối xi măng của Công ty chiếm khoảng 45% tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Trong chiến lược phát triển của Tổng công ty trong hiện tại và tương lai xác định thị trường Miền Trung và Tây Nguyên là thị trường tiêu thụ xi măng đầy tiềm năng, cần giữ vững thị phần và không ngừng phát triển. Với hệ thống các nhà phân phối cấp 2 trải dài khắp các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, trong những năm qua Công ty Cổ phần xi măng VLXD xây lắp Đà Nẵng luôn là cầu nối đáng tin cậy, là đối tác truyền thống của các nhà sản xuất xi măng trong việc đưa các sản phẩm xi măng như Hoàng Thạch, Bím Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai…đến các nhà phân phối cấp 2 và người tiêu dùng. Cùng với sự chỉ đạo kịp thời và sâu sát của Tổng công ty và những nỗ lực của tập thể người lao động trong Công ty, Công ty luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao, sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Với những thành quả đó vị thế của Công ty trong ngành được nâng cao hơn bao giờ hết và luôn khẳng định được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tiêu thụ xi măng ở thị trường Miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên ngày càng có nhiều nhà phân phối ra đời, các loại sản phẩm xi măng khác của địa phương và liên doanh cũng nhắm đến thị trường này, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng cam go hơn. Từ thực tế đó, một lần nữa vị thế của Công ty được khẳng định khi Tổng công ty tiếp tục đặt niềm tin vào Công ty trong việc giữ vững và phát triển thị trường Miền Trung và Tây Nguyên. 1.5.2 Triển vọng phát triển của ngành: Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại) cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ xây dựng đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch phát triển xi măng nhằm nghiên cứu khai thác cao nhất năng lực hiện có của các nhà máy xi măng, đảm bảo cung cấp mỗi năm 25 triệu tấn, đồng thời chủ động tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các dự án để đến năm 2010 lượng xi măng tăng lên khoảng 50 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, không phải nhập khẩu xi măng và clinker từ nước ngoài. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì nhu cầu về đầu tư xây dựng tăng cao, vì thế dự báo nhu cầu tiệu thụ xi măng trong thời gian tới là rất lớn. Các doanh nghiệp trong nước một mặt có cơ hội phát triển vì thị trường vẫn còn tiềm năng, mặt khác sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả và sẽ không còn chính sách bảo hộ đáng kể nào của nhà nước và địa phương. Đây là khó khăn rất lớn mà các doanh nghịêp trong nước cần phải vượt qua. Dưới đây là dự báo nhu cầu xi măng trong toàn quốc từ năm 2007 đến 2012: Bảng : Dự báo nhu cầu Xi măng giai đoạn 2009-2014 Đơn vị: triệu tấn Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhu cầu 35.09 38.59 42.46 46.80 51.37 56.51 Sản lượng 26.88 34.23 44.84 51.76 57.76 61.06 Đi đầu trong việc thực hiện các dự án theo quy hoạch phát triển ngành xi măng là Tổng công ty xi măng Việt Nam. Tổng công ty đã dành nhiều thời gian, nhân lực, vật lực và nhiều biện pháp tăng cường tiềm lực tài chính cho đầu tư phát triển. Trong danh mục đầu tư các dự án nhà máy xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam có dự án trạm nghiền xi măng Cam Ranh với tổng mức đầu tư là: 450 tỷ đồng, với công suất thiết kế: 500.000 tấn/năm, chủ đầu tư là Công ty cổ phần xi măng VLXD xây lắp Đà Nẵng, đến nay dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện và dự kiến cuối năm 2008 đã đi vào họat động. Sản lượng của nhà máy đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ xi măng trong các năm vừa qua và các năm tới cho các thị trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần giảm chi phí vận chuyển, lưu thông để tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian đến. 1.5.3. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà Nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dự báo về nhu cầu tiệu thụ xi măng trong các năm đến là rất cao.Chính phủ đã có quy hoạch phát triển ngành công nghịệp xi măng trong giai đoạn 2010 và đến 2020. Vì thế dự án nhà máy xi măng Cam Ranh trực thuộc Công ty xi măng VLXD xây lắp Đà Nẵng là bước đầu tư đúng hướng trong bối cảnh giá cả vận chuyển tăng cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cùng với sự phát triển của hai đầu đất nước, thì trong những năm qua và trong thời gian tới, khu vực kinh tế ở các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên cũng được chú trọng để phát triển, vì thế nhu cầu tiêu thụ xi măng cho thị trường này là rất tiềm năng.Từ đó Công ty xác định việc giữ vững thị phần và không ngừng phát triển thi trường này là phù hợp 1.6. Nguồn lực công ty: 1.6.1 Cơ cấu lao động trong Công ty Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 10/10/2008 là 516 người với cơ cấu như sau: Cơ cấu lao động của Công ty tại thời điểm 10/10/2008 Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ I. Phân theo trình độ 516 100% 1. Đại học và trên đại học 104 20,2% 2. Cao đẳng, Trung cấp 73 14,1% 3. Công nhân kỹ thuật & phổ thông 339 65,7% II. Phân theo tính chất hợp đồng lao động 516 100% 1. Hợp đồng không xác định thời hạn 361 70% 2. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm 150 29,1% 3. Lao động thuộc diện không ký HĐLĐ 5 0,9% 4. Lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm 0 0% Công ty kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực,doanh thu chủ yếu tới 90% là từ hoạt động kinh doanh ximăng,tuy nhiên lực lượng lao động trong lĩnh vực này không nhiều ,chủ yếu nắm giữ những vị trí lãnh đạo,còn lại phần lớn là lực lượng lao động bên lĩnh vực sản xuất sản phẩm :gạch ,vỏ bao ximăng,.. 1.6.2 Cơ sở hạ tầng: Văn phòng công ty: Nơi đặt trụ sở chính của Công ty, có văn phòng làm việc của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ gồm: Phòng kế hoạch thị trường, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức lao động tiền lương, Phòng kỹ thuật sản xuất. Địa chỉ: Số 15 Lê Hồng Phong – Q. Hải Châu – TP Đà nẵng Các Xí nghiệp trực thuộc: Xí nghiệp KDXM VLXD Đà Nẵng Địa chỉ: 255 Phan Châu Trinh - quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng. Xí nghịêp có: 21 nhà phân phối cấp 2 Xí nghiệp gạch Lai Nghi Địa chỉ: xã Điện nam, huyện Điện bàn, tỉnh Quảng Nam. Nhà máy gạch An Hoà Địa chỉ: xã Duy phú , huyện Duy xuyên , tỉnh Quảng Nam. Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng Địa chỉ: Lô C4 đường số 09, khu Công nghiệp Hoà Khánh, Tp. Đà nẵng. Xí nghiệp đá ốp lát và vật liệu trang trí Địa chỉ: 227 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng Nhà máy xi măng Cam Ranh Địa chỉ: Quốc lộ1A, phường Ba ngòi, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà 1.6.3 Máy móc thiết bị: Tên máy móc thiết bị Năm sản xuất Nơi sản xuất Giá mua Thời gian sử dụng còn lại Máy tạo sợi Starex 2004 Áo 9.493.627.699 13 năm Máy cuốn sợi ngang 2004 Áo 2.936.005.605 13 năm Máy làm lạnh 165.000kcal/h 2004 Ý 773.473.900 6 năm Máy dệt tròn Stacoloom SL61 2004 Áo 12.604.060.262 13 năm Máy đùn tráng màng Stacotec 2004 Áo 12.445.964.006 13 năm Máy làm lạnh 112.000 kcal/h 2004 Ý 576.930.111 6 năm Máy tạo ống, in 3 màu, cắt 15MCB 2004 Nhật Bản 7.440.918.421 13 năm Máy may bao 12N-DSM-11N 2004 Nhật bản 2.663.169.786 5 năm Máy may để bàn DN-2HS 2004 Nhật Bản 100.135.285 5 năm Xe nâng hàng Komatsu 2004 Nhật Bản 820.515.588 7 năm Xe nâng hàng Komatsu 2004 Nhật Bản 820.515.588 7 năm Cáp + tủ điện 2004 Áo 1.476.114.399 7 năm Máy nén khí 2004 Đức 292.563.110 7 năm ổn áp 450KVA 2004 Ý 1.095.166.671 8 năm Thiết bị lò nung 1995 Việt Nam 1.985.299.492 7 năm Thiết bị hầm sấy 1995 Việt Nam 765.413.378 3 năm Máy nghiền sa luân và cấp liệu đĩa 1995 Việt Nam 502.253.280 3 năm Trạm biến áp 560KVA 1995 Việt Nam 211.603.577 4 năm Máy cán mịn 1995 Việt Nam 182.360.766 3 năm Máy cắt gạch tự động 2000 Việt Nam 28.571.429 2 năm Máy nén khí nhào 2 trục NL520 2002 Việt nam 134.500.000 4 năm Máy nhào đùn chân không CMK502 2002 Ucraina 545.000.000 4 năm Máy cắt tự động băng tải 1995 Việt Nam 41.854.440 2 năm Lò nung liên tục kiểu đứng 2005 Việt Nam 408.701.535 8 năm Hệ dây chuyền máy cán mịn 2005 Việt Nam 144.372.294 9 năm Máy LG4 1993 Ý 1.053.007.285 2 năm Máy xẻ đá JYL 1800 1995 Trung Quốc 352.744.330 2 năm Máy xẻ SG số 1 1991 Việt Nam 99.357.200 2 năm Máy xẻ SG số 2 1993 Việt Nam 99.357.200 2 năm Máy cắt cạnh 1998 Việt Nam 32.525.082 2 năm Hầu như là máy móc sản xuất từ năm 2004,2005 đáp ứng yêu cầu công nghệ cho năng suất cao.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều máy móc cũ sản xuất từ năm 1995, công ty cần thay thế bằng những thiết bị mới đảm bảo hệ thống máy móc vận hành tốt nhất khai thác được tối đa công suất,nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.6.4. Nguồn lực tài chính: Phân tích tình hình tài chính sẽ cho thấy một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp:Cơ sở vật chất,khả năng thanh toán,dòng lưu chuyển tiền tệ…các thông số tài chính phản ánh rõ nét “sức khoẻ”doanh nghiệp, qua đó mới có cơ sở để ra các quyết định đúng đắn và tạo uy tín với các tổ chức khác. Tài sản công ty: TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tài sản ngắn hạn 161.246.175.214 213.578.161.787 223.869.298.262 Tiền và các khoản tương đương tiền 39.430.770.873 57.258.623.203 19.537.514.474 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 70.824.549.109 68.683.936.793 60.437.971.500 Các khoản phải thu 21.354.060.518 59.589.865.053 100.338.387.183 Hàng tồn kho 28.451.693.316 26.705.016.122 41.424.467.892 Tài sản ngắn hạn khác 1.185.101.398 1.340.720.616 2.130.957.213 Tài sản dài hạn 110.859.242.375 124.585.204.662 150.556.886.467 Tài sản cố định 96.252.124.740 113.120.824.911 143.836.098.337 Tài sản cố định hữu hình 71.001.869.847 64.787.751.372 58.572.495.389 - Nguyên giá 107.952.295.391 110.113.157.879 111.767.683.384 - Giá trị hao mòn lũy kế (36.950.425.544) (45.325.406.507) (53.195.187.995) Tài sản cố định vô hình 119.858.156 11.710.660.264 11.691.821.612 - Nguyên giá 150.000.000 11.759.640.760 11.759.640.760 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (30.141.844) (48.980.496) (67.819.148) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 25.130.396.737 36.622.413.275 73.571.781.336 Tài sản dài hạn khác 14.607.117.635 11.464.379.751 6.720.788.130 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 272.105.417.589 338.163.366.449 374.426.184.729 Khấu hao tài sản: - Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 25 năm - Máy móc, thiết bị 06 - 12 năm - Phương tiện vận tải 06 - 10 năm - Thiết bị văn phòng 03 - 05 năm - Phần mềm kế toán 05 năm Qua bảng trên thấy thời gian khấu hao tương đối nhanh,chứng tỏ các máy móc thiết bị đảm bảo được yêu cầu công nghệ và công suất ổn định. - Trong tài sản ngắn hạn : năm 2007 tăng 32.2% so với năm 2006.Năm 2008 tăng 4.7% so với năm 2007.Ta có thể đánh giá như sau:Năm 2007 khoản phải thu khách hàng tăng 180%,như vậy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều khiến khả năng lưu chuyển tiền giảm,và nợ phải trả tăng.Trong khi năm 2007 nhu cầu ximăng tăng lượng hàng tồn kho giảm,Có thể nói chính sách thanh toán của doanh nghiệp chưa chặt chẽ .Tuy nhiên đến năm 2008,chính sách thanh toán của công ty đã được cải thiện, khoản phải thu đã giảm mạnh so với năm 2007 nhưng vẫn ở một con số khá cao 68%.Trong năm 2008,ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảng kinh tế do đó sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và lượng hàng tồn kho đã tăng vọt lên 46% so với năm 2007 Tài sản dài hạn:Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng dần qua các năm,đặc biệt năm 2008 tăng 102% so với năm 2007.Qua đó có thể thấy công ty đang đầu tư mạnh vào xây dựng cở sở hạ tầng,nổi trội nhất là đầu tư mạnh vào nhà máy ximăng Camranh để có thể đưa vào hoạt động cuối năm 2008. Nguồn vốn NGUỒN VỐN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nợ phải trả 165.818.646.858 233.847.824.956 269.849.805.782 Nợ ngắn hạn 136.363.397.822 166.300.612.553 85.399.881.044 Nợ dài hạn 29.455.249.036 67.547.212.403 184.449.924.738 Vốn chủ sở hữu 106.286.770.731 104.315.541.493 104.576.378.947 Vốn chủ sở hữu 100.853.201.966 104.130.712.832 103.962.259.267 Nguồn kinh phí và quỹ khác 5.433.568.765 184.828.661 614.119.680 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 272.105.417.589 338.163.366.449 374.426.184.729 Nguốn vốn: Nợ phải trả năm 2007 tăng 22%,nhưng năm 2008 thì giảm tới 48% lý do là công ty đã đưa ra chính sách thu nợ hợp làm khoản phải thu giảm,từ đó nguồn tiền mặt luân chuyển tăng.Đáng chú ý là nợ dài hạn của công ty tăng mạnh:từ 56.7% lên 174.6% do công ty đầu tư vào dự án nhà máy ximăng Camranh-có khả năng thu hồi vốn trong dài hạn:Công ty đã ký HĐ tín dụng số 01/2006/HĐTD-XMCR ngày 02/11/2006 với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hoà (Ngân hàng đầu mối) với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang (Ngân hàng đồng tài trợ) với tổng số tiền cam kết vay là: 338.776.000.000 đồng (trong đó, vay bằng VNĐ: 211.904.800.000 đồng; vay bằng ngoại tệ: 7.438.290 USD) để thực hiện dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh với tổng mức đầu tư của dự án là: 450.715.000.000 đồng,bên cạnh đó công ty trang bị một số thiết bị máy móc với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Phân tích một số thông số tài chính khác: Thông số TC Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nợ rên vốn chủ 1.55 2.24 2.58 Nợ trên tài sản 0.6 0.69 0.72 Nợ dài hạn 0.21 0.39 0.64 LN ròng biên 1.72% 1.03% 0.90% Vòng quay tổng TS 4.17 3.19 2.29 TN trên vốn chủ 18.40% 10.60% 7.60% Kỳ thu tiền(ngày) 7 58 42 -Nợ trên vốn chủ cho ta biết được một đồng vốn chủ đang đảm bảo được bao nhiêu đồng vốn vay.Con số này tăng dần qua các năm tại công ty, chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn vay nhiều .Nhưng qua đây cũng có thể thấy được uy tín của công ty trong việc huy động vốn . - Nợ trên tài sản:Thông số này cho thấy tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay như thế nào.Công ty đang sử dụng vốn vay ngày càng tăng để đầu tư cho tài sản.Con số này duy trì quá cao ,dẫn đến sự tiềm ẩn về rủi ro nhất là trong tình hình tài chính không ổn định như ngày nay. -Nợ dài hạn: Nợ dài hạn tăng:công ty đang sử dụng vốn vay dài hạn từ ngân hàng đầu tư cho tài sản cố định hữu hình - dự án ximăng có khả năng thu hồi vốn sau một thời gian dài. - Vòng quay tài sản giảm dần do tồn nhiều ở tồn kho và phải thu khách hàng . - Lợi nhuận ròng biên ,thu nhập trên vốn chủ giảm dần do doanh số giảm dân bởi các yếu tố:nhu cầu giảm ,giá xăng dầu tăng làm chi phí vận chuyển tăng. II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 2.1 Hoạt động Marketing Hiện nay Công ty chưa có phòng Marketing, các hoạt động Marketing được phòng Kế hoạch – Thị trường đảm nhiệm. Phòng Kế hoạch – Thị trường có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp, phân tích tình hình thị trường các khu vực, toàn địa bàn, xây dựng các chương trình khuyến mại cho từng khu vực và toàn địa bàn, triển khai các dịch vụ sau bán hàng. * Chính sách sản phẩm: Chất lượng: Công ty hiện tại kinh doanh các mặt hàng xi măng của Tổng công ty đã có thương hiệu trên thị trường như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai, tất cả các sản phẩm xi măng được kinh doanh tại Công ty đều đạt tiêu chuẩn TCVN 6260 – 1997, TCVN 2682 – 1999. * Chính sách giá: - Công ty áp dụng chính sách giá linh hoạt theo từng thời điểm và theo chính sách giá của nhà cung cấp. - Giá bán của Công ty trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh tương đương hoặc cao hơn tuy nhiên xi măng do Công ty phân phối có ưu thế về chất lượng so với đối thủ cạnh tranh. - Có chính sách chiết khấu theo khối lượng tiêu thụ cho khách hàng và luôn được điều chỉnh phù hợp theo mùa vụ để khuyến khích khách hàng tiêu thụ với khối lượng lớn. * Chính sách phân phối: - Xi măng Công ty tiêu thụ tại địa bàn thông qua hệ thống 139 nhà phân phối cấp 2 bao phủ toàn Miền Trung và bán trực tiếp đến các công trình xây dựng tại địa bàn. - Sản phẩm Công ty cung cấp đáp ứng kịp thời nhu cầu xi măng tại địa bàn. - Công ty có chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển tuỳ theo đối tượng khách hàng. * Chính sách khuyếch trương sản phẩm: - Thực hiện quảng cáo bằng pano ngoài trời tại các khu vực - Tặng áo mũ cho khách hàng. - Trang bị bảng hiệu cho các nhà phân phối cấp 2, điểm bán hàng kinh doanh xi măng Công ty. - Có chính sách thưởng hàng năm cho các nhà phân phối cấp 2, du lịch nước ngoài… 2.2 Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm Họat động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh các loại xi măng với các thương hiệu nổi tiếng do các đơn vị sản xuất xi măng trực thuộc Tổng công ty xi măng sản xuất như: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai….với doanh thu hàng năm hơn 1000 tỷ đồng và chiếm hơn 90% tổng doanh thu của toàn công ty. Ngoài ra công ty còn sản xuất các loại gạch nung quy tiêu chuẩn với sản lượng hàng năm đạt hơn 30 triệu viên QTC/năm, sản xuất vỏ bao xi măng đạt hơn 20 triệu vỏ bao/năm. Để giảm giá các yếu tố đầu vào nhằm tăng khả năng cạch tranh trên địa bàn Miền Trung Tây Nguyên, Công ty đang triển khai dự án trạm nghiền xi măng tại Cam Ranh - Khánh Hoà với công suất 500.000 tấn/năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh tranh tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Những năm qua, Công ty đã luôn cố gắng và đạt được một số kết quả như sau: 2.3. Biểu đồ cơ cấu doanh thu và lợi nhuận công ty qua các năm Chỉ tiêu Năm 2006 2007 Năm2008 Tổng giá trị tài sản 272105417589 373532282582 374426184729 Doanh thu thuần 1137282961787 1078748910000 858828281329 LN từ hđkd 26087277390 8535062529 -5042697730 Lợi nhuận khác 630322775 1595450026 16593929928 LN trước thuế 26717600165 15437000000 11551232198 Lợi nhuận sau thuế 19642307484 11114938

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị kênh phân phối tại công ty Coxiva Đà Nẵng.doc
Tài liệu liên quan