Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất đai xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005-2015

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở khoa học của việc quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã 3

1. Khái niệm và vai trò vủa quy hoạch sử dụng đất: 3

a. Khái niệm: 3

b. Vai trò của quy hoạch đất đai. 3

2. Yêu cầu đối với quy hoạch sử dụng đất. 5

3. Quy định pháp lý về nội dung quy hoạch sử dụng đất. 5

4. Trình tự quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết cấp xã. 8

4.1 Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương. 8

4.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đoạn mười năm về trước. 9

4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triểnkinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của địa phương. 9

4.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đất đai kì trước. 10

4.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kì trước. 10

4.6. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. 11

4.7.Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết. 11

4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch đất đai . 12

4.9. Lựa chọn phương án quy hoạch hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết. 13

4.10. Phân kỳ quy hoạch đất đai chi tiết. 13

4.11. Xây dựng bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết. 13

4.12. Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết đầu kỳ. 14

4.13. Xác định các biện pháp bảo vệ,cải tạo đất và môi trường. 14

4.14. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch đất đai chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. 14

Chương II: Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 16

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Vũ Hoà 16

1. Điều kiện tự nhiên môi trường. 16

1.1. Vị trí địa lý. 16

1.2. Địa hình-địa mạo. 16

1.3. Khí hậu-thời tiết. 17

1.4. Thuỷ văn. 18

1.5. Môi trường. 18

1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên. 18

2. Điều kiện kinh tế-xã hội. 19

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế. 19

2.2. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống. 22

2.3. Thực trạng phát triển dân cư. 23

2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 24

2.5 .Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội. 26

II. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Vũ Hoà. 27

1. Hiện trạng sử dụng đất đai 27

1.1. Đất nông nghiệp. 28

1.2. Đất phi nông nghiệp. 30

1.3. Đất khu dân cư nông thôn: 32

1.4. Đất chưa sử dụng. 32

2. Biến động sử dụng đất 34

2.1. Biến động tổng quỹ đất. 34

2.2. Biến động các loại đất 35

3. Đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng đất đai. 39

III. Phương án quy hoạch sử dụng đất đai của xã Vũ Hoà đến năm 2015. 40

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất . 40

1.1. Đánh giá tiềm năng đất đai của xã. 40

1.2.Điều kiện để phát triển các ngành 41

1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội xã Vũ Hoà trong giai đoạn 2006-2015 43

2. Phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2015 47

2.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: 47

3. Kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2006-2010. 58

3.1 Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 58

3.2 Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp. 61

4. Tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất. 66

Chương III: Giải pháp tổ chức và thực hiện quy hoạch 67

1. Quan điểm chung. 67

2. Giải pháp thực hiện quy hoạch đất đai. 67

3. Một số kiến nghị với UBND xã Vũ Hoà. 69

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 71

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất đai xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khó khăn, nhất là những người làm nông nghiệp thuần tuý. Nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu việc làm tại chỗ. - Cơ sở hạ tầng giáo dục chưa đáp ứng đủ nhất là phòng học cho học sinh. - Do nền kinh tế khá phát triển nên nảy sinh hàng loạt vấn đề chưa được gải quyết triệt để như: quy hoạch vùng đổ rác, phân loại và xử lý nước thải. Tỷ lệ gia tăng dân số còn cao,việc tuyên truyền, giải thích về pháp lệnh dân số mới còn hạn chế nên để xảy ra tình trạng sinh con thứ ba gia tăng. Ngoài những tồn tại trên thì trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã đã nỗ lực phấn đấu phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện đã đạt được những kết quả khá toàn diện: - Từ năm 2000 đến năm 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ bản, TTCN, thương mại-dịch vụ tăng bình quân 9,5%. Kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệpm,tăng tỷ trọng TTCN và dịch vụ thương mại - Những tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và đạt kết quả kinh tế cao. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư tương đối đồng bộ, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Sự nghiệp văn hoá-xã hội có chuyển biến tích cực,an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo... Trong những năm tới việc phát triển kinh tế-xã hội sẽ gây áp lực lớn đến sử dụng đất, đặt nhiều vấn đề bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của xã. Các ngành kinh tế-xã hội đều có nhu cầu về đất, về vị trí một cách gay gắt. Vì vậy việc bố trí thích hợp cả về quy mô và vị trí sao cho có hiệu quả cần được xem xét một cách nghiêm túc, khoa học đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cả hiện tại và tương lai đông thời bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững. II. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Vũ Hoà. 1. Hiện trạng sử dụng đất đai Theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/01/2005, xã Vũ Hoà có tổng diện tích tự nhiên là 504,34 ha,chiếm 2.37% diện tích tự nhiên của huyện Kiến Xương. Vũ Hoà là xã có diện tích trung bình so với các xã trong huyện. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 75,73% ( chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp), đất phi nông nghiệp 24,27% (chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng), còn lại 0,004% là diện tích đất chưa sử dụng. Toàn bộ diện tích trên địa bàn xã đã được giao cho các đối tượng quản lý và sử dụng. Diện tích đất được phân theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lýnhư sau: Bảng cơ cấu diện tích theo đối tượng Cơ cấu DT theo đối tượng Sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Cơ cấu DT đất được giao để quản lý Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1. Hộ gia đình,cá nhân(GDC) 397,22 78,76 2. Tổ chức trong nước (TCC) 37,93 7,53 a) UBND cấp xã (UBS) 37,11 7,36 1. UBND cấp xã (UBQ) 66,29 13,14 b) Tổ chức kinh tế (TKT) 0,13 0,03 c) Tổ chức khác (TKH) 0,69 0,14 2. Tổ chức khác (TKQ) 2,47 0,49 Cộng đồng dân cư (CDS) 0,44 0,09 Tổng DT được sử dụng 435,59 86,38 Tổng DT được giao để QL 68,75 13,63 Nguồn: Trung tâm quy hoạch sử dụng đất Như vậy, tỷ lệ đất được đưa vào sử dụng của xã đạt 99,996%, được phân theo các mục đích cụ thể sau: 1.1. Đất nông nghiệp. Trên địa bàn xã không có đất lâm nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (361,62 ha, chiếm 94,68% tổng diện tích đất nông nghiệp), còn lại là đất nuôi trồng thuỷ sản (20,31 ha, chiếm 5,32% diện tích đất nông nghiệp). a. Đất sản xuất nông nghiệp. Với tổng diện tích 361,62 ha, chiếm 94,68 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm: có diện tích 354,61 ha chiếm 98,06% Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Toàn bộ diện tích đất này được dùng vào mục đích trồng lúa. - Đất trồng lúa có diện tích 354,61 ha : bao gồm 317,98 ha là chuyên trồng lúa; 36,72 ha là đất trồng lúa còn lại. Diện tích này phần lớn được giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài với tổng diện tích 324,88 ha; diện tích còn lại được UBND xã và tổ chức khác sử dụng. - Đất trồng cây lâu năm: có diện tích 7,01 ha, chiếm 1,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. b. Đất nuôi trồng thuỷ sản. Hiện xã có 20,31 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 5,32% diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là các ao hồ nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Phần diện tích do hộ gia đình cá nhân sử dụng là 19,25 ha, còn lại 1,06 ha do UBND xã và các tổ chức khác sử dụng. Bảng 1: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2005 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 381,93 75,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 361,62 94,68 1.1.1 Đất trồng cây lâu năm 354,61 98,06 1.1.1.1 Đất trồng lúa 354,61 100,00 1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 317,98 89,64 1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 36,72 10,36 1.1.1.3 Đất trồng lúa nương 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.1.1.2.1 Đất trồng cỏ 1.1.1.2.2 Đất cỏ tự nhiên có cải tạo 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.1.3.1 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 7,01 1,94 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 7,01 100,00 1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất 1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ 1.2.2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 1.2.2.4 Đất trồng rừng phòng hộ 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.2.3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 1.2.3.2 Đất có rừng trồng đặc dụng 1.2.3.3 - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng 1.2.3.4 - Đất trồng rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 20,31 5,32 1.3.1 - Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn 1.3.2 - Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 20,31 100,00 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 1.2. Đất phi nông nghiệp. Với tổng diện tích 122,39 ha, chiếm 24,27% diện tích đất tự nhiên cuae xã. Bao gồm các loại đất sau: a. Đất ở. Tổng diện tích đất ở của xã là 46,25 ha, chiếm 39.79% diện tích đất phi nông nghiệp. Bình quân diện tích đất ở toàn xã là 253,42 m2/hộ. b. Đất chuyên dùng Có tổng diện tích 69,98 ha, chiếm 57,10% diện tích đất phi nông nghiệp - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: có tổng diện tích 0,13 ha, chiếm 0,74% diện tích đất chuyên dùng. Qũy đất này được dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nhỏ. - Đất có mục đích công cộng: với diện tích 69,24 ha, chiếm tới99,07% diện tích đất chuyên dùng. Bao gồm các loại đất sau: + Đất giao thông: có diện tích 30,99 ha, chiếm 44,76% diện tích đất có mục đích công công. + Đất cơ sở vănhoá: có diện tích 0,01 ha, chiếm 0,01% diện tích đất có mục đích công cộng + Đất thuỷ lợi: có diệntích 36,42 ha, chiếm 52,60% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở y tế: có diệntích 0,21 ha, chiếm 0,30% diện tích đất có mục đíc công cộng. +Đất cơ sở giáo dục-đào tạo; có diện tích 1.28 ha, chiếm 1,58% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở thể dục thể thao: có diện tích 0,21ha, chiếm 0,30% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất chợ: có diện tích 0,12 ha, chiếm 0,17%diện tích đất có mục đích công cộng. c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng. Có diện tích 0,74 ha, chiếm 0,60% diện tích đất phi nông nghiệp. Nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của toàn dân. d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. Tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên toàn địa bàn xã có 3.84 ha, chiếm 3,14% diện tích đất phi nông nghiệp. e. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Có diện tích 1,67 ha, chiếm 1,36% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây là diện tích đất có mặt nước chuyên dùng do UBND xã quản lý và sử dụng. Bảng 2: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2005 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích 2005 (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diệntích tự nhiên 504,34 100,00 2 Đất phi nông nghiệp PNN 122, 39 24,27 2.1 Đất ở OTC 46,25 37 ,79 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 46,25 100,00 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.1.3 Đất chuyên dùng CDG 69,89 57,10 2.2 Đất trụ sở sơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,52 0,74 2.2.1 Đất quốc phòng an ninh CQA 2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,13 0,19 2.2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.2.3.1 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,13 100,00 2.2.3.2 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 69,24 99,07 2.2.4.1 Đất giao thông DGT 30 ,99 44,76 2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 36 ,42 52,60 2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông DNT 0,00 2.2.4.4 Đất cơ sở văn hoá DVH 0 ,01 0,01 2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 0 ,21 0,30 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo duục-đào tạo DGD 1 ,28 1,85 2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0 ,21 0,30 2.2.4.8 Đất chợ DCH 0 ,12 0,17 2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 2.2.4.10 Đất bãi thải,xử lý rác thải RAC 2.3 Đất tôn giáo,tín ngưỡng TTN 0, 74 0,60 2.4 Đất nghĩa trang,nghĩa địa NTD 3,84 3,14 2.5 Đất sông suối,mặt nước chuyên dùng SMN 1,67 1,36 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK Nguồn: Trung tâm quy hoạch sử dụng đất 1.3. Đất khu dân cư nông thôn: Năm 2005 diện tích đất khu dân cư nông thôn có 98,38 ha, chiếm 19,51% diện tích đất tự nhiên với cơ cấu như sau: - Đất nông nghiệp: có 28,45 ha, chiếm 28,92% diện tích đất khu dân cư nông thôn. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa 1,30 ha bằng 4,57% diện tích đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn; đất trồng cây lâu năm 6,84 ha, chiếm 24,04% diện tích đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn. Đất nuôi trồng thuỷ sản 20,31 ha, chiếm 71,39% diệntích đất nông nghiệp khu dân cư nông thôn. - Đất phi nông nghiệp: có 69,90 ha, chiếm 71,05% diẹn tích đất khu dân cư nông thôn. Trong đó đất ở có 46,25 ha, chiếm 66,17 % diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư; đất chuyên dùng 22,56 ha, chiếm 32,27% diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư (chủ yếu là đất có mục đích công cộng 21,92 ha). Còn lại là đất tôn giáo, tín ngưỡng có diệntích 0,74 ha, chiếm 1,06% diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn. Nhìn chung đất khu dân cư nông thôn được sử dụng tương đối hợp lý, mạng lưới giao thông nông thôn khá đồng đều. 1.4. Đất chưa sử dụng. - Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng còn 0,02 ha, đây là diện tích đất bằng chưa sử dụng. Trong những năm tới cần tận dụng diện tích đất này đưa vào sản xuất. Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương. Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích tự nhiên 504,34 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 381,93 75,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 361,62 94,68 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 354,61 98,06 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 354,61 100,00 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7,01 1,94 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RĐ 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 20,31 5,32 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 122,39 24,27 2.1 Đất ở OTC 46,25 37,79 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 46,25 100,00 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2. 2 Đất chuyên dùng CDG 69,89 57,10 2. 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,52 0,74 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,13 0,19 2. 2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 69,24 99,07 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,74 0,60 2.4 Đất nghĩa địa,nghĩa trang NTD 3,84 3,14 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1,67 1,36 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 0,02 0,004 3. 1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,02 100,00 3. 2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3 .3 Núi đá không có cây rừng NCS Sơ đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất đai trong năm 2005 xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương. 2. Biến động sử dụng đất Trước năm 2005 việc thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo biểu mẫu quy định của Tổng cục Địa chính trước đây, đến năm 2005 thực hiện theo biểu mẫu mới theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên các chỉ tiêu đất có nhiều thay đôỉ. Tuy nhiên về loại hình sử dụng đất thì không thay đổi. 2.1. Biến động tổng quỹ đất. Nhìn chung qua các giai đoạn kiểm kê tổng diện tích tự nhiên của xã không có sự biến động lớn. Giai đoạn 1995-2000 biến động diệntích các loại đất khá lớn. Năm 2000 thực hiện theo chỉ thị 364/CT và đo đạc địa chính, đơn vị hành chính của xã Vũ Hoà với tổng diện tích tự nhiên là 504,34 ha. Đến năm 2005 thực hiện theo chỉ thị 28/2004/CT/TTg việc thống kê đất đai của xã được thực hiện theo chỉ tiêu thống kê mới. So với năm 2000 tổng diện tích đất tư nhiên năm 2005 của xã không có sự biến động. Tuy nhiên có sự biến động giữa các mục đích sử dụng đất. 2.2. Biến động các loại đất 2.2.1. Đất nông nghiệp. a. Biến động đất sản xuất nông nghiệp Trong thời kỳ 1995-2000 sự biến động diện tích các loạiđất không lớn, chỉ đến giai đoạn 2000-2005 sự biến động mới diễn ra mạnh mẽ. Thời kỳ 2000-2005 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 8,24 ha. Trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm tăng 1,23 ha. + Đất trồng lúa tăng 7,52 ha: phần đất tăng là do lấy vào đất trồng cây hàng năm khác (6,29 ha); đất mặt nước chuyên dùng (3,31 ha). Phần biến động giảm do chuyển sang đất ở 1,73 ha, đất có mục đích công cộng 0,35 ha. + Đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 6,29 ha do chuyển sang đất trồng lúa. + Đất trồng cây lâu năm tăng 7,01 ha. Phần diện tích đất tăng lên được lấy vào đất nuôi trồng thuỷ sản (2,28 ha) và đất ở tại nông thôn (4,73 ha). Với sự biến động đất sản xuất nông nghiệp như vậy đến năm 2005 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 361,61 ha. Bảng 4: Biến động các loại đất sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1995-2000 Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Năm 2005 (ha) Năm 2000 (ha) +/- 2005 so với 2000 Năm 1995 (ha) +/- 2005 so với 1995 (1) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(4)-(7) 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 361,62 353,38 8,24 352,92 8,70 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 354,61 347,09 1,23 352,92 1,69 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7,52 347,16 7,45 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 6,29 0,00 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK -6,29 5,67 -5,76 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7,01 7,01 7,01 Nguồn: Trung tâm quy hoạch sử dụng đất b. Đất nuôi trồng thuỷ sản Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản trong giai đoạn 1995-2000 giảm 9,52 ha, trong đó riêng giai đoạn 2000-2005 diện tích đất này giảm 9,38 ha, Diệntích đất giảm do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 2,28 ha, đất ở 5,12 ha,đất có mục đích công cộng 1,95 ha và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,024 ha. Đén năm 2005 tổng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của xã là 20,31 ha. 2.2.2 Đất phi nông nghiệp a. Đất ở. - Nhìn chung cùng với qua trình phát triển kinh tế-xã hội diện tích đất ở sẽ tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dân số xã. Trong giai đoạn 1995-2000 diện tích đất ở của xã ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000-2005 diện tích đất ở tăng 2,57 ha. Trong đó phần diện tích đất tăng là 8,07 ha, phần diện tích giảm là 5,49 ha. Tổng diện tích đất ở năm 2005 là 46,25 ha. - Trong những năm tới diện tích đất ở sẽ tiếp tục tăng lên thoả mãn nhu cầu nhà ở cho người dân trên địa bàn xã. b. Đất chuyên dùng. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế việc xây dựng cơ sở hạ tầng được chú ý. Theo thống kê diện tích đất chuyên dùng của xã Vũ Hoà trong giai đoạn 1995-2000 cho thấy: trong giai đoạn 1995-2000 diện tích đất này tương đối ổn định; trong giai đoạn 2000-2005 tăng thêm 1,78 ha. Cụ thể đất có mục đích công cộng tăng thêm 1,84 ha; đất sản xuất kinh doanh tăng 0,03 ha. Với xu hướng tăng dần và ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong những năm tới, diện tích đất chuyên dùng sẽ tăng lên nhằm đáp ứng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội. c. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Diện tích đất này giảm đáng kể, năm 2005 giảm 3,31 ha so với năm 2000. Ngoài ra các loại đất phi nông nghiệp khác khã ổn định. Bảng 5: Biến động đất phi nông nghiệp thời kỳ 1995-2000 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích 2005 (ha) Diện tích 2000 (ha) +/- 2005 so với 2000 Diện tích 1995 (ha) +/- 2005 so với 1995 Tổng diệntích đất tự nhiên 504,34 504,34 0,00 504,34 0,00 2 Đất phi nông nghiệp PNN 122,39 121,25 1,14 121,57 0,82 2.1 Đất ở OTC 46,25 43,68 2,57 43,68 2,57 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 46,25 43,68 2,57 43,68 2,57 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 69,89 68,02 1,87 68,34 1,55 2.2.1 Đất TSCQ, công trình sự nghiệp CTS 0,52 0,52 0,00 0,52 0,00 2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh PNN CSK 0,13 0,1 0,03 0,40 -0,27 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 69,24 67,4 1,84 67,42 1,82 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,74 0,74 0,00 0,74 0,00 2.4 Đất nghĩa địa,nghĩa trang NTD 3,84 3,84 0,00 3,84 0,00 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 1,67 4,98 -3,31 4,98 -3,31 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK nguồn:trung tâm quy hoạch sử dụng đất 2.2.3. Đất chưa sử dụng. Trong giai đoạn 1995-2000 diện tích đất chưa sử dụng tương đối ổn định với diện tích 0,02 ha. Bảng 6: Biến động các loại đất theo mục đích sử dụng thời kỳ 1995-2000. Thứ tự Chỉ tiêu Mã DT 2005 (ha) DT 2000 (ha) So sánh (ha) DT 1995 (ha) So sánh (hs) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7) (8)=(4)-(7) Tồng diệntích tự nhiên 504,34 504,34 0,00 504,34 0,00 1 Đất nông nghiệp NNP 381,93 383,07 -1,14 382,75 -0,82 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 361,62 353,38 8,24 352,92 8,70 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 354,61 353,38 1,23 352,92 1,69 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 354,61 347,09 7,52 347,16 7,45 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0,00 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 6,29 -6,29 5,76 -5,76 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7,01 7,01 7,01 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 20,31 29,69 -9,38 29,83 -9,52 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 122,39 121,25 1,14 121,57 0,82 2.1 Đất ở OTC 46,25 43,68 2,57 43,68 2,57 2.1.2 Đất ở tại nông thôn ONT 46,25 43,68 2,57 43,68 2,57 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 69,89 68,02 1,87 68,34 1,55 2.2.1 Đất trụ sở,cơ quan CTSN CTS 0,52 0,52 0,00 0,52 0,00 2.2.2 Đất quốc phòng,an ninh CQA 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh PNN CSK 0,13 0,1 0,03 0,40 -0,27 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 69,24 67,4 1,84 67,42 1,82 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,74 0,74 0,00 0,74 0,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,84 3,84 0,00 3,84 0,00 2.5 Đất sông suối,mặt nước CD SMN 1,67 4,98 -3,31 4,98 -3,31 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 0,02 0,02 0,00 0,02 0,00 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,02 0,02 0,00 0,02 0,00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.3 Núi đa không có rừng cây NCS Sơ đồ 2: So sánh diện tích các loại đất giai đoạn 2000-2005 Đơn vị: ha Các loại đất Năm 2000 Năm 2005 +/- 2005 so với 2000 Đất nông nghiệp 383,07 381,93 1,14 Đất phi nông nghiệp 121,25 122,39 1,14 Đất chưa sử dụng 0,02 0,02 0 Nguồn: Trung tâm quy hoạch sử dụng đất Qua sơ đồ cho thấy tuy mức độ biến động sử dụng đất không lớn nhưng cũng phần nào phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp. Điều này cúng phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung. 3. Đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng đất đai. Từ thực trạng tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai như đã trình bày ở trên cho thấy: - Nhìn chung các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, nội dung quản lý nhà nước về đất đai trong thị trường bất động sản trong những năm gần đây còn hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng của thị trường này. - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất và công tác thanh tra, giải quyết các đơn khiếu nại,tố cáo đựơc thực hiện tốt. - Công tác đo đạc địa chính được thực hiện tốt và có bản đồ địa chính theo toạ độ nhà nước. Hiện nay xã đã hoàn thành công tác kiểm kê năm 2005 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng sử dụng đất trên địa bàn. - Đến nay 100% diện tích đất các loại đều được đưa vào sử dụng và được giao cho các tổ chức, hộ gia định sử dụng ổn định theo đúng chính sách. Tuy nhiên cần giải quyết triệt để những phát sinh bất cập trong quản lý sử dụng đất. - Biến động đất đai trong toàn xã chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo chiều hướng tích cực, đồng thời việc chuyển mục đích sử dụng đất ở một số nơi đã góp phần thúc đẩy sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội theo hướng CNH-HĐN. - Trong thời gian qua một số loại đất sử dụng vào mục đích phúc lợi công cộng ... có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ các loại đất này còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH-HĐH, nên trong những năm tới cần mở rộng hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội cũng như sinh hoạt của người dân. III. Phương án quy hoạch sử dụng đất đai của xã Vũ Hoà đến năm 2015. 1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất . 1.1. Đánh giá tiềm năng đất đai của xã. Vũ Hoà là một trong những xã có diện tích trung bình của huyện Kiến Xương, mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất tự nhiên 713,75m2/người. Để phát triển kinh tế-xã hội xã cần khai thác sử dụng tiềm năng đất đai và các nguồn lực một cách hiệu quả. Tiềm năng đất chưa sử dụng rất hạn chế. Hiện nay quỹ đất đai của xã Vũ Hoà đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế-xã hội của xã là 504,34 ha, chiếm 99,996% tổng quỹ đất đai. Trong đó: Đất nông nghiệp: có diện tích 381,93 ha,chiếm 75,73% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp: có diệntích 112,39 ha, chiếm 24,27% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung đất đai đang sử dụng của xã sử dụng dụng đúng mục đích. Tuy nhiên việc sử dụng đất chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai, hệ số sử dụng đất và năng suất cây trồng chưa thật cao. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa khá nhiều với diện tích 354,61 ha. Trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước 317,89 ha, Đây là diện tích đất dễ khai thác nên có khả năng khai thác theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, thực hiện thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Đất chuyên dùng và đất ở chưa được khai thác không gian xây dựng nên cần có quy hoạch và đầu tư nâng tầng cho các công trình xây dựng, cứng hoá hệ thống kênh mương, tiết kiệm diện tích đất chuyên dùng, đất ở cho các mục đích kinh tế dân sinh. Do hầu hết quỹ đất được đưa vào sử dụng nên tiềm năng mở rộng diện tích đất đang sử dụng là không có. Diện tích đất chưa sử dụng không đáng kể. Vì vậy, trong quy hoạch sử dụng đất đai của xã cần tập trung bố trí đất đai nhằm khai thác triệt để các tiềm năng trên để đáp ứng nhu cầu về đất đai của các ngành và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 1.2. Điều kiện để phát triển các ngành a. Tiềm năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm mục đích bố trí cây trồng hợp lý,tạo ra các khu vực chuyên canh sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt thiết yếu của nhân dân. Đồng thời đảm bảo cân bằng hệ sinh thái môi trường. Với điều kiện, đặc điểm đất đai của xã Vũ Hòa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tập trung vào các loại cây ngắn ngày chủ yếu vẫn là lúa nước. Hướng thực hiện là thâm canh tìm các loại cây ngắn ngày để tăng vụ từ 2 - 3 vụ/năm. Bên cạnh đó mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, cây lâu năm, diện tích nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý. Do nhu cầu phát triển kinh tế theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp nên khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp hầu như rất hạn chế, thậm chí sẽ giảm đi do nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng. b. Tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp. Tiềm năng để phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã là rất hạn chế mà chủ yếu là phát triển các ngành nghề TTCN. Trong những năm tới trong địa bàn xã cần phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp, tuy nhiên là xã không có làng nghề truyền thống, nên cần tìm tòi du nhập nghề từ nơi khác giải quyết việc làm cho người lao động vào thời kỳ nông nhàn. Hiện nay các chỉ tiêu để xác định mức độ thuận lợi đối với việc phát triển các ngành nghề TTCN như vị trí địa lý, địa hình,nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động, chính sách đầu tư phát triển đều tương đối thuận lợi. Mục tiêu của tỉnh, huyện và xã là trong những năm tới cần đẩy mạnh phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36334.doc
Tài liệu liên quan