MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
CẤP HUYỆN 3
I. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 3
1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất 3
2. Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất 4
II. Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất 5
III. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất 6
IV. Trình tự, nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 8
A. Trình tự xây dựng quy hoạch sử dụng đất 8
B. Nội dung của 1 bản quy hoạch sử dụng đất 14
V. Phương pháp xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai 17
VI. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện với các quy
hoạch khác 18
CHƯƠNGII. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN 20
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện 20
1. Điều kiện tự nhiên 20
2. Tài nguyên thiên nhiên 23
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 27
II. Đánh giá hiện trạng quỹ đất và sử dụng đất của huyện 37
1. Hiện trượng chung sử dụng quỹ đất đai 37
2. Hiện trạng sử dụng đất đai theo các mục đích 38
III. Đánh giá tiềm năng đất đai của huyện 48
1. Khái quát về tiềm năng đất đai 48
2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 50
IV. Quan điểm sử dụng đất của huyện 53
V. Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2010 và
dự kiến năm 2015 56
1. Phương án phát triển và sử dụng đất ngành sản xuất nông nghiệp 56
2. Phương án phát triển và sử dụng đất lâm nghiệp 58
3. Phương án phát triển và sử dụng đất đô thị, khu dân cư nông thôn 59
4. Phương án sử dụng đất chuyên dùng 60
5. Phương hướng khai thác đất chưa sử dụng 62
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 63
I. Hiệu quả dự án 63
II. Các giải pháp thực hiện quy hoạch 63
1.Giải pháp chung 63
2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và mức độ ưu tiên các công trình 64
3. Lập quy hoạch chi tiết cho các lĩnh vực 66
KẾT LUẬN 68
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thành phần kinh tế đều có bước phát triển tiến bộ. Thu ngân sách đạt khá, huy động nội lực, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể, hạ tầng cơ sở được đầu tư nhiều như giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình phúc lợi, sức khoẻ và trình độ dân trí không ngừng được nâng lên.
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Thời kỳ 1999 – 2003, tổng sản trong huyện tăng bình quân 11,2% năm, GDP năm, GDP năm 2003 tăng 1,52 lần so với năm 1999. GDP bình quân đầu người năm 1999 đạt 138,6 USD, năm 2003 đạt 260 USD. Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp giảm bình quân 4,6%/năm (từ 66,7% năm 1999 xuống 55,1% năm 2003). Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 19,5%/năm. Tỷ trọng dịch vụ tăng bình quân 8,2%/năm.
Năm 2004, giá trị tổng sản phẩm toàn huyện (GDP giá 1994) đạt 450 tỷ đồng, xấp xỉ 100% kế hoạch, đạt tốc độ tăng trưởng 15,6%; thu nhập bình quân tính trên đầu người đạt 313 USD/người ( theo báo cáo dự thảo về phát triển KT- XH của huyện năm 2004), đạt 100% so với kế hoạch, tăng 53 USD so với năm 2003. Trong đó, tốc độ tăng của ngành nông – lâm nghiệp là 11,2%; công ngiệp – xây dựng là 38%; dịch vụ là 13,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển hướng theo hướng tích cực. Tỉ trọng nông – lâm nghiệp từ 55,1% năm 2003 giảm xuống còn 53%; tỉ trọng công nghiệp – xây dựng từ 13,4% tăng lên 16%; dịch vụ thương mại duy trì ở mức 31% xấp xỉ năm 2003.
3.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Ngành nông – lâm – ngư nghiệp
* Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp của huyện luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế và là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng hiệu quả nông sản hoá. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp giai đoạn 1999 – 2003 tăng bình quân 6%/năm. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Ngành trồng trọt có bước tiến đáng kể: Năng suất lúa bình quân đạt 6,5 tấn/ ha. Sản lượng lương thực tăng liên tục tăng từ 27.730 tấn năm 1999 lên 42.176 tấn năm 2003. Năm 2004 sản lượng lương thực đạt 44.158 tấn tăng 4,7% so với năm 2003. Bình quân lương thực trên đầu người đạt hơn 435 kg/ người/năm.
Về chăn nuôi: năm 2003 giá trị chăn nuôi đạt 19.648 triệu đồng chiếm 18,06% giá trị sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện năm 2004 có 13.068 con trâu; 7.447 con bò; 2.500 con ngựa; 4000 con dê; 50.500 con lợn; 350 đàn ong và 495.000 con gia cầm.
* Lâm nghiệp
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện tập trung vào các lĩnh vực trồng rừng, khoanh nuôi rừng, khai thác chế biến lâm sản... Công tác quản lý, bảo vệ và khôi phục phát triển vốn rừng được quan tâm phát triển khá thường xuyên nên diện tích trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1999 – 2004 diện tích có rừng đạt 53.137 ha trong đó có 6.735 ha rừng sản xuất, 37.971 ha rừng phòng hộ và đặc biệt là huyên có 8.430 ha rừng đặc dụng là khu bảo tồn tự nhiên. Độ che phủ rừng tăng từ 36,1% năm 1999 lên 43,3% năm 2004. Công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng đảm bảo đúng tiến độ.
* Nuôi trông thuỷ sản
Tận dụng lợi thế mặt nước hồ sông Đà, để phát triển ngành nuôi, trồng, đánh bắt thuỷ sản, trong những năm qua ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng đạt được sự phát triển khá. Giai đoạn 1999 – 2003 tốc độ tăng bình quân đạt 13,4% năm. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt năm 2004 đạt 335 tấn, tăng 24% so với năm 2003, trong đó sản lượng nuôi trồng còn thấp, chủ yếu vẫn là sản lượng đánh bắ tự nhiên.
b) Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới theo hướng gắn với vùng nguyên liệu và khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện. Sản xuất có bước phát triển cả về quy mô số lượng và chất lượng sản phẩm, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nhất là tạo bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá với thị trường. Tuy nhiên khu vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu chế biên gỗ, sản xuất vôi, gạch ngói, khai thác cát và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 1999-2003 tăng bình quân 19,5%/ năm. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2003 đạt 21.225 triệu đồng.
Trong những năm tới cần tập trung đầu tư xây dựng và hình thành các khu, cụm công nghiệp gắn với các trung tâm cụm xã , đồng thời tiếp tục củng cố, khai thác các cơ sở công nghiệp hiện có, sử dụng nguồn nguyên liệu thu hút nguồn lao động tại chỗ... tạo ra sản phẩm có chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
c) Ngành dịch vụ – thương mại, du lịch
Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hoá. Ngành dịch vụ thương mại của huyện Phù Yên được giữ vững và phát triển khá mạnh (đặc biệt ở những khu dân cư tập trung đông như Thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã). Một số chợ phiên được hình thành ở các xã vùng hồ sông Đà, vùng Mường. Các dịch vụ thương mại hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông – lâm nghiệp khá phát triển. Tốc độ tăng trưởng năm 2004 đạt 13,8%. Đến nay trên địa bàn có 721 cơ sở kinh doanh dịch vụ, trong đó (thương mại có 585 cơ sở, khách sạn nhà hàng có 101 cơ sở, dịch vụ có 35 cơ sở)
Kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính và đưa hàng hoá lên phục vụ đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Thương hiệu ngoài quốc doanh và mạng lưới các chợ, các thành phần kinh tế khác cũng góp phần tích cực trong mọi hoạt động thương mại của vùng.
3.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.2.1. Giao thông
Phù Yên là một huyện miền núi do địa hình chia cắt mạnh nên việc xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông của huyện còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện có 2 loại giao thông đặc trưng là đường bộ và đường thuỷ.
a) Hệ thống giao thông vận tải bộ
Tính dến năm 2004, toàn huyện có gần 504 km giao thông đường bộ (trong đó đường ôtô đi được là 396 km) bao gồm các tuyến đường quốc lộ QL37, QL32B, QL43 với chiều dài 88 km; tỉnh lộ có 1 tuyến TL114với chiều dài 70km; đường cấp huyện, đường liên xã, đường đô thị và dân sinh với chiều dài gần 346 km. Mật độ đường ôtô đạt 0,32km/km2 và 3,9km/1000 dân là quá thấp so với cả nước (7,8km/km2). Hiện tại tình trạng chất lượng kỹ thuật của mạng lưới đường bộ phần lớn bị xuống cấp nghiêm trọng có tới trên 80% là đường đất, đá, đường rải nhựa và bê tông chỉ chiếm khoảng 20% tổng độ dài.
Thực hiện phườn châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm gần đây UBND huyện dã phát động phong trào toàn dân làm đường giao thông. Giai đoạn 2000 – 2004 đã mở mới 44 km nông thôn và nâng cấp, tu sửa gần 500 km đường giao thông các loại góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
b) Hệ thống giao thông vận tải thuỷ
Phù Yên có khoảng 63 km đường sông (sông Đà) với cảng chính là bến cảng Vạn Yên. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình hồ chứa hình thành giữa hai dãy núi nên việc nối vùng lòng hồ với các trung tâm kinh tế bằng đường bộ gặp nhiều khó khăn, mặt khác do hệ thống bến bãi và thiết bị bốc xếp... còn thiếu và chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác còn thấp, chỉ ở mức độ sơ khai các hợp tác xã tư nhân, khối lượng vận chuyển nhỏ, phân tán. Trong tương lai đây là tuyến vận tải thuỷ tương đối thuận lợi và có triển vọng khi có công trình thuỷ điện Sơn La.
3.2.2. Thuỷ lợi
Thuỷ lợi là một công tác rất quan trọng trong quá trình khai thác, cải tạo đất đai của huyên Phù Yên. Qua nhiều năm đến nay huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thuỷ lợi, bao gồm: 154 công trình phai, đập (50 công trình kiên cố, 26 công trình bán kiên cố – rọ thép, 78 công trình tạm do dân tự làm) 14,2 km kênh mương (trong đó 5,9 km kênh mương xây kiên cố; 8,3 km kênh mương đất). Nhìn chung cơ bản đủ nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa nước, rau màu. Ngoài ra các công trình còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, cấp nước cho thuỷ điện, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước cho công nghiệp ở một số cơ sở và cấp nước sinh hoạt cho 40% dân cư khu vực nông thôn, nước cho chăn nuôi gia súc.
Hiện nay phần lớn các công trình thuỷ lợi là các công trình tạm thời (chiếm tới 55%) lại chưa xây dựng đồng bộ từ các công trình đầu mối đến hệ thống kênh mương và chịu nhiều tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người nên hầu hết đã bị xuống cấp, chỉ mới phát huy được 40% so với năng lực thết kế.
3.2.3 Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của huyện ngày càng được đầu tư phát triển. Tính đến năm 2004, 100% số xã có điên thoại, xây dựng được 5 điểm bưu điện văn hoá, lắp đặt 390 máy nâng tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn là 1.651 máy, đật tỷ lệ trung bình 1 máy/62 người dân. Hiện tại huyện chưa được phủ sóng điện thoại di động.
Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật... góp phần tích cực nâng cao mặt bằng dân trí trong huyện. Đến nay đã có 6 trạm thu phát lại truyền hình, nâng số dân được xem truyền hình lên 85% (tăng 24% so với năm 2000) và 100% số dân được nghe đài tiếng nói Việt Nam.
Bên cạnh đó các điểm bưu điện, văn hoá xã đã và đang xây dựng phát triển rộng rãi khắp trên địa bàn huyện cùng với các nhà trạm bưu cục... đã góp phần rút ngắn thời gian thư báo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần mọi mặt của nhân dân.
3.2.4 Hệ thống điện
Mạng lưới điện ở Phù Yên phát triển muộn, mức độ điện khí hoá trên địa bàn huyện còn thấp, khả năng cung cấp và hạn chế. Việc đầu tư xây dựng mới đường điện cao thế 110 KV Hoà Bình – Sơn La, đường dây 35 KV, 40KV và trạm biến áp hạ thế ... đã đẩy nhanh hệ thống lưới điện quốc gia trên địa bàn huyện. Năm 2004, có 27/27 xã, thị trấn đã và đang được triển khai chương trình điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay đại bộ phận dân cư tận dụng dòng chảy tự nhiên, khe suối đẻ chạy máy phát điện nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, song vào mùa khô hầu hết các máy thuỷ điện nhỏ không hoạt động được do nguồn nước ít.
3.2.5 Văn hoá - xã hội
Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân trong huyện từng bước được nâng cao về mọi mặt.
a) Sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
Sau nhiều năm phấn đấu, năm 1998 huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu – xoá mù chữ. Công tác giáo dục được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hoá, quy mô phát triển mạnh, chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và nâng cao.
- Giáo dục ở cấp mầm non: năm 2003 – 2004 có 26 trường, 190 lớp học, 199 giáo viên và 3.402 cháu, 100% đạt các trường thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục.
- Cấp tiểu học: năm 2003 – 2004 có 28 trường, 472 phòng học, 596 lớp học với 12.155 học sinh và 827 giáo viên. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt hơn 90%, tỷ lệ học sinh 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học tăng hơn hẳn so với các khoá học khác.
- Cấp trung học cơ sở: năm 2003 -2004 có 15 trường, 250 phòng học, 256 lớp học với 9.435 học sinh, 499 giáo viên. Hiện tại huyện còn 14 xã có trường trung học cơ sở chung với tiểu học. Đến nay huyện đã có 15 xã đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học cơ sở tăng 9 xã so với năm 2003.
- Phổ thông trung học: năm học 2003 – 2004 toàn huyện có 2 trường, gồm 2.725 học sinh với 48 phòng học, 54 lớp học, 95 giáo viên. Chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như trình độ của học sinh ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, công tác xã hội hoá giáo dục của huyện còn chưa sâu rộng, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn hạn chế (vẫn còn tình trạng bỏ học, tái mù chữ). Công tác lý luận và tổng kết thực tiễn cũng như việc đào tạo ngành nghề, đội ngũ khoa học kỹ thuật trình độ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
b) Sự nghiệp y tế
Phù Yên là một trong những huyện có hệ thống mạng lưới cơ sở y tế khá hoàn thiện, 100% xã - thị trấn có nhà trạm y tế bằng các nguồn vốn: hỗ trợ y tế quốc gia của ngân hàng thế giới, vốn chống xã trắng của Bộ Ytế, vốn do nhà nước và nhân dân đóng góp.
Mạng lưới cán bộ y tế của huyện có 279 người, trong đó: 24 bác sĩ, 120 y sĩ và kỹ thuật viên, 37 nữ hộ sinh, 47 y tá. Bình quân trong toàn huyện cứ 4.138 dân có 1 bác sĩ.
Trong năm huyện không để xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét giảm chỉ còn 0,06%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn khoảng 27%, tỷ lệ mắc bệnh bưới cổ giảm chỉ còn 11,2%.
3.2.6. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện có 1 thị trấn Phù Yên là đô thị cấp V, có tổng diện tích tự nhiên 105 ha với quy mô dân số 6.791 người với 1.689 hộ, mật độ dân số bình quân 6.467 người/km2. Trong huyện có 14 khối phố với 7 dân tộc đang sinh sống chủ yếu là dân tộc Kinh 4.476 người, dân tộc Thái 1.236 người, Mường 723 người. Đây là khu trung tâm kinh tế – chính trị văn hoá của huyện có đường QL37 chạy qua khu trung tâm thị trấn nối liền với các vùng trong tỉnh và các tỉnh bạn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, gia tăng dân số thì khối lượng xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, cơ sở hạ tầng... cũng tăng lên khá nhanh. Thị trấn ngày càng được phát triển đồng thời với các hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại, dịch vụ góp phần nâng cao và gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện.
Tuy nhiên đây là một đô thị mang sắc thái chung của đô thị miền núi, quy mô khu vực trung tâm nhỏ, đất xây dựng đô thị không tập trung, thường phát triển theo dọc các trục đường chính, từ trung tâm lan rộng dần ra xa ở những khu vực địa thế thuận lợi cho xây dựng với lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dạng phố và nhà vườn. Song phần lớn các khu nhà trong thị trấn đều do dân tự thiết kế xây dựng nên kiến trúc còn lộn xộn, chưa thực sự văn minh hiện đại. Ngoài ra những vấn đề nước thải, nước sinh hoạt, rác thải cũng bức xuc cần giải quyết.
3.3. Thực trạng phát triển dân số - lao động - việc làm
3.3.1. Dân số
Năm 2004 toàn huyện có 102.327 người với 20.065 hộ, trong đó khu vực đô thị chiếm 6,64%, khu vực nông thôn chiếm 93,36%. Quy mô bình quân toàn huyện là 5,1 người/hộ, trong đó vùng II có quy mô hộ thấp nhất 4,7 người/ hộ, sau đến vùng I là 5,1 người/ hộ, vùng III là 5,4 người/ hộ, cao nhất là vùng IV với 7,3 người/ hộ với 100% là người Mông.
Tốc độ tăng dân số hàng năm của huyện cung có bước giảm đáng kể, năm 1999 là 1,77% ;năm 2002 là 1,43%; năm 2003 là 1,4%; năm 2004 chỉ còn 1,38%.
3.3.2. Lao động – việc làm và mức sống dân cư
a) Lao động – việc làm:
Đến nay toàn huyện có 54.452 lao động, chiếm 53,21% dân số. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện chưa thật hợp lý, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất do tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp.
Theo điều tra hàng năm huyện mới sử dụng hết 70% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm. Hiện tại huyện có khoảng 5 – 7% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi.
Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế. Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần giải quyết.
b) Thu nhập và mức sống:
Trong những năm gần đây, đời sống nhân trong huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng cao có sự tăng lên rõ rệt. Các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước đã tác động tích cực đến sự phát triển sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi đưa năng suất sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng. Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 1999 là 1,7 triệu đồng, năm 2003 là 4 triệu đồng và đến năm 2004 đạt 4,8 triệu đồng/người/năm. Công tác xoá đói, giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hộ trung bình, khá giả tăng lên, hộ nghèo đói các năm đều giảm. Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) năm 2001 là 27,8% năm 2003 giảm xuống 12%, đến năm 2004 chỉ còn 10%, tương đương với 2.010 hộ.
II Đánh giá hiện trạng quỹ đất và sử dụng đất của huyện
Hiện trạng chung sử dụng quỹ đất đai
Kết quả tổng kiểm kê đất đai theo Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 18/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và qua điều tra rà soát thực địa năm 2004 tại 27xã, thị trấn trong huyện cho thấy:
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) của toàn huyện là 122.731ha, chiếm
8,7% tổng DTTN toàn tỉnh. Diện tích tự nhên của các xã, thị trấn trong huyện không đồng đều. Bình quân diện tích một đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn là 4.546ha. Thị trấn Phù Yên là đơn vị có diện tích nhỏ nhất trong huyện 105 ha chỉ chiếm 0,09% tổng diện tích toàn huyện. Trong khi đó xã có diện tích là Suối Tọ 13.970 ha chiếm 11,38% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và gấp 133 lần diện tích đất thị trấn Phù Yên.
Diện tích và cơ cấu các loại đất toàn huyện:
1.1 Đất nông nghiệp: có 93.205 ha chiếm 75,94% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 26.324 ha chiếm 28,24% đất nông nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp: 66.740 ha chiếm 71,60% đất nông nghiệp.
1.2 Đất phi nông nghiệp: có 6.201 ha chiếm 5,05% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất ở: 738 ha chiếm 11,90% đất phi nông nghiệp
+ Đất chuyên dùng: 1,171 ha chiếm 18,89% đất phi nông nghiệp
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 3,945 ha chiếm 63,61% diện tích đất phi nông nghiệp.
1.3 Đất chưa sử dụng: 23.324 ha chiếm 19,00% tổng diện tích đất tự nhiên.
Qua số liệu điều tra rà soát cho thấy: Diện tích đất đang khai thác, sử dụng vào các mục đích trong toàn huyện là: 99.407 ha chiếm 81% diện tích tự nhiên, tuy nhiên trong đất lâm nghiệp có 7.639 ha là đất trống có khả năng khoanh nuôi tái sinh rừng và hiện tại đã được giao cho các đối tượng để khoanh nuôi phục hồi rừng.
2. Hiện trạng sử dụng đất đai theo các mục đích
2.1. Đất nông nghiệp: tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 93.205 ha chiếm 75,94% so với diện tích tự nhiên, trong đó:
2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp:
Loại đất này có 26.324 ha chiếm 28,24% diện tích đất nông nghiệp và bằng 21,45% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên một nhân khẩu là 2.573 m2/ người, bình quân cho một hộ là 1,31 ha/ hộ. Trong đó bình quân đất sản xuất nông nghiệp ở vùng II là thấp nhất 0,57 ha/ hộ, sau đó đến vùng I là 1,54 ha/ hộ, vùng III là 1,99 ha/ hộ, vùng IV có bình quân lớn nhất 3,66 ha/ hộ. Đối tượng sử dụng chính đất nông nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân với diện tích là 22.783 ha (chiếm 86,55%). Ngoài ra còn UBND xã quản lý sử dụng 1.953 ha (7,42%), các tổ chức kinh tế 1.450 ha (5,51%), các tổ chức khác 134 ha (0.51%). Có 33,6% ha đất sản xuất nông nghiệp (đất vườn tạp) chiếm 0,13% tổng quỹ đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khu đô thị.
Bảng 1 : Diện tích, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp năm 2004
Loại đất
Toàn vùng
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất SXNN
26.323,99
100
1
Đất trồng cây hàng năm
23.491,23
89,24
1.1
Đất trồng lúa
4.915,72
20,93
1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
1.668,23
33,94
1.1.2
Đất trồng lúa nước còn lại
475,49
9,67
1.1.3
Đất trồng lúa nương
2.772,00
56,39
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
18.575,51
79,07
2
Đất trồng cây lâu năm
2.832,76
10,76
Do dặc điểm khác biệt của các dạng địa hình, thổ nhưỡng và hệ thống sông suối, kênh mương nên mức độ tập trung và phân bố đất sản xuất nông nghiệp không đồng đều ở các xã. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp của các xã là 975 ha. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất là Suối Tọ 1.845 ha, Mường Cơi 1.838 ha, Đá Đỏ 1.629 ha, Mường Bang 1.550 ha Kim Bon 1.486 ha. Ngoài thị trấn, xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp nhất là Huy Tường 468 ha, Huy Thượng 509 ha, Huy Bắc 531 ha.
Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp so với diện tích so với diện tích tự nhiên của các xã cũng khác nhau, các xã có tỷ lệ lớn là: Tường Hạ (45,88%), Tường Thượng (43,41%), Tường Phù (43,20%). Tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp của các xã vùng III có độ dốc lớn, đất thường bị rửa trôi, bạc màu, tầng canh tác mỏng vì vậy hiệu quả sử dụng đất không cao.
Trong đất sản xuất nông nghiệp hiện đang sử dụng thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 89,24%). Trong đó:
- Đất trồng lúa: 4.916 ha chiếm 20,93% đất trồng cây hàng năm, chiếm 18,67% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích đất trồng lúa nước chỉ có 2.144 ha chiếm 43,61% còn lại là đất trồng lúa nương của các xã vùng cao:
+ Đất chuyên trồng lúa nước: có 1.668 ha chiếm 33,94% đất trồng lúa và chiếm 7,1% diện tích đất trồng cây hàng năm. Đó là diện tích đất ruộng (kể cả ruộng bậc thang) tương đối bằng phẳng đảm bảo đủ nước tưới trồng được hai vụ trong năm. Diện này tập trung chủ yếu ở các xã vùng II như: Huy Hạ 129 ha, Huy Bắc 121 ha, Huy Thượng 151 ha, Huy Tân 161 ha, Quang Huy 219 ha ... Đây là những địa bàn trọng điểm đầu tư thâm canh lúa nước của các huyện cũng như của tỉnh. Năng suất lúa bình quân đạt khoảng 6,5 tấn/ha.
+ Đất trồng lúa nước còn lại: 476 ha chiếm 9,68% diện tích đất trồng lúa, đó là diện tích mà hiện tại mới chủ yếu cấy được vụ lúa mùa nhờ nước trời, còn vụ đông xuân làm màu hoặc có khi bỏ hoang vì thiếu nước. Diện tích này chủ yếu ở xã Huy Tân (77 ha) và Tân Lang (79 ha), Mường Do (51 ha), Tường Phù (50 ha).
+ Đất trồng lúa nương: tổng diện tích là 2.772 ha chiếm tới 56,39% diện tích đất trồng lúa nước. Thời gian qua, diện tích trồng lúa nương hiệu quả rất thấp lại sản xuất trên đất có độ dốc lớn vì vậy thời gian tới cần chuyển phần diện tích này sang trồng những cây hàng năm khác hoặc trồng những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: toàn huyện có 18.576 ha chiếm 79,07% đất cây hàng năm và chiếm 70,57% đất sản xuất nông nghiệp trong đó:
+ Đất chuyên trồng rau, màu và các cây công nghiệp hàng năm: có 34,11 ha, chiếm 0,18% diện tích cây hàng năm còn lại. Đây là diện tích đất ruộng chuyên trồng các loại rau màu, đậu đỗ,...Diện tích này còn quá ít và chưa được đầu tư nên hiệu quả chưa cao. Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, trong thời gian tới diện tích này sẽ tăng lên nhiều ở các xã vùng II.
+ Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi: có diện tích 99,8 ha chiếm 0,54% diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại, tập trung ở 3 xã Mường Cơi (54 ha), Huy Thượng (30,8 ha), Huy Tân (15 ha). Đây là diện tích trồng cỏ ở dạng trang trại phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện cũng như của tỉnh đến năm 2020 tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao vì vậy trong quy hoạch loại đất này sẽ phát triển mạnh thành vùng tập trung
+ Đất trồng cây hàng năm khác còn lại: có vào khoảng 18.442 ha chiếm 99,28% diện tích cây hàng năm còn lại. Đây là diện tích cây hàng năm được trồng trên nương rẫy. Mặc dù trong những năm gần đây tỉnh có chủ trương hạn chế việc đốt làm rẫy và giảm diện tích sản xuất lương thực trên đất dốc nhưng thực tế hàng năm diện tích đất nương rẫy vẫn tăng, chiếm 75,81% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Các loại cây trồng trên nương rẫy chủ yếu là ngô, sắn, bông, đỗ, khoai sọ, dong diềng, khoai lang, lạc, vừng,... và thường trồng xen các loại trên một diện tích canh tác. Hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng này còn thấp. Để sản xuất có hiệu quả cao cả về kinh tế và bảo vệ môi trường đất, trong thời gian tới cần chuyển toàn bộ diện tích nương rẫy con lại có độ dốc trên 350 sang trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao hoặc trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng.
- Đất trồng cây lâu năm có diện tích 2.833 ha, chiếm 10,76% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó:
+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: Toàn huyện có khoảng 485 ha chiếm 17,12% diện tích cây lâu năm. Cây trồng chủ yếu là cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở các xã vùng I. Trong mấy năm gần đây hiệu quả kinh tế cao hơn do thị trường ổn định, các xã có xu hướng trồng nhiều và tập trung nhiều hơn.
+ Đất trồng cây ăn quả: có 1.255 ha chiếm 44,3% diện tích cây lâu năm. trong đó có nhiều nhất ở các xã vùng III, vùng II. Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng quả hàng hoá có quy mô tập trung. Các giống quả chính đang chiếm ưu thế trong cơ cấu phát triển là xoài, hồng, nhãn, vải thiều, quýt. Vai trò kinh tế của cây ăn quả ngày càng được khẳng định trong cơ cấu cây trồng của huyện, góp phầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1256.doc