Chuyên đề Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTM ĐỐI VỚI CÁC DNVVN 4

1.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng. 4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng ngân hàng 4

1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 4

1.1.1.2. Nội dung của tín dụng ngân hàng 4

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 5

1.1.3. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng 7

1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng 8

1.1.4.1. Căn cứ thời hạn tín dụng 8

1.1.4.2. Căn cứ vào mục đích tín dụng 9

1.1.4.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 9

1.1.4.4. Căn cứ vào phương thức cho vay 10

1.1.4.5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay 10

1.2. Rủi ro tín dụng và nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng 11

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 11

1.2.2. Tác động của rủi ro tín dụng 11

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá RRTD 13

1.2.4. Dấu hiệu nhận biết RRTD 14

1.2.4.1. Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng 14

1.2.4.2. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng 16

1.2.5. Nguyên nhân của RRTD 17

1.2.5.1. Nguyên nhân khách quan 17

1.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan 20

1.2.6. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng 23

1.2.6.1. Những giai doạn trong quy trình cấp tín dụng có thể xảy ra rủi ro 23

1.2.6.2. Quản lý rủi ro tín dụng – Theo Basel I 24

1.2.6.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 26

1.3. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh

tế 27

1.3.1. Khái niệm DNVVN: 27

1.3.2. Đặc điểm của DNVVN: 28

1.3.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế: 30

Chương II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUA 3 NĂM 2005-2007 36

2.1 Khái quát về NHĐT&PTVN và chi nhánh Hà Thành 36

2.1.1. Khái quát về NHĐT&PTVN 36

2.1.2. Chi nhánh Hà Thành 39

2.1.2.1. Lịch sử hình thành của chi nhánh Hà Thành 39

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Hà Thành 39

2.1.2.3. Định hướng và mục tiêu của chi nhánh Hà Thành 41

2.1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành trong 3 năm 2005 – 2007 48

2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Hà Thành đối với các DNVVN trên địa bàn Hà Nội 58

2.2.1. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Hà Thành đối với các DNVVN trên địa bàn Hà Nội 59

2.2.1.1. Tình hình chung về rủi ro tín dụng tại chi nhánh: 59

2.2.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh đối với các DNVVN trên địa bàn Hà Nội: 60

2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Hà Thành đối với DNVVN trên địa bàn Hà Nội 68

2.2.2.1. Xác định mục tiêu rõ ràng và trên cơ sở đó thiết lập chính sách tín dụng của chi nhánh: 68

2.2.2.2. Phân tích và thẩm định tín dụng 69

2.2.2.3. Xếp hạng tín dụng: 70

2.2.2.4. Chấm điểm tín dụng 71

2.2.2.5. Bảo đảm tín dụng 73

2.2.2.6. Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 74

2.3. Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản trị RRTD tại chi nhánh Hà Thành qua 3 năm 2005 – 2007 74

2.3.1. Những kết quả đạt được 74

2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế 77

 

 

 

Chương III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RRTD TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH HÀ THÀNH ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 79

3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành trong năm 2008 79

3.1.1. Trọng tâm công tác của năm 2008 79

3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008 của chi nhánh Hà Thành 80

3.1.3. Kế hoạch năm 2008 của phòng Quản lý tín dụng 82

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Thành 83

3.2.1. Tăng cường công tác quản lý cán bộ và đào tạo, nâng cao chất lưọng cán bộ tín dụng 83

3.2.2. Thực hiện đầy đủ quy trình cấp tín dụng 84

3.2.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát tín dụng 88

3.2.4. Xử lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng tại chi nhánh 89

3.2.5. Xây dựng các chính sách ưu đãi cụ thể 90

3.2.6. Xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng khách hàng tự động 90

3.2.7. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 91

3.2.8. Thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng 93

3.3. Các điều kiện để thực hiện các giải pháp đề ra 94

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước 94

3.3.2. Đối với NHĐT&PTVN - Hội sở chính 95

3.3.3. Đối với chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành 96

KẾT LUẬN 97

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm vụ chính sau: - Thực hiện huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn theo đúng thủ tục, quy trình nghiệp vụ của ngành. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng, tài trợ cho các thành phần kinh tế theo các chế độ tín dụng hiện hành. - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ. - Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quy định. - Thực hiện tốt công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng và phát triển những khách hàng mới. - Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng ban và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Hà Thành. - Thu chi, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu, thanh toán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định. - Thực hiện các báo cáo thống kê, chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của NHĐT&PTVN và giám đốc. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống qua thanh toán bù trừ, thanh toán tập trung và thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN. 2.1.2.3. Định hướng và mục tiêu của chi nhánh Hà Thành: Ø Định hướng của chi nhánh Hà Thành: - Là ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ về quản lý để tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. - Xây dựng các chính sách trong kinh doanh, kế hoạch kinh doanh về tín dụng, nguồn vốn, sản phẩm, dịch vụ một cách linh hoạt. Bám sát thực tế thị trường, đa dạng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đổi mới về nhận thức hình thành phong cách phục vụ văn minh, lịch sự đối với khách hàng để nâng cao vị thế, hình ảnh trong giai đoạn phát triển mới của hệ thống NHĐT&PTVN. - Áp dụng đồng bộ và toàn diện dự án hiện đại hóa ngay sau khi đi vào hoạt động để phát triển chi nhánh theo hướng ngân hàng bán lẻ, chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và tiện ích ngân hàng cho các đối tượng khách hàng. Ø Mục tiêu của chi nhánh Hà Thành: - Tuân thủ luật pháp, an toàn, hiệu quả và lợi nhuận cao chủ yếu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ là thước đo để xác định chất lượng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh. - Là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ mới như thẻ thanh toán, hệ thống ATM, homebanking…, phát triển chi nhánh thành hình mẫu về mô hình hoạt động của một ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. - Tập trung chuyên sâu phục vụ đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân, bao gồm: các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các hộ kinh doanh cá thể và các nhu cầu hợp pháp khác về tín dụng và dịch vụ ngân hàng. 2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý hiện nay và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh Hà Thành: a) Mô hình cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý hiện nay của chi nhánh: (Sơ đồ trang bên) b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh: Ø Ban giám đốc của chi nhánh Hà Thành bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc: - Giám đốc: Ông Ngô Duy Chính. - Phó giám đốc 1: Ông Từ Quốc Học. - Phó giám đốc 2: Ông Dương Văn Cơ. Ø Khối tín dụng, bao gồm 2 phòng ban: Phòng tín dụng cho cá nhân và phòng tín dụng cho doanh nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ: - Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng như tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đồng thời thu nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng, doanh nghiệp. - Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng. - Tư vấn trong hoạt động huy động vốn và tín dụng. - Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định và quản lý tín dụng. - Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng, chăm sóc toàn diện khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu về tất cả các dịch vụ ngân hàng của khách hàng để chuyển đến các phòng liên quan giải quyết, nhằm thỏa mãn một cách tối ưu yêu cầu của khách hàng. Gi¸m §èc Chi Nh¸nh Phã Gi¸m §èc Chi Nh¸nh KHỐI TÍN DỤNG Phßng TÝn dông Kh¸ch hµng C¸ nh©n KHỐI HỖ TRỢ KD KHỐI DỊCH VỤ Phßng TÝn dông Kh¸ch hµng DN Phßng TiÒn TÖ kho quü Phßng Thanh To¸n Quèc tÕ Phßng DÞch vô Kh¸ch hµng C¸ nh©n Phßng DÞch vô Kh¸ch hµng DN Phßng ThÈm ®Þnh Phßng Tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng KÕ ho¹ch nguån vèn Phßng Qu¶n lý tÝn dông Phßng §iÖn to¸n KHỐI NéI BỘ Phßng Tæ chøc hµnh chÝnh KHỐI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Gåm 10 §V Lµ c¸c phßng giao dÞch vµ ®iÓm giao dÞch S¬ ®å m« h×nh tæ chøc cña Chi nh¸nh Hµ Thµnh - NH§T & PT ViÖt Nam - Lưu trữ các hồ sơ tín dụng, chuẩn bị các số liệu thống kê, báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của chi nhánh Hà Thành và các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Ø Khối dịch vụ, bao gồm 4 phòng ban: Phòng tiền tệ kho quỹ, phòng thanh toán quốc tế, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu-chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, đá quý, kim loại quý; thực hiện xuất nhập khẩu tiền mặt để đảm bảo thanh toán khoản tiền mặt cho chi nhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ kho quỹ cho khách hàng. Chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế: - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, là đầu mối quan trọng với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài. - Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. - Trực tiếp hạch toán kế toán tài khoản nội bộ và ngoài bảng liên quan đến thanh toán quốc tế. - Chuyển tiếp điện giao dịch đi và đến. - Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Chức năng, nhiệm vụ của phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: - Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội tệ và ngoại tệ của khách hàng. - Các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định của giám đốc. - Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. - Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là các tổ chức trên cơ sở các hồ sơ giải ngân được duyệt. - Giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng. - Thu nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Ø Khối hỗ trợ kinh doanh, bao gồm 3 phòng ban: Phòng kế hoạch nguồn vốn, phòng thẩm định, phòng quản lý tín dụng. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch, nguồn vốn: - Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, các hệ số NIM, ROA trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ… nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. - Thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn. - Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh, nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. - Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. - Tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất các thông tin phản hồi của khách hàng, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro. - Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ, các văn bản pháp quy, văn bản chế độ. - Tham mưu cho chi nhánh về các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, giúp giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn, các vấn đề pháp lý. - Soạn thảo, đàm phán, ký kết các hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ của phòng thẩm định: - Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của Nhà Nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnh, đánh giá tài sản, đảm bảo nợ. - Thẩm định về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. - Chịu trách nhiệm quản lý thông tin về kinh tế, kỹ thuật, thông tin phục vụ công tác thẩm định đầu tư và tín dụng. - Tham gia ý kiến về chính sách tín dụng của chi nhánh. Chức năng, nhiệm vụ của phòng quản lý tín dụng: - Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh theo quy trình và quy định của BIDV. - Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng kinh doanh doanh nghiệp. - Là đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng chính sách tín dụng, kế hoạch phát triển tín dụng của chi nhánh. - Chịu trách nhiệm về thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. - Thu thập, cung cấp thông tin, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, thực hiện và tổng hợp các loại báo cáo tín dụng. - Là thư ký hội đồng tín dụng của ngân hàng. Ø Khối nội bộ, bao gồm 3 phòng ban: Phòng tài chính kế toán, phòng điện toán, phòng tổ chức hành chính. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán: - Tổ chức thực hiện và kiểm tra các công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán. - Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng ban. - Lập và phân tích các báo cáo tài chính kế toán của chi nhánh. - Báo cáo và cung cấp các thông tin tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng, đơn vị trực thuộc và của toàn bộ chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính năm. - Tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính - kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của phòng điện toán: - Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm. - Chịu trách nhiệm đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống tin học vận hành thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng. - Thực hiện lưu trữ, bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần mềm theo quy định. - Hướng dẫn, giúp đỡ, đào tạo và hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc chi nhánh trong việc sử dụng, vận hành hệ thống tin học. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính: - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, chế độ lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh. - Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên. - Tổ chức quản lý lao động, thực hiện nội quy của cơ quan. - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới. - Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách, việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của mỗi người và yêu cầu của chi nhánh. Đồng thời, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khóa đào tạo theo quy định. - Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chi nhánh, thay mặt giám đốc trong phạm vi được ủy quyền. 2.1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành trong 3 năm 2005 – 2007: a) Những đặc điểm chủ yếu về hoạt động của chi nhánh: Chi nhánh hoạt động với định hướng là bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế trên cơ sở ứng dụng các công nghệ, quản lý hiện đại và tập trung chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực tín dụng cũng như các dịch vụ tiện ích, đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng. Bước đầu khi mới hoạt động, chi nhánh Hà Thành đã gặp không ít khó khăn với tổng tài sản nhỏ bé, lực lượng cán bộ mỏng, đồng thời đóng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – trung tâm thủ đô Hà Nội nơi có nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động lâu năm, là một thử thách không nhỏ đối với một chi nhánh non trẻ mới thành lập như chi nhánh Hà Thành. Được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt, hỗ trợ to lớn của ban lãnh đạo, các phòng ban tại Hội sở chính NHĐT&PTVN, sau gần 4 năm hoạt động, chi nhánh Hà Thành đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo phát triển theo định hướng mới. Đó là tập trung phục vụ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân, cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cư trên địa bàn, đồng thời chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu thế thị trường như tham gia đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp Nhà Nước cổ phần hóa hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, kinh doanh có hiệu quả, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ thị trường chứng khoán: thực hiện tốt chức năng ngân hàng chỉ định thanh toán của trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội, phát triển sản phẩm mua bán kỳ hạn trái phiếu với các định chế tài chính… Hoạt động của chi nhánh Hà Thành đã có bước phát triển vượt bậc, tăng nhanh về quy mô, tốc độ, thị phần mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, kinh doanh có hiệu quả. b) Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành trong 3 năm 2005 – 2007: Ø Về tình hình huy động vốn: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh đến năm 2007 đạt 5.535 tỷ VNĐ. Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh thời điểm gần đây nhất là năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh đạt 2.543 tỷ VNĐ, chiếm tới 46% tổng nguồn huy động, chủ yếu của các công ty chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, trung tâm lưu ký chứng khoán. Huy động tiền gửi của tổ chức chiếm 81,32% tổng nguồn vốn huy động. Do ảnh hưởng giảm lãi suất trên thị trường và tác động ngược của thị trường chứng khoán cũng như sự ấm dần của thị trường bất động sản, nên tiền gửi có kỳ hạn của dân cư giảm mạnh, huy động vốn dân cư chỉ chiếm 18,68%. Huy động vốn VNĐ chiếm 91,56% tổng nguồn vốn. Huy động vốn của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2007 là do sự phát triển của thị trường chứng khoán, nguồn tiền thanh toán của các công ty chứng khoán mở tại chi nhánh tăng do chi nhánh có lợi thế là ngân hàng chỉ định thanh toán. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn không kỳ hạn và ngắn hạn trong 3 năm 2005-2007 (Đơn vị: triệu VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tiền gửi không kỳ hạn 459.068 1,544.768 2,543.613 2 Tiền gửi dưới 12 tháng 509.189 741.897 468.593 3 Kỳ phiếu ngắn hạn 121.110 58.061 1.814 4 Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 24.878 38.792 18.428 5 Tiền gửi của tổ chức tài chính dưới 12 tháng -- 118 85.118 Tổng vốn không kỳ hạn và ngắn hạn 1,114.245 2,383.636 3,117.566 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm - chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành) Theo như bảng tổng kết tình hình huy động vốn của chi nhánh Hà Thành qua 3 năm 2005 – 2007, cho thấy tốc độ huy động vốn không kỳ hạn và ngắn hạn của chi nhánh tăng khá nhanh và ổn định qua các năm. Năm 2004 là năm mà mạng lưới của chi nhánh được mở rộng thêm và địa điểm giao dịch được đặt tại các nơi đông dân cư, vì vậy sang năm 2005, tuy nền kinh tế Việt Nam đứng trước nguy cơ lạm phát cao nhưng với nỗ lực đưa ra được các sản phẩm tiện ích, lãi suất hấp dẫn nên chi nhánh vẫn giữ được lượng huy động vốn tương đối ổn định. Năm 2006, huy động vốn không kỳ hạn và ngắn hạn của chi nhánh tăng gấp đôi so với năm 2005, sự năng động trong công tác huy động vốn đã góp phần tăng trưởng tổng tài sản của chi nhánh, vượt mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra ban đầu của chi nhánh. Sang năm 2007, tổng huy động vốn không kỳ hạn và ngắn hạn tăng 30.8% so với năm 2006, và so với thời điểm chi nhánh mới thành lập thì đây quả là một con số đáng khích lệ. Sau hơn 4 năm hoạt động, chi nhánh đã chiếm được lòng tin từ phía khách hàng thân thuộc và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp từ phía khách hàng tiềm năng nhờ những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng, chính sách marketing hiệu quả từ phía chi nhánh… Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với chi nhánh Hà Thành nói riêng và NHĐT&PTVN nói chung. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn trung dài hạn của chi nhánh Hà Thành qua 3 năm 2005-2007 (Đơn vị: triệu VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tiền gửi trên 12 tháng 1,306.962 1,379.701 1,871.898 2 Kỳ phiếu dài hạn 1.715 1.176 75 3 Chứng chỉ tiền gửi dài hạn 10.240 18.695 7.461 4 Trái phiếu 1.882 1.073 20.000 5 Tiền gửi của tổ chức tài chính trên 12 tháng -- 593.656 518.080 Tổng vốn huy động trung dài hạn 1,320.799 1,994.301 2,417.434 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm - chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành) Nguồn vốn trung dài hạn là nguồn vốn ổn định và lâu dài, vì vậy chi nhánh Hà Thành luôn chú trọng công tác huy động vốn trung dài hạn với mục đích đầu tư và cho vay dự án. Trong hơn 4 năm hoạt động, chi nhánh đã chú trọng trong việc tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng như: mở rộng mạng lưới chi nhánh để đưa dịch vụ tiền gửi đến sát địa bàn dân cư, phát triển công nghệ hiện đại để khách hàng có thể tiến hành giao dịch qua điện thoại hoặc internet, tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi bước chân đến gửi tiền, nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng của nhân viên, xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng… nhờ đó, tuy trong giai đoạn đầu mới thành lập chi nhánh gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay chi nhánh đã thu hút được rất đông khách hàng tiềm năng gửi tiền nhàn rỗi của mình theo kỳ hạn trung dài hạn. Tổng vốn huy động trung dài hạn của chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2006 tăng 51% so với năm 2005, năm 2007 tăng 27% so với năm 2006, tương đương với 423.133 triệu VNĐ. Nhờ lòng tin tạo dựng được từ phía khách hàng mà chi nhánh đã huy động được số vốn trung dài hạn khá ổn định và không ngừng tăng lên. Ø Về tình hình dư nợ tín dụng tại chi nhánh: Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng tại chi nhánh Hà Thành qua 3 năm 2005-2007 (Đơn vị: tỷ VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Ngắn hạn 880.8 1,031.6 1,329.8 2 Trung dài hạn Thương Mại 194.2 197.4 310.1 Tổng dư nợ tín dụng 1,075 1,229 1,639.9 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh – chi nhánh Hà Thành) Biểu 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm 2005-2007 (Đơn vị: tỷ VNĐ) Đến ngày 31/12/2007, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2007 đạt 1,639.9 tỷ VNĐ, tăng gấp 4 lần so với năm 2003-2004 khi mà chi nhánh mới đi vào thành lập và tăng 33.4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng khá nhanh, năm 2007 tăng 57% so với năm 2006, tuy nhiên cũng chỉ bằng khoảng 1/4 dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như tiềm lực tài chính có hạn, họ vay vốn chủ yếu phục vụ mục đích ngắn hạn như thanh toán, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động. Những hoạt động này thường mang tính mùa vụ nên các doanh nghiệp này không có khả năng cũng như nhu cầu vay vốn dài hạn. Chi nhánh luôn gắn chặt việc tăng trưởng các khoản vay mới với yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Ngoài ra, chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng như sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay mua hoặc sửa chữa nhà, đồng thời đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Đến nay, hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển theo đúng định hướng của NHĐT&PTVN, tập trung phục vụ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ luôn đạt trên 80%. Số lượng khách hàng duy trì hoạt động tín dụng thường xuyên tại chi nhánh đã lên tới 150 khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức, định chế tài chính. Có thể nói, những nỗ lực trong những năm qua của chi nhánh Hà Thành - đơn vị tiên phong của hệ thống trong phục vụ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang đem lại một diện mạo mới trong quan hệ giữa một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Việt Nam với cộng đồng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu dư nợ của toàn hệ thống BIDV theo hướng an toàn, hiệu quả hơn. Ø Về cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hà Thành: Bảng 2.4: Tình hình cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hà Thành qua 3 năm 2005-2007 (Đơn vị: tỷ VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 1,075 1,229 1,639.9 1 Dư nợ trung dài hạn 251.3 388 224.4 Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ 23.4% 31.6% 13.7% 2 Dư nợ có tài sản đảm bảo 827.5 934 1.407 Dư nợ có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ 77.0% 76% 85.8% 3 Dư nợ ngoài quốc doanh 988.7 1,018 1,541.5 Dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ 92.0% 82.8% 94% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh – chi nhánh Hà Thành) Biểu 2.2: Cơ cấu tín dụng của chi nhánh Hà Thành qua 3 năm 2005-2007 (Đơn vị: tỷ VNĐ) Theo như bảng số liệu phân tích và biểu 2.2 ở trên, ta thấy tình hình thực hiện các tỷ lệ của chi nhánh như sau: Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ không cao, và đến năm 2007 thì tỷ lệ này giảm so với các năm trước. Nguyên nhân là do khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh khá đông, mà các doanh nghiệp này thường vay ngắn hạn là chủ yếu. Tỷ lệ này chỉ đạt 13.7%, chưa đạt so với kế hoạch Trung Ương giao cho là 22%. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ đạt 85,8% vào năm 2007, vượt chỉ tiêu kế hoạch Trung Ương giao là 75%. Dư nợ có tài sản đảm bảo của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, năm 2006 tăng so với năm 2005 khoảng 13%, sang năm 2007 tăng so với năm 2006 là 33%. Con số này rất đáng khích lệ vì nó ảnh hưởng trực tiếp nên vấn đề rủi ro tín dụng của chi nhánh, con số này càng cao thì hoạt động tín dụng của chi nhánh càng thêm an toàn hơn. Điều này cũng chứng tỏ qua hơn 4 năm hoạt động chi nhánh đã ngày càng thu hút được những khách hàng tiềm năng, những doanh nghiệp có uy tín nhờ vào những chính sách marketing mang lại hiệu quả cao. Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ năm 2007 đạt 94% so với kế hoạch Trung Ương giao là 85%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm gần như toàn bộ dư nợ và tỷ trọng không ngừng tăng lên. Đáng kể nhất là năm 2007, dư nợ ngoài quốc doanh đạt con số 1,541.5 tỷ VNĐ, tăng 51% so với năm 2006. Ø Về hoạt động thu từ dịch vụ: Bảng 2.5: Doanh thu từ các hoạt động khác của chi nhánh Hà Thành qua 3 năm 2005-2007 (Đơn vị: triệu VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Bảo lãnh 1,860 2,580 2,730 2 Thanh toán 5,930 6,250 52,500 3 Ngân quỹ 110 670 940 4 Thu nhập bất thường 120 860 160 5 Thu phí trong hoạt động tín dụng 90 110 120 6 Hoạt động thẻ 120 150 270 7 Dịch vụ khác 3,710 17,090 1,180 Tổng thu dịch vụ 11,940 27,710 57,900 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khối chi nhánh – BIDV) Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành vinh dự là một trong mười đơn vị đứng đầu toàn hệ thống BIDV về phát triển dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán, hoạt động ngân quỹ, các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán… Bên cạnh nỗ lực đẩy mạnh mảng dịch vụ truyền thống, chi nhánh Hà Thành là một trong những đơn vị đầu tiên của hệ thống BIDV triển khai mạnh và thành công các sản phẩm dịch vụ mới như thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master), HomeBanking, Smart@ccount, Western Union, Kiều hối Đài Loan, dịch vụ lưu ký và ngân hàng giám sát, được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ phục vụ thị trường chứng khoán trong hệ thống. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ của chi nhánh luôn được khách hàng đánh giá cao về phong cách chuyên nghiệp, năng động tạo hình ảnh một ngân hàng hiện đại. Về dịch vụ thẻ, doanh số phát hành thẻ năm 2007 đạt hơn 10,000 thẻ, nâng tổng số thẻ phát hành lên 26,500 thẻ, thu từ dịch vụ phát hành thẻ đạt 270 triệu VNĐ. Hiện chi nhánh cũng đã thực hiện dịch vụ HomeBanking, BSMS. Tuy nhiên việc cung cấp các dịch vụ này còn rất hạn chế, một phần do khách hàng không biết đến nhiều, mặt khác do nguồn nhân lực của chi nhánh còn hạn chế nên việc mở rộng triển khai gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh cung cấp dịch vụ BSMS cho 211 khách hàng, trong đó 17 khách hàng là doanh nghiệp. Còn về dịch vụ HomeBanking lên 19 khách hàng. Chi nhánh cũng tích cực triển khai nghiệp vụ ngân hàng giám sát, quản lý danh mục đầu tư cho các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Chi nhánh đã ký hợp đồng với 6 công ty quản lý quỹ: Công ty quản lý quỹ SSI, công ty quản lý quỹ FPT, công ty quản lý quỹ Bông Sen, công ty quản lý quỹ An Bình, công ty quản lý quỹ An Phú, công ty quản lý quỹ Lộc Việt. Thu dịch vụ của chi nhánh tăng lên chủ yếu là do hoạt động thanh toán phát triển mạnh. Đặc biệt là năm 2007, thu dịch vụ thanh toán của chi nhánh đạt 52,500 triệu VNĐ, chiếm 90,67% tổng thu từ dịch vụ. Đây là một dịch vụ tương đối tốt của chi nhánh trong thời gian qua. Ø Về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh: Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2005-2007 (Đơn vị: tỷ VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20586.doc
Tài liệu liên quan