Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội

Mục lục

Lời nói đầu . 1

Phần I: Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai . 3

1. Vai trò và ý nghĩa của sử dụng đất đai. 3

2. Khái nịêm và đặc điểm của qui hoạch sử dụng đất đai. 5

2.1. Khái niện về qui hoạch và sử dụng đất đai . 5

2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai. 7

a. Tính lịch sử - xã hội. . 7

b. Tính tổng hợp . 8

c. Tính dài hạn . 9

d. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô. . 9

e. Tính chính sách . 10

f. Tính khả biến . 10

3. Những căn cứ quy hoạch sử dụng đất đai. . 11

3.1. Căn cứ vào qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. . 11

3.2. Căn cứ pháp lý của qui hoạch sử dụng đất đai . 12

a. Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập kế hoạch sử dụng đất đai . 12

b. Trách nhiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai . 13

c. Nội dung lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. . 13

d. Thẩm quyền xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. . 14

3.3. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai và tiểm năng đất đai. . 15

4. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai. . 15

4.1. Tổ chức điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ. 15

4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội. 16

4.3. Dự báocác nhu cầu sử dụng đất đai. 17

4.4. Xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất đai . 18

4.5. Tổng hợp các phương án qui hoạch sử dụng từng loại đất đai. . 18

4.6. Kế hoạch thực hiện sử dụng đất đai. . 19

5. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với các qui hoạch khác . 19

5.1. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch tổng thể phát

triển kinh tế -xã hội. . 19

5.2. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch phát triểnnông nghiệp. . 20

5.3. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch đô thị. . 20

5.4. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử

dụng đất đai của địa phương. . 21

5.5. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành . 21

6. Những phương pháp chính xây dựng qui hoạch. . 21

6.1. Phương pháp cân đối. . 21

6.2. Các phương pháp toán kinh tế và ứng dụng công nghệ tin học trong

qui hoạch sử dụng đất đai. 24

7. Vài nét tổng quát về qui hoạch sử dụng đất đai của một số nước. . 25

7.1. Philippin . 25

7.2. Braxin . 25

7.3. Đức . 26

7.4. Bê-nanh . 26

7.5. Hung-ga-ri . 26

7.6. Pháp . 27

Phần II: Phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai xã Tam Hiệp-Thanhtrì -Hà Nội. . 28

I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế –xã hội. 28

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. 28

1.1. Vị trí địa lý. . 28

1.2. Địa hình, địa mạo. . 28

1.3. Khí hậu. . 29

1.4. Thuỷ văn, nguồn nước. . 30

1.5. Các nguồn tài nguyên. 30

1.5.1. Tài nguyên đất. . 30

1.5.2. Tài nguyên nước. . 30

1.5.3. Tài nguyên nhânvăn. . 31

1.6. Cảnh quan và môi trường. . 31

1.7. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên. . 32

2. Điều kiện kinh tế xã hội. 32

2.1. Tổng quan về thực trạng phát triển kinh tế xã hội. . 32

2.1.1. Sản xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, thả cá. 33

2.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. . 34

2.1.3. Thu nhập và đời sống. . 35

2.2. Dân số, lao động và việc làm. . 36

2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. . 37

2.3.1. Giao thông, phương tiện vận tải thông tin liên lạc. . 37

2.3.2. Thuỷ lợi. . 37

2.3.3. Hệ thống điện sinh hoạt và điện sản xuất . 38

2.3.4. Hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. 38

2.3.5. Hệ thống sử lý nước thải và vệ sinh môi trường. 39

2.3.6. Các vấn đề phúc lợi xã hội . 39

2.4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội. . 41

II. Thực trạng quỹ đất và sử dụng quỹ đất xã Tam Hiệp. . 42

1. Đất nông nghiệp. 43

2. Đất khu dân cư. . 46

3. Đất chuyên dùng. . 47

4. Đất chưa sử dụng. . 49

5. Tiềm năng đất đai của xã. . 51

5.1. Tiềm năng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp. . 52

5.2. Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. . 53

5.3. Tiềm năng phát triển du lịch -dịch vụ. . 53

III. Phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai xã Tam Hiệp. 54

1. Định hướng triển kinh tế -xã hội. 54

1.1. Các quan điểm khai thác sử dụng đất. . 54

1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. 54

2. Các căn cứ thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất. . 56

3. Phương án quy hoạch sử dụng đất. . 57

3.1. Quy hoạch đất khu dân cư. 57

3.1.1. Dự báo phát triển dân số và nhu cầu đất ở. . 57

3.1.2. Phân bổ đất khu dân cư. . 58

3.1.3. Quy hoạch kế hoạch mở rộng đất ở nông thôn. . 59

3.2. Quy hoạch đất chuyên dùng. 59

3.2.1. Quy hệ thống giao thông. . 59

3.2.2. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi. . 61

3.2.3. Quy hoạch đất xây dựng cơ bản. . 62

3.2.4. Quy hoạch đất bãi giác. 63

3.2.5. Quy hoạch đất chuyên dùng khác. . 63

3.2.6. Kế hoạch thực hiện quy hoạch đất chuyên dùng theo các giaiđoạn. . 64

3.3. Quy hoạch đất nông nghiệp. . 65

a. Đất trồng cây hàng năm. . 65

b. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. 66

c. Kế hoạch thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp theo từng giaiđoạn. . 66

3.4. Quy hoạch sủ dụng đất chưa sử dụng. . 68

4. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất. . 68

Phần III: Một số giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất xã

Tam Hiệp giai đoạn 2000-2020. . 73

1. Xác định tiến độ thực hiện và mức độ ưu tiên các công trình. . 73

2. Hình thành phát triển quy hoạch chi tiết cho các lĩnh vực. . 74

3. Hình thành các ban chỉ đạo và quy định rõ trách nhiệm cho từngngành, lĩnh vực. . 75

4. Giải pháp về thu hồi và chuyển đổi đất trong quy hoạch. 77

5. Tăng cường công tác tổ chức, quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai chặtchẽ. . 78

6. Các giải pháp cụ thể cho từng loại đất. . 80

6.1. Đối với đất nông nghiệp. . 80

6.2. Đối với đất ở, đất chuyên dùng. . 81

6.3. Đầu tư khai thác đất chưa sử dụng. . 82

7. Biện pháp tuyên truyền giáo dục. . 83

8. Giải pháp đầu tư. . 83

9. Giải pháp về chính sách. . 84

Kết luận . 8

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm. Trong những năm gần đây, xã Tam Hiệp được nhà nước công nhận có 5 công trình di tích lịch sử văn hoá đó là: chùa Huỳnh Cung, Văn Chỉ Chu Văn An, đình Huỳnh Cung,chùa và đình Yên Ngưu. Xã còn có di tích lịch sử đài tưởng niệm Bác Hồ ở thôn Huỳnh Cung là nơi Bác Hồ về thăm xã năm 1963, ngoài ra có nghĩa trang liệt sỹ. Hàng năm hoạt động hội đền chùa rất sôi nổi, tạo không khí vui chơi giải trí cho con người bởi nhiều trò chơi. Xã có một sân vận động cạnh UBDN xã, với diện tích 3000m2. Hiện nay đã bị xuống cấp nặng, khi có mưa mặt sân đọng nước, lầy thụt không dảm bảo yêu cầu của một sân chơi. Trong những năm tới cần phải có các giải pháp đầu tư để mở rộng và nâng cấp thành sân to, đủ tiêu chuẩn để tỏ chúc các hoạt động văn hoá thể thao của xã đúng với truyền thống và phong trào thể thao của xã. 2.4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế- xã hội. Nhìn chung trong những năm gần đây nền kinh tế xã Tam Hiệp dẫ có bước tiến triển mới, có tốc độ tăng trưởng cao hơn với thời kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nông nghiệp đã phá vỡ thế độc cánh cây lúa, đã mở rộng diện tích cây ăn quả và cây có giá trị kinh tế cao tạo đà cho quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đời sống vật châts, tinh thần của bà con trong xã đã được ổn định và cải thiện, trật tự an toàn xã hội và an ninh thôn xóm được đảm baỏ. Tuy nhiên so với tiềm năng sẵn có của xã thì nhịp độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa đồng đều giữa các thôn trong xã. sản xuất nông nghiệp của Tam Hiệp về cơ cấu sản xuất còn đơn điệu, chưa phát huy được thế mạnh của xã ngoại thành. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường của thành phố là phong phú sản phẩm và chất lượng cao. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 42 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 Công nghịêp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé phát triển phân tán chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và thiếu chính sách khuyến khích, ưu tiên nên chưa có ngành nghề chủ lực trong nền kinh tế để tập trung đầu tư và phát triển. Thương mại-dịch vụ của xã trong những năm gần đây phát triển rất mạnh. Do đời sống cảu nhân dân trong xã ngày càng tăng lên, nhu cầu cho phục vụ đời sống ngày càng nhiều và lại nằm gần các thị trường lớn như Hà Nội,thị xã Hà Đông, cho nên khá phát triển nhưng khai thác hết và tính hiệu quả chưa cao. Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Đường giao thông liên xã đã được rải nhựa, đường liên thôn xóm đã đổ bê tông và lát gạch, phần còn lại được nâng cấp và cải tạo. Hệ thống thuỷ lợi mới chỉ đảm bảo cho tưới tiếu sản xuất nông nghiệp còn việc tiêu úng trong màu mưa nhiều và mưa tập trung vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trường học của học sinh chưa đảm bảo chất lượng cần được đầu tư nâng cấp và trang bị thêm thiết bị cho học tập. Trạm xá xã xây dựng đã lâu cần nâng cấp và cơ sở vật chất còn nghèo nàn cần phải đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị mới. Hệ thống nước sạch sinh hoạt càn phải nâng cấp và nhanh chóng đưa trạm nước sạch của thôn Huỳnh Cung vào sử dụng. Cần phải đầu tư xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt và chăn nuôi trên phạm vi toàn xã. II. Thực trạng quỹ đất và sử dụng quỹ đất xã Tam Hiệp. Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía nam Thành phố. Xã có diện tích tự nhiên tương đối nhỏ, với tổng 6839 ha chiếm 52,35% diện tích đất tự nhiên.diện tích là 318.3826 ha.Trong đó: - Đất nông nghiệp có 166, - Đất chuyên dùng có 90,0462 ha chiếm 28,28% diện tích đất tự nhiên. - Đất ở có 42,5340 ha chiếm 13,37% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, tổng diện tích cuả xã là nhỏ, đất đai dành cho phát triển nông nghiệp còn ít. Vì trong xã số hộ làm nông nghiệp chiếm 83,87% trong tổng số hộ toàn xã. Trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều, xã cần nhanh chóng có những biện pháp để đưa nó vào sử dụng. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 43 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 Qua điều tra thực tế số liệu trong một số năm cho thấy đất đai của xã rất nhỏ và theo xu hướng sau: đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, một phần chuyển sang đất ở, một phần chuyển sang các mục đích chuyên dùng. Để đảm bảo cho các hộ nông nghiệp có đẩy dủ đất để sản xuất, cần có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất có khả năng sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. Tam Hiệp là xã ngoài Thành, lại nằm gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Do đó, cần phải nâng cao hiệu quả quản lý đất, có các biện pháp cải tạo và đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao nhất và phát huy tiềm năng nội lực của xã. Ngoài ra, việc giao đất cho các mục đích phi nông nghiệp chưa thực sự dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào làm nhà ở, diện tích đất trồng hai vụ, thậm trí cả đất ba vụ có hiệu quả kinh tế cao vẫn bị đưa vào cấp đất ở và đất chuyên dùng. Mặt khác, xã cũng chưa thành công trong việc lập dự án chuyển đổi cơ cấu 3,75 ha đất sản xuất kém hiệu quả do hộ gia đình quản lý sử dụng bị ngập úng thường xuyên để cải taọ đưa vào nuôi cá. Nói chung biến động đất đai ít. Tam Hiệp trong những năm gần đây có biến đổi lớn, đời sống nhân dân đã được cải thiện, trên địa bàn khôngcó sự biến động lớn như thành lập các xí nghiệp, công ty lớn. Do vậy, đất đai của xã tương đối ổn định. 1. Đất nông nghiệp. Diện tích đát nông nghiệp toàn xã chiếm 52,35% diện tích đất tự nhiên và được phân bổ cho ba thôn: Huỳnh Cung, Tựu Liệt, Yên Ngưu. Trong toàn xã có trên 83% hộ làm nông nghiệp. Do đó, với tổng diện tích đất nông nghiệp 166,6839 ha là còn ít. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 44 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 Bảng diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp Biến động Loại đât 1995 ( ha) 2000 (ha) Tăng Giảm Tổng số 157,5028 166,6839 9,1811 1. Đất trồng cây hàng năm 123,8488 126,7843 2,9355 - Đất ruộng lúa, lúa màu 115,6257 104,3827 11,243 - Đất trồng cây hàng năm khác 8,2231 22,4016 14,1785 2. Đất mặt nước nuôi thuỷ sản 33,6540 39,8996 6,2456 Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của xã rất ít nhưng chủ yếu dành cho trồng cây hàng năm. Trong đất cho trồng lúa, lúa màu là nhiều nhất. Nó chiếm 62,62% diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm của xã mà hàng năm kết quả đạt được vẫn chưa cao. Diện tích đấtnông nghiệp chỉ làm được một vụ lúa xuân còn vụ lúa màu bấp bênh do bị úng lụt trong mùa mưa là trên 3,7 ha. Do khó khăn về địa hình và hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, lên không tiêu úng kịp thời khi có mưa to và mưa tập trung. Trong nhữngnăm gần đây, do nhu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của các thị trường lớn như Hà Nội, Hà Đông. Lên đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong xã. Việc chuyển sang trồng các loại hoa, cây cảnh và rau màu ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh. Do các loại cây trồng này mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao hơn so với việc trồng lúa nước. Hiện nay, diện tích dành cho các loại cây trồng này còn ít, trong những năm tới cần mở rộng diện tích, lựa chọn những giống cây trồng tốt nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng. Do xã nằm ở vị trí rất thuận lợi, lại có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, nằm sát các thị trừơng tiêu thụ sản phẩm lớn. Vì vậy, việc lựa chọn các giống cây trồng tốt cho năng xuất cao và có hiểu quả kinh tế là rất cần thiết. Từ khi xã có chủ chương chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đời sống nhân dân trong xã đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình đã nâng lên trên 6 triệu đồng/hộ/năm. Mặt khác, xã vẫn cần nhanh chóng khắc phục một số khó khăn để giúp cho quá trình sản xuất đạt kết quả cao Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 45 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 hơn. Phải nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi của xã để đảm bảo cho việc tưới tiêu và tiêu úng trong những ngày mưa lớn và mưa tập trung. Cần có những chính sách khuyến khích và đầu tư vào các giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích áp dụng những thành quả khoa học kỹ thuật hiện đại đẩy mạnh thâm canh tăng vụ năng suất cây trồnghàng năm, nâng cao số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Từ bảng diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2000 tăng so với năm 1995 là 9,1811ha. Nhưng trong thực tế đất nông nghiệp chỉ tăng 0,4265 là do chuyển từ đất hoang sang. Còn bị giảm là: Giảm 200m2 là do chuyển sang đất xây dựng trạm nước sạch của xã (đất chuyên dùng). Giảm 265 m2 theo quyết định số 3018/QB-UB ngày 29/7/1998 UBND Thành phố Hà Nội chuyển sang đất đường cho viện mỏ luyện kim. Vậy tổng giảm là 465 m2. Nhưng sau khi tính toán diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng, việc tăng này là do tính toán trong đo đạc bản đồ. Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có sự thay đổi là do xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Trong những năm gần đây nhu cầu thị trừơng đòi hỏi rau sạch, cây ăn quả và các loại rau màu khác tăng, mà Tam Hiệp nằm gần thị trừơng tiêu thụ lớn. Do đó, việc chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng rau màu là cần thiết. Nhưng vẫn trên nguyên tắc đảm bảo lương thực, phẩm cho toàn xã. Còn sự tăng nên của đất nuôi trồng thuỷ sản là do chủ chương thực hiện chuyển đổi một số vùng trồng lúa bị ngập úng thường xuyên sang cho một số hộ nuôi thả cá. Nhìn một cách tổng quát diện tích đất nông nghiệp toàn xã có sự biến đổi rất nhỏ, phần tăng 9,1811 ha là do sai số trong tính toán và đo đạc bản đồ. Trong những năm tới, phương của xã là khai thác đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp đưa vào sản xuất, góp phần làm tăng quỹ đất nông nghiệp còn ít của xã. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 46 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 2. Đất khu dân cư. Tam Hiệp là xã mang đậm bản sắc của làng xã Việt Nam. Dân cư của xã sống trung theo thôn xóm và được phân bổ tập trung trong ba thôn đó là: Huỳnh Cung, Tựu liệt, Yêu Ngưu. Tổng diện tích đất thổ cư Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ trong tổng đất tự nhiên (%) Tính bình quân một hộ (m2) Tính bình quân một nhân khẩu (m2) Toàn xã 42,534 13,36 260,94 56,54 Thôn Yên Ngưu 14,178 4,45 247,87 51,11 Thôn Tựu Liệt 9,124 2,87 398,43 85,35 ThônHuỳnh Cung 19,232 6,04 231,99 52,26 Tổng diện tích đất thổ cư chiếm 13,36% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Tỷ lệ này thấp so với các khu lân cận. Vùng Đồng bằng sông Hồng bình quân diện tích đất thổ cư cho 1 nhân khẩu là 78 m2/khẩu. Hàng năm, xã khai thác quỹ đất chưa sử dụng nhưng có thể sử dùng cấp cho dân cư làm nhà hoặc dùng để xây dựng các công trình phục vụ cho các sinh hoạt. Mức biến động đất đai này không đáng kể. Năm 1995 tổng diện tích đất thổ cư là 36,014 ha, năm 2000 là 42,534 ha. Vậy diện tích đất thổ cư tăng được 6,5200 ha. Trong đó: Có 0,3565 ha là đất trước kia bỏ hoang, song nhân dân tự lấn chiếm và xây dựng nhà ở. Trong những năm 1995, 1996 khu đất này ( Ngặt Kéo ) đã được thống kê vào đất hoang và những năm gần đây đã thống kê vào đất ở. Có 1,8741 ha là chuyển từ các khu tập thể cũ của các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn xã. Do để lâu ngày, bị xuống cấp nghiêm trọng xã đã thu hồi và giao cho nhân dân tu bổ, cải tạo và nâng cấp đưa vào sử dụng. Vậy tổng diện tích đất thổ cư tăng thực tế là 2,2306 ha. Còn lại diện tích tăng 4,2894 ha là do tính toán chênh lệch giữa hai hệ bản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 47 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 3. Đất chuyên dùng. Có tổng diện tích là 90,0462 ha, chiếm 28,28% tổngdiện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng của Tam Hiệp được phân bố nhiều nhất vào xây dựng cơ bản, còn cho các mục đích sử dụng khác là tương đối đều. Diện tích và cơ cấu đất chuyên dùng Biến động Loại đất 1995 (ha) Cơ cấu (%) 2000 (ha) Cơ cấu (%) Tăng Giảm Tổng số 77,6115 100 90,0462 100 12,4347 1. Đất xây dựng cơ bản 35,7454 46,06 33,5622 37,27 2,1834 2. Đất giao thông 7,9295 10,21 13,2121 14,67 5,2826 3. Đất thuỷ lợi 4,4986 5,796 9,5000 10,55 5,0014 4. Đất làm NVLXD 2,8435 3,664 4,9471 5,495 2,1036 5.Đất di tích LSVH 3,2465 4,185 2,3588 2,619 0,8877 6.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 20,1856 26,01 22,1856 24,64 2,0000 7.Đất quốc phòng an ninh 3,1624 4,075 4,2804 4,756 1,118 Hiện nay, tổng diện tích cho xây dựng cơ bản chiếm 37,27% đất chuyên dùng. Nó chiếm phần lớn nhất trong đất chuyên dùng, dùng để xây dựng các công trình của xã như: đất dùng cho các công trình công nghiệp, đất dùng cho xây dựng trụ sở cơ quan, đất cho các cơ sở y tế, đất cho xây dựng trường học và đất cho xây dựng các công trình khác. Trong những năm tới diện tích đất cho xây dựng cơ bản còn tăng lên nhiều hơn nữa. Xã đã có chủ chương xây dựng và mở rộng thêm một số phòng học trên địa bàn, các cơ quan xí nghiệp ngày càng phát triển việc mở rộng quy mô và xây thêm cá chi nhánh, các trụ sở là việc làm cần thiết. Do đó, trong những năm tới đất xấy dựng cơ bản có xu hướng tăng lên. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 48 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 Đất dành cho xây dựng hệ thống giao thông của xã cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng quỹ đất chuyên dùng. Tam Hiệp là một trong những xã của huyện có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh.Đường liên thôn phần lớn đã được trải nhựa đi lại rất thuận lợi, các tuyến đường liên xóm đã được đổ bê tông và lát gạch, một số đoạn đường còn lại đã được cải tạo và nâng cấp. Người dân trong xã đi lại giao lưu buôn bán rất thuận tiện. Nó góp phần lớn vào việc nâng cao đời sống nhân dân trong xã. Diện tích đất chuyên dùng dành cho đất làm thuỷ lợi còn ít, được phân bố không đều. Hệ thống thuỷ lợi của Tam Hiệp xuống cấp nghiêm trọng, một số đã được cải tạo và bê tông hoá, số còn lại cần nhanh chóng đầu tư mở rộng và nâng cấp để giải quyết tình trạng úng lụt trong những ngày mưa lớn, mưa tập trung. Trên địa bàn xã lại có con sông Tô Lịch dẫn nước thải của Thành phố chảy qua, nước bị ô nhiễm rất nặng, lòng sông đã lâu không được lạo vét lại cộng với việc nhân dân tăng gia thả rau muống, rau rút trên mặt sông làm cản trở dòng chảy của nước lên trong mùa mưa hay gây ra úng ngập làm thiệt hại rau mầu và gây ô nhiễm môi trường sống trong xã. Do đó, trong những năm tới xã cần có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng trên. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất chuyên dùng. Diện tích đất này chủ yếu tập trung vào một số xí nghiệp nhỏ và tư nhân và các hộ gia đình thêu để sản xuất, quy mô không lớn hiệu quả kinh tế không cao. Trong những năm tới, xã vẫn có các chính sách khuyến khích các hộ, các xí nghiệp mở rộng sản xuất thu hút số lao động dưa thừa trong xã, nhưng vẫn trên nguyên tắc giảm mức tối thiểu việc sử dụng đất có thể sản xuất nông nghiệp sang đất làm nguyên vật liệu xây dựng, hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường.... Tam Hiệp là xã có truyền thống văn hoá từ thời xa xưa để lại. Có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước công nhận. Như ở thôn Huỳnh Cung có xây dựng khu di tích lịch sử đài tưởng niệm Bác Hồ khi Bác về thăm xã năm 1963. Số còn lại là các đình chùa, miếu, nhà thờ... Diện tích đất cho nghĩa trang, nghĩa địa là khá lớn. Nó chiếm 24,64% diện tích đất chuyên dùng. Bởi vì, ngay trên địa bàn xã có nghĩa trang cuả Thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 49 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 phố. Nó chiếm diện tích khá lớn của xã. Ngoài ra, còn có các nghĩa địa trên địa bàn các thôn. Những nghĩa trang, nghĩa địa này lại nằm cách các khu dân cư không xa, do đó có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của xã và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nước ngầm của xã. Vì vậy, đây là một trong những khó khăn mà xã và cấp chính quyền Thành phố đang nghiên cứu tìm phương hướng giải quyết. Trong những năm qua, kể từ năm 1995 trở lại đây thì diện tích đất đất chuyên dùng có biến động không đáng kể. Ta thấy trên địa bàn xã cũng chưa có hoạt động gì lớn như chưa có một cơ quan xí nghiệp nào về lấy đất xây dựng nhà máy sản xuất hoặc các trụ sở làm việc. Do đó, sự biến động là nhỏ. Từ bảng diện tích và cơ cấu đất đất chuyên dùng ta thấy sự tăng lên của tổng quy đất chuyên dùng so với năm 1995 là 12,4347. Sự tăng giảm này do một số nguyên nhân sau đây: Như ở phần trên ta đã phân tích sự giảm 465m2 đất nông nghiệp là do chuyến sang cho đất chuyên dùng. Vậy đất chuyên dùng tăng 465m2. Từ mục đất ở đã cho ta biết sự tăng lên của đất ở là do chuyểncáckhu tập thể như khu tập thể bệnh viện G1, tập thể công ty Kim Khí, tập thể trại chăn nuôi (công ty thực phẩm hà nội ) của đất chuyên dùng sang đất ở.Do đó, diện tích đất chuyên dùng bị giảm tổng thể là 1.8741 ha. Nhưng sau khi cân đối lại quỹ đất chuyên dùng của toàn xã ta vẫn thấy có sựtăng lên trên 10 ha. Sự sai số này là tính toán đo đạc bản đồ. Trong cơ cấu đất chuyên dùng chỉ có đất xây dựng giảm là do chuyển 17,4344 hađất nghĩa trang văn điển trước kia thống kê vào đất xây dựng nay chuyển sang đất nghĩa địa. 4. Đất chưa sử dụng. Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng trong xã còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng quỹ đất tư nhiên của xã. Tuy hàng năm xã luôn có chính sách ưu đãi khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân khai hoang đưa đất vào sử dụng. Nhưng diện tích đất chưa sử dụng giảm chưa đáng kể. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 50 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 Cơ cấu và diện tích chưa sử dụng Biến động Loại đất 1995 (ha) Cơ cấu (%) 2000 (ha) Cơ cấu (%) Tăng Giảm Tổng số 19,9015 100 19,1185 100 0,783 1.Đất bằng chưa sử dụng 7,3859 42,14 5,0659 26,49 2,32 2.Đất có mặt nước đất chưa sử dụng 1,2014 6,04 3,6541 19,12 2,4527 3.Đất sông 11,3142 51,82 10,3985 54,39 0,9157 Từ bảng trên ta thấy cả một thời kỳ 5 năm mà tổng quỹ đất chưa sử dụng mới chỉ giảm được 0,783 ha. Mức biến động này là rất nhỏ, trong khi đó quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn lớn chiếm 6,0% tổng quỹ đất tự nhiên. Điều đó nói lên rằng trong những năm qua việc khai thác đất chưa sử dụng đưa và sử dụng còn rất nhiều hạn chế.Việc bỏ phí nguồn lực này là rất tiếc, làm giảm một phần nguồn thu ngân sách của xã. Trong những năm tới xã cần có phương hướng khai thác quỹ đất chưa sử dụng này và giao cho các hộ nông dân cải tạo vào sử dụng. Có những chính sách ưu đãi đối với những hộ có công khai thác như miễn thuế hoặc giảm thuế trong nhiều năm. Bảng trên cho biết sự giảm 0,783 ha đất chưa sử dụng là do một số nguyên nhân sau: Một là: do giảm 0,3565 ha khu đất Ngặt Kéo trước kia thống kê vào đất chưa sử dụng nay nhân dân đã xây dựng nhà và đưa vào phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày lên đã thống kê vào đất ở.Vì vậy, đất chưa sử dụng bị giảm 0,3565 ha sang đất ở. Hai là: giảm 0,4265 ha sang đất canh tác. Là số diện tích có khả năng đưa vào sản xuất lên xã đã giao cho các hộ đưa vào khai thác. * Đánh giá chung tình hình sử dụng đất và biến động đất trong toàn xã. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 51 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 Từ việc phân tích trên, ta thấy việc sử dụng quỹ đất trong toàn xã có sự thay đổi đáng kể. Trong cả một thời gian dài quỹ đất nông nghiệp mới biến động có 465m2, còn trong cơ cấu đất nông nghiệp cũng có xu hướng chuyển đổi một phần đất trồng lúa không có hiệu quả sang trồng rau màu và hoa cây cây cảnh. Ngày nay, mức sống của nhân dân càng cao, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao càng tăng. Việc chuyển đổi sang trồng những cây có hiệu quả cao là rất cần thiết. Trên địa bàn xã đang có xu hướng mở rộng diện tích trồng rau sạch để cung cấp cho hai thị trừơng lớn đó là Hà Nội và thị xã Hà Đông. Ngoài đất nông nghiệp ra các loại đất khác cũng biến động rất nhỏ.Trong những năm qua trên địa bàn xã chưa có hoạt động kinh tế đáng kể, không có các cơ quan xí nghiệp gì về lấy đất thành lập cơ sở sản xuất. Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh đã được rải nhựa và bê tông hoá phần lớn. Do đó, các quỹ đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng biến động rất nhỏ. Chỉ có hệ thống thuỷ lợi của xã là hơi kém. Xã đang có kế hoạch cắt một phần đất xây dựng hệ thống thuỷ lợi trong toàn xã nhằm giải quyết tình trạng hay bị ngập úng trong mùa mưa nhiều và mưa tập trung. Xu hướng bê tông hoá kênh mương vừa tiết kiệm đất đai vùa sử dụng có hiệu quả trong thời gian dài. Trong tổng quỹ đất tự nhiên trên toàn xã thì quỹ đất đất chưa sử dụng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm tới xã có kế hoạch khai thác đưa trên 8 ha đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng với mục đích làm giảm quỹ đất đất chưa sử dụng xuống, tăng quỹ đất nông nghiệp và dùng vào việc mở một số đoạn đường giao thông trên địa bàn toàn xã. Vì vậy, Trong những năm tới sẽ có biến động lớn quỹ đất của xã. 5. Tiềm năng đất đai của xã. Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội có quy mô diện tích tương đối nhỏ, với tổng diện tích tự nhiên là 318,3826 ha. Bình quân diện tích trên đầu người là 56,54 m2. Tam Hiệp là xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, do đó đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là đất phù sa ( đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ngập nước ). Đến năm 2000 toàn xã đã khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, chuyên dùng và đất ở là 299,2641 ha, đất chưa sử dụng là 19,1185 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 52 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 ha. Phương hướng trong những năm tới là cải tạo và chuyển dịch cơ cấu, cây trồng nhằm nâng cao hệ số sử dụng các loại đất, chuyển đất trồng các loại cây có hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Lựa chọn đưa những giống cây trồng mới có năng suất cao đưa vào sản xuất. Đối với đất chưa sử dụng cần có những biện pháp tăng cường đầu tư và áp dụng những thành quả kỹ thuật để cải tạo và đưa vào sử dụng. Tổng quỹ đất chưa sử dụng của xã chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng diện tích tự nhiên. Đây là tiềm năng lớncủa xã, trong những năm tới cần nhanh chóng khai thác và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã phù hợp với chiến lược sử dụng đất lâu dài của huyện và toàn vùng. 5.1. Tiềm năng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua đánh giá khái quát tiềm năng các loại đất trên kết hợp với việc nghiên cứu các yêu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, các loại đất đai trên địa bàn xã và nhiều yếu tố khác cho thấy diện tích đất nông nghiệp của xã Tam Hiệp có thể mở rộng thêm khoảng trên 8 ha. Số diện tích này chủ yếu là khai thác, cải tạo từ các loại đất chưa sử dụng, đất bỏ hoang hoá lâu ngày. Đa số là đất ven sông và các vùng trũng ngập nước lâu ngày. Đất trồng cây hàng năm về cơ bản vẫn ổn định diện tích khoảng trên 126 ha. Một số vùng tuy có hay bị ngập nước nhưng vẫn khắc phục được. có nơi như khu chùa bé thuộc thôn Huỳnh Cung trước đây thường trồng hai vụ lúa và một vụ màu nay chuyển trồng hai vụ màu và một vụ lúa, chủ yếu là trông rau sạch. Hiện nay, diện tích trồng rau sạch của xã khoảng 9 ha.Trong những năm tới có thể tăng thêm vài ha chủ yếu là đất chưa sử dụng chuyển sang và một phần do sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Do diện tích một số vùng trồng hai vụ lúa không năng suắt này chuyển sang trồng một vụ lúa và một vụ màu. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cũng có xu hướng tăng lên. Hiện nay, loại đất này có khoảng 39,8996 ha, chiếm 23,94% diện tích đất nông nghiệp. Do một số vùng trồng lúa trong xã hay bị ngập nước, năng suất không cao lên người dân tự chuyển sang thả cá. Do đó, diện tích có mặt nước nuôi trồng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải Bộ môn: Kinh tế-Quả lý địa chính 53 Lớp: Kinh tế-Quản lý địa chính K39 thuỷ sẽ tăng lên và diện tích trồng lúa có khả năng giảm xuống nhưng giảm diện tích giảm không đáng kể, lên vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn lương thực của xã. Nhìn chung, tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp trong những năm tới của Tam Hiệp chủ yếu tăng cho phát triển rau màu. Những năm gần đây nhu cầu rau sạch trên thị trừơng đòi hỏi rất lớn. Do một phần đời sống nhân dân trong xã hội ngày càng được nâng cao, một phần nhận thức được tầm quan trọng của rau sạch ảnh hưởng đến sức khoẻ rất lớn. Vì vậy, việc tăng diện tích đất trồng rau màu là rất cần thiết. Nó góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân trong xã. 5.2. Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội lại có diện tích tự nhiên tương đối nhỏ thuộc vùng đồng bằng Hồng. Do đó, không có nguồn tài nguyên nguyên liệu gì đáng kể cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn không có mỏ than, mỏ sắt hay mỏ cao lanh để phát triển các ngành công nghiệp mà chỉ có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội.pdf
Tài liệu liên quan