Chuyên đề Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Vĩnh Yên

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 2

1. Hoạt động tín dụng Ngân hàng của các ngân hàng thương mại. 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Đặc điểm và bản chất của tín dụng ngân hàng 3

1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng : 3

1.4. Các nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng 6

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên 8

2.1.Các yếu tố bên ngoài 8

2.2 Các yếu tố bên trong 10

 2. 3 Các dạng rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ cần

quan tâm 12

3. Chế độ pháp lý về xủ lý nợ trong các ngân hàng thương mại. 13

3.1. Khoanh nợ 13

3.2. Xoá nợ 14

3.3. Gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ 16

3.4 Thanh lý tài sản 17

3.5. Bán nợ 19

3.6. Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản 20

3.7. Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp 21

3.8. Yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp 23

4. Đối với các khoản nợ quá hạn có dư nợ đến ngày 31/12/2000 24

4.1. Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm 24

4.2. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không có đối tượng thu hồi nợ 27

4.3. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại đang hoạt động. 29

CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH BẮC VĨNH YÊN. 31

1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên . 31

1.1 Quá trình hình thành của NHNo&PTNN Bắc V ĩnh Yên. 31

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc

Vĩnh Yên. 33

2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên. 36

2.1. Hoạt động kinh doanh tín dụng: 36

2.2.Hoạt động huy động vốn: 37

2.3. Dịch vụ ngân hàng đối ngoại: 38

2.4.Tình hình lao động tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên : 39

3.Tình hình quản lý nợ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên. 40

3.1. Tình hình quản lý nợ tại NHNo&PTNN Bắc VĨnh Yên. 40

3.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ở NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên 46

3.3.Công tác xử lý nợ tại NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên. 47

CHƯƠNG 3 . MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNN BẮC VĨNH YÊN. 52

1. Các yếu tố chi phối hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2007 52

2. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên 60

KẾT LUẬN 64

Danh mục tài liệu tham khảo 65

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Vĩnh Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toà án đã có hiệu lực thi hành kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng. -Tài sản bảo đảm nợ vay thuộc những vụ án được toà án phán quyết nhưng chưa giao cho ngân hàng quản lý. -Tài sản có đầy đủ thủ tục pháp lý và không có tranh chấp -Tài sản chưa được bán *Cơ chế xử lý Với đối tượng xử lý trên thì phải tuân theo cơ chế xử lý được quy định tại điểm 2.3 Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN.Cụ thể là các ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM được chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thộc quyền định đoạt của ngân hàng theo hình thức sau : -Tự bán công khai trên thi trường theo hình thức bán đấu giá công khai -Bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá -Bán cho công ty mua bán nợ nhà nước +Tự bán công khai trên thị trường Thủ tục bán công khai trên thị trường được quy định tại phần 2-Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT/NHNN-BTP ngày 5/2/2002 hướng dẫn thực hiện quyết định 149. NHTM, công ty quản lý nợ có thẩm quyền quyết định đưa tài sản ra bán đấu giá công khai, trực tiếp ký kết văn bản hoặc hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản, làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng. NHTM, công ty quản lý nợ thành lập hội đồng xử lý tài sản để tiến hành bán đấu giá công khai nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng xử lý tài sản. Thủ tục bán đấu giá công khai: -Niêm yết, thông báo công khai việc bán tài sản tại trụ sở của NHTM,công ty quản lý nợ nơi bán đấu giá và trên báo địa phương hoặc bảo trung ương 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, trước ngày tổ chức bán đấu giá 15 ngày. Với nội dung thông báo là : loại tài sản, địa điểm đăng ký mua tài sản, bán tài sản, phương thức bán, giá khởi điểm, điều kiện đối với người mua và các thông tin khác liên quan. Tổ chức trưng bày, cho xem tài sản hoặc hồ sơ về tài sản -Lập biên bản danh sách người đăng ký mua hợp lệ, căn cứ vào ngày đăng ký và khoản tiền đặt trước theo phần trăm giá khởi điểm. Trừ trường hợp tài sản là động sản có giá trị khởi điểm dưới 10 triệu đồng. -Tiến hành bán đấu giá do người điều hành bán đấu giá chủ trì. -Công bố kết quả bán đấu giá. *Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá Thủ tục bán tài sản qua trung tâm bán đấu giá được quy định tại Phần II –Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT/NHNN-BTP ngày 5/2/2002 hướng dẫn thực hiện quyết định 149. Theo quy định đây là việc bán đấu giá tài sản bảo đảm nhưng không do NHTM, công ty quản lý nợ trực tiếp đứng ra tổ chức bán đấu giá mà NHTM, công ty quản lý nợ uỷ quyền cho trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Theo đó NHTM, công ty quản lý nợ trực tiếp ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với trung tâm dịnh vụ bán đấu giá. Trung tâm dịnh vụ bán đấu giá thành lập hội đồng xử lý tài sản, chỉ định người điều hành bán đấu giá theo thủ tục bán đấu giácông khai. *Bán cho công ty mua bán nợ Nhà nước Thực chất đây chỉ là quy định trên giấy tờ mà không thể áp dụng vì kể từ đó đến nay Nhà nước chưa thành lập công ty mua bán nợ như quy định. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán nợ gốc, lãi, lãi quá hạn cho NHTM, công ty quản lý nợ tạm giữ và thông báo cho người có tài sản bảo đảm hoặc cho cơ quan thi án nếu đó là tài sản bảo đảm được giao cho ngân hàng theo bản án, qyết định của toà án. Nếu số tiền thu được đó nhỏ hơn giá trị nợ tồn đọng thì NHTM xử lý phần chênh lệch đó bằng quỹ dự phòng rủi ro. Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay không thuộc quyền định đoạt của NHTM, công ty quản lý nợ như tài sản của những vụ án đã được toà phán quyết nhưng chưa giao tài sản cho ngân hàng, tài sản chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và chưa có tranh chấp thì NHTM báo cáo ngân hàng Nhà nước trình ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng xem xét yêu cầu toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý giao cho NHTM để có thể tiến hành xử lý tài sản, thu hồi nợ. Đối với tài sản bảo đảm nợ vay chhưa bán được thì NHTM, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản áp dụng các biện pháp như :Cải tạo, sửa chữa nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh,góp vốn, liên doanh bằng tài sản thu hồi nợ. 4.2. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không có đối tượng thu hồi nợ Đây là khoản nợ đến nay không còn đối tượng để thu hồi nợ, các ngân hàng thương mại phải phân loại nợ,hoàn chỉnh hồ so để thu nợ trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định xử lý nợ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 1 Quyết định 149/2001/QĐ-TTg. Nguyên tắc xử lý: Việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại phải bảo đảm vững chắc; không tái diễn, không gây mất ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế. Phải có biện pháp tận thu nợ tồn đọng của các ngân hàng để hạn chế tối đa tổn thất tài sản quốc gia và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Thủ tục xử lý Với các khoản nợ tồn đọng không còn đối tượng để thu hồi nợ được xử lý theo quy định tại Phần III- Công văn 174/NHNN-TÍN DụNG ngày 21/2/2001 như sau: Đối với các khoản nợ chưa được xử lý khoanh nợ. Đối với các khoản nợ này thì ngân hàng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ với nội dung: Tài liệu liên quan đến tư cách vay vốn, bao gồm một số các văn bản sau: + Quyết định giải thể doanh nghiệp và phương án giải thể doanh nghiệp, báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp (nếu có) + Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp + Trong trường hợp khách hàng đã giải thể, tự giải thể nhưng do một số điều kiện cụ thể không có quyết định giải thể. Phương án giải thể, báo cáo thanh lý tài sản thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Các giấy tờ chứng minh người vay chết, mất tích có xác nhận của UBND, cơ quan công an cấp xã, phường. + Bản sao khế ước vay vốn hoặc giấy tờ chứng minh khách hàng còn nợ ngân hàng. + Biểu tổng hợp đề nghị xử lý nợ do ngân hàng lập có xác nhận của UBND, chi nhánh NHNN tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi NHTM có trụ sở. Biểu tổng hợp đề nghị được lập theo mẫu quy định tại Công văn 174/NHNN-TD ngày 21/2/2001. Hồ sơ do Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ. Đối với khoản nợ đã xử lý khoanh nợ Nợ tồn đọng đã xử lý khoanh nợ từ trước ngày 05/10/2001 thì phải bổ sung thêm vào hồ sơ khoanh nợ văn bản chứng minh không còn đối tượng để thu hồi nợ (nếu thiếu). Ngân hàng tiếp tục áp dụng các biện pháp để xử lý thu hồi nợ. Nếu vẫn không thu hồi được khoản nợ thì lập báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị xoá nợ. Khoản nợ được xoá tại NHTM sẽ dùng ngân sách nhà nước để bù đắp, nếu thiếu thì NHTM lập biểu tổng hợp đề nghị xử lý nguồn bù đắp và báo cáo NHNN trình Thủ tướng xem xét quyết định. 4.3. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại đang hoạt động. Đây là khoản nợ còn đối tượng để thu hồi, các ngân hàng thương mại phân loại, lập hồ sơ để xử lý theo nguyên tắc sau : +Nguyên tắc Các NHTM tiến hành thẩm định, xem xét rõ tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của con nợ để nhanh chóng có biện pháp xử lý hợp lý. +Biện pháp xử lý NHTM, công ty quản lý nợ của NHTM được hực hiện một số biện pháp xử lý như : -Bán lại nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ thông thường. -Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn góp này. NHTM phải dùng vốn điều lệ, quỹ dự phòng tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỉ lệ vốn góp theo quy định của pháp luật. -NHTM đánh giá lại các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước để xác định giá trị thực còn của phần nợ và xử lý theo hướng dẫn của Nhà nước được quy định tại Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002. -Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, NHTM được cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay thêm. Việc giãn nợ, miễn giảm lãi suất được thực hiện đúng theo quy định hiện hành. NHTM sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trích lập hàng năm để xử lý nợ không có tài sản bảo đảm và đối tượng thu hồi nợ còn đang tồn tại đang hoạt động. Các quy định pháp lý về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại hiện nay được phân loại rõ ràng theo loại nợ có thời gian khác nhau. Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh trước ngày 31/12/2000 được nhà nước đặc biệt quan tâm ban hành những quy chế pháp lý rõ ràng, các biện pháp xử lý cụ thể hơn tạo thế chủ động cho các ngân hàng thương mảitong việc xử lý nợ quá hạn tồn đọng. Đối với các khoản nợ quá hạn sau ngày 31/12/2000 áp dụng theo quy chế pháp lý hiện hành với rất nhiều các biện pháp xử lý khác nhau đối với các khoản nợ khác nhau. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH BẮC VĨNH YÊN. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên . 1.1. Quá trình hình thành của NHNo&PTNN Bắc VĨnh Yên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT), một trong Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu hiện nay. Được thành lập từ tháng 3/1988 trên cơ sở Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), sau 18 năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, NHNo&PTNN đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, với tổng tài sản trên 220 ngàn tỷ đồng. Đặc biệt trong những năm qua, thực hiện Đề án tái cơ cấu 10 năm (2001-2010) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, NHNo&PTNN đã có những đổi mới theo hướng một ngân hàng thương mại hiện đại và đã đạt được những kết quả to lớn, tạo nên những điểm mạnh khi bước vào hội nhập. NHNo&PTNN với năng lực tài chính tăng khá nhanh và vững chắc. Trong 5 năm qua, nhờ sự ủng hộ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, vốn điều lệ đã tăng 3 lần (từ 2.200 tỷ đồng lên trên 6.500 tỷ đồng, xấp xỉ 450 triệu USD). Theo lộ trình đã được Chính phủ duyệt, các biện pháp tăng vốn sẽ được áp dụng mạnh hơn (Nhà nước cấp, tự phát hành trái phiếu, vay nước ngoài dài hạn…), phấn đấu cuối năm 2007, đạt mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế (Vốn điều lệ /Tổng tài sản có rủi ro =8%).Nợ tồn đọng đến cuối năm 2000, trên 5000 tỷ đồng, thời điểm trước khi bước vào thực hiện Đề án tái cơ cấu đã giải quyết được cơ bản.Từ năm 2001-2006, NHNo&PTNN đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro 12.774 tỷ đồng, trong đó năm 2006 trích lập được 4.082,1 tỷ đồng, bù đắp không những khoản rủi ro mới phát sinh mà cả nhưng khoản rủi ro tiềm ẩn từ những khoản vay có tính chất chính sách, và chỉ định trong cơ chế tín dụng bao cấp từ các năm trước như : mía đường, bão lụt … Năm 2005 là năm đầu tiên NHNo&PTNN có lãi theo kế toán Quốc tế (IAS). Nếu theo kế toán Việt Nam (VNS) thì NHNo&PTNN liên tục có lãi từ năm 1993. Như vậy, trong 1,2 năm tới, với tổng tài sản gần 16 tỷ đô la Mỹ, tỷ lệ vốn an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế, bảng cân đối tài chính khá lành mạnh, NHNo&PTNN sẽ có năng lực tài chính tối thiểu cần thiết so với các ngân hàng thương mại trong khu vực. NHNo&PTNT Việt Nam có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo luật Tổ chức tín dụng, có trụ sở chính đặt tại số 2 phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, gọi tắt tên tiếng Anh là Agribank, viết tắt VBARD. NHNo&PTNT Việt Nam dần chiếm vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với các hoạt động kinh doanh đa năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi khách hàng trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã ra đời để phục vụ cho mục tiêu chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên được thành lập theo quyết định số 104/QĐ-NHNo&PTNT-02 ngày 16/2/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Có trụ sở nằm trên đường Hùng Vương - Đồng Tâm - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc. Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạch toán kinh tế nội bộ, có bảng cân đối tài khoản, hoạt động theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, và theo điều lệ qui chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên là một ngân hàng cấp II trực thuộc tỉnh, có nguồn vốn chủ sở hữu là 3.016 triệu đồng, nguồn vốn huy động là 58 tỷ đồng, dư nợ cho vay bình quân 76 tỷ đồng (số liệu năm 2006). Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng là an toàn hiệu quả, phấn đấu trở thành ngân hàng loại I ngân hàng đứng hàng đấu trong tỉnh, vì sự thành đạt của khách hàng và mọi doanh ngiệp dựa trên việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đúng theo chính sách, pháp luật của nhà nước. Cho đến nay NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã nhanh chóng bắt kịp với những biến động của thị trường và thực hiện đúng chức năng của một ngân hàng thương mại, trở thành ngân hàng kinh doanh lớn có hiệu quả, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Vĩnh Phúc. Từ một ngân hàng bé nhỏ cả về mạng lưới, về quy mô nguồn vốn dư nợ và nguồn tài chính đến nay chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã là hệ thống rất phát triển về mọi mặt của lĩnh vực hoạt động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động, xu hướng phát triển vững chắc, ổn định, thành quả của NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã khẳng định quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo, sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể nhân viên, tin tưởng thời gian tới sự nghiệp của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên sẽ tốt đẹp. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên. 1.2.1.Chức năng: - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn theo phân cấp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc - Tổ chức và điều hành kinh doanh, quản lý và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh - Thực hiện các chức năng khác theo sự uỷ quyền của giám đốc NHNo&PTNT tỉnh. 1.2.2. Nhiệm vụ: * Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo các quy định của NHNo&PTNT. - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính Phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp - Được phép vay vốn của các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước khi Tổng giám đốc NHNo&PTNT cho phép. * Cho vay: - Cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng); cho vay trung hạn (từ 2 – 3 năm); cho vay dài hạn (từ 3- 5 năm) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. * Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng Nông Ngiệp * Kinh doanh dịch vụ thu, chi tiền mặt; dịch vụ thẻ tín dụng; nhận cất giữ chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị được bằng tiền. * Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc địa bàn . * Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT. * Làm dịch vụ ngân hàng phục vụ người nghèo. * Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đạo tạo, thi đua khen thưởng và phân cấp uỷ quyền của ngân hàng Nông Ngiệp. * Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ. chế định, nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ngân hàng Nông Ngiệp. * Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, ngành ngân hàng và ngân hàng nông nghiệp có liên quan đến hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT. * Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng Nông Nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. * Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của tổng giám đốc NHNo&PTNT. * Thực hiện các nhiệm vụ khác được tổng giám đốc ngân hàng giao. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong 3 ngân hàng cấp II trực thuộc tỉnh Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng như sau: PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng tín dụng GIÁM ĐỐC Ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc (phụ trách kinh doanh, phụ trách tài chính, kho quỹ và phụ trách kiểm soát). Phòng tín dụng là một bộ phận quan trọng của chi nhánh, bao gồm 5 người, phòng tín dụng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn cho vay, mở L/C, bảo lãnh chiết khấu và giấy tờ có giá, tư vấn cho khách hàng, thẩm định những hợp đồng vay vốn của các công ty và các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán và ngân quỹ: Thực hiện mở tài khoản giao dịch với khách hàng, thực hiện thanh toán qua ngân hàng các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân, hạch toán thu chi toàn bộ chi nhánh và tiến hành các giao dịch khác. Phòng còn có chức năng bảo quản tiền mặt và các tài sản khác của chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế mở tài khoản giao dịch với khách hàng, thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân, cho vay, mua bán ngoại tệ.Thực hiện thu, chi, điều chuyển tiền mặt và các giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng theo đúng chế độ quy định hiện hành 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên. Hoạt động kinh doanh tín dụng: Cho vay ngắn hạn, mức cho vay ngắn hạn tối đa bằng 80% giá trị tài sản thế chấp, nó nhằm đáp ứng yêu cầu vốn kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, đời sống của nhân dân. Cho vay trung hạn và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Mức cho vay trung và dài hạn phải có vốn tự có 50%. Cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên, các tổ chức kinh tế... Bảng 01: Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên Đơn vị : triệu đồng stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1 Cho vay các tổ chức kinh tế 67.272 78.459 11.187 16,6% 2 Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 42.722 49.654 6.932 16,2% 3 Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 24.549 35.939 11.39 46,4% 4 Cho vay khác 2.701 2.060 -0.641 -23,7% Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hinh phát triển tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT trong 2 năm, ta nhận thấy tình hình phát triển tín dụng phát triển tốt. Trong thời gian qua Ngân hàng đã tập trung cho vay đầu tư vào các dự án đến tất cả các thành phần kinh tế, mở rộng đầu tư cho vay tới các tổ chức kinh tế, cho vay đúng mục đích đạt hiệu quả cao. 2.2.Hoạt động huy động vốn: Bảng 02: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên Đơn vị : tỷ đồng STT Nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 A. Nguồn vốn địa phương 17,32 24,4 I Nội tệ 15,9 22,4 1. Nv huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế a. Tiền gửi không kỳ hạn 3,5 3,3 b. Tiền gửi có kỳ hạn 4,9 9,1 c. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12- dưới 24 tháng 7,5 10 2. Tiền gửi của kho bạc bằng VND 22,1 35,48 II. Ngoại tệ 1,42 2 1. NV huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội a. Tiền gửi không kỳ hạn b. Tiền gửi có kỳ hạn 0,7 1,2 c. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12- dưới 24 tháng 0,72 0,8 Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay”NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên. Đã hết sức coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong những hoạt động chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình . NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên luôn chú trọng đến công tác huy động vốn tại chỗ, đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn và biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bàn như: tổ chức mạng lưới tiết kiệm rộng khắp với các hình thức huy động phong phú, tổ chức và thực hiện tốt dịch vụ Ngân hàng, coi trọng chiến lược khách hành…Bên cạnh đó có cơ cấu nguồn vốn đa dạng như: tiền gửi không kì hạn; tiền gửi kì hạn 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, phát hành kỳ phiếu 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng; tiền gửi tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm gửi góp; tiết kiệm dự thưởng…đã tạo điều kiện thu hút khách hàng cả về số lượng và chất lượng. -Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân có kỳ hạn đa dạng, linh hoạt. -Phát hành trái phiếu và kỳ phiếu. +Hoạt động sử dụng vốn : Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là điều sống còn của Ngân hàng, từ nhận thức đó chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên xác định phát triển tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho vay đầu tư vào các dự án đến tất cả các thành phần kinh tế, đã di sâu vào bám sát địa bàn nông thôn, và tạo uy tín đối với khách hàng là nhiệm vụ cực kì quan trọng. Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhiều loại vay như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, …và đầu tư theo hướng có chọn lọc trên cơ sở phân loại khách hàng, đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, các hộ sản xuất, các hộ có người đi lao động nước ngoài, cho vay tiêu dùng… 2.3. Dịch vụ ngân hàng đối ngoại: Bảng 03 : Tình hình kinh doanh ngoại tệ Đơn vị : ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Huy động ngoại tệ (USD) 2.696 3.026 4.083 Chuyển tiền kiều hối (USD) 1.200 5.755 2.723 Mua ngoại tệ (USD) 2.150 5.027 9.006 Thanh toán quốc tế 70 4.979 4.010 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng được chú trọng chỉ đạo thực hiện về cả công tác huy động nguồn vốn ngoại tệ, chi trả kiều hối, mở rộng hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước bằng các phương tiện thanh toán hiện đại Dịch vụ thanh toán trong nước: Mở tài khoản cá nhân và các tổ chức kinh tế; chuyển tiền nhanh thanh toán trong nước; thu chi tại chỗ theo khả năng và yêu cầu của khách hàng; chi trả kiều hối. + Dịch vụ ngân hàng điện tử: Chuyển tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng NHNo & PTNT và ngoài hệ thống đảm bảo nhanh, an toàn chính xác. Năm 2004 thu dịch vụ chỉ chiến có 2% trong tổng thu, năm 2006 thu dịch vụ là 8% trong tổng thu và sẽ ngày càng phát triển trong những năm tới phù hợp với xu thế phát triển của Ngân hàng thương mại trong cơ chế hội nhập. 2.4.Tình hình lao động tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên : Bảng 04 : Lao động và tiền lương tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng quỹ tiền lương (trđ) 408 408 2 Tổng số lao động hưởng lương bình quân (người) 12 12 3 Nộp BHXH (trđ) 19,619 23,957 4 Nộp BHYT (trđ) 2,625 3,194 5 Nộp KPCĐ (trđ) 7,864 10,078 6 Chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ (trđ) 4,192 11,064 Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung, vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm với công việc là vấn đề chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên đặc biệt chú trọng đầu tư. Cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ, ngân hàng đã đề ra những tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ, không ngừng khuyến khích các cán bộ cũ tự học hỏi, tự bồi dưỡng trao đổi kiến thức năng lực. Bên cạnh đó các cấp lãnh đạo trong ngân hàng còn xây dựng một môi trường làm việc thân thiện cởi mở, quan tâm chăm lo đến đời sống của cán bộ nhân viên, không chỉ từng nhân viên mà còn cả gia đình của họ. 3.Tình hình quản lý nợ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên. 3.1. Tình hình quản lý nợ tại NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên. Để hiểu hơn về quá trình phát sinh nợ ta nhìn sơ qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ PHÁT SINH NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định, quyết định, cho vay và theo dõi hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng lập và giữ báo nhắc thu nợ để khách hàng chuẩn bị trả nợnợ Khách hàng xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Hạn trả nợ Khách hàng trả dược nợ Nợ quá hạn Các biện pháp xử lý Được ngân hàng đồng ý Thanh lý hợp đồng Khách hàng khi muốn vay vốn của ngân hàng tìm đến ngân hàng đề nghị cấp tín dụng phải có hồ sơ vay vốn, trong hồ sơ vay nhất thiết phải có một hợp đồng tín dụng, và một số giấy tờ khác như : đăng kí kinh doanh, quyết định thành lập (nếu là doanh nghiệp), giấy phép hành nghề, giấy phép đầu tư,quết dịnh bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc(Giám đốc), kế toán trưởng, biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập(nếu là công ty TNHH, công ty cổ phần) giấy nhận nợ; đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn nhu cầu đời sống hoặc hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố chứng từ có giá.(Có mẫu sẵn ở phần phụ lục), giấy uỷ quyền cho người đại diện của khách hàng nếu người đại diện giao dịch không phải là đại diện theo pháp luật. Khi ngân hàng nhận được hồ sơ, khách hàng cùng cán bộ tín dụng thoả thuận những điều khoản trong hợp đồng, cán bộ tín dụng sẽ cần có thời gian để thẩm định những thông tin mà khách hàng đã đưa ra, khi cán bộ tín dụng thấy nhu cầu va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32219.doc
Tài liệu liên quan