Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.
Theo qui định của luật dân sự và luật đất đai có hai loại thế chấp : bất động sản và giá trị quyền sử dụng đất. Ngoài ra tàu biển và máy bay cũng được sử dụng để thế chấp theo qui định của pháp luật.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy chế pháp lý về cho vay có bảo đảm tài sản và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản bảo đảm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức tín dịnh không được trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh, không sử dụng tài sản bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ khác từ trường hợp đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định tại điểm 3, mục 5, chương 2, thông tư06 ạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng kiểm tra tài sản bảo đảm và các nghĩa vụ khác theo pháp luật.
* Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng.
- Quyền: Giữ tài sản bảo đảm, trường hợp tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu và cần thiết cho hoạt động sả xuất kinh doanh của khách hàng thì có thể chỉ giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng giữ tài sản. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ tài sản bảo đảm nếu các bên có thoả thuận. Yêu cầu khách hàng vay hoặc bên thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải ngừng sử dụng và bổ sung tài sản hoặc thay thế bằng biện pháp khác nếu tài sản bảo đảm bị máat, hư hỏng. Nếu bên khách hàng vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm có thể thu nợ trước hạn và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ: Bảo đảm an toàn tài sản bảo đảm và các giấy tờ về tài sả. Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc khai thác có nguy cơ làm mất hoặc làm giảm giá trị tài sản. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng nếu bị mất, hư hỏng tài sản hoặc giấytờ sở hữu tài sản bảo đảm. Không được bán, cho thuê, cho mượn, tặng, góp vốn liên doanh hoặc dùng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ khác. Trả lại tài sản và giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm cho khách hàng khi hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm được thanh lý.
* Quyền nghĩa vụ của bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản.
- Quyền: Nếu bên thứ ba nhận bảo lãnh bằng tài sản dưới dạng cầm cố, thế chấp thì có quyền như khách hàng vay.
- Nghĩa vụ: Trả nợ thay cho khách hàng vay như cam kết, nếu đến hạn mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận. Ngoài ra bên bảo lãnh phải thực hiện các nghĩa vụ của mình như nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng.
* Quyền, nghĩa vj của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh.
- Quyền: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay co khách hàng vay như cam kết nếu đến hạn mà khách hàng vay kháng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với tổ chức tín dụng. Trong trường hợp bên bảo lãnh dùng tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì có các quyèen khác như quyền của tổ chức tín dụngkhi nhận bảo đảm tài sản.
- NGhĩa vụ: Trong trường hợp bên bảo lãnh đảm bảo bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng có các quyền như đối với khách hàng của mình.
f. Chấm dứ biện pháp bảo đảm tiền vay.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Khách hàng vay đã trả sang nợ, bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ cả mình với tổ chức tín dụng.
+ Tài sản bảo đảm đã được xử lý để thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật.
+ Các bên thoả thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
+ Các trường hợp còn lại theo quy định của pháp luật.
6. Vấn đề công chứng và đăng ký giao dịch bản đảm.
Theo quy định của cơ chế bảo đảm tiền vay thì hợp đồng bảo đảm tiền vay phải công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền trong hai trường hợp sau:
- Pháp luật quy định phải công chứng thì phải tuân theo.
- Nếu các bên có thoả thuận: Tức là tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay tuỳ trường hợp pháp luật có quy định phải công chứng hoặc các bên có thoả thuận.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo NĐ 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ.
+ Đối với tài sản bảo đảm là tàu biển thì thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực.
+ Đối với tài sản là tàu bay thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện Vụ hàng không dân dụng.
+ Đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản.
+ Đối với các tài sản khác thì đăng ký tại cơ quan đăng ký quốc gia việc đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng và nhằm các mục đích sau:
+ Công khai hoà các giao dịch bảo đảm giúp cho các thành phần kinh tế nắm bắt được các thông tin chính xác trước khi tìm đến nhau.
+ Đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm xác định quyền ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm tài sản khi tài sản được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ.
+ Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm và các bên có liên quan. Phòng chống các hàng vi lừa đảo vi phạm pháp luật.
+ Đăng ký giao dịch bảo đảm là chứng từ và tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động xét xử về tranh chấp giao dịch tài sản.
Tóm lại đăng ký giao dịch bảo đảm là vô cùng quan trọng cho tất cả các đối tượng tham gia các quan hệ kinh tế góp phần lành mạnh hoà môi trường kinh tế và cúng cố thâm khung pháp lý của nhà nước ta do đó các bên nhất thiết phải thực hiện nghiêm túc vấn đề này.
7. Giải quyết hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Tranh chấp là sự vi phạm các quyền lợi của bên này với bên kia. Tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay là xung đột về quyền lợi của các bên đã thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay là hợp đồng phụ của hợp đồng tín dụng nên là một loại hợp đồng kinh tế hoặc dân sự nên ddược giải quyết theo quy định chung của pháp luật về tranh chấp HĐKT và HĐDS.
Theo quy định của luật kinh tế và luậ dân sự các tranh chấp được giải quyết thông qua các con đươnfg sau:
* Thương lượng: Thương lượng là các bên tranh chấp tự đạt được thoả thuận sau khi xảy ra tranh chấp mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba.
Thông thường thương lượng được áp dụng đối với các tranh chấp có giá trị không lớn và chủ thể thường là những người hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm tranh tụng.
* Trung gian hoà giải: Là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp để chấm dứt tranh chấp.
Về nguyên tắc cũng giống như thương lượng là sự tự nguyện của các bên. Người trung gian hoà giải có thể là cá nhân, tổ chức luật sư tư vấn, phòng thương mại công nghiệp hay chính bản thân toà án hoặc trọng tài đã thụ lý đơn yêu cầu tranh chấp.
* Trọng tài (phi chính phủ).
Bản chất của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thể hiện dưới hai khía cạnh: thoả thuận và tài phán.
Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nghị định số 116/1994NĐ-CP ngày 5/9/1994 về tổ chức vàhoạt động của trọng tài quốc tế chính phủ.
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam chỉ nhận giải quyết các tranh chấp kinh tế.
* Toà án:
Nếu tranh chấp xảy ra mà đã được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải vẫn không thành thì các bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân theo quy định của pháp luật.
8. Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay nhằm bảo vệ quyền lợi cho tổ chức tín dụng, nên trong hợp đồng nhất thiết phải có điều khoản quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm nếu khách hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết theo thông tư liên tịch 3/2001/TTLT-NHNN-BTP-TCĐC ngày 23/4/2001 về hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng sẽ tín hành xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp sau:
+ Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ dẫn đến phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ sớm nhưng vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác đến hạn. Bên bảo đảm bị toà tuyên bố phá sản, bị giải thể của cơ quan có thẩm quyền. Các trwfng hợp các do các bên thoả thuận.
* Bên nhận bảo đảm có quyền quyết định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm nhưng không trước 7 ngày đoói với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp kể từ thời điểm đăng ký thông báo yêu cầu xử lý.
Tài sản bảo đảm được các bên bàn trực tiếp cho người mua hoặc bán đấu giá nhưng phải theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Trong thời gian tài sản bảo đảm chưa xử lý được thì tổ chức tín dụng có quyền khai thác công dụng tài sản đó.
Nếu xảy ra tranh chấp và khởi kiện, thì tài sản bảo đảm đã sẽ được xử lý theo quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chương II
Thực tiễn áp dụng chế độ cho vay có bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa
I - Tổng quan về Ngân hàng công thương Đống Đa.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa - Hà Nội. Địa chỉ hiện tại 187 Tây Sơn - Đống Đa - Hà nội, được thành lập căn cứ theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng chính phủ thành lập Ngân hàng công thương Việt Nam.
Theo đó quyết định giải thể Ngân hàng công thương thành phố Hà Nội chuyển 6 chi nhánh Ngân hàng công thương quận, khu vực thuộc Ngân hàng công thương thành phố các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Sáu chi nhánh này bao gồm:
1 - Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình
2 - Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Hoàn Kiếm
3 - Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa
4 - Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực I Hai Bà Trưng
5 - Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II Hai Bà Trưng
6 - Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Chương Dương
Kể từ ngày 1/4/1993 các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam (trong đó có chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa) chuyển sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, và chuyển sang hạch toán độc lập.
Năm 1997 Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa thành lập thêm chi nhánh Thanh Xuân là chi nhánh phụ thuộc và lúc này Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa gồm một trụ sở chính tại 187 Tây Sơn - Đống Đa, một chi nhánh phụ tại Thanh Xuân, hai phòng giao dịch Cát Linh (+) Kim Liên cùng 14 quỹ tiết kiệm (QTK).
Cũng trong năm 1997 chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa được Ngân hàng công thương Việt Nam chọn để triển khai thì điểm chi nhánh Ngân hàng hiện tại trước mắt sẽ ứng dụng công nghệ giao dịch mới, từ trụ sở chính, chi nhánh phụ thuộc Thanh Xuân, hai phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh cùng 14 quỹ tiết kiệm sẽ được kết nối với một máy chủ. Mọi thông tin phát sinh từ các điểm giao dịch đơn lẻ sẽ được chuyển thẳng về trung tâm. Khi đó tại bất kỳ điểm giao dịch nào của chi nhánh, các hệ của Ngân hàng công thương Đống Đa đều xét kỳ được mọi hoạt động nghiệp vụ của mình... và tạo cho khách hàng giao dịch thuận tiện hơn. Chẳng hạn, khách hàng mở tài khoản tại các phòng giao dịch, khi cần có thể giao dịch với bất kỳ điểm giao dịch nào trong cùng một hệ thống của Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa. Tiến tới khách hàng không phải trực tiếp tới trụ sở Ngân hàng mà chỉ cần ngồi tại đơn vị là có thể giao dịch được với Ngân hàng.
Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa là chi nhánh loại I có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống Ngân hàng công thương và trên địa bàn thủ đô. Tuy nhiên do Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên hoạt động của Ngân hàng công thương Đống Đa bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn khác nhau :
Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa hoạt động trên địa bàn không có nhiều doanh nghiệp làm xuất khẩu nên phần nào có ảnh hưởng đến nguồn cung cấp ngoại tệ, kinh tế ngoài quốc doanh và ngành nghề truyền thống phát triển chậm - chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tỷ lệ nguồn vốn huy động lãi suất cao còn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, vì vậy chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ngày càng bị thu hẹp, tỷ giá ngoại tệ không ổn định cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Bên cạnh những khó khăn trên, Ngân hàng công thương Đống Đa cũng có những thuận lợi rất lớn đó là đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, (tuổi trung bình = 35 tuổi), địa bàn hoạt động lớn, bản thân Ngân hàng công thương Đống Đa cũng rất có uy tín với khách hàng. Do là mộit chi nhánh mạnh lại đang được Ngân hàng công thương Việt Nam thử nghiệm hệ thống giao dịch một của (OSFA) nên chi nhánh thường xuyên được sự chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí từ Ngân hàng công thương Việt Nam.
Chắc chắn với những nỗ lực của cán bộ chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa và sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam giao cho và tiếp tục duy trì là chi nhánh tiên phong đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới.
2. Cơ cấu tổ chức, điều hành của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa
Ngân hàng công thương Đống Đa là một chi nhánh phụ thuộc trực tiếp vào Ngân hàng công thương Việt Nam, là một chi nhánh được xếp hạng một (I), với 290 cán bộ một ban lãnh đạo gồm : Một giám đốc, hai phó giám đốc. Toàn thể chi nhánh được chia thành 10 phòng như sau.
sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa
Trong đó chức năng nhiệm vụ của các bộ phận như sau :
+ Giám đốc : Là người đại diện pháp nhân của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam và pháp luật trong việc quản lý, chỉ đạo điều hành, mọi hoạt động của chi nhánh theo chức năng, quyền hạn được tổng giám đốc uỷ quyền và chỉ đạo. Giám đốc Ngân hàng công thương Đống Đa trực tiếp chỉ đạo quản lý các phòng : phòng kiểm tra, phòng tổ chức, và bộ phận ngoài quốc doanh của phòng kinh doanh.
+ Một phòng giám đốc : Chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý các phòng : Kinh doanh, nguồn vốn, hai phòng giao dịch Cát Linh và Kim Liên. Phó giám đốc này là phó giám đốc thứ nhất (hay còn gọi là phó giám đốc thường trực) sẽ thay mặt giám đốc chỉ đạo công việc việc chi nhánh khi giám đốc đi vắng.
+ Một phó giám đốc khác phụ trách các phòng : Tiền tệ kho quĩ, kt, thông tin điện toán, kinh doanh đối ngoại, hành chính.
+ Phòng kinh doanh : Có chức năng cơ bản là cho vay và kinh doanh tiền tệ; tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong lĩnh vực kinh doanh và giúp giám đốc điều hành chỉ đạo hoạt động kinh doanh tài chính của chi nhánh phù hợp với các qui định của pháp luật và chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam.
+ Phòng nguồn vốn : Với chức năng chính là huy động vốn dưới mọi hình thức để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Phòng này huy động vốn chủ yếu là từ dân cư thông qua 14 quỹ tiết kiệm.
+ Phòng giao dịch Cát Linh và Kim Liên : Với chức năng là nhận tiền gửi và cho vay, về cơ bản phòng giao dịch là một loại Ngân hàng cấp IV (tương đương Ngân hàng cấp xã, phường).
+ Phòng kiểm tra, kiểm soát : Có chức năng kiểm tra, kiểm soát tất cả các hoạt động của toàn chi nhánh, trưởng phòng kiểm tra do Tổng giám đốc bổ nhiệm và thay mặt Tổng giám đốc lamf nhiệm vụ kiểm tra chi nhánh.
Nội dung kiểm tra, kiểm soát tập trung vào các lĩnh vực sau : kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách, kiện toàn và công tác kt tài chính trên các mặt : huy động vốn, cho vay, kinh doanh vàng bạc, kim khí quĩ, an toàn kho quĩ, tài sản chi tiêu, mua sắm và tiếp nhận các đơn từ khiếu nại, tố cáo của công dân, cán bộ, khách hàng... trình giám đốc biện pháp giải quyết.
+ Phòng tổ chức cán bộ, tiền lương : Có nhiệm vụ là tổ chức nhân sự, lập và theo dõi thực hiện kế hoạch tiền lương công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác giải quyết chế độ chính sách, công tác tuyển dụng, đào tạo lại cán bộ của chi nhánh... và tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nhân sự của chi nhánh.
+ Phòng hành chính : Có nhiệm vụ chủ yếu là mua sắm, sửa chữa các thiết bị văn phòng, xây dựng phòng làm việc, sửa chữa các quĩ tiết kiệm và chịu trách nhiệm về hai tổ.
Tổ bảo vệ : Tổ bảo vệ có nhiệm vụ thực hiện đúng lịch trực bảo đảm an toàn tài sản của chi nhánh, giữ gìn trật tự an ninh, làm công tác phòng cháy chữa cháy; tổ chức xe vận chuyển đưa tiền đến các địa điểm qui định an toàn.
- Tổ y tế : Tổ y tế có nhiệm vụ lập và theo dõi kế hoạch vệ sinh phòng dịch, chăm sóc, khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân viên của chi nhánh.
+ Phòng tiền tệ kho quĩ : Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng là thu, chi tiền mặt phát sinh hàng ngày, đảm bảo cho việc thu chi kịp thời không để khách hàng phải chờ lâu. Thường xuyên đảm bảo việc kiểm ngân, vận chuyển bảo quản tiền và chứng từ có giá trị, không để xẩy ra mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn kho quĩ.
+ Phòng kt tài chính : Nhờ việc ứng dụng thử nghiệm hệ thóng giao dịch một cửa (OSFA) hoạt động của phòng kt trở nên rất gọn nhẹ nhưng đối với các kt viên của phòng thì lại bận rộn hơn trước đây, chỉ một chút nhầm lẫn của một cán bộ phòng kt các hoạt động của chi nhánh và tư vấn tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh về hệ thống tài chính của chi nhánh và phản ứng của khách hàng.
+ Phòng thông tin điện toán : Chức năng chủ yếu là ghi chép số liệu qua mạng, cập nhật chứng từ, lên cân đối tổng hợp phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của ban lãnh đạo. Thực hiện trả lương cho cán bộ chi nhánh bằng máy rút tiền tự động ATM, kết hợp với phòng kế toán thực hiện giao dịch một cửa với khách hàng.
Phòng kinh doanh đối ngoại : Chức năng chủ yếu là thu hút tiền gửi bằng ngoại tệ, hạch toán các khoản cho vay bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, mở -------------, bảo lãnh... và tham mưu với ban lãnh đạo chi nhánh về các vấn đề ngoại tệ.
+ Quỹ tiết kiệm : Quỹ tiết kiệm thuộc phòng nguồn vốn quản lý có chức năng huy động và chi trả tiền gửi của dân cư. Quỹ tiết kiệm thực hiện chế độ hạch toán báo sở, mọi khoản thu chi trong ngày được chuyển về trung tâm chi nhánh để hoà nhập cân đối với kế toán của chi nhánh.
3. Thực tiễn thực thi quĩ trình xét duyệt cho vạy của chi nhánh
Hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là từ những năm thập niên 1970 trở lại đây, đã có rất nhiều thay đổi. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, kinh doanh Ngân hàng đã có những bước phát triển mới với phương pháp công nghệ hiện đại, Ngân hàng đã tiếp cận các khách hàng của mình với chi phí giao dịch thấp và cung cấp được nhiều loại sản phẩm và dịch vụ tài chính hơn so với trước. Tuy nhiên sự mở rộng hoạt động luôn tiền ẩn những rủi ro, vì vậy cần phải có các biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Một trong những biện pháp đó là thiết lập một qui trình tín dụng chặt chẽ để hướng dẫn các nhân viên tín dụng và các bộ phân có liên quan thực hiện việc cho vay nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Những suy nghĩ, nhận định trên cũng chính là những nhận định của Ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa. Để thích ứng được với sự thay đổi mới của hoạt động Ngân hàng, năm 1997 Ngân hàng công thương Việt Nam đã cho lưu hành nội bộ hệ thống "Quy trình nghiệp vụ cho vay" nhằm định hướng nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.
Căn cứ vào những hướng dẫn trong "Quy trình nghiệp vụ cho vay" của Ngân hàng công thương Việt Nam và căn cứ vào tình hình hoạt động, đối tượng khách hàng của chi nhánh, chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa thực tế tiến hành tuần tự các bước sau trong qui trình xét duyệt cho vay tại chi nhánh.
Bước 1 : khách hàng tìm đến Ngân hàng và đề nghị cấp tín dụng.
Đầu tiên khách hàng tìm đến Ngân hàng và đề nghị được cấp tín dụng, kìm theo đơn xin cấp tín dụng khách hàng phải mang theo các giấu tờ sau :
- Giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, (nếu là doanh nghiệp), giấy phép hành nghề, giấy phép đầu tư, quyết định bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), kt trưởng; Quyết định công nhận ban quản trị, kiêm ban góp vốn, danh sách thành viên sàng lập (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần), giấy uỷ quyền cho người đại diện của khách hàng nếu người đại diện giao dịch không phải là người đại diện theo pháp luật.
- Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, dự án, phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ, các chứng từ có giá như giấy báo giá, các chứng từ thanh toán.
- Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì khách hàng phải cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến tài sản dùng làm bảo đảm như giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, bản mô tả tài sản...
Bước 2 : Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng.
Khi khách hàng mang hồ sơ xin cấp tín dụng tới phòng tín dụng của chi nhánh, trưởng phòng tín dụng sẽ chỉ định cán bộ tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ của khách hàng.
Cán bộ tín dụng được phân công thẩm định hồ sơ của khách hàng phải thẩm định kiểm tra tính hợp pháp của tất cả các giấy tờ mà khách hàng đem đến đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung những tài liệu còn thiếu, hoặc sửa lại các tài liệu làm sai sau đó lập tờ trình thẩm định, nếu khách hàng không đủ điều kiện được cấp tín dụng thì căn cứ vào báo cáo của cán bộ tín dụng phụ trách thẩm định chi nhánh sẽ từ chối yêu cầu của khách hàng. Ngược lại nếu khách hàng có đủ yêu cầu được cấp tín dụng thì tiến hành tiếp các bước tiếp theo.
Bước 3 : Kiểm tra hồ sơ vay vốn và tái thẩm định (nếu có)
Sau khi tiến hành thẩm định các tài liệu do khách hàng đưa đến, cán bộ tín dụng được phân công trình toàn bộ hồ sơ và báo cáo thẩm định lên trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và nếu cần có thể tái thẩm định, cuối cùng trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng ghi ý kiến nhận xét và trình giám đốc quyết định.
Bước 4 : Quyết định cho vay hoặc không cho vay.
Giám đốc chi nhánh căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình lên ro quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao lại cho phòng tín dụng. Nếu không đồng ý cho vay thì cán bộ phòng tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết, ngược lại nếu đồng ý cho vay thì cán bộ tín dụng tiếp tục cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (trong trường hợp có bảo đảm bằng tài sản) nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của chi nhánh thì chi nhánh sẽ trình lên Ngân hàng công thương Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Bước 5 : Giải ngân.
Hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng sau khi được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ kế toán và giải ngân cho khách hàng.
Bước 6 : Kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay.
Sau khi giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng phải tiếp tục theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng xem có tuân theo đúng thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng không, nếu phát hiện thấy khách hàng đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích, yêu cầu xin vay vốn thì cán bộ tín dụng phải báo cáo ngay về chi nhánh để chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa qua các năm gần gây (2000 - 2002)
Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa là đơn vị thành viên phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam, là chi nhánh loại I có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Với lợi thế là rất có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, chi nhánh đã thu hút được một lượng lớn các khách hàng là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố, chẳng hạn như : Công ty hàng hải thuộc tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8, Công ty công trình giao thông đường thuỷ, Công ty cơ điện Trần Phú thuộc Sở xây dựng thành phố, Công ty cao su Sao Vàng thuộc Tổng Công ty hoá chất... cùng với lượng lớn khách hàng là các Tổng công ty, Công ty lớn có quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh cũng rất phát triển, các dịch vụ : chi trả kiều hối, bảo lãnh, thanh toán séc du lịch - visacacl, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế... rất phát triển, riêng trong năm 2001 lợi nhuận thu từ các hoạt động trên của chi nhánh đạt 875 triệu đồng đứng ở vị trí thứ 3 sau Hội Sở và chi nhánh Ba Đình.
Năm 2002, con số đó là 915 triệu đồng và tiếp tục duy trì ở vị trí thứ ba trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam; dưới đây là bảng kết quả hoạt động của chi nhánh qua các năm từ 200 - 2002.
Chỉ tiêu
Mức đạt
Mức tăng giảm
% tăng giảm
Năm
2000
2001
2002
2000/ 1999
2001/ 2000
2002/ 2001
2000/ 1999
2001/ 2000
2002/ 2001
Doanh số cho vay
299.071
419.011
686.737
-21.661
119.940
267.726
-6.75%
40,1%
63.89%
Doanh số thu nợ
272.934
268.628
434.834
-16.754
95.694
66.206
-5,78%
35,06%
11,96%
Dư nợ cho vay đến 31/12
185.092
235.476
487.379
31.447
50.384
251.903
20,47%
27,22%
106,98%
Nợ quá hạn
7.128
4.246
3.409
317
-2.877
-837
4,66%
-40,3%
-19,71%
Tỷ lệ nợ quá hạn
3,85%
1,8%
0,7%
-0,58%
-2,05%
-1,1%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001, 2002 của Ngân hàng công thương Đống Đa)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy năm 2001 doanh số cho vay đạt 419.011 triệu đồng, tăng 119.940 triệu đồng (40,1% so với năm 2000, doanh số thu nợ đạt 368.628 triệu đồng, tăng 95.964 triệu đồng với tỷ lệ tăng 35,06% so với năm 199. Dư nợ cho vay đến 31/12/2001 đạt 235.476 triệu đồng, tăng 50.384 triệu đồng tỷ lệ tăng 27,22% so với 2000. Nợ quá hạn đến 31/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33564.doc